SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
Ơ
Mã SKKN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT PHÉP TU TỪ
SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3
Lĩnh vực
: Tiếng Việt
Cấp học
: Tiểu học
Năm học: 2016 - 2017
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ............................................................................................1
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................................1
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU..................................................................................2
IV . ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU: .............................................................................2
V.PHƢƠNG PHÁP NGHÊN CỨU: ............................................................................2
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: ...................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG ...................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN .....................................................................................................3
1. Cơ sở lí luận: ...................................................... Error! Bookmark not defined.
2. Cơ sở thực tiễn: .................................................. Error! Bookmark not defined.
II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY:..................................................................................3
1. Thuận lợi: .............................................................................................................3
2. Khó khăn: .............................................................................................................3
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:........................................................5
1. Nội dung chƣơng trình: ........................................................................................5
2. Những biện pháp cụ thể: ......................................................................................6
IV. KẾT QUẢ: ...........................................................................................................17
PHẦN III : KẾT LUẬN ..............................................................................................19
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Tiếng Việt là một môn học ở trƣờng phổ thông có nhiệm vụ hình thành
năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Với tƣ cách là một phân môn thực
hành của môn Tiếng Việt ở trƣờng Tiểu học. Luyện từ và câu có nhiệm vụ hình
thành và phát triển cho học sinh năng lực sử dụng từ và câu trong giao tiếp và
học tập. Đây là nhiệm vụ chính yếu, cuối cùng của dạy từ và câu ở Tiểu học.
Dạy luyện từ chính là dạy thực hành từ ngữ trên quan điểm giao tiếp, dạy từ trên
bình diện phát triển lời nói. Đó chính là công việc làm giàu vốn từ cho học sinh,
giúp học sinh mở rộng, phát triển vốn từ, nắm nghĩa của từ, luyện tập sử dụng
từ. Từ đó giúp học sinh nói năng đúng chuẩn, phù hợp với mục đích và môi
trƣờng giao tiếp đồng thời góp phần rèn luyện tƣ duy và giáo dục thẩm mĩ cho
học sinh. Trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ làm lên
điều này. So sánh có khả năng khắc họa hình ảnh và gây ấn tƣợng mạnh mẽ làm
nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt khác so sánh còn có tác dụng làm cho
lời nói rõ ràng, cụ thể sinh động, diễn đạt đƣợc mọi sắc thái biểu cảm. So sánh tu
từ còn là phƣơng thức bộc lộ tâm tƣ tình cảm một cách kín đáo và tế nhị. Nhƣ
vậy, đối với tác phẩm văn học nói chung so sánh mang chức năng nhận thức và
biểu cảm.
Biện pháp tu từ so sánh là một trong những nội dung khó học nhất đối với
học sinh lớp 3. Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh,
hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho học sinh thông
qua các bài tập thực hành. Từ đó giúp học sinh cảm nhận đƣợc cái hay của một
số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tƣợng
xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn đƣợc tốt hơn. Mặt khác, việc dạy tu
từ so sánh cho học sinh lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng
thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4,
lớp 5. Song thực tế học sinh lớp 3 nhận biết đƣợc hình ảnh so sánh nhƣng việc
vận dụng kiến thức so sánh vào nói và viết còn nhiều hạn chế. Chính vì lí do trên
nên tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: "Một số biện pháp giúp học sinh
học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3.”
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Góp phần giúp học sinh củng cố lý thuyết về cách dùng từ so sánh. Từ đó học
sinh biết phân biệt, biết cách so sánh tu từ.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
- Giúp học sinh tiếp cận kịp thời với sách giáo khoa đồng thời giúp giáo viên có
đƣợc các phƣơng pháp rèn luyện học sinh kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so
sánh ở lớp 3.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh trong Tiếng Việt
- Tìm hiểu về nội dung dạy học về phép tu từ so sánh
- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên Tiếng Việt lớp 3 để tìm hiểu nội
dung, các dạng bài tập về phân môn Luyện từ và câu lớp 3 ở trƣờng tiểu học
hiện nay.
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học phân môn Luyện từ và câu lớp 3 trong trƣờng
tiểu học, những khó khăn vƣớng mắc của giáo viên và học sinh.
- Nghiên cứu và tham khảo các sách nâng cao, các tài liệu có liên quan
IV . ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Đề tài này tôi đã nghiên cứu và áp dụng qua thực tế giảng dạy tại các lớp khối
3 nơi tôi đang công tác hiện nay.
V.PHƢƠNG PHÁP NGHÊN CỨU
- Phƣơng pháp điều tra giáo dục
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
- Phƣơng pháp quan sát sƣ phạm
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 3 năm 2017
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Ngôn ngữ nói chung, Tiếng Việt nói riêng có mối quan hệ mật thiết với
phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt. Ngôn ngữ bao gồm một hệ thống, bao gồm
các bộ phận ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ
thống nhỏ, có cơ cấu tổ chức riêng, có quan hệ chặt chẽ với nhau trong hệ thống
ngôn ngữ.
Môn Tiếng Việt là một trong những bộ môn cơ bản của nhà trƣờng phổ
thông nên phải thực hiện theo nguyên tắc giáo dục học. Bởi vậy nguyên tắc dạy
học Tiếng Việt phải cụ thể hóa mục tiêu và các nguyên tắc dạy học nói chung
vào bộ môn của mình.
Nhƣ vậy mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt nằm trong mục tiêu
chung của giáo dục nƣớc ta trong giai đoạn mới hiện nay: Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài, nhằm hình thành đội ngũ lao động có tri thức,
có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo.
II. THỰC TRẠNG DẠY PHÉP TU TỪ SO SÁNH Ở TRƢỜNG HIỆN
NAY:
1. Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất đầy đủ thuận lợi cho công tác giảng dạy và học tập.
- Giáo viên thƣờng xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham gia
các tiết chuyên đề để nâng cao chuyên môn.
- Nhận thức của học sinh tƣơng đối đồng đều.
