Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

(SKKN 2022) Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học môn Lịch sử Địa lí lớp 6 (phân môn Địa lí) trường THCS Mậu Lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.17 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HĨA

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 6
(PHÂN MƠN ĐỊA LÍ) TRƯỜNG THCS MẬU LÂM

Người thực hiện: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Mậu Lâm
SKKN thuộc lĩnh vực (mơn): Lịch sử và Địa lí

THANH HĨA NĂM 2022


MỤC LỤC
NỘI DUNG

Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lý do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu


1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
1
2.1.1. Khái niệm
1
2.1.2. Vai trò của hứng thú học tập trong hoạt động nhận thức Địa lí
2
2.1.3. Ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập trong dạy học Địa lí
2
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2
2.2.1. Thực trạng
2
2.2.2. Nguyên nhân
3
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
3
2.3.1. Xác định mức độ kiến thức và các yêu cầu cần đạt về năng lực...
3
2.3.2. Xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề để tạo hứng thú học...
3
2.3.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ; sử dụng đồ dùng trực quan; tổ chức trò
5
chơi trong dạy học để tạo hứng thú học tập ….
2.3.3.1. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học để tạo hứng thú học tập...
5
2.3.3.2. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học để tạo hững thú học
7

tập cho học sinh
2.3.3.3. Tổ chức trò chơi trong dạy học để tạo hứng thú học tập …
9
2.3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học để tạo hứng thú học tập...
12
2.3.5. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học để tạo hứng thú học
16
tập cho học sinh
2.3.6. Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện
16
giữa thầy và trò; giữa trò và trò
2.4. Hiệu quả của sáng kiến khinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục...
16
3. Kết luận, kiến nghị
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
17


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Dạy học là một quá trình sư phạm phức tạp, việc tạo hứng thú học tập cho
học sinh trong dạy học là yếu tố quyết định để tích cực hóa hoạt động nhận thức,
phát huy tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập, giúp cho
việc học tập của các em đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên trong thực tế, việc tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy
học địa lí vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức nên chưa tạo được sự
chuyển biến lớn trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy và học

hiện nay.
Với bài viết này tôi không đi sâu vào những vấn đề lớn mà chỉ nêu ra “Một
số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học mơn Lịch sử - Địa
lí lớp 6 (phân mơn Địa lí) trường THCS Mậu Lâm”. Mong rằng với kinh nghiệm
của bản thân sẽ góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của giờ học.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học
phân môn Địa lí lớp 6, từ đó phát huy tính tích cực, chủ động, hào hứng của học
sinh trong giờ học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của bộ môn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học Lịch sử
- Địa lí lớp 6 (phân mơn Địa lí) trường THCS Mậu Lâm, từ đó phát huy tính tích
cực, chủ động, hào hứng của học sinh mà bản thân đã vận dụng vào thực tế
giảng dạy ở trường THCS Mậu Lâm trong năm học 2021-2022.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu tơi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
như: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; phương pháp điều tra
khảo sát thực tế, thu thập số liệu, thống kê; phương pháp phân tích và tổng hợp;
phương pháp nghiên cứu thực tiễn; phương pháp thực nghiệm sư phạm để xây
dựng cơ sở lý luận, phân tích đánh giá về thực trạng và các giải pháp nhằm tạo
hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học phân mơn Địa lí lớp 6.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm
Theo A.G.Côvaliốp “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với
đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình
cảm của nó”.
Theo những nhà tâm lí học Việt Nam “Hứng thú là hình thức biểu hiện
tình cảm và nhu cầu nhận thức của con người nhằm ý thức một cách hào hứng
về mục đích hoạt động, nhằm tìm hiểu sâu hơn, phản ánh đầy đủ hơn đối tượng

trong đời sống hiện thực”.
Như vậy, ta có thể hiểu hứng thú học tập địa lí chính là thái độ đặc biệt của
học sinh đối với hoạt động học tập địa lí, do học sinh nhận thức được tầm quan
trọng của việc học tập địa lí và tri thức địa lí mang lại.


