Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

(SKKN 2022) HƯỚNG dẫn học SINH lớp 9 GIẢI bài tập về OXIT AXIT tác DỤNG với DUNG DỊCH KIỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.84 KB, 21 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Bài tập hoá học là một phần rất quan trọng trong một hệ thống hồn chỉnh
các nội dung kiến thức hố học. Thơng qua bài tập hố học, học sinh có cơ hội
củng cố, mở rộng kiến thức hố học và do đó có cơ hội rèn luyện và phát triển
các thao tác tư duy.
Trong q trình giảng dạy mơn Hóa học tại trường THCS Thọ Vực, nhận
thấy dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm là một chuyên đề hay,
nội dung phong phú, liên quan đến kiến thức của nhiều chủ đề trong chương
trình hóa