2. Khó khăn:
a.Về sách giáo khoa:
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 3 hiện nay nói chung và phân môn Luyện từ
và câu nói riêng còn tồn tại một số điểm chƣa hợp lý, mặc dù SGK đã chú trọng
phƣơng pháp thực hành nhƣng những bài tập sáng tạo vẫn còn ít, đơn điệu, kiến
thức dạy học sinh còn mang tính trừu tƣợng nên học sinh còn gặp nhiều khó
khăn trong quá trình lĩnh hội các kiến thức mới.
b. Về phía giáo viên:
Ngƣời giáo viên còn gặp không ít khó khăn nhƣ phƣơng tiện dạy học và tài
liệu tham khảo còn ít. Một số bộ phận nhỏ giáo viên vẫn chƣa chú trọng quan
tâm đến việc lồng ghép trong quá trình dạy học giữa các phân môn của môn
Tiếng Việt với nhau, để khơi dậy sự hứng thú học tập và sự tò mò của phân môn
này với phân môn khác trong môn Tiếng Việt.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
Sử dụng phƣơng pháp chƣa linh hoạt.
c. Về phía học sinh:
Do khả năng tƣ duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tƣ duy đơn giản,
trực quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế.
Sau khi khảo sát vở Tiếng Việt, vở Tập làm văn của học sinh tôi thấy, học
sinh thƣờng mắc các lỗi sau :
- Nhận diện sai các yếu tố so sánh.
- Tạo hình ảnh so sánh chƣa hợp lí.
- Chƣa cảm nhận đƣợc giá trị của phép so sánh.
* Chẳng hạn với những câu thơ :
Mùa thu của em
Là vàng hoa cúc
Nhƣ nghìn con mắt
Mở nhìn trời êm.
Học sinh tìm vật so sánh với nhau : mùa thu- con mắt.
Kiến thức về so sánh còn hạn chế dẫn đến việc vận dụng so sánh vào nói và
viết còn hạn chế. Trong phân môn Tập làm văn chỉ có khoảng 40% học sinh biết
vận dụng phép so sánh vào bài viết của mình hoặc có vận dụng thì hình ảnh
cũng không đẹp hoặc chƣa hợp lý. Ví dụ khi tả mái tóc của mẹ có học sinh viết:
“ Mẹ em có mái tóc mƣợt nhƣ nhung.”
Rất nhiều em chƣa cảm nhận đƣợc giá trị của phép so sánh. Với câu hỏi:
Trong những hình ảnh so sánh, em thích hình ảnh nào nhất, vì sao? Học sinh chỉ
nêu đƣợc hình ảnh mình thích nhƣng không nêu đƣợc lí do tại sao mình thích.
* Qua khảo sát chất lƣợng về kỹ năng nhận và vận dụng biện pháp tu từ
so sánh của học sinh lớp 3 trong học kỳ I năm học 2015 - 2016 tôi thống kê
số lỗi học sinh thƣờng mắc sau :
- Tổng số học sinh lớp 3D là 55 em:
Lỗi nhận diện phép so sánh
Lỗi vận dụng phép so sánh
Chƣa tạo đƣợc hình
Chƣa cảm nhận
Nhận diện các sự vật Nhận diện các từ
ảnh so sánh hoặc hình đƣợc giá trị phép so
so sánh
so sánh
ảnh chƣa hợp lí
sánh
Số lƣợng
%
Số lƣợng
%
Số lƣợng
%
Số
%
lƣợng
8/55
14,5
5/55
9,1
10/55
18,2
16/55
29,1
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Nội dung chƣơng trình:
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu đề tài, tôi thống kê phân tích các
hƣớng nghiên cứu biện pháp so sánh trong phân môn: "Luyện từ và câu" của
chƣơng trình SGK lớp 3 phục vụ cho việc giảng dạy.
Phân môn Luyện từ và câu lớp 3 đƣợc dạy 1tiết/1 tuần trong đó có 7 tiết dạy
về So sánh (trong học kỳ I). Mục đích yêu cầu về nội dung, kiến thức mỗi tiết
cũng nâng dần mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, giúp học sinh
từng bƣớc nắm bắt, ghi nhớ và luyện tập có hiệu quả.
Yêu cầu và mức độ của mỗi tiết dạy đƣợc tôi cụ thể hóa trong bảng sau:
Tiết/tuần
Tiết 1 (Tuần 1)
Tiết 2 (Tuần 3)
Tiết 3 (Tuần 5)
Tiết 4 (Tuần 7)
Tiết5 (Tuần10)
Tiết 6 (Tuần 12)
Tiết 7 (Tuần 15)
Nội dung
Học sinh bƣớc đầu làm quen với biện pháp tu từ So sánh
Học sinh biết cách tìm những hình ảnh so sánh trong các
câu thơ, câu văn và nhận biết các từ chỉ sự so sánh trong các
câu văn đó
Học sinh nắm bắt đƣợc kiểu so sánh: So sánh hơn kém, so
sánh ngang bằng. Biết cách thêm các từ so sánh vào những
câu văn chƣa có từ so sánh.
Học sinh tìm hiểu thêm một cách so sánh: so sánh sự vật với
con ngƣời, con ngƣời với sự vật.
Học sinh nắm bắt thêm cách so sánh: So sánh âm thanh với
âm thanh.
Học sinh biết cách so sánh hoạt động với hoạt động.
Học sinh đặt đƣợc câu văn có hình ảnh so sánh.
Toàn bộ chƣơng trình Tiếng Việt 3 - Tập 1 dạy về So sánh gồm 7 tiết với các mô
hình sau:
+ Mô hình 1: So sánh Sự vật - Sự vật
+ Mô hình 2: So sánh Sự vật - Con ngƣời
+ Mô hình 3: So sánh Hoạt động - Hoạt động
+ Mô hình 4: So sánh Âm thanh - Âm thanh
Đặc trƣng của phân môn Luyện từ và câu có những điểm mới so với sách
giáo khoa cũ là học sinh tự rút ra kiến thức qua việc thực hành làm các bài tập
SGK đã giúp học sinh nhận diện dạng, loại và phân biệt hiệu quả so sánh
qua các dạng bài tập.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
2. Những biện pháp cụ thể:
Biện pháp 1 : Vận dụng phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy
phép tu từ so sánh.