2
2.1.2. Vai trò của hứng thú học tập trong hoạt động nhận thức địa lí
Hứng thú học tập tạo ra động cơ, động lực giúp học sinh tiến hành hoạt
động học tập có hiệu quả.
Hứng thú học tập làm tích cực hóa các q trình tâm lí như chú ý, trí nhớ,
tư duy, tưởng tượng của học sinh, đem lại hiệu quả cao trong hoạt động học tập.
Hứng thú học tập chính là một trong những yếu tố quyết định sự hình
thành và phát triển năng lực nhận thức của học sinh.
2.1.3. Ý nghĩa của việc tạo hứng thú học tập trong dạy học địa lí
Thứ nhất, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học địa lí giúp bồi
dưỡng kiến thức địa lí: Học sinh khơng chỉ “biết” mà quan trọng hơn là thơng
qua một q trình học tập tích cực học sinh sẽ “hiểu” sâu sắc nội dung bản chất
của các kiến thức địa lí. Bằng việc lĩnh hội các khái niệm, quy luật, bài học địa lí
nhờ vậy học sinh có thể vận dụng kiến thức địa lí đã học để giải thích những vấn
đề của cuộc sống.
Thứ hai, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học địa lí góp phần
phát triển kỹ năng, năng lực địa lí: Học sinh biết khai thác và sử dụng được thông
tin từ tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ, tư liệu địa lí…trong bài học; tìm kiếm, sưu tầm
được tư liệu địa lí trên mạng Internet, sách, báo…để phục vụ cho bài học và thực
hiện các hoạt động thực hành, vận dụng dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Thứ ba, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học địa lí có ý nghĩa
rất lớn trong việc bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh:
Ví dụ: khi xem một cuốn phim tư liệu về “thảm hoạ thiên tai như động đất, sóng
thần, lũ lụt” hay những hình ảnh về “tình trạng ơ nhiễm mơi trường”, “tình

trạng chặt phá rừng trái phép”… học sinh sẽ có ý thức bảo vệ mơi trường sống,
có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và lên án
mạnh mẽ những hành vi tàn phá mơi trường.
Tóm lại, trong dạy học địa lí ở trường THCS, việc tạo hứng thú học tập
cho học sinh có vai trị, ý nghĩa to lớn trong nâng cao hiệu quả bài học địa lí nói
riêng, chất lượng dạy học bộ mơn nói chung.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thực trạng
Trong những năm gần đây với chủ trương đổi mới hệ thống giáo dục quốc
dân theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện
Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, chất
lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tuy nhiên
một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận là nhiều em học sinh trong các nhà
trường khơng hứng thú và có tâm lý coi thường đối với mơn Địa lí xem đây là
môn phụ dẫn đến kết quả học tập của bộ mơn chưa cao.
Từ thực tế đó tơi tiến hành điều tra ban đầu bằng bài kiểm tra theo hình thức
kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm đối với học sinh lớp 6 trường THCS Mậu Lâm
năm học 2021 - 2022: Kết quả học tập
Bảng khảo sát kết quả học tập của học sinh
(Thời điểm tiến hành điều tra ngày 26/9/2021)


3
Khối TS HS

6

110


Điểm giỏi
SL
%

Điểm khá
SL
%

Điểm TB
SL
%

Điểm Yếu
SL
%

12

20

50

28

10,9

18,2

45,4


25,5

Điểm Kém
SL
%

0

0

2.2.2. Nguyên nhân
Từ kết quả điều tra ban đầu tôi đi sâu vào tìm hiểu và nhận thấy nguyên
nhân cơ bản dẫn đến thực trạng trên.
- Trong một tiết dạy giáo viên đưa quá nhiều thông tin sẽ đẩy học sinh vào
thế bị động ghi nhớ, học sinh sẽ mất đi sự độc lập trong suy nghĩ; hay chỉ sử
dụng một phương pháp dạy học đơn điệu sẽ khiến giờ học thiếu sự phóng
khống, trở nên nhạt nhẽo, làm tê liệt sự hào hứng của học sinh.
- Học sinh không hứng thú, yêu thích đối với mơn học nên chỉ dừng lại ở
việc học đối phó, học thuộc lịng, học “vẹt” khiến giờ học trở nên nhàm chán.
Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy và học, bản thân tôi đã nghiên
cứu và tìm ra “Một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học
Lịch Sử - Địa lí lớp 6 (Phân mơn Địa lí)” mà bản thân tôi đã vận dụng vào thực tế
giảng dạy ở Trường THCS Mậu Lâm, năm học 2021 - 2022.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Xác định mức độ kiến thức và các yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm
chất phù hợp để đưa vào bài giảng.
Việc xác định mức độ kiến thức và các yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm
chất phù hợp là một trong những điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả học
tập và tạo hứng thú học tập cho các em. Nếu không xác định được mức độ kiến
thức và các yêu cầu cần đạt về năng lực, phẩm chất phù hợp sẽ dễ dẫn đến tình

