Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

SKKN một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi giảng dạy môn giáo dục công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 49 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------♦------------------

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH KHI GIẢNG DẠY MÔN GDCD

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019

1


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------♦------------------

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO
HỌC SINH KHI GIẢNG DẠY MÔN GDCD
Họ và tên:
MAI THỊ KIM DUNG
Chức vụ:
GIÁO VIÊN
Đơn vị công tác: TRƯỜNG THPT NGUYỄN HỮU CẢNH

Quảng Bình, tháng 1 năm 2019

MỤC LỤC


2


NỘI DUNG

TRANG
I. PHẦN MỞ ĐẦU
4
1. Lý do chọn đề tài
4
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu.
5
3. Giả thiết nghiên cứu
5
4. Điểm mới của đề tài
6
II. PHẦN NỘI DUNG
6
1. Thực trạng của đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDCD
6
2. Cơ sở lý luận
9
3. Một số biện pháp thực hiện
13
Biện pháp 1. Đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, học đi
14
đôi với hành, ......
Biện pháp 2: Tạo không khí tích cực trong giờ giảng
15
Biện pháp 3: Sử dụng hợp lí hệ thống các phương tiện giảng dạy

16
trực quan .......
Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, .....
16
Biện pháp 5. Tăng cường gắn kết các nội dung bài học với các hoạt
18
động tổ chức thực hành....
4. Một số ví dụ về bài dạy minh họa vận dụng biện pháp tạo hứng
19
thú học tập cho học sinh khi giảng dạy GDCD cấp THPT
Bài 12- GDCD Lớp 10
20
Bài 6- GDCD Lớp 11
30
Bài 6- GDCD Lớp 12
38
III. PHẦN KẾT LUẬN
46
1. Ý nghĩa của đề tài tạo hứng thú cho học sinh học môn GDCD
46
2. Kiến nghị, đề xuất:
48
IV. PHẦN PHỤ LỤC
49
1. Tài liệu tham khảo
49
2. Một số hình ảnh minh chứng cho việc học sinh hứng thú học tập
49
trong môn GDCD được cắt ra từ video do các em thực hiện


I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình đổi mới giáo dục trên phạm vi toàn quốc trong những năm vừa
qua đã và đang được cả xã hội quan tâm sâu sắc. Một trong những nhiệm vụ cơ
bản của đội ngũ nhà giáo là không ngừng cải tiến phương pháp giảng dạy nhằm
giáo dục học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Chính vì thế,
3


người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải biết vận dụng các phương pháp hoạt động
lên lớp một cách hợp lý, cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Đối với phương pháp dạy học lấy người thầy làm trung tâm trước đây đã dẫn
đến kiểu học thụ động thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ từ đó hạn chế đến chất
lượng và hiệu quả dạy học không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Để khắc phục
tình trạng đó thì cần tạo hứng thú phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh
thông qua quá trình dạy học dưới sự chỉ đạo, tổ chức của người giáo viên, nhằm
khơi dậy niềm say mê, sáng tạo và khả năng khám phá thế giới xung quanh, người
học phải tích cực, chủ động chính mình chứ không ai có thể làm thay cho mình
được.
Đối với môn Giáo dục công dân, là môn học trang bị cho học sinh những
kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa
học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác,
đây là môn học hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, miền tin, hành
vi và thói quen đạo đức, pháp luật, giúp các em có được sự thống nhất cao giữa ý
thức và hành vi.
Thế nhưng hiện nay, chất lượng và hiệu quả dạy học môn GDCD vẫn chưa
cao, vẫn còn tình trạng học sinh chán học môn GDCD. Vậy, vấn đề đặt ra là giáo
viên dạy môn GDCD như thế nào để học sinh học, thích học, không chán học môn
này. Theo tôi, vấn đề cốt lõi là ở chỗ phương pháp dạy học (PPDH) của người giáo
viên. PPDH môn GDCD rất đa dạng, phong phú bao gồm các PPDH truyền thống

và hiện đại như: Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi, động não,
giải quyết tình huống…Tùy từng nội dung bài học, từng phần, từng điều kiện dạy
học của nhà trường mà giáo viên lựa chọn và sử dụng các PPDH một cách hợp lý
và có hiệu quả cao nhất, tạo được sự hứng thú cho học sinh, làm cho tiết học trở
nên nhẹ nhàng, vì thế mà nâng cao hiệu quả dạy học
Tuy nhiên, việc chuyển tải đó có gây cho các đối tượng học sinh có được
những hứng thú học tập cần thiết hay không thì đây mới là vấn đề vô cùng quan
trọng trong tiến trình thực hiện giờ dạy của mình, vì theo lí luận dạy học đã khẳng
định:
- Hứng thú là nguồn lực vô tận của mọi cảm nhận của con người, nó kích
thích tư duy và hành động của con người vươn tới sự tri giác các sự vật, hiện tượng
có trong thế giới khách quan mà con người muốn lĩnh hội.
4


- Hứng thú còn là cửa sổ, là lực hút của quá trình nhận thức và hình thành
những tri thức mới ở con người.
- Hứng thú chính là động lực thôi thúc và giúp con người luôn có những
hưng phấn, năng động và sáng tạo để vươn tới những mục tiêu mới.
Xuất phát từ lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm
“một số biện pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi giảng dạy môn Giáo
dục công dân” với hi vọng đáp ứng một phần vào việc đổi mới phương pháp giảng
dạy, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh mà ngành giáo dục đang thực
hiện nói chung và của môn Giáo dục công dân nói riêng trong nhà trường THPT.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Trên cơ sở đưa ra cách tiến hành sử dụng biện pháp dạy học môn GDCD
nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học
tập, làm cho tiết học trở nên nhẹ nhàng, không bị khô khan, nhàm chán nhưng
cũng không làm ảnh hưởng tới mục tiêu của bài học. Đồng thời nâng cao hơn nữa
vị thế của môn GDCD trong nhà trường THPT.

- Để làm được điều đó cần:
+ Hiểu rõ bản chất của phương mới, cách tiến hành biện pháp sẽ thực hiện…
+ Thực trạng của việc dạy học môn GDCD ở trường THPT, cũng như việc vận
dụng các PPDH hiện đại vào dạy học.
+ Nguyên nhân và hướng khắc phục để nâng cao hiệu quả dạy học môn
GDCD.
3. Giả thiết nghiên cứu
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDCD, theo sát công cuộc đổi mới
của Ngành từ chương trình, sách giáo khoa đến phương pháp dạy học… Trước
thực tế đó, tôi thiết nghĩ cần phải tìm ra hướng đi mới trong việc sử dụng phương
dạy học GDCD sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Nếu áp dụng tốt các kết quả
của quá trình nghiên cứu này thì kết quả học tập môn GDCD ở cấp THPT sẽ đạt
được kết quả tốt hơn. Hạn chế được phương pháp học máy móc, học vẹt, học thuộc
lòng của học sinh, giúp cho học sinh thích thú và tích cực hơn trong học tập môn
GDCD.
4. Điểm mới của đề tài