Vận dụng phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ vào hai loại bài tập cơ bản của phép
tu từ so sánh: bài tập nhận diện và bài tập vận dụng.
+ Đối với bài tập nhận diện:
- Cách tiến hành :
Ví dụ : Tiết luyện từ và câu tuần 1
Bài tập 2: (Trang 8): Tìm các sự vật đƣợc so sánh với nhau trong những câu
văn, câu thơ sau:
a.
"Hai bàn tay em
Nhƣ hoa đầu cành"
(Huy Cận)
b. "Mặt biển sáng trong nhƣ tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch"
(Vũ Tú Nam)
c.
d.
"Cánh diều nhƣ dấu á
Ai vừa tung lên trời"
(Lương Vĩnh Phúc)
"Ơ cái dấu hỏi
Trông ngộ ngộ ghê
Nhƣ vành tai nhỏ
Hỏi rồi lắng nghe"
(Phạm Như Hà)
Bƣớc 1 : GV nêu nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động.
- HS đọc yêu cầu trong SGK, cả lớp đọc thầm.
- GV yêu cầu HS đọc kĩ các câu văn, câu thơ rồi tìm ra các sự vật đƣợc so
sánh với nhau trong các câu văn câu thơ đó.
- Phổ biến cách làm (Làm việc cá nhân hoặc theo nhóm)
- Yêu cầu làm SGK
Bƣớc 2 : HS phân tích ngữ liệu và làm vào sách .
Bƣớc 3 : Báo cáo kết quả:
- GV chiếu bài HS lên máy chiếu.
- HS cả lớp theo dõi, phân tích kết quả của bạn, nêu nhận xét, bổ sung.
- Chiếu thêm một số bài để kiểm tra.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
Để làm tốt bài tập này học sinh phải nắm chắc các từ chỉ sự vật so sánh với
nhau trong các câu thơ, câu văn trên là:
+ “ Hai bàn tay em” so sánh với “hoa đầu cành”
+ “ Mặt biển so sánh với “tấm thảm khổng lồ”
+ “ Cánh diều” so sánh với dấu “á”
+ “ Dấu hỏi” so sánh với “vành tai nhỏ”.
Bƣớc 4 : GV tổ chức cho học sinh rút ra đƣợc bài học thông qua các câu hỏi
dẫn dắt, gợi ý
Nếu giáo viên hỏi ngƣợc lại là vì sao “Hai bàn tay em” đƣợc so sánh với “hoa
đầu cành” hay vì sao nói “ Mặt biển” nhƣ “tấm thảm khổng lồ”? Lúc đó giáo
viên phải hƣớng học sinh tìm xem các sự vật này đều có điểm nào giống nhau,
chẳng hạn:
+ Hai bàn tay của bé nhỏ xinh nhƣ một bông hoa.
+ Mặt biển và tấm thảm đều phẳng, êm và đẹp.
+ Cánh diều hình cong cong, võng xuống giống hệt nhƣ dấu á.
Trên thực tế ấn tƣợng thính giác kết hợp với ấn tƣợng thị giác giúp các em
dễ dàng nhận ra hiện tƣợng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn nên tôi
đã cho học sinh xem ảnh “cánh diều” và “dấu á”. Còn dấu hỏi cong cong, nở
rộng ở hai phía trên rồi nhỏ dần chẳng khác gì vành tai thì tôi cho học sinh nhìn
vào vành tai bạn.
Cuối cùng tôi đƣa ra kết luận: Các tác giả quan sát rất tài tình nên đã phát
hiện sự giống nhau giữa các sự vật xung quanh ta. Bởi vậy, khi so sánh cần có
hai sự vật đƣa ra, hai sự vật đó phải có điểm giống, điểm tƣơng đồng với nhau.
Và trong hai sự vật đó (1 sự vật đƣợc so sánh, 1 sự vật đƣa ra làm chuẩn để so
sánh) thƣờng đƣợc đặt trƣớc và sau từ “nhƣ”. Đây là một dấu hiệu để nhận ra
các sự vật đƣợc so sánh với nhau trong câu.
Bƣớc 4 : GV tổ chức cho học sinh rút ra đƣợc bài học thông qua các câu hỏi
dẫn dắt, gợi ý. Đây là dạng bài thực hành nhƣng mục đích là hình thành kiến
thức mới cho học sinh tiến hành phân tích, phát hiện là chủ yếu. Hƣớng dẫn
phân tích tập trung chủ yếu vào cấu trúc cơ bản của phép so sánh và nhận diện 2
yếu tố quan trọng của phép so sánh đó là cái so sánh và cái đƣợc so sánh.
+ Đối với bài tập nhận diện:
Đối với dạng bài này khi sử dụng phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ chủ yếu
là chứng minh và phán đoán. GV cần hƣớng dẫn các em điều kiện cần thiết khi
tiến hành các mức độ phân tích đó.
Cách tiến hành:
VD: Tiết Luyện từ và câu tuần 15
Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật đƣợc vẽ dƣới đây rồi viết những câu có
hình ảnh so sánh trong tranh.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
Bƣớc 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập
- Quan sát từng cặp sự vật trong tranh
- Viết các câu có hình ảnh so sánh trong tranh.
Bƣớc 2 : Viết tên từng cặp sự vật trong tranh.
- Tranh 1: + Mặt trăng so sánh với quả bóng
- Tranh 2: + Nụ cƣời của bé so sánh với bông hoa
+ Khuôn mặt của bé so sánh với bông hoa
- Tranh 3: + Ngọn đèn so sánh với ngôi sao
+ Ngọn đèn so sánh với ánh trăng
- Tranh 4: + Hình dáng nƣớc ta đƣợc so sánh với chữ S
Bƣớc 3: Nhớ lại kiến thức về phép tu từ so sánh.
Bƣớc 4 : HS tiến hành làm việc viết câu có hình ảnh so sánh vào vở.
Bƣớc 5: Trình bày kết quả.
VD: + Trăng tròn nhƣ quả bóng / Trăng đêm rằm tròn nhƣ quả bóng.
+ Bé cƣời tƣơi nhƣ hoa / Nụ cƣời của bé tƣơi nhƣ bông hoa mới nở.