trạng “hạ thấp” hoặc “quá tải” đối với học sinh. Cả hai trường hợp trên đều
không đảm bảo mục tiêu giáo dục và tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Để xác định được mức độ kiến thức và các yêu cầu cần đạt về năng lực,
phẩm chất phù hợp giáo viên phải: Căn cứ vào năng lực của học sinh, căn cứ
vào nội dung bài học để xác định mức độ kiến thức và các yêu cầu cần đạt về
năng lực, phẩm chất cần hình thành cho học sinh.
Ví dụ: Bài 19. Thuỷ quyển và vịng tuần hồn lớn của nước.
Đối với bài học này ta có thể xác định mức độ kiến thức và các yêu cầu
cần đạt về năng lực, phẩm chất cần hình thành cho học sinh.
Về kiến thức: Kể tên được các thành phần chủ yếu của thuỷ quyển. Trình
bày được vịng tuần hồn lớn của nước.
Về kĩ năng, năng lực: Sử dụng biểu đồ để biết các thành phần của thuỷ
quyển. Biết sử dụng sơ đồ để mơ tả vịng tuần hồn lớn của nước.
Về phẩm chất: Có ý thức sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước. Tôn
trọng các quy luật tự nhiên trong thuỷ quyển.
2.3.2. Xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề để tạo hứng thú học
tập cho học sinh trong dạy học địa lí.
Xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề trong dạy học góp phần tích
cực vào việc rèn luyện tư duy phê phán, tư duy sáng tạo cho học sinh. Vì trên cơ
sở phát hiện và giải quyết vấn đề, học sinh sẽ huy động được tri thức và khả


4
năng cá nhân, khả năng hợp tác, trao đổi, thảo luận với bạn bè để tìm ra cách
giải quyết vấn đề tốt nhất, qua đó tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Để xây dựng và sử dụng có hiệu quả tình huống có vấn đề giáo viên cần
lưu ý một số điểm sau:
- Tình huống có vấn đề phải đa dạng, phong phú, phải hướng vào tất cả
các đối tượng học sinh; phải phù hợp với nội dung bài học và khả năng nhận
thức của học sinh.

- Tình huống có vấn đề phải hướng vào việc khai thác các đơn vị kiến thức
cơ bản của bài học, tránh đưa ra những tình huống vụn vặt.
- Tình huống có vấn đề phải có nội dung rõ ràng về kiến thức, trong sáng
về lời dẫn, sinh động, gần gũi, khơi gợi được lịng ham hiểu biết, tính tích cực,
chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.
Ví dụ: Bài 7. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả.
Khi dạy Mục 2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. Ta
có thể xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề như sau:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Đưa ra tình huống có vấn đề: “Nam sống ở Hà Nội và có bạn sống ở thành
phố Niu Oóc (Mĩ). Vào lúc 11 giờ trưa, sau khi đi học về, Nam định gọi điện cho
bạn để nói chuyện. Bố khun Nam khơng nên gọi vào giờ này. Theo em, bố
khun Nam như vậy có đúng khơng. Vì sao?”
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Tổ chức học sinh hoạt động theo cặp đôi để trả lời câu hỏi tình huống
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Điều khiển học sinh báo cáo và thảo luận kết quả báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
Giáo viên không kết luận tình huống mà đi vào giới thiệu và tổ chức cho
học sinh tìm hiểu kiến thức của bài học. Sau khi học sinh nắm được kiến thức về
ngày đêm luân phiên nhau, giờ trên Trái Đất, so sánh được giờ của hai địa điểm
trên Trái Đất, giáo viên sẽ quay lại tổ chức cho học sinh làm bài tập tình huống.
Ví dụ: Bài 4. Kí hiệu bản đồ và bảng chú giải bản đồ. Tìm đường đi
trên bản đồ.
Để khởi động bài học, tạo hứng thú cho học sinh ngay khi bắt đầu bài học
mới. Ta có thể xây dựng và sử dụng tình huống có vấn đề như sau:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Giáo viên chiếu hình ảnh có tình huống