5


- Đây là đề tài có tính thực tiễn cao. Thông qua đề tài này sẽ hạn chế được tư
tưởng ngại sử dụng phương pháp mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng
…để nâng cao hiệu quả dạy học.
- Đề tài không chỉ áp dụng trong dạy học GDCD cấp THPT mà còn có thể áp
dụng trong dạy học ở các môn học xã hội khác.
- Tao sự hứng thú cho học sinh khi học môn GDCD, đặc biệt là học sinh lớp
9- đối tượng cuối cấp, phải chịu áp lực về thi Tốt nghiệp và Đại học sắp tới
- Thông qua việc sử dụng một số biện pháp học sinh được trực tiếp trải
nghiệm nên sẽ giáo dục cho các em những kĩ năng sống cơ bản, cần thiết.
II. PHẦN NỘI DUNG

1. Thực trạng của đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDCD
Chúng ta đều biết rằng chỉ có đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy thì
mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong ngành giáo dục, mới đảm bảo được
mục tiêu chuyển từ dạy làm trung tâm sang lấy học làm trung tâm.
Trong quá trình hoạt động dạy và học thì nhân tố dạy (Giáo viên) giữ vai trò
chủ đạo. Song nhân tố học (Học sinh) là hoạt động tích cực, sáng tạo, năng động
để chủ động tiếp thu các kiến thức khoa học.
Quá trình dạy và học là hai hoạt động có sự tác động biện chứng lẫn nhau.
Nếu hai hoạt động này tách rời nhau thì không còn là một quá trình dạy và học
nữa. Hoạt động dạy học chỉ có hiệu quả khi nó biết tác động kích thích, khơi dậy ở
người học những nhu cầu mới. Còn người học chỉ có hiệu quả khi họ có hứng thú ,
biết phát huy tính tự giác, độc lập, sáng tạo và tích cực để lĩnh hội kiến thức.
Vậy, để đạt được yêu cầu nêu trên thì chúng ta phải đổi mới phương pháp
giảng dạy, nhưng vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy là việc đổi mới như thế
nào chứ không phải đổi mới bằng cách nào. Để chủ thể của quá trình học được
cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó
tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chứ không phải thụ động tiếp thu những
tri thức được giáo viên sắp đặt sẵn, đặt người học vào tình huống có vấn đề, vào
thực tế cuộc sống, người học trực tiếp thảo luận, quan sát, giải quyết vấn đề theo
cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức mới, không rập khuân theo
khuân mẫu có sẵn, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. Để làm được điều
này giáo viên không chỉ đơn giản truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn các hoạt
6


động. Nội dung và phương pháp dạy học phải giúp cho đối tượng học sinh biết
hoạt động và tích cực tham gia các chương trình hoạt động.
Để đảm được đổi mới chương trình giáo dục mà ngành đang thực hiện thì
việc đổi mới phương pháp giảng dạy có vai trò hết sức quan trọng. Cho nên đổi
mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân phải tạo được hứng thú học

tập của học sinh, loại bỏ thói quen học tập thụ động từ đó cuốn hút học sinh vào
các hoạt động do giáo viên thiết kế, tổ chức và chỉ đạo, qua đó học sinh có thể tự
khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học.
Ở trường THPT nơi tôi đang giảng dạy đa số học sinh là con em của nhân
dân lao động nghèo, cha mẹ của các em phải bươn chãi để có miếng ăn hằng ngày.
Một bộ phận phụ huynh đi làm thuê, hoặc xuất khẩu lao động xa nhà học sinh phải
sống sống với ông bà, thậm chí là ở nhà tự lập mà không có sự quản lí bao bọc
của người lớn … những em này thường không ổn định về tâm lí, thiếu được sự
quan tâm kiểm tra, nhắc nhở của gia đình, … nên về đạo đức, lối sống, tình cảm
và suy nghĩ của các em ít nhiều đã bị những tiêu cực, lối sống thiếu lành mạnh tác
động. Từ đó, làm cho một bộ phận học sinh của trường luôn có những biểu hiện
không đúng đắn về động cơ, thái độ học tập; một số thói hư, tật xấu như : chửi thề,
nói tục, dối trá với thầy cô, thô tục bạo hành với bạn bè … thường xảy ra trong giờ
học lẫn giờ chơi. Mặt khác, do quan niệm của một số học sinh và phụ huynh vẫn
còn coi GDCD là môn phụ, không ảnh hưởng gì đến việc thi đại học sau này, hoặc
là môn dễ thi tốt nghiệp 100% trắc nghiệm làm đại, đánh bậy cũng qua nên cũng
không quan tâm, động viên và cố gắng. Mặc dù bản thân và các giáo viên chủ
nhiệm lớp có giải thích nhưng vẫn còn nhiều ý kiến chưa thật sự đồng tình. Với
cách suy nghĩ này không chỉ có ở những học sinh có cá tính về học tập mà ngay cả
một số học sinh có học lực khá giỏi, đạo đức ngoan hiền trong những giờ học khác
thì cũng thiếu tập trung trong giờ học môn GDCD, biểu hiện dễ thấy ở những em
này là thường nói chuyện trong giờ học, không ghi chép bài, lơ là với lời giảng,
câu hỏi của giáo viên ... Một số khác thường xuyên có thái độ bỏ ngoài tai ở
những nội dung mang tính giáo dục về đạo đức và rèn luyện nhân cách, vì những
học sinh này cho đó là “chuyện cũ rích”, “chuyện dạy đời” nên cũng không cần
chú ý.
Bên cạnh những quan niệm động cơ, thái độ không đúng đắn trong một bộ
phận học sinh về học tập bộ môn như đã vừa nêu thì trong giảng dạy do nhiều yếu
7