+ Đèn sáng nhƣ sao / Ngọn đèn sáng nhƣ những vì sao.
Sau khi làm bài GV giúp HS rút ra đƣợc kiến thức cần củng cố: Muốn viết
đƣợc hình ảnh so sánh trƣớc hết cần quan sát kĩ sự vật đƣợc so sánh với nhau
sau đó tìm ra điểm giống nhau giữa chúng và từ đó viết ra hình ảnh so sánh.
Biện pháp 2: Vận dụng phƣơng pháp rèn luyện theo mẫu vào dạy tu từ
so sánh.
GV sử dụng phƣơng pháp trên để giúp học sinh tạo các hình ảnh so sánh.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
GV có thể tiến hành các bƣớc sau:
- Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói.
- Hƣớng dẫn phân tích mẫu theo một số yêu cầu.
- HS mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm
Ví dụ : Em hãy đặt câu trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh với từ
sau :
a. Trăng đầu tháng
Mẫu : Trăng cong cong nhƣ cánh diều ai vừa thả lên trời.
Cách tiến hành:
Bƣớc 1 : GV chiếu slide có ghi bài tập và hình ảnh so sánh mẫu lên bảng.
Bƣớc 2 : GV hƣớng dẫn phân tích mẫu.
Ở câu trên, sự vật nào đƣợc so sánh với sự vật nào?
Mặt trăng và cánh diều có đặc điểm gì giống nhau ?
Từ nào là từ dùng để so sánh? Còn có thể sử dụng từ so sánh nào khác nữa?
Trăng đầu tháng còn đƣợc so sánh với sự vật nào nữa?
Dựa vào câu trên hãy đặt câu với từ Mặt trăng đầu tháng có sử dụng biện
pháp so sánh.
Bƣớc 3: HS tập đặt câu:
VD: Trăng nhƣ quả cau phơi.
Trăng nhƣ quả chuối vàng tƣơi.
Bƣớc 4 : Nhận xét, bổ sung.
Biện pháp 3: Sử dụng phƣơng pháp thực hành giao tiếp vào dạy tu từ
so sánh.
Khi sử dụng phƣơng pháp này vào dạy giáo viên sẽ đƣa ra những tình
huống để học sinh đặt mình vào hoàn cảnh nói, tạo ra những câu có hình ảnh so
sánh phù hợp.
Ví dụ : Tiết Luyện từ và câu tuần 12 học sinh đƣợc học so sánh hoạt động
với hoạt động. Sau khi học sinh làm xong bài tập 2 tìm các hoạt động đƣợc so
sánh với nhau trong các khổ thơ, đoạn văn để học sinh có thể tạo ra các câu có
hình ảnh so sánh GV đƣa ra tình huống :
Bƣớc 1: Chuẩn bị tình huống
Em và bác hàng xóm đang đi trên đƣờng bỗng nhìn thấy phía trƣớc có một
tên cƣớp giật đồ của một cô gái rồi bỏ chạy. Bác hàng xóm đã đuổi kịp tên cƣớp
và lấy lại đồ cho cô gái. Bằng phép so sánh, em hãy tả lại hành động chạy của
bác hàng xóm lúc đó.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
Bƣớc 2 : Hƣớng dẫn học sinh giải quyết tình huống. Cho HS sắm vai các
tình huống, các học sinh nhận xét, bổ sung hoặc nêu ra hình ảnh so sánh khác.
Nam: Hải này, cậu biết không bác hàng xóm nhà tớ rất dũng cảm.
Hải: Sao cậu lại bảo bác ấy dũng cảm?
Nam: Hôm trƣớc tớ chứng kiến bác ấy đuổi theo một tên cƣớp lấy lại túi
xách cho một cô gái đấy.
Hải: Bác ấy chạy nhanh thế cơ à?
Nam: Ừ, bác chạy nhanh nhƣ ma đuổi ấy .
Bƣớc 3: Nhận xét, bổ sung, đƣa ra các hình ảnh so sánh khác nếu có.
GV cho HS nhận xét về cách so sánh của bạn Hải.
- Con có nhận xét gì về cách so sánh của bạn Hải? “Chạy nhƣ ma đuổi” là
miêu tả ngƣời chạy nhanh trong tình huống nào?
- Con có thể thay hình ảnh so sánh đó bằng hình ảnh so sánh nào?
HS có thể nói: Bác ấy chạy nhƣ tên bắn.
Bác ấy chạy nhanh nhƣ gió.
Bác ấy chạy nhanh nhƣ cắt.
Từ tình huống GV đƣa ra có thể giúp học sinh thấy đƣợc trong giao tiếp
muốn hình ảnh so sánh có phù hợp không thì phải đặt trong văn cảnh.
Biện pháp 4: Sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm vào dạy tu từ so sánh.
Mục đích của việc thảo luận nhóm là đƣa HS vào trong giao tiếp và hoàn cảnh
giao tiếp cụ thể, để từ đó tự hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện
kĩ năng sử dụng phép so sánh trong giao tiếp. Qua hoạt động nhóm, giáo viên
đánh giá đƣợc khả năng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức về so sánh tu từ
trong giao tiếp của học sinh.
Phƣơng pháp này rất phù hợp với việc dạy tu từ so sánh. Có thể sử dụng biện
pháp này cho cả hai dạng bài tập: bài tập nhận dạng và bài tập vận dụng.
Ví dụ : Luyện từ và câu tuần 3:
Các bƣớc tiến hành:
Bƣớc 1: Phân nhóm (nhóm cùng bàn)
Bƣớc 2: Phát phiếu bài tập, HS thảo luận và cùng nhau giải quyết các câu hỏi
trong phiếu.
Phiếu bài tập
1. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dƣới đây:
a.
Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn dến tận Cà Mau cuối trời.
b.
Em yêu nhà em
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
Hàng xoan trƣớc ngõ
Hoa xao xuyến nở
Nhƣ mây tùng chùm.
c. Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đƣờng trăng lung linh dát vàng.
Bƣớc 3: Yêu cầu các nhóm thảo luận, gạch dƣới hình ảnh so sánh.
Bƣớc 4: Đại diện nhóm trình bày.
Bƣớc 5: Nhận xét, bổ sung.