5
? Theo em, các bạn trong tình huống đang gặp phải vấn đề gì. Có những
cách nào để giải quyết vấn đề đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Tổ chức học sinh hoạt động theo cặp đôi để trả lời câu hỏi liên quan đến
tình huống
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Điều khiển học sinh báo cáo và thảo luận kết quả báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
Nhận xét hoạt động của học sinh, dẫn dắt học sinh vào bài học mới qua
câu hỏi tình huống có vấn đề: Bản đồ có vai trị rất quan trọng trong học tập và
đời sống. Vậy trên bản đồ có các kí hiệu gì? Làm thế nào để tìm đường đi trên
bản đồ. Nội dung bài học hôm nay sẽ giúp các em có được các kĩ năng đọc và
sử dụng bản đồ
2.3.3. Sử dụng ca dao, tục ngữ; sử dụng đồ dùng trực
quan; tổ chức trò chơi trong dạy học để tạo hứng thú học
tập cho học sinh.
2.3.3.1. Sử dụng ca dao, tục ngữ trong dạy học để tạo hứng thú học tập cho
học sinh.
Ca dao, tục ngữ có vai trị to lớn đối với việc dạy học địa lí ở trường
THCS. Trước hết dùng để cụ thể hóa các kiến thức địa lí đang học, nhằm tạo cho
học sinh có biểu tượng rõ ràng, cụ thể. Đồng thời làm cho bài giảng sinh động,
hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
Để sử dụng có hiệu quả ca dao, tục ngữ trong dạy học địa lí giáo viên cần
lưu ý một số điểm sau:
- Chọn những tài liệu phù hợp với nội dung bài học và khả năng nhận
thức của học sinh.
- Có thể xây dựng hệ thống câu hỏi phải hướng vào việc khai thác các đơn
vị kiến thức cơ bản được ẩn chứa trong tài liệu, tác phẩm hoặc hướng tới việc
giới thiệu nội dung bài học.

- Đưa vào bài giảng một đoạn ngắn nội dung trong tác phẩm có liên quan
đến bài học nhằm minh họa hay cụ thể hóa những sự kiện đang học, làm cho nội
dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động.
Ví dụ: Bài mở đầu
Để kết thúc bài học và tạo hứng thú cho học sinh, đồng thời giúp học sinh
hiểu hơn về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người. Từ đó học sinh yêu thích
mơn học hơn, các em thích tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí hơn. Ta có thể
thực hiện như sau:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
?. Em hãy sưu tầm và đọc cho cả lớp nghe một số câu ca dao, tục ngữ nói
về mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Tổ chức cho học sinh hoạt động để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Điều khiển học sinh báo cáo và thảo luận kết quả báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định


6
Gợi ý
1. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm
2. Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão
3. Mưa đằng Đơng vừa trơng vừa chạy
Mưa đằng Nam vừa làm vừa chơi
4. Kiến đắp thành thì bão, kiến ẵm con chạy vào thì mưa
5. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
6. Nắng sớm thì đi trồng cà, mưa sớm ở nhà phơi thóc
7. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

8. Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to
Ví dụ: Bài 8. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hệ quả
Khi dạy mục 2.b. Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa. Để khắc sâu
kiến thức và vận dụng kiến thức đã học để giải thích ngày - đêm dài ngắn theo
mùa ở nước ta. Ta có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Tổ chức cho học sinh tìm hiểu câu tục ngữ và quan sát hình 4 (SGK)
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”

? Quan sát hình ảnh và vận dụng kiến thức đã học em hãy giải thích ý
nghĩa hai câu tục ngữ trên.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Tổ chức cho học sinh hoạt động theo cặp đôi để trả lời câu hỏi liên quan
đến tình huống
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Điều khiển học sinh báo cáo và thảo luận kết quả báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
Giải thích ý nghĩa:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng”


7
Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến, ở bán cầu Bắc. Tháng 5 âm lịch
của Việt Nam tương ứng là tháng 6 dương lịch. Tháng 6 dương lịch bán cầu Bắc
là mùa hè.
Ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vng góc với tiếp tuyến
bề mặt Trái Đất tại chí tuyến bắc (23 027’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu
Bắc (Việt Nam) dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, đêm càng ngắn, nên

có hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
“Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Vào ngày 22/12 (tháng 10 âm lịch), Mặt Trời chuyển động biểu kiến về
chí tuyến Nam và vng góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23 027’N (Chí tuyến
Nam) thì ở bán cầu Nam lúc này ngày dài đêm ngắn và bán cầu Bắc (Việt Nam)
hiện tượng ngày ngắn - đêm dài.
2.3.3.2. Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học để tạo hứng thú học tập
cho học sinh.
Đồ dùng trực quan có vai trị rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu
sâu kiến thức địa lí, phát triển tư duy, rèn luyện kĩ năng thực hành và tạo hứng
thú học tập cho học sinh. Để sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả cần lưu ý:
- Phải căn cứ vào nội dung bài học và mục tiêu cần đạt của bài học để lựa
chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp.
- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực
quan. Khi sử dụng đồ dùng trực quan phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ
dùng trực quan của học sinh.
- Phải phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và rèn luyện kĩ
năng thực hành của học sinh thông qua việc sử dụng đồ dùng trực quan.
Ví dụ: Bài 10. Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo
Khi dạy mục 1. Cấu tạo bên trong của Trái Đất. Tôi thực hiện như sau:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho học sinh quan sát hình 1 (SGK)