tố khác nhau, bản thân cũng như một số giáo viên cùng giảng dạy bộ môn đôi khi
cũng chưa thật sự tạo được sự hứng thú học tập cần thiết cho học sinh trong từng
giờ dạy. Sự rập khuôn, xơ cứng trong áp dụng các phương pháp dạy học đã tạo
cho học sinh về lối mòn suy nghĩ và lĩnh hội, các tình huống thực tế, các tục ngữ ca
dao, các tranh ảnh … minh họa thiếu được người giáo viên “ thổi hồn “ để tạo ra
những hấp dẫn từ những phương tiện dạy học này.
Một vấn đề nữa là lượng thời gian dành cho bộ môn này còn ít (1 tuần / 1
tiết). Sách mới viết hiện nay nội dung rất phong phú, hợp với trình độ học sinh
nhưng nếu giáo viên dạy bộ môn mà không có sự đầu tư thì giờ học sẽ rất nhàm
chán, thậm chí học sinh không chú ý lắng nghe. Thực trạng cho thấy, học sinh
chưa hứng thú học bộ môn này.
Vậy, để đảm bảo được yêu cầu này thì giáo viên tạo được hứng thú học tập,
phải phát huy, khai thác tối đa kinh nghiệm sống của học sinh, tạo cơ hội cho học
sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học, khuyến khích các em
nêu những thắc mắc trong khi nghe giảng, đặt ra câu hỏi cho thầy, cho bạn trao đổi,
tranh luận, tạo nên mối quan hệ hợp tác trong giao tiếp giữa thầy và trò, giữa trò
với trò trong quá trình chiếm lĩnh nội dung học tập. Hợp tác trong học tập sẽ làm
tăng hiệu quả học tập, trong hoạt động hợp tác, tính cách, năng lực của mỗi thành
viên được bộc lộ uốn nắn, tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ được phát
triển. Sự hợp tác trong học tập sẽ giúp học sinh sẽ quen dần với sự phân công hợp
tác trong lao động xã hội và hình thành năng lực hợp tác cho người công dân trong
một thế giới phát triển.
Từ thực trạng dạy và học ở môn GDCD như đã nêu trên, bản thân tôi đôi
lúc cũng thấy bị “ sốc “. Nhưng do xác định đúng đắn trách nhiệm của một giáo
viên dạy môn GDCD: một môn học có chức năng giáo dục, rèn luyện và xây
dựng nhân cách con người từ trong lúc ngồi ghế nhà trường đã giúp tôi trụ vững
và luôn trăn trở là phải dạy như thế nào để các em có những hứng thú học tập,
ham thích phát biểu, tích cực tham gia xây dựng bài, tự giác thực hành, ghi chép
… ? Với những trăn trở như vậy, từ đầu học năm học 2017 – 2018 đến nay bản

thân đã không ngừng nghiên cứu, mày mò, trãi nghiệm ở đề tài : "Một số biện
pháp tạo hứng thú học tập cho học sinh khi giảng dạy môn GDCD"
2. Cơ sở lý luận

8


Môn GDCD là môn học hết sức quan trọng và cần thiết ở trường THPT. Nó
có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống các chuẩn mực giá trị đạo đức và
pháp luật cơ bản, cần thiết đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi.
Qua đó, học sinh được trang bị những phương thức ứng xử cần thiết có đạo đức, có
văn hóa phù hợp với những quy định của pháp luật, giúp HS biết sống hòa nhập
trong đời sống xã hội hiện đại với tư cách là một chủ thể tích cực, năng động và
làm một công dân có ích trong tương lai.
Dạy học môn GDCD trước đây thường thiên về giới thiệu cho HS hiểu khái
niệm, các giá trị và chuẩn mực, sau đó buộc các em phải chấp nhận. Cách làm đó
cho thấy hiệu quả rất hạn chế. Các em biết các chuẩn mực nhưng không hành động
theo các chuẩn mực, vì những hiểu biết chưa chuyển thành niềm tin hay giá trị của
chính các em để có thể là kim chỉ nam hướng dẫn hành động.
Để một giá trị biến thành hành động trước tiên phải có vị thế trong chính hệ
thống giá trị bản thân của mỗi người, trở thành tình cảm, niềm tin của mỗi người.
Vì vậy, để hình thành và phát triển nhân cách người công dân cho thế hệ trẻ, để
thực hiện được mục tiêu của môn GDCD không thể bằng sự thuyết lý, rao giảng
đạo đức, truyền thụ kiến thức của giáo viên mà phải thông qua các hoạt động và
giao lưu của chính các em. Nói cách khác, quá trình dạy học môn GDCD cho học
sinh THPT phải là quá trình tổ chức cho các em hoạt động và giao lưu với thầy, với
bạn và với những người khác; để thông qua đó các em có thể phát hiện và chiếm
lĩnh nội dung bài học.
Thông thường con người chỉ nhớ: 10% những gì họ đọc, 20% những gì họ
nghe, 30% những gì họ thấy, 50% những gì họ nghe và thấy, 80% những gì họ nói

và 90% những gì họ nói và làm- tức là tự họ khám phá. Vì vậy, nếu người thầy tạo
được cảm xúc, sự ham thích thì động cơ và sự thay đổi của HS sẽ được kích thích
và thúc đẩy.
Dạy học là một quá trình hoạt động tổ chức, điều khiển của người giáo viên,
còn người học tự giác tích cực, chủ động biết tự tổ chức điều khiển hoạt động học
tập của mình, vì vậy:
Yêu cầu đối với Giáo viên
Để đổi mới được phương pháp giảng dạy nói chung và đổi mới phương pháp
giảng dạy môn Giáo dục công dân nói riêng đối với người giáo viên cần phải đảm
bảo được những nội dung sau:
9


- Thiết kế giáo án bao gồm các hoạt động của giáo viên và hoạt động của
học sinh theo những mục tiêu cụ thể của mỗi tiết, mỗi bài học của môn Giáo dục
công dân mà học sinh cần đạt được, thiết kế hệ thống câu hỏi, tình huống và bài tập
để định hướng cho học sinh hoạt động.
- Thiết kế giáo án, tổ chức, hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học
tập với các hình thức đa dạng, phong phú có sức hấp dẫn phù hợp với đặc trưng bài
học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện cụ thể của lớp, của trường và
của địa phương.
- Tổ chức các hoạt động trên lớp để học sinh hoạt động cá nhân hoặc theo
nhóm như: nêu vấn đề cần tìm hiểu, tổ chức các hoạt động tìm tòi, phát hiện nội
dung kiến thức từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo và thái độ cho học sinh.
- Định hướng điều chỉnh các hoạt động của học sinh để học sinh nắm được
chính xác các khái niệm kiến thức của môn Giáo dục công dân từ đó nắm được nội
dung, ý nghĩa và trách nhiệm của nhà nước và của công dân.
- Động viên, khuyến khích tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham
gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và lĩnh hội kiến
thức. Chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh, tạo

niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học
sinh, giúp các em phát huy tối đa năng lực, tiềm năng vốn có của bản thân học
sinh.
- Thiết kế bài giảng và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài
tập phát triển tư duy và rèn luyện kĩ năng, hướng dẫn học sinh có thói quen vận
dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
- Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học một cách hợp lý,
hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với nội dung, ý nghĩa bài học, phù hợp với đặc điểm
và trình độ học sinh, thời lượng dạy học và các điều kiện dạy học cụ thể của nhà
trường và địa phương.
- Tạo điều kiện để học sinh vận dụng nhiều hơn kiến thức của mình để giải
quyết một số vấn đề có liên quan đến đời sống thực tiễn ở địa phương.
Yêu cầu đối với học sinh
Để đạt được mục tiêu lấy người học làm trung tâm thay cho lấy người dạy
làm trung tâm thì người học phải thực hiện và đạt được các yêu cầu sau:
10


- Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám
phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kĩ năng, xây dựng mục đích, phương pháp học
tập; thái độ, động cơ và hành vi đúng đắn.
- Tích cực thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải
quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, xây dựng và thực hiện các
kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.
- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân, tích cực thảo
luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho giáo viên dạy và cho bạn.
- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt
động học tập của bản thân và bạn bè.
Như vậy, trong tình hình cụ thể hiện nay việc đổi mới phương pháp giảng
dạy nói chung và đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân nói

riêng phải giúp cho học sinh:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của người học.
- Chuyển trọng tâm từ hoạt động của thầy sang hoạt động của trò.
- Hướng tới hoạt động chủ động, chống thói quen học tập thụ động, học sinh
tích cực chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng thu thập, xử lý trình bày trao đổi thông tin
thông qua các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức hướng dẫn.
- Tăng cường hoạt động theo nhóm và học tập cá nhân.
- Giảm trình bày lý thuyết, tăng thực hành vận dụng.
Tạo hứng thú cho học sinh trong gìơ học đó là vấn đề mà bất kì giáo viên
nào khi lên lớp cũng đều mong muốn mình có thể làm được điều đó song không
phải ai cũng thành công. Bằng chứng cho thấy, có những giáo viên khi lên lớp học
sinh rất thích học nhưng cũng có những giáo viên khi lên lớp học sinh không có
hứng thú, gây ra mất trật tự. Theo tôi để tạo được hứng thú trong giờ học giáo viên
phải nắm vững các bước sau:
Thứ nhất: Giáo viên phải hiểu được yêu cầu và nội dung của công tác giáo
dục tư tưởng, chính trị đạo đức pháp luật cho học sinh .
Ở đây, giáo dục tư tưởng đạo đức và ý thức chính trị và pháp luật cho học
sinh phải trên cơ sở của chương trình, kiến thức của môn học. Mức độ giáo dục
học sinhTHPT là phải phù hợp với trình độ, lứa tuổi. Yêu cầu cụ thể như sau:
11


Đặc điểm kiến thức GDCD THPT thường được HS gọi là “3K” (khó, khô,
khổ) và cũng chẳng mấy HS mặn mà khi học môn GDCD. Những kiến thức này
thường phải gắn với thực tế để minh hoạ, giảng giải và mức độ xây dựng tình cảm
cho học sinh nhẹ nhàng. Vì vậy, để tiết học GDCD sinh động, lôi cuốn và tạo được
sự hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên cần áp dụng các PPDH tích cực.
Việc hiểu các khái niệm còn trực tiếp, cảm tính cho nên đòi hỏi giáo viên
phải có phương pháp giáo dục thích hợp. Việc giáo dục ý thức chính trị cũng như
giáo dục tư tưởng đạo đức , pháp luật cho học sinh phải trên cơ sở ý nghĩa rút ra

của mỗi khái niệm và kiến thức bài giảng. Từ đó để học sinh cảm nhận và tự nâng
lên thành nhận thức và ý thức của bản thân. Tránh những lí thuyết chung chung,
tránh những lời hô hào phải thế này, thế nọ.
Giáo dục tư tuởng đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh phải
thiết thực, phù hợp với yêu cầu thự tiễn của xã hội hiện nay
- Những yêu cầu về lối sống hiện nay
- Những ứng xử hằng ngày của học sinh (trong gia đình, nhà trường, xã
hội...)
- Những vấn đề an toàn giao thông
- Những vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
- Những vấn đề về kỉ luật trong học tập, lao động.
Thứ hai: Đảm bảo các nguyên tắc của công tác giáo dục
Giáo dục tư tưởng đạo đức, chấp hành pháp luật cho học sinh thông qua
môn học GDCD đó là việc làm bắt buộc và khó. ở đây, phải xuất phát từ khái niện
đạo đức học của pháp luật để hình thành ở các em những tình cảm đạo đức, ý thức
tôn trọng pháp luật và các hành vi đạo đức, hành vi pháp luật. Chính vì vậy đòi hỏi
các phương pháp sau:
- Phải cho học sinh hiểu khái niệm rồi mới rút ra ý nghĩa vận dụng, hình
thành tư tưởng, tình cảm cho học sinh.
- Tính thực tiễn trong công tác giáo dục tư tưởng phải xuất phát từ thực tiễn
cuộc sống, thực tiễn cách mạng để giáo dục.
- Giáo dục tư tưởng đạo đức, pháp luật đáp ứng với yêu cầu thiết thực của
gia đình, học đường và xã hội ở địa phương nơi trường đóng.
12


- Giáo dục tư tưởng đạo đức, pháp luật phải phù hợp với đối tượng, phù hợp
với chương trình học.
Tất cả các nguyên tắc trên là sự kết hợp hài hoà và gắn liền cơ hữu với nhau,
không thể coi nặng cái này mà coi nhẹ cái kia. Một bài giảng gây được hứng thú

cho học sinh trước hết phải là một bài giảng có tính giáo dục tốt và phải biết vận
dụng kết hợp các nguyên tắc trên.
3. Một số biện pháp thực hiện
Công tác giáo dục tư tưởng đạo đức, pháp luật cho học sinh qua môn học
GDCD để được thực hiện tốt theo tôi cách dạy của giáo viên là quan trọng nhất.
Giáo viên là người gợi mở, học sinh tự do phát triển. Giáo viên dẫn dắt vấn đề,
đưa kiến thức và tình huống bên ngoài cuộc sống để cho giờ học thêm sinh động.
Giờ học, học sinh phải được "phát ngôn" theo sự hiểu biết của mình gắn với bài
học, giúp học sinh say mê với môn học. Giáo viên như một người bạn, người tâm
giao, có vướng mắc là các em hỏi ngay mà không ngại.
Với kiến thức ở SGK, giáo viên dựa vào khung sườn từ đó có cách gợi mở
với mỗi bài học để HS chủ động. Từ kiến thức nền đó, giáo viên "biến hóa" để HS
hiểu bài, biết thế nào là tốt - xấu, thực hiện đúng quy luật, đúng pháp luật, đúng
đường lối chủ trương hoặc ngược lại, hoặc nếu nguy hiểm thì cầu cứu ở đâu, xử sự
như thế nào....Tuy nhiên, cũng có cái khó là đồ dùng dạy học còn ít, tranh ảnh
minh họa cũng ít, phần lớn giáo viên phải tự chuẩn bị, tự làm, công sưu tầm tư liệu
mất rất nhiều thời gian.
Thực tế, nếu dập khuôn theo SGK thì môn GDCD là khô cứng, giáo điều,
HS rất khó hiểu. Chương trình GDCD THPT rất khó, nhiều bài liên quan đến chính
trị, tư tưởng ....Kiến thức đưa vào thì giáo viên và học sinh đều phải dạy và học,
tuy nhiên, để minh họa cho bài học dễ hiểu, sinh động là điều khá khó khăn. Từ
thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy để tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học GDCD
cần chú ý các biện pháp sau:
Biện pháp 1. Đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống vào bài giảng, học đi đôi
với hành, pháp luật gắn liền với đời sống, với nhiệm vụ phát triển toàn diện
con người, phát triển đất nước.
Đưa thực tiễn, tư liệu cuộc sống làm cho bài giảng phong phú sinh động, học
sinh dễ hiểu và có ấn tượng sâu bài học.Những tư liệu này phải phong phú, cập
nhật những vấn đề mang tính thời sự mà học sinh quan tâm. Muốn vậy, đòi hỏi
13