Vận dụng phƣơng pháp này học sinh tham gia rất tích cực, sôi nổi. Khi
đƣợc học nhóm HS phát triển khả năng giao tiếp, bày tỏ quan điểm cũng nhƣ rèn
luyện kĩ năng giải quyết vấn đề khó khăn.
Biện pháp 5: Ứng dụng phƣơng pháp trò chơi học tập vào dạy tu từ so
sánh:
Đây là hình thức hấp dẫn nhất trong đó chơi là phƣơng tiện, học là mục
đích. Thông qua hình thức chơi mà học sinh sẽ đƣợc hoạt động, tự củng cố kiến
thức. Tuy nhiên, muốn tổ chức trò chơi có hiệu quả cần xác định đƣợc mục đích
của trò chơi, hình thức chơi cũng phải đa dạng, cách chơi phải đơn giản, dễ hiểu.
Ví dụ trò chơi: Thử tài so sánh:
Mục đích : Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo các cụm từ có hình
ảnh so sánh đúng.
Chuẩn bị :
- Làm các bộ phiếu bằng giấy (kích thƣớc 3 x 4)
- Mỗi bộ phiếu từ 3 đến 5 từ chỉ hoạt động,trạng thái, đặc điểm
Ví dụ: Bộ phiếu 5 từ chỉ màu sắc : trắng, xanh, đỏ, vàng, đen (dành cho tiết
15 luyện đặt câu có hình ảnh so sánh)
- Phiếu gấp đôi để tự bốc thăm
- Cử trọng tài, thƣ kí theo dõi cuộc thi.
- Một bộ phiếu 5 từ dành cho 5 ngƣời thử tài
- HS 1 lên bốc thăm mở phiếu đọc từ cho bạn nghe rồi nêu thật nhanh cụm
từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó.
Ví dụ: HS 1 bốc thăm đƣợc từ “trắng” - có thể nêu cụm từ “trắng nhƣ
vôi/trắng nhƣ tuyết/ trắng nhƣ trứng gà bóc.
Trọng tài cùng cả lớp chứng kiến và xác nhận kết quả Đúng/ Sai
- Đúng đƣợc bao nhiêu kết quả đƣợc bấy nhiêu điểm.
- Nếu trọng tài đếm từ 1 đến 5 vẫn không nêu đƣợc kết quả thì không có
điểm.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
- Lần lƣợt 5 HS lên bốc thăm thử tài, hết 5 phiếu thì về chỗ, thƣ kí công bố
kết quả.
- Mỗi bộ phiếu sẽ chọn ra một ngƣời có tài so sánh nhất là ngƣời thắng
cuộc.
Cách tiến hành này có thể thay đổi linh hoạt. Có thể mỗi học sinh bốc cả 5
phiếu. Mỗi phiếu chỉ nêu một cụm từ, ngƣời tiếp theo không đƣợc lặp lại cụm từ
của ngƣời trƣớc. Hoặc có thể tổ chức theo nhóm, nhóm nào nêu đƣợc nhiều cụm
từ nhất sẽ thắng.
Biện pháp 6: Giúp học sinh củng cố kiến thức về biện pháp so sánh qua hệ
thống bài tập mở rộng.
+Dạng bài tập nhận diện những sự vật được so sánh, những hình ảnh so
sánh, những đặc điểm so sánh và những từ so sánh trong câu.
Bài 1: Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, câu văn dƣới đây:
a) Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời.
b)
Hoa lựu như lửa lập lòe
Nhớ khi em tưới, em che hàng ngày.
c) Khi cá vàng khẽ uốn lưng thì đuôi xòe rộng như một dải lụa màu da cam còn
khoan thai uốn lượn mãi.
d) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.
Đáp án:
a) Diều là hạt cau
b) Hoa lựu nhƣ lửa lập lòe
c) Đuôi(cá vàng) xòe rộng nhƣ một dải lụa màu da cam
d) Hoa mƣớp vàng nhƣ đàn bƣớm đẹp
Bài 2: Tìm các từ chỉ sự so sánh trong mỗi câu sau:
a) Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
b) Mẹ bảo: trăng như lưỡi liềm
Ông rằng: trăng tựa con thuyền cong mui
Bà nhìn: như hạt cau phơi
Cháu cười : quả chuối vàng tươi ngoài vườn.
c) Dưới gốc phượng già, những cánh hoa phượng rụng phủ kín mặt đất như tấm
thảm đỏ.
d) Dưới ánh nắng chói chang, hàng ngàn lá cọ xòe ra như những vầng mặt trời
rực rỡ.
Đáp án: a) là
b) tựa , nhƣ
c) nhƣ
d) nhƣ
Bài 3: Tìm các từ so sánh điền vào chỗ trống để tạo thành câu có hình ảnh so sánh.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
a) Hai chân chích bông xinh xinh …….. hai chiếc tăm.
b) Rễ cây nổi lên mặt đất thành hình thù kỳ quái……….những con rắn hổ
mang giận dữ.
c) Trăm cô gái………tiên sa.
Đáp án: Có thể là: a) giống như
b) như
c) tựa
Bài 4: Điền các bộ phận của phép so sánh trong mỗi câu sau vào ô trống cho phù
hợp:
a) Những giọt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê.
b) Hàng trăm bông hoa giấy thắm đỏ nở đồng loạt như một tấm thảm đỏ rực.
c) Trên trời có một cô mây rất đẹp. Khi thì cô mặc áo trắng như bông, khi
thì thay áo màu xanh biếc, lúc lại đổi áo màu hồng tươi.
Sự vật A
Đáp án:
Sự vật A
Giọt sƣơng sớm
Bông hoa giấy
Áo (mây)
Đặc điểm so sánh
Đặc điểm so sánh
long lanh
đỏ
trắng
Từ so sánh
Từ so sánh
nhƣ
nhƣ
nhƣ
Sự vật B
Sự vật B
bóng đèn pha lê
tấm thảm
bông
Tôi đƣa bài tập trên nhằm giúp học sinh nhận dạng đƣợc câu văn có hình ảnh
so sánh, nắm vững mô hình, cấu trúc của câu văn so sánh cũng nhƣ phân biệt rõ
các thành phần trong câu văn có hình ảnh so sánh. Đây là cơ sở để học sinh thực
hành và viết các câu văn có hình ảnh so sánh hay.