8
- Chia lớp thành 3 nhóm để tìm hiểu về cấu tao của Trái Đất qua câu hỏi
bài tập: Em hãy cho biết: Trái Đất được cấu tạo gồm mấy lớp? Nêu sự khác nhau
về độ dày, trạng thái, nhiệt độ giữa vỏ lớp Trái Đất, lớp man-ti và lớp nhân (theo
mẫu). Cho biết lớp nào quan trọng nhất?
Đặc điểm

Lớp vỏ
Lớp Man-ti
Lớp nhân
Độ dày
Trạng thái
Nhiệt độ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh hoạt động theo nhóm để hồn thành phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Điều khiển học sinh báo cáo và thảo luận kết quả báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
Trái Đất được cấu tạo bởi ba lớp: Vỏ Trái Đất, Man-ti và nhân Trái Đất
Đặc điểm
Lớp vỏ
Lớp Man-ti
Lớp nhân
Độ dày
5 - 70 km
2900 km
3400 km
Trạng thái
Rắn
Quánh dẻo đến rắn
Lỏng đến rắn
0
0
Nhiệt độ
Có thể đến 1000 C
1500 - 3700 C
Khoảng 50000C

Lớp vỏ Trái Đất là quan trọng nhất. Vì đây là nơi diễn ra các hoạt động
sống của con người và động thực vật trên Trái Đất.
Ví dụ: Bài 28. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
Khi dạy mục 2. Tác động của con người tới thiên nhiên. Ta có thể thực hiện
như sau:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Cho học sinh quan sát hình 6, 7 kết hợp với tìm hiểu thơng tin trong SGK


9

- Tổ chức hoạt động cặp đơi hồn thành phiếu học tập
PHIẾU HỌC TẬP
* Tác động của con người đối với thiên nhiên:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
* Hậu quả:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
* Biện pháp khắc phục:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh hoạt động theo cặp để hoàn thành phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Điều khiển học sinh báo cáo và thảo luận kết quả báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định



10
PHIẾU HỌC TẬP
* Tác động của con người đối với thiên nhiên:
- Khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục
vụ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt.
- Đưa vào thiên nhiên nhiều loại rác thải ở các dạng khác nhau: Bụi, khí,
lỏng, rắn…
* Hậu quả:
- Làm suy giảm và cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
- Làm ô nhiễm môi trường: Ơ nhiễm mơi trường khơng khí; ơ nhiễm mơi
trường nước sông, hồ, biển và đại dương; ô nhiễm môi trường đất và nước
ngầm
* Biện pháp khắc phục:
- Khai thác và sử dụng khoa học, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên
nhiên
- Giảm thiểu rác thải, khí thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường
- Trồng rừng, phủ xanh đồi núi, cải tạo đất, biến những vùng đất khô cằn,
bạc màu thành đồng ruộng phì nhiêu…
- Ban hành luật bảo vệ mơi trường
2.3.3.3. Tổ chức trị chơi trong dạy học để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
Việc tổ chức trị chơi khơng chỉ khắc sâu kiến thức cho học sinh mà còn
tạo hứng thú học tập cho các em. Tuy nhiên, để tổ chức trò chơi hiệu quả giáo
viên phải lưu ý một số vấn đề sau.
- Không chiếm quá nhiều thời lượng của bài học
- Nội dung trị chơi phải có tác dụng khắc sâu các đơn vị kiến thức trong
bài hoặc một mục kiến thức của bài học.
- Phải đảm bảo được tất cả các đối tượng học sinh có thể tham gia.
- Thường được tổ chức sau khi kết thúc bài hoặc kết thúc một mục kiến
thức của bài học.
Trong chương trình Lịch sử - Địa lý lớp 6 (phân mơn Địa lí) có thể tổ

chức được nhiều trị chơi khác nhau, sau đây tơi xin giới thiệu về cách thức tổ
chức một số trò chơi mà bản thân đã vận dụng vào thực tế giảng dạy.
Ví dụ: Bài 15. Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió
Để tạo hứng thú cho học sinh và tình huống có vấn đề kết nối vào bài học.
Ta có thể tổ chức hoạt động khởi động thơng qua trị chơi “Hiểu ý đồng đội”
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Dùng máy chiếu trình chiếu trị chơi (như hình sau)