người giáo viên phải thường xuyên theo dõi những vấn đề của xã hội đặc biệt khi
đọc các thông tin trên báo, mạng, truyền hình giáo viên phải ghi lại những vấn đề
có thẻ phục vụ cho bài giảng.
Biện pháp này đòi hỏi trong quá trình dạy học nắm vững tri thức, nắm vững
cơ sở khoa học, kỹ thuật, văn hoá khi kết hợp hai điều kiện: Thứ nhất tri thức là
những điểm có hệ thống, quan trọng và then chốt hơn cả. Thứ hai tri thức đó phải
được vận dụng trong thực tiễn để cải tạo hiện thực, cải tạo bản thân. Thông qua đó
mà giúp họ ý thức rõ tác dụng của tri thức lý thuyết đối với đời sống, với thực tiễn,
với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành cho họ những kỹ năng vận
dụng chúng ở những mức độ khác nhau mà mức độ cao nhất là góp phần phát triển
kinh tế xã hội và văn hoá khoa học của đất nước.
"Giờ giảng tốt thường được bất đầu từ thực tiễn và kết thúc bằng thực tiễn"
Ulrich Lipp
Những gì được dạy trên lớp phải gắn với cuộc sống bên ngoài, ở quá khứ,
hiện tại và tương lai của người học. Với học sinh THPT, nếu nội dung học không
liên quan đến những sự việc các em biết, các em sẽ không muốn học. Các em chỉ
có thể hiểu lý thuyết qua ví dụ thực tế. Vậy chúng ta đã liên hệ thực tế như thế nào
trong bài giảng?
Đưa ra ví dụ liên quan đến công việc hàng ngày của người học là một cách
mở bài tốt. Ví dụ này khiến người nghe tò mò và nhận ra rằng giờ học sẽ đề cập
đến sự việc xung quanh của họ, gần gũi và hữu ích với họ. Khi người học thấy rõ
lợi ích của việc học, sẽ gây được hứng thú cho người học, họ sẽ tiếp thu bài tốt
hơn, học tập trung hơn. Sau khởi đầu thuận lợi, người dạy có thể đưa ra phần lý
thuyết như định nghĩa, giải thích, quy tắc... Đến cuối bài, người dạy cần phải thiết
lập lại mối liên hệ giữa bài học với thực tế của người học.
Một giờ giảng tốt, có hiệu quả cần gợi mở và thu hút người học bằng những
câu hỏi liên quan đến thực tế của họ, cung cấp cho họ kiến thức mới về lý thuyết
và kết thúc bằng các yêu cầu rất thực tế. Bài học được bắt đầu bằng thực tiễn và

kết thúc cũng bằng thực tiễn, như thế mới đảm bảo được việc học đi đôi với hành.
Để có thời gian liên hệ thực tế, nội dung bài giảng nên được cắt giảm và chỉ
tập trung vào những nội dung thực sự cần thiết. Thực tế cho thấy, giờ học ở GDCD
hiện nay phải truyền đạt quá nhiều nội dung, vì vậy mà mỗi giáo viên cần phải linh
hoạt trong việc chọn lọc điều gì là có ích nhất cho người học.
14


Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì “ Lý luận phải đem ra thực hành. Thực hành
phải nhằm theo lý luận. Lý luận cũng như cái tên. Thực hành cũng như cái đích để
bắn. Có tên mà không bắn hoặc bắn lung tung cũng như không có tên. Vì vậy,
chúng ta phải gắng học, đồng thời phải hành”.
Biện pháp 2: Tạo không khí tích cực trong giờ giảng
Việc học không phải lúc nào cũng là công việc vất vả. Học và chơi không
đối nghịch nhau, mà ngược lại. Khi người học tìm thấy niềm vui, sự hứng thú
trong học tập thì việc học cũng trở nên dễ dàng hơn. Trách nhiệm của người dạy là
hãy giúp người học cảm nhận được học là niềm vui.
Xác định thi đua là động lực thúc đẩy mọi nỗ lực của con người hướng
tới mục tiêu một cách hoàn thiện và nhanh nhất. Vì thế, bản thân luôn chú trọng tổ
chức tốt các hình thức thi đua học tập cho học sinh trong giờ học môn GDCD
thông qua các trò chơi tiếp sức, thi tuyên truyền viên giỏi, thi ứng xử lịch sự, tế
nhị, văn minh …
Để việc dạy hoc có hiệu quả và gây được hứng thú học tập cho các đối
tượng học sinh, bản thân đã đầu tư tốt cho từng khâu chuẩn bị từ nội dung chương
trình đến hình thức, thời gian thực hiện sao cho phù hợp với từng loại hình, thực
hiện tốt khâu giao nhiệm vụ và dặn dò cụ thể cho từng nhóm học sinh chuẩn bị
trước ở nhà.
Những cách khác nhau để tạo nên không khí tích cực, vui vẻ trong giờ học:
- Trò chơi khởi động tạo sự hào hứng
- Tôn trọng và quan tâm đến người học;

- Mang đến nhiều nụ cười hơn;
- Cử chỉ thân thiện, đặc biệt là ánh mắt, ngôn ngữ;
- Linh hoạt thay đổi phương pháp giảng để tạo sự sinh động......
Biện pháp 3: Sử dụng hợp lí hệ thống các phương tiện giảng dạy trực
quan đảm bảo tính khoa học, chuẩn xác, sinh động và dễ hiểu
Nếu chỉ giảng bằng cách thuyết trình, lượng kiến thức bị thất thoắt sẽ là bao
nhiêu phần trăm? Các nghiên cứu đã chỉ ra con số ấy là 80%.

15


Con người không chỉ học bằng cách nghe, mà còn học được nhiều bằng cách
quan sát. Vì thế, tất cả những nội dung quan trọng cần phải được trực quan hóa, và
trong suốt tiết học phải làm cho người học có thể nhìn thấy càng lâu càng tốt.
Trực quan hóa được thực hiện thông qua các phương tiện giảng dạy, như:
bảng, bảng ghim, bảng lật, trình chiếu bằng máy chiếu, dụng cụ trực quan, tranh,
ảnh, hình vẽ
Đây là phương pháp giảng dạy có nhiều ưu thế được hầu hết các giáo viên
sử dụng trong quá trình dạy học ở các nhà trường. Tuy nhiên, do tính đa dạng về
nội dung giáo dục của môn GDCD là xây dựng, rèn luyện ý thức, hành vi, thái độ,
nhân cách con người trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội nên các phương tiện, đồ
dùng giảng dạy trực quan chưa được các cấp quản lí các đơn vị chức năng thiết kế,
cung cấp cho việc dạy và học ở bộ môn này như các môn học khác. Để có được
những loại phương tiện, đồ dùng giảng dạy trực quan cần thiết theo yêu cầu tối
thiểu của từng bài dạy, bản thân cũng như hầu hết các giáo viên cùng dạy bộ môn
phải tự làm hoặc tự sưu tầm theo những tính toán dạy học chủ quan nên đôi lúc có
những thiếu sót về tính chính xác, chưa đảm bảo tính khoa học, thao tác, kĩ năng
khai thác, trình bày các phương tiện, đồ dùng dạy học này cũng có những bất cập,
chưa thật sự hợp lí … thậm chí đôi khi còn làm tăng thêm tính rườm rà, phức tạp
cho quá trình lĩnh hội các tri thức của học sinh.