Bài 5: Tìm những hình ảnh so sánh thích hợp điền vào chỗ trống để câu văn có
hình ảnh so sánh phù hợp nhất:
a) ……….. lơ lửng giữa trời nhƣ cánh diều đang bay.
b) ……….. cuồn cuộn chảy nhƣ những con ngựa tung bờm phi nƣớc đại.
c) Mùa xuân, hoa xoan nở từng chùm tím biếc trông nhƣ …………..
d) Trăng rằm trung thu tròn nhƣ ……………
Đây là bài tập không phải là khó, nhƣng để làm tốt bài bập này thì giáo viên phải
hƣớng dẫn học sinh quan sát, suy nghĩ, liên tƣởng để tìm ra những sự vật có nét
tƣơng đồng với sự vật đã cho, từ đó tạo câu văn có hình ảnh so sánh.
Ví dụ: Trong câu a, con thấy có những sự vật nào giống nhƣ một cánh diều?
(mặt trăng lƣỡi liềm, hạt cau, dấu á…)
? Trong các sự vật trên, có sự vật nào ta thấy lơ lửng đƣợc trên không? (mặt
trăng lƣỡi liềm)
Từ đó học sinh chọn đƣợc hình ảnh phù hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu
văn đúng và hay: Mảnh trăng lưỡi liềm lơ lửng giữa trời nhƣ cánh diều đang
bay.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
Tƣơng tự với các trƣờng hợp còn lại, học sinh sẽ viết đƣợc những câu văn có
hình ảnh so sánh nhƣ:
b) Dòng sông mùa lũ cuồn cuộn nhƣ những con ngựa tung bờm phi nƣớc đại.
c) Mùa xuân, hoa xoan nở từng chùm tím biếc trông nhƣ những đám mây bồng
bềnh trên ngọn cây.
d) Trăng rằm trung thu tròn nhƣ cái đĩa./ như quả bóng bay…
Bài 6: Em hãy lựa chọn những từ ngữ trong ngoặc thay thế các từ in nghiêng và
thêm từ “nhƣ” để câu văn có hình ảnh so sánh:
a) Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển đẹp quá.
b) Nắng mai hồng rất đẹp trải dài trên con đƣờng làng quê em.
c) Đôi cánh gà mẹ xòe ra chắc chắn che chở cho các chú gà con.
(cánh bướm dập dờn, dải lụa đào, chiếc nơ, hai mái nhà, chiếc ô)
Bài tập này với mục đích bƣớc đầu cho học sinh làm quen với việc viết câu văn
có hình ảnh so sánh để diễn đạt sự vật sao cho sinh động. Bằng hiểu biết và óc
liên tƣởng của mình các em sẽ lựa chọn đƣợc những từ ngữ thích hợp để thay
thế.
Đáp án:
a. Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển như những cánh bướm dập dờn
b. Nắng mai hồng như dải lụa đào trải dài trên con đƣờng làng quê em.
c. Đôi cánh gà mẹ xòe ra như hai mái nhà che chở cho các chú gà con.
+ Dạng bài tập cảm nhận và nêu tác dụng của so sánh
Bài 1: Gạch dƣới những hình ảnh so sánh trong các câu văn dƣới đây.
Trong các hình ảnh đó, em thích hình ảnh nào? Vì sao?
a) Trông trống mới oai vệ làm sao! Thân trống tròn trùng trục nhƣ cái
chum sơn đỏ. Bụng trống phình ra, hai đầu khum lại.
b) Dƣới ánh nắng chói chang, hàng ngàn lá cọ xòe ra nhƣ những vầng mặt
trời rực rỡ.
c) Lá phƣợng giống lá me, mỏng, ngon lành nhƣ những hạt cốm non.
Những cành cây mập mạp nhƣ hàng trăm cánh tay đƣa ra đón ánh áng mặt trời
để sƣởi ấm cho mình.
Đáp án: (hình ảnh so sánh: phần gạch chân)
Tiếp đó tôi yêu cầu học sinh chọn hình ảnh mình thích và giải thích lý do vì sao?
(VD: Hình ảnh hàng ngàn lá cọ xòe ra nhƣ những vầng mặt trời thể hiện sự quan sát
tinh tế, bất ngờ của tác giả khi tìm ra đƣợc hình ảnh “vầng mặt trời” để so sánh với
“hàng ngàn lá cọ”. Vì vậy câu văn khi đọc lên thấy thật thú vị.)
Bài 2: Trong các câu văn sau em thấy câu nào hay nhất? Vì sao?
a. Những chùm hoa phượng đỏ.
b. Những chùm hoa phượng đỏ rực như những ngọn lửa bập bùng cháy trên cây.
c. Những chùm hoa phượng đỏ như son.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
Các câu văn trên cùng là viết về hoa phƣợng nhƣng mỗi câu lại có cách diễn đạt
khác nhau. Tôi yêu cầu học sinh so sánh câu thứ nhất và câu thứ hai, câu nào
hay hơn, vì sao? Tất cả học sinh trong lớp tôi đều khẳng định câu thứ hai hay
hơn vì đã sử dụng biện pháp tu từ so sánh để miêu tả màu sắc của hoa phƣợng.
Tiếp đó tôi cho học sinh so sánh câu thứ hai với câu thứ ba. Khi học sinh đều
khẳng định câu thứ ba không hay bằng câu thứ hai và học sinh diễn đạt lý do
theo ý hiểu của mình vì sao cùng sử dụng phép so sánh mà câu thứ hai lại hay
hơn, tôi chốt lại cho học sinh hiểu: Ở câu thứ hai tác giả dùng hình ảnh “chùm
hoa phƣợng đỏ rực nhƣ những ngọn lửa bập bùng cháy trên cây”, một hình ảnh
rất đẹp, rất sinh động để làm cho màu sắc của hoa phƣợng trở nên đẹp hơn, câu
văn hay hơn và có sức gợi tả. Còn ở câu thứ ba thì màu hoa phƣợng đƣợc so
sánh với màu son, tuy có điểm giống nhau nhƣng cách so sánh đó chƣa sinh
động và còn làm giảm đi vẻ đẹp của hoa phƣợng. Câu văn trở nên khô khan,
kém hay hẳn đi.