11

- Thơng qua thể lệ trị chơi:
+ Đằng sau mỗi ô số là từ khoá, giáo viên sẽ chọn ngẫu nhiên ô số
+ Hai học sinh sẽ tham gia thi đoán từ khoá, người chơi phải đoán nhanh
và đứng quay lưng lại màn hình
+ Các học sinh cịn lại sẽ gợi ý cho hai bạn thi, người gợi ý phải diễn giải
khái niệm, khơng được lặp từ, tách từ có trong khái niệm
+ Học sinh nào đoán được nhiều từ khoá sẽ thắng cuộc
- Chọn hai học sinh tham gia thi đốn từ khố
- Các từ khố cần tìm: Khơng khí, Gió, Ơ-xy, Ơ -zơn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tham gia trò chơi dưới sự điều khiển của giáo viên
Bước 3: Kết luận, nhận định
- Nhận xét học sinh tham gia trò chơi, từ kết quả của học sinh trả lời giáo
viên dẫn dắt vào bài.
Ví dụ: Bài 17. Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu
Sau khi dạy xong bài học, để học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học
vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Ta có thể tổ chức trị chơi “Nhà hoạt động
mơi trường”
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Chia lớp thành 4 đội và yêu cầu thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ: Hãy
viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 - 15 câu) về biến đổi khí hậu và ứng phó với
biến đổi khí hậu để tuyên truyền cho gia đình và những người xung quanh.
- Thơng qua thể lệ trị chơi: Các đội làm việc theo nhóm; thời gian chuẩn
bị cho mỗi đội từ 5 - 7 phút; hết thời gian chuẩn bị các đội sẽ cử đại diện báo
cáo sản phẩm; đội nào có bài viết hay, ấn tượng sẽ là đội thắng cuộc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh hoạt động theo cặp để hoàn thành phiếu bài tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Điều khiển học sinh báo cáo và thảo luận kết quả báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định


12
Giáo viên đánh giá về: Tinh thần thực hiện nhiệm vụ của các đội; đánh giá
về sản của các đội và tổ chức bình xét bài viết hay và ấn tượng nhất
Ví dụ: Bài 15. Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió
Sau khi học xong bài học, để giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học. Ta
có thể tổ chức trị chơi “Ai nhanh hơn”
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Chia lớp thành 2 đội chơi: Đội Khỉ và Đội Gấu

- Thơng qua thể lệ trị chơi
+ Hai đội lần lượt lựa chọn câu hỏi và trả lời, đội trả lời đúng sẽ được
tiến lên phía trước, đội thua mất quyền trả lời cho đội còn lại và đứng im tại chỗ.
+ Hết các câu trả lời đội nào tiến xa hơn đội đó chiến thắng


13


Câu hỏi của đội Gấu:
1. Đơn vị đo khí áp là gì?
Đáp án: MB (mi-li-ba)
2. Dụng cụ đo khí áp là gì?
Đáp án: Khí áp kế
3. Lớp Ơ zơn nằm ở tầng nào?
Đáp án: Tầng bình lưu
4. Khí quyển gồm những tầng nào?
Đáp án: Tầng đối lưu; Tầng bình lưu;
Các tầng cao của khí quyển
5. Kể tên các loại gió thổi thường
xun trên Trái Đất?
Đáp án: Tín phong; Tây ơn đới; Đơng
cực

Câu hỏi của đội Khỉ
1. Chất khí chiếm tỉ lệ lớn nhất trong
thành phần của khơng khí là gì?
Đáp án: Khí Nitơ 78%
2. Gió là sự chuyển động của khơng
khí từ đâu đến đâu?
Đáp án: Từ nơi áp cao về nơi áp thấp
3. Tầng đối lưu vị trí nằm ở đâu?
Đáp án: Từ 0 - 16 km
4. Khí ơxy chiếm bao nhiêu % trong
khơng khí?
Đáp án: 21%
5. Liệt kê các khối khí?
Đáp án: Khối khí nóng; khối khí lạnh;
khối khí lục địa; khối khí đại dương


Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh tham gia trò chơi dưới sự điều khiển của giáo viên
Bước 3: Kết luận, nhận định
- Nhận xét, tổng kết học sinh tham gia trò chơi
2.3.4. Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học để tạo hứng thú
học tập cho học sinh.
Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học địa lý mang lại hiệu quả cao trong
việc phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ
lâu, thay vì chỉ ghi nhớ dưới dạng thuộc lịng, học “vẹt”. Giúp cho học sinh có thể
thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một chương theo mạch
lôgic của kiến thức. Để sử dụng sơ đồ tư duy hiệu quả cần một số lưu ý sau:
- Viết ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, khơng ghi lại ngun cả đoạn văn dài
dịng; khơng ghi chép q nhiều ý vụn vặt không cần thiết; không dùng quá nhiều
thời gian để ghi chép, tô vẽ.