Thấy được những ưu và hạn chế trong sử dụng phương pháp dạy học này,
bản thân đã tiến hành những điều chỉnh để khắc phục những sai sót, hạn chế từ
khâu chuẩn bị đến kĩ năng trình diễn các loại đồ dùng, phương tiện giảng dạy này
như : tranh ảnh, sơ đồ, mẫu chuyện … sao cho hợp lí, khoa học, chuẩn xác, sinh
động và dễ hiểu để thu hút sự tập trung, chú ý của các đối tượng học sinh. Từ đó
dẫn dắt các em đi vào nội dung của từng vấn đề, từng lĩnh vực của bài học đặt ra.
Mỗi khi giảng xong một nội dung nào đó, người dạy nên dán, treo quanh lớp học
hoăc trình chiếu để kiến thức luôn hiển thị trước mắt người học.
Biện pháp 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi phải rõ ràng, đảm bảo tính
khoa học, đủ nghĩa phù hợp với nội dung, và từng đối tượng học sinh
Hệ thống các câu hỏi là một phương tiện không thể thiếu trong quá trình
giảng dạy trên lớp của người giáo viên và được người giáo viên sử dụng nó một
cách linh hoạt, sáng tạo cùng với các phương pháp dạy học khác theo đặc trưng
của từng bộ môn. Xác định được tầm quan trọng và những lợi thế của phương
16


pháp dạy học này nên trong quá trình thiết kế, xây dựng nội dung bài dạy đến
việc tổ chức dạy và học trên lớp thì bản thân tôi luôn quan tâm xây dựng và khai
thác tốt các tính năng ưu điểm về hệ thống các câu hỏi trong một bài dạy dưới
nhiều dạng, loại khác nhau gồm
- Loại các câu hỏi chính đưa vào bài soạn (do bản thân đặt ra theo nội dung
từng mục của bài học hoặc có trong SGK )
- Loại các câu hỏi phụ để giúp học sinh phát hiện vấn đề; dạng câu hỏi
mang tính định hướng, dẫn dắt học sinh tiếp cận, nhận thức các tri thức mới; dạng
câu hỏi khêu gợi trí thông minh, sự hứng thú hoặc động viên nhằm phát huy sự
sáng tạo và tính tập trung của học sinh…
Việc sử dụng hệ thống các câu hỏi trong giảng dạy môn GDCD nếu được
người giáo viên khai thác một cách hợp lí thì dễ tạo cho học sinh những hứng thú
học tập, kích thích sự tích cực, tự giác và chủ động ở các em nhiều hơn do tính dễ

điều chỉnh độ khó, dễ của nó. Hệ thống các câu hỏi trong giảng dạy môn GDCD
thường ở các dạng, loại sau:
Thứ nhất là loại câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu khái niệm của một chuẩn
mực đạo đức hay qui định nào đó của pháp luật. Loại câu hỏi này thường được
xây dựng dưới 1 trong 3 hình thức sau :
Hình thức thứ nhất là yêu cầu học sinh hãy trình bày khái niệm về một
chuẩn mực đạo đức hay qui định nào đó của pháp luật;
Hình thức thứ hai hỏi về một chuẩn mực đạo đức hay qui định nào đó của
pháp luật là gì;
Hình thức thứ ba hỏi về một chuẩn mực đạo đức hay qui định của pháp
luật nào đó là thế nào.
Tùy nội dung của mỗi định nghĩa về chuẩn mực đạo đức hay quy định của
pháp luật mà người ta sẽ sử dụng 1 trong 3 loại câu hỏi này.
Loại câu hỏi dẫn dắt học sinh tìm hiểu ý nghĩa về một chuẩn mực đạo đức
hay qui định của pháp luật. Loại câu hỏi này thường được thể hiện dưới 1 trong 3
hình thức sau:
- Hãy trình bày ý nghĩa.
- Vì sao hoặc tại sao phải thực hiện về một chuẩn mực đạo đức hay qui định
nào đó của pháp luật.
17


- Nêu sự ích lợi của việc thực hiện về một chuẩn mực đạo đức hay qui định
của pháp luật nào đó.
Thứ hai là loại câu hỏi khơi dậy hay xác định ý thức trách nhiệm của người
công dân, của người học sinh trong việc thực hiện những vấn đề về một chuẩn
mực đạo đức hay qui định của pháp luật.
Biện pháp 5. Tăng cường gắn kết các nội dung bài học với các hoạt động
tổ chức thực hành của học sinh qua việc làm các bài tập, thực hiện các dự án
được giao, hoạt động sắm vai, sưu tầm tư liệu ...

Không ai có thể học được trong một thời gian dài nếu chỉ ngồi một chỗ và
tiếp thu với tinh thần thụ động. Khuyến khích người học có nghĩa là làm cho họ
vận động, chủ động, tích cực. Khi được khuyến khích, người nghe sẽ trở nên hứng
thú chủ động và học hỏi với tinh thần sảng khoái, sống động. Nếu không, khó ai có
thể tập trung nghe giảng suông được quá 30 phút.
Giáo viên có thể tổ chức học chủ động bằng nhiều cách khác nhau, chẳng
hạn:
- Tạo cơ hội cho người học đóng góp ý kiến, làm việc nhóm, tham gia hỏi đáp
- Làm bài tập;
- Thực hành;
- Người học truyền đạt lại nội dung vừa học cho người khác....
Tổ chức cho học sinh thực hành các nội dung bài học là một yêu cầu không
thể thiếu trong bất kì hình thức hay loại hình giáo dục nào. Ở môn GDCD thì việc
tổ chức cho học sinh thực hành về các kĩ năng sống theo những chuẩn mực đạo
đức và các qui định của pháp luật mà các em đã học lại càng có ý nghĩa và vai trò
đặc biệt vô cùng. Bởi vì đây là một môn học cóchức năng, nhiệm vụ rèn luyện và
hình thành nhân cách các đối tượng học sinh, giúp cho các học sinh luôn có những
đức tính và thói quen tốt đẹp, phấn đấu vươn tới những giá trị chân, thiện, mĩ từ
khi các em còn ngồi học trên ghế nhà trường. Có thể cụ thể hơn là chỉ thông qua
các hoạt động thực hành thì người giáo viên mới có đủ cơ sở để đánh giá đầy đủ
về ý thức và sự hiểu biết của học sinh về các vấn đề đã học. Đồng thời thực hành
cũng là thước đo để người giáo viên nắm biết được thái độ, tình cảm và lối sống
của mỗi học sinh trong thực hiện các chuẩn mực đạo đức và các qui định của pháp
18