Nhƣ vậy, qua phân tích học sinh sẽ lựa chọn đƣợc câu văn hay và các em còn
hiểu đƣợc: khi so sánh, muốn cho sự vật miêu tả đƣợc đẹp và sinh động thì cần
so sánh với một sự vật khác đẹp hơn và nhƣ thế câu văn có đƣợc sức gợi tả, gợi
cảm cho ngƣời đọc.
+ Bài tập dạng vận dụng biện pháp tu từ so sánh
Bài 1: Em hãy sử dụng biện pháp so sánh để diễn đạt lại các câu sau cho
sinh động, gợi cảm hơn:
a) Những bông hoa bàng màu trắng, nhỏ li ti.
b) Bà của em đã già, tóc của bà bạc lắm.
c) Bầy chim non đang hót trong nắng mai.
Với bài tập này học sinh sẽ suy nghĩ và viết lại câu văn theo ý mình. Tôi chú ý
hƣớng dẫn, chữa cho các em nhƣng không áp đặt theo ý cô. Đồng thời, tôi ghi
nhanh một số câu văn hay lên bảng cho các em khác học tập.
Ví dụ:
a) Những bông hoa bàng màu trắng, nhỏ li ti nhƣ những hạt cƣờm trải khắp trên
cành cây.
b) Bà của em đã già, tóc của bà bạc trắng nhƣ mây.
c) Bầy chim non đang hót trong nắng mai nhƣ một bản hòa tấu.
Sau khi học sinh đã thành thạo dạng bài tập này tôi lại ra một số bài tập ở mức
độ khó hơn.
Bài 2: Hãy dùng biện pháp so sánh để diễn đạt về mỗi sự vật sau: ông mặt
trời, cánh đồng lúa, dòng sông, hoa hồng….
Loại bài tập này khó hơn, đòi hỏi học sinh phải có một trí tƣởng tƣợng thật
phong phú kết hợp với khả năng diễn đạt thật thành thạo thì mới có thể viết
đƣợc những câu văn có hình ảnh so sánh hay. Tôi cũng có biện pháp hƣớng dẫn
cụ thể các em học sinh yếu bằng cánh sau khi học sinh đã trình bày hết ý kiến
mà chƣa có đƣợc câu văn hay thì tôi sẽ đƣa một vài câu văn làm mẫu để các em
tích lũy làm tƣ liệu cho mình.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
Ví dụ:
- Ông mặt trời đỏ rực như một quả cầu lửa đang từ từ nhô lên ở phía đằng đông.
- Cánh đồng lúa chín vàng trải rộng như một tấm thảm khổng lồ.
- Dòng sông uốn quanh như một dải lụa chia đôi hai làng.
- Những đóa hồng nhung dịu dàng và kiêu sa như những nàng tiên.
Bài 3 (Dành cho học sinh khá giỏi)
Cô giáo em
Hiền như cô Tấm
Giọng cô đầm ấm
Như lời mẹ ru.
Từ ý thơ trên, em hãy viết đoạn văn ngắn tả cô giáo em.
Đây là dạng bài tập khó nên tôi chỉ yêu cầu đối với học sinh giỏi để các em bồi
dƣỡng thêm về kiến thức cũng nhƣ cách cảm thụ văn học và sẽ phục vụ tốt cho
những bài văn miêu tả của lớp 4, 5. Với cách làm nhƣ vậy thì trí tƣởng tƣợng
của học sinh sẽ ngày một phong phú, khả năng diễn đạt câu văn sẽ tốt hơn.
Trong các bài tập vận dụng biện pháp so sánh để câu văn trở nên hay hơn, bài
viết sinh động hơn sẽ không còn là một việc khó đối với các em.
Biện pháp 7: Giúp học sinh nhận biết biện pháp so sánh thông qua các câu
đố dân gian
Kho tàng câu đố dân gian thật phong phú và đa dạng. Nó phản ánh những
thuộc tính, đặc điểm của sự vật, hiện tƣợng. Nó vừa có chức năng bồi dƣỡng tri
thức, vừa có chức năng giải trí cho con ngƣời. Trong số đó, cha ông ta cũng đã
biết sử dụng biện pháp so sánh để làm rõ sự vật cần phải tìm nhƣng không quá
lộ. Dựa vào điều đó tôi đã sƣu tầm và tích luỹ một số câu đố có sử dụng biện
pháp so sánh. Sau một số bài học tôi đƣa ra một số câu đố có sử dụng phép so
sánh để hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu thêm về nghệ thuật so sánh.
VD:
a.
Vừa bằng lá tre
Ngo ngoe dưới nước.
(Là con gì?)
b. Hè về áo đỏ như son
Hè đi thay lá xanh non mượt mà
Bao nhiêu tay tỏa rộng ra
Như vẫy như đón bạn ta đến trường
(Là cây gì?)
c. Ao tròn vành vạnh
Nước lạnh như tiền
Con gái như tiên
Trần mình xuống lội
(Là cái gì?)
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
Để khai thác câu đố a, tôi hỏi học sinh nhƣ sau:
+ Em có nhận xét gì về câu đố trên?
(Câu đố có sử dụng so sánh nhƣng ẩn sự vật so sánh)
+ Sự vật dùng để đối chiếu trong câu đố trên là gì? (Là lá tre)
+ Em cần phải dựa vào chi tiết nào nữa để tìm ra lời giải?
(Dựa vào chi tiết: Ngo ngoe dƣới nƣớc)
+ Vậy sự vật so sánh ở đây là sự vật nào? (Là con đỉa)
Với các câu đố tôi đƣa ra các em rất thích thú và tìm cách giải. Qua những câu
đố nhƣ vậy các em cũng sẽ đƣợc khắc sâu kiến thức của mình về cách tìm sự vật
có nét tƣơng đồng với sự vật đã cho.