14
- Giáo viên chỉ nêu chủ đề hay nội dung chính rồi tổ chức để học sinh tự
tìm kiếm phát hiện các kiến thức hay nội dung chính; vấn đề liên quan.
- Để học sinh có thể tự tìm kiếm, phát hiện kiến thức hay nội dung chính;
chủ đề, giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi khơi gợi để học sinh động não
phát triển bổ sung kiến thức.
- Trong quá trình phát triển ý tưởng, các ý kiến của học sinh đều được tôn
trọng và ghi nhận, sau đó giáo viên gợi ý để học sinh tự sắp xếp và điều chỉnh
hoàn thiện bản đồ tư duy.
- Giáo viên không nên xây dựng một bản đồ tư duy hồn chỉnh rồi giảng
giải để học sinh cơng nhận, điều này mang tính hình thức, áp đặt, khơng hiệu quả.
*) Sử dụng sơ đồ tư duy trong kiểm tra bài cũ
Ví dụ: Bài 10. Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
- Đưa ra từ khóa thể hiện chủ đề kiến thức cũ mà học sinh đã học

- Yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy (như hình vẽ)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy dưới sự điều khiển của giáo viên
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Điều khiển học sinh báo cáo và thảo luận kết quả báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét kết quả bài làm của học sinh và giới thiệu vào bài mới


15
*) Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy kiến thức mới
Ví dụ: Bài 13. Các dạng địa hình chính trên Trái Đất, Khoáng sản
Khi dạy mục 1. Các dạng địa hình chính. Ta có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Chia lớp thành 4 nhóm. Đưa ra từ khóa thể hiện chủ đề kiến thức bài học

- Yêu cầu học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy (như hình vẽ)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy dưới sự điều khiển của giáo viên
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Điều khiển học sinh báo cáo và thảo luận kết quả báo cáo
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét kết quả bài làm của học sinh, chốt kiến thức tiểu mục


16


*) Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng kết bài học
Ví dụ: Bài 25. Phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất
Để tổng kết bài học và hệ thống lại kiến thức cho học sinh. Ta có thể sử
dụng sơ đồ tư duy sau:


17
2.3.5. Sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học để tạo
hứng thú học tập cho học sinh.
Để tránh sự nhàm chán và tạo được hứng thú học tập cho học sinh, trong
q trình dạy học khơng thể chỉ sử dụng một phương pháp đơn nhất, mà phải kết
hợp hài hòa các phương pháp khác nhau, trên cơ sở các kĩ thuật dạy học tích
cực. Trong q trình dạy học tơi đã kết hợp sử dụng hài hịa các phương pháp
khác nhau trên cơ sở hai kĩ thuật dạy học tích cực: Dạy học nêu vấn đề và thảo
luận nhóm.
2.3.6. Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện giữa
thầy và trò; giữa trò và trò.
Bên cạnh việc tác động vào nội dung và phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học, việc thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực tốt đẹp giữa thầy và
trò, giữa các trò với nhau trong lớp học sẽ có tác dụng vơ cùng to lớn trong việc
tạo hứng thú học tập cho học sinh. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với
một bầu khơng khí học tập thân ái hữu nghị sẽ tạo được sự hứng thú cho cả thầy
và trị. Bởi vì, học là hạnh phúc khơng chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại, mà
hạnh phúc cịn nằm ngay trong chính sự học.
Kết luận: Như vậy để tạo hứng thú học tập cho học sinh từ đó phát huy tích
cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trong học tập, giúp cho việc học tập địa lí
của các em đạt hiệu quả cao, chúng ta không nên chỉ chú trọng vào một giải pháp
nào đó mà phải thực hiện một cách hài hịa các giải pháp mà tơi đã nêu ở trên.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.