luật một cách trung thực và tế nhị nhất. Với ý nghĩa và sự tác dụng của thực hành
như vậy, trong từng bài dạy bản thân luôn chú trọng khai thác đúng mức việc
hướng dẫn và tổ chức cho các đối tượng học sinh làm tốt các bài tập thực hành,
các tình huống, các sự kiện, thông tin trong SGK. Mặt khác, bản thân còn tổ chức

cho học sinh các lớp hoặc trong cùng khối thi đua trình bày, giới thiệu về những
sản phẩm tự làm, tự sưu tầm được như : tranh ảnh; video; mẩu chuyện “ người
tốt – việc tốt “; các sự kiện, thông tin, và các tư liệu khác có liên quan đến nội
dung bài học hay nằm trong nhóm chủ đề tuyên truyền, giáo dục của nhà trường
và xã hội.
4. Một số ví dụ về bài dạy minh họa vận dụng biện pháp tạo hứng thú
học tập cho học sinh khi giảng dạy GDCD cấp THPT
Hầu hết các bài trong chương trình GDCD cấp THPT đều có thể vận dụng
các biện pháp nêu trên vào quá trình giảng dạy để tạo sự hứng thú học tập cho học
sinh. Tuy nhiên, ở đây tôi chỉ trình bày một số ví dụ tiêu biểu, có hiệu quả trong
quá trình giảng dạy.

Bài 12- GDCD Lớp 10
CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH
( tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Học xong bài này học sinh cần nắm được
1. Về kiến thức: Hiểu được thế nào là tình yêu, tình yêu chân chính, từ đó có
những hiểu biết về những điều cần tránh trong tình yêu
19


2. Về kĩ năng: Vận dụng các kiến thức về tình yêu để có thái độ đúng đắn trong
tình yêu và quan niệm về tình yêu, phân biệt thế nào là tình yêu chân chính và tình
yêu không chân chính
3. Về thái độ: Đồng tình và ủng hộ những quan niệm, thái độ đúng và tiến bộ về
tình yêu,phê phán những nhận thức và hành vi lệch lạc, sai trái về quan niệm tình
yêu trong giai đoạn hiện nay.
II. CÁC NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN Ở HỌC SINH
Năng lực tự quản lí và phát triển bản thân, NL tư duy phê phán, năng lực
giao tiếp và giải quyết vấn đề và ứng dụng công nghệ thông tin…

III. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giải quyết vấn đề, đàm thoại, thảo luận nhóm,
thảo luận lớp, động não...
IV.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- SGK, SGV GDCD lớp 10.
- Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10
- Máy chiếu
V. TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Khởi động:
* Cách tiến hành:
- GV: Yêu cầu HS lắng nghe và rút ra kết luận của bản thân về câu chuyện
sau :
GV kể cho cho học sinh nghe câu chuyện
Ngày xửa ngày xưa, khi trái đất còn rất hoang vắng, có một hòn đảo nhỏ rất
xinh đẹp nằm giữa biển khơi lộng gió, đó là nơi mà tất cả các sắc thái của tình cảm
đều muốn chọn làm nơi trú ngụ. Niềm Vui, Nỗi Buồn, Tri Thức… cũng như tất cả
những tình cảm khác, kể cả Tình Yêu đều ở đó.
Một ngày nọ, một cơn địa chấn làm rung chuyển hòn đảo, tất cả được thông
báo rằng: hòn đảo sẽ bị chìm. Vì thế tất cả nên chuẩn bị tàu và rời khỏi đảo một
cách nhanh chóng nhất.
Không muốn chen lấn nên Tình Yêu là người cuối cùng rời khỏi đảo. Chẳng
may, thuyền của anh ta bị đánh dạt xa bờ. Hòn đảo đang dần chìm xuống từng giờ,
anh ta hốt hoảng cầu cứu mọi người hãy nhanh chóng giúp anh ta vào bờ.
20


Thịnh Vượng đang lướt qua trước mặt Tình Yêu trên một chiếc thuyền sang
trọng, thấy thế anh ta vội hét to: “Thịnh Vượng ơi, giúp tôi vào bờ với!”. Thịnh
Vượng đáp lời: “Ồ, tôi không thể, tàu của tôi đang chở rất nhiều vàng bạc, nặng
lắm rồi, không còn chỗ cho anh nữa đâu”.
Tình Yêu cuống cuồng vẫy vẫy tay kêu cứu Kiêu Hãnh, lúc này đang ngự

trên một du thuyền tuyệt đẹp, vừa rời khỏi đảo: “Kiêu Hãnh ơi, tôi đây, đưa tôi
cùng đi với anh nhé”. Kiêu Hãnh vênh váo bộ mặt trả lời thật lạnh lùng: “Anh nhìn
xem, chiếc thuyền của tôi quá hoàn hảo, từ chân tơ đến kẽ tóc, anh có thể phá hỏng
mọi thứ của tôi đấy”.
Quá tuyệt vọng, anh ta quay sang cầu cứu sự giúp đỡ của Nỗi Buồn, nhưng
lại nhận được một thái độ quá ư thờ ơ: “Anh không thấy tôi đang buồn rũ ra hay
sao, xin hãy để tôi được yên”.
Niềm Vui đang đi chếch về phía nam hòn đảo, nhưng may mắn thay cho nó,
nó đã không nghe được tiếng kêu cầu cứu của Tình Yêu.
Trong lúc tuyệt vọng nhất, bỗng một giọng nói vang lên, giọng nói của một
người đàn ông già: “Lại đây nào Tình Yêu, tôi sẽ đem anh vào bờ, nhanh lên chứ”.
Khi đã cập bờ an toàn, Tình Yêu vì quá vui mừng và sung sướng nên đã quên bẵng
hỏi tên người đàn ông ấy. Anh ta ray rứt vì không biết ai đã cứu mình. Anh ta hỏi
thăm nhiều người nhưng không ai biết, cho đến khi anh ta gặp Tri Thức, anh ta
được biết rằng đó là Thời Gian.
HS: 2-3 em phát biểu ý kiến
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm tìm hiểu về
khái niệm tình yêu.
* Mục tiêu: Học sinh nắm và hiểu được tình
yêu là gì?
*Cách tiến hành:
- GV định hướng cho học sinh: Hãy quan sát,
lắng nghe và cảm nhận cảm xúc trong đoạn
video.
- HS: xem video " Em yêu anh như yêu câu
21

Nội dung kiến thức cần đạt

1. Tình yêu.
a. Tình yêu là gì ?


Hoạt động của giáo viên và học sinh
hò ví dặm"