IV. KẾT QUẢ:
Sau một thời gian sử dụng các biện pháp trên vào giảng dạy, để nắm đƣợc
kết quả học tập của học sinh lớp tôi về biện pháp tu từ so sánh, tôi đã tiến hành
khảo sát học sinh trong lớp 3D với phiếu bài tập sau:
PHIẾU BÀI TẬP
Bài 1: Đọc các câu thơ, câu văn sau rồi làm bài tập bằng cách điền vào
bảng:
a) Những bông hoa bàng màu trắng, nhỏ li ti nhƣ những hạt cƣờm trải khắp trên
cành cây.
b) Bà của em đã già, tóc của bà bạc trắng nhƣ mây.
c) Bầy chim non đang hót trong nắng mai nhƣ một bản hòa tấu.
Câu
Sự vật đƣợc so sánh
Từ so sánh
Sự vật so sánh
a)
.....................................
................
....................................
.....................................
.....................................
.....................
.....................
...................................
...................................
b)
c)
Bài 2 : Khoanh tròn vào chữ trƣớc câu có hình ảnh so sánh:
a. Nắng là ánh sáng của mặt trời.
b. Nắng là từng dòng lửa xối xuống mặt đất.
c. Nắng tạo ra từng dòng lửa xối xuống mặt đất.
Bài 3: Thêm các từ ngữ vào chỗ chấm để tạo thành câu văn có hình ảnh so
sánh:
a. Trăng đầu tháng lơ lửng giữa trời nhƣ …………………………………….
b. Sóng biển cuồn cuộn chảy nhƣ …………………………………………...
c. Buổi sáng, những cánh buồm nâu trên biển nhƣ …………………...................
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
Bài 4: Em hãy một đoạn văn khoảng 4 - 5 câu kể về mẹ của em, trong đoạn
văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.
Qua phiếu bài tập tôi đã nhận thấy rõ sự tiến bộ của học sinh. Ở bài tập số 1
hầu hết các em làm rất tốt, chỉ có bài tập số 2 vẫn còn một số ít em nhầm lẫn.
Riêng bài tập số 3 các em đã biết chọn những sự vật phù hợp để so sánh với sự
vật cho trƣớc một cách hợp lý và thể hiện đƣợc tính nghệ thuật trong câu văn.
Mục tiêu chủ yếu của phân môn Luyện từ và câu là rèn kỹ năng dùng từ đặt
câu. Từ đó bồi dƣỡng tình cảm quý trọng tiếng Việt, thói quen dùng từ và viết
câu đúng, có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp đạt đƣợc phẩm chất văn
hoá. Bám sát mục tiêu môn học, áp dụng các biện pháp dạy phép so sánh trong
Luyện từ và câu, tôi đã rút ra đƣợc những kinh nghiệm trong giảng dạy có hiệu
quả.
Trong việc vận dụng kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy, trải nghiệm đối với các
đối tƣợng học sinh , tôi nhận thấy đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan:
- Các em yêu thích môn Tiếng Việt trong đó có phân môn Luyện từ và câu, vui
vẻ, hào hứng, hăng say trong học tập.
- Các em hoàn thành tƣơng đối tốt các bài tập vận dụng, thực hành, các lỗi học
sinh mắc đã giảm rõ rệt . Cụ thể nhƣ sau:
Lỗi nhận diện phép so sánh
Lỗi vận dụng phép so sánh
Chƣa tạo đƣợc hình
Chƣa cảm nhận
Nhận diện các sự vật Nhận diện các từ
ảnh so sánh hoặc hình đƣợc giá trị phép so
so sánh
so sánh
ảnh chƣa hợp lí
sánh
Số lƣợng
%
Số lƣợng
%
Số lƣợng
%
Số
%
lƣợng
3/55
5,5
2/55
3,6
5/55
9,1
6/55
10,9
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Qua kinh nghiệm giảng dạy giúp học sinh học tốt biện pháp tu từ so sánh, bản
thân tôi thấy rằng cần hƣớng và rèn cho học sinh những kỹ năng sau:
- Học sinh tự củng cố vốn kiến thức của mình thông qua đọc nhiều sách báo
phù hợp với lứa tuổi, xem băng hình, quan sát tranh...
- Cho học sinh giao lƣu trực tiếp với các bạn trong lớp, trong trƣờng sau
mỗi bài học: "Luyện từ và câu" dạng này để học sinh khắc sâu kiến thức.
- Khi làm bài tập yêu cầu học sinh đọc kỹ đầu bài, xác định đúng yêu cầu
của bài, phân biệt đƣợc chúng thuộc kiểu bài so sánh dạng nào rồi mới bắt tay
vào làm bài.
Đối với giáo viên:
- Cần nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy.
Thƣờng xuyên tạo ra tình huống có vấn đề trong tiết học từ đó gây hứng thú
học tập cho học sinh.
- Tạo tâm thế thoải mái cho học sinh.
- Sử dụng nhiều phƣơng pháp trong một tiết học.
- Quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động thực hành trong các tiết học.
2. Khuyến nghị:
- Đối với giáo viên: Trong quá trình dạy học nói chung và dạy học môn Tiếng
Việt ở Tiểu học nói riêng, giáo viên cần có ý thức nghiên cứu, tìm hiểu, vận
dụng nhiều biện pháp, thủ thuật để nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh.
- Đối với Tổ chuyên môn của nhà trƣờng cần có các buổi sinh hoạt chuyên
môn có chất lƣợng để giáo viên có thể học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao
trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Qua quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng một số biện pháp nhƣ đã nêu ở trên
để giúp học sinh học nắm vững biện pháp tu từ so sánh. Học sinh đã giảm đƣợc
những lỗi mắc phải khi làm bài tập. Tuy nhiên đó cũng không phải là những
biện pháp tối ƣu nhất, tôi chỉ mạnh dạn nêu lên để đồng nghiệp cùng tham khảo,
chia sẻ. Rất mong đƣợc sự góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan sáng kiến này là do tôi viết, không sao chép của người khác.
15/15
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phép tu từ so sánh trong phân môn
Luyện từ và câu lớp 3.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.
5.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3.
Sách giáo viên Tiếng Việc 3
Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Vở luyện tập Tiếng Việt
Trò chơi học tập
15/15