Sau gần một năm vận dụng vào thực tế giảng dạy bước đầu đã cho tôi
những kết quả khả quan: Học sinh tích cực và chủ động hơn trong học tập, hiểu
bài, nhớ lâu, tình trạng học thuộc lịng, học “vẹt” khơng cịn, các em ngày càng
u thích mơn học. Vì vậy mà kết quả học tập bộ môn được nâng cao.
Bảng khảo sát kết quả học tập của học sinh
(Thời điểm tiến hành điều tra 2/4/2022)
Khối TS HS

6

110

Điểm giỏi
SL
%

Điểm khá
SL
%

Điểm TB
SL
%

25

52

33


22,7

47,3

30,0

Điểm Yếu
SL
%

0

0

Điểm Kém
SL
%

0

0

Qua đây có thể khẳng định bước đầu biện pháp đã có kết quả tích cực:
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm Giỏi chiếm 22,7%, tăng 11,8% và so với trước
khi áp dụng biện pháp cải tiến.
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm Khá chiếm 47,3%, tăng 29,1 % so với trước khi
áp dụng biện pháp cải tiến.
- Tỉ lệ học sinh đạt điểm Trung bình chiếm 30,0 %, giảm 15,4 % so với
trước khi áp dụng biện pháp cải tiến.
- Khơng cịn tỉ lệ học sinh đạt điểm Yếu, Kém.

Những kết quả đạt được đã giúp tôi tự tin, mạnh dạn tiếp tục áp dụng sáng
kiến của mình vào thực tế giảng dạy ở nhà trường trong những năm tiếp theo với
hi vọng sẽ nâng cao được chất lượng giáo dục của bộ môn.


18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Như vậy, tạo hứng thú học tập cho học sinh trong dạy học địa lí khơng chỉ
phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập mà còn mang lại hiệu
quả cao trong việc phát triển tư duy lôgic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh
hiểu bài, nhớ lâu, thay vì chỉ ghi nhớ dưới dạng thuộc lịng, học “vẹt”. Bên cạnh
đó các em có thể thuyết trình được nội dung một bài học hay một chủ đề, một
chương theo mạch lơgic của kiến thức, từ đó hình thành ở các em niềm u thích
mơn học.
Với sáng kiến của mình tơi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ trong việc nâng
cao hiệu quả dạy và học bộ môn Lịch sử &Địa lí ở trường THCS nhất là trong
q trình chúng ta đang đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay. Tuy nhiên
trong q trình nghiên cứu sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vậy rất mong ý
kiến đóng góp của các quý cấp, bạn bè đồng nghiệp để tôi khắc phục và hồn
thiện đề tài mà mình đưa ra.
3.2. Kiến nghị
Chuyên môn nhà trường tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề để
giáo viên được trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực dạy học.
Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA NHÀ TRƯỜNG

Đinh Văn Nhất


Như Thanh, ngày 06 tháng 04 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Nguyễn Thị Hằng


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những kĩ năng Địa lí cơ bản trong nhà trường phổ thông. Tác giả Phạm
Ngọc Đĩnh (2007)- Nhà xuất bản giáo dục.
3. Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực. Tác giả Đặng Văn
Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004) - Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
4. Lý luận dạy học Địa lí. Tác giả Nguyễn Trọng Phúc (2007) - Nhà xuất
bản Đại học sư phạm.
5. Sách Giáo khoa Lịch sử và Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). Tác
giả Đào Ngọc Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên phần Địa lí) - Nhà xuất bản
giáo dục.
6. Sách Giáo viên Lịch sử và Địa lí 6 (Kết nối tri thức với cuộc sống). Tác
giả Đào Ngọc Hùng (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên phần Địa lí) - Nhà xuất bản
giáo dục.
7. Nguồn tham khảo trên Internet


DANH MỤC
CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên Trường THCS Mậu Lâm


TT

1
2

3

4

Tên đề tài SKKN
Rèn luyện kĩ năng: Làm dạng
bài tập phân tích bảng số liệu
thống kê
Một số biện pháp tạo hứng thú
học tập cho học sinh trong dạy
học lịch sử ở trường THCS
Giáo dục sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả cho học
sinh qua bài học: Đặc điểm tài
ngun khống sản Việt Nam
mơn Địa lí lớp 8 cấp THCS”
Rèn luyện kỹ năng: Lựa chọn
dạng biểu đồ địa lí cho học sinh
lớp 9 trường THCS Mậu Lâm

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh...)


Kết quả
Năm học
đánh giá đánh giá xếp
xếp loại
loại
(A, B, hoặc C)

Phòng GD

C

2015 - 2016

Phòng GD

B

2018 - 2019

Phòng GD

B

2019 - 2020

Phòng GD

B

2020 - 2021




×