Nội dung kiến thức cần đạt

GV: Em hiểu thế nào về tình yêu qua bài hát
vừa nghe?
HS: Phát biểu ý kiến, và bổ sung
GV: Trong cuộc sống tình cảm của mỗi cá
nhân, tình yêu giữ vị trí đặc biệt. Nó góp phần
thúc đẩy hành vi và làm bộc lộ phẩm chất đạo
đức của cá nhân.
Tình yêu có nội dung rất rộng trong bài này
chúng ta sẽ đề cập tới tình yêu nam nữ.
GV: Chia lớp thành 3 nhóm
Giao nhiệm vụ cho các nhóm và yêu cầu thảo
luận trong thời gian 5'
THẢO LUẬN NHÓM
Nhóm 1 : Em hãy nêu một số câu ca dao, tục
ngữ nói về tình yêu ?
Nhóm 2 : Qua các bài thơ, bài hát, ca dao tục
ngữ hãy cho biết t/y có những biẻu hiện gì ?
Nhóm 3 : Hãy nêu một vài quan niệm khác
nhau về tình yêu ?
HS : Các nhóm thảo luận, cử đại diện nhóm
trình bày kết quả của nhóm mình

HS: Phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung
GV: Qua phân tích trên em hãy rút ra khái
niệm tình yêu ?
Tình yêu là sự rung cảm và
quyến luyến sâu sắc giữa hai
người khác giới. Ở họ có sự phù
hợp về nhiều mặt làm cho họ có
nhu cầu gần gũi, gắn bó với

HS: Phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung
GV: Chốt và HS ghi bài vào vở

22


Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: Tổ chức cho HS tham gia trò chơi
" Em hãy vẽ phác họa hình tượng người
yêu lí tưởng trong tương lai của mình"

Nội dung kiến thức cần đạt
nhau, tự nguyện sống vì nhau và
sẵn sàng hiến dâng cho nhau
cuộc sống của mình.

Lưu ý: HS có thể vẽ, hoặc miêu tả, hoặc nêu
thần tượng
HS: Tự phác họa theo suy nghĩ của mình
( to, cao, đẹp trai, giàu….hoặc giống hình mẫu
cụ thể như park yoo chun, park shin hye, Phan

Anh, Nhã Phương…
GV: Đặt câu hỏi
- Có ý kiến cho rằng: Tình yêu là chuyện của
hai người nam nữ, cha mẹ và xã hội không có
quyền can thiệp.Ý kiến đó đúng hay sai? Vì
sao?
- Hiện nay tình yêu đồng giới bị dư luận lên
án gay gắt nhưng ở môt số nước pháp luật đã
đồng ý cho hôn nhân đồng giới? bản thân em
thấy vấn đề này như thế nào?

- Quan niệm cơ bản về tình
yêu.

Xã hội không can thiệp đến tình
yêu cá nhân nhưng có trách
nhiệm hướng dẫn mọi người có
HS: phát biểu và bổ sung
quan niệm đúng đắn về tình yêu,
GV Kết luận, ghi bảng
đặc biệt là ở những người bắt
Hoạt động 2: Đàm thoại tìm hiểu về tình
đầu bước sang tuổi thanh niên.
yêu chân chính
b. Thế nào là tình yêu chân
* Mục tiêu: Học sinh nắm được khái niệm,
chính.
biểu hiện của tình yêu chân chính
* Cách tiến hành:
GV: Em có thể chỉ ra các quan điểm và thái độ

của các giai cấp trong lịch sử về tình yêu nam
nữ.
HS: Phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung.
23


Hoạt động của giáo viên và học sinh
GV: tập hợp các ý kiến của học sinh và đưa ra
kết luận

Nội dung kiến thức cần đạt

GV: Em có suy nghĩ gì về các quan điểm và
thái độ trong xã hội phong kiến về tình yêu?
HS: Phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung
GV: Mỗi chế độ xã hội khác nhau thì có quan
niệm khác nhau về tình yêu. Những quan niệm
về tình yêu trong xã hội phong kiến đã lỗi
- Xã hội phong kiến “ thọ thọ
thời, lạc hậu không còn phù hợp.
bất thân” không được gần nhau.
GV: Vậy trong xã hội hiện nay tình yêu được
- Việc hôn nhân: “ môn đăng hộ
quan niệm như thế nào?
đối” “cha mẹ đặt đâu con ngồi
HS: Phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung
đấy”
GV: Theo em thế nào là một tình yêu chân
chính ?
HS: Phát biểu ý kiến

GV: Dựa vào những biểu hiện nào để có thể
biết đó là tình yêu chân chính?
Hs: Phát biểu ý kiến
GV: Kết luận, ghi bảng.
Khái niệm: Là tình yêu trong
sáng, lành mạnh, phù hợp với
quan niệm đạo đức tiến bộ xã
GV: Em hãy lấy ví dụ về một câu chuyện tình
hội.
yêu chân chính mà em biết, từ đó hãy nêu biểu
hiện của tình yêu chân chính? ( HS ĐƯỢC
GIAO NHIỆM VỤ TIẾT TRƯỚC VỀ NHÀ TÌM
HIỂU)

HS: Phát biểu ý kiến, nhận xét, bổ sung

- Biểu hiện :

GV: Mác- Gienny, chuyện tình yêu của + Tình cảm chân thực, quyến
Nguyễn Quốc Huy (quê Thái Bình) và luyến, gắn bó
Nguyễn Thị Nga (quê Hưng Yên), cả hai cùng
+ Quan tâm đến nhau, không vụ
24


Hoạt động của giáo viên và học sinh
sinh năm 1988.

Nội dung kiến thức cần đạt
lợi

+ Chân thành, tôn trọng lẫn
nhau
+ Sự cảm thông, lòng vị tha

=>Tình yêu chân chính làm cho
con người trưởng thành và hoàn
thiện hơn. Tình yêu là động lực
mạnh mẽ để cá nhân vươn lên tự
Hoạt động 3: Xử lý tình huống tìm hiểu về hoàn thiện bản thân.
một số điều cần tránh trong khi yêu.
* Mục tiêu:
Học sinh nêu được những điều nên tránh trong
tình yêu đó lên án những hành vi lợi dụng,
trục lợi, tính toán trong tình yêu
* Cách tiến hành:
GV chuyển ý: Trong cuộc sống, không phải
ai cũng có quan niệm đúng về tình yêu, có
không ít bạn trẻ hiện nay do chưa nhận thức
được tầm quan trọng của tình yêu cũng như
một tình yêu chân chính nên có những biểu
hiện chưa đúng trong tình yêu. Mỗi chúng ta
cần phải hiểu rõ những gì cần làm và những gì
không nên làm trong tình yêu.
GV: Cho học sinh thảo luận tình huống sau
theo cặp đôi
Lan là một nữ sinh lớp 10A1 vừa xinh đẹp c. Một số điều cần tránh trong
vừa học giỏi. Có rất nhiều chàng theo đuổi. tình yêu.
Thắng là bạn học cùng lớp với Lan. Một lần
Thắng đã cá cược với Hoàng là có thể cưa đổ
được Lan. Thắng đã quan tâm, chiều chuộng

lan hết mực và lan đã cảm động trước tình
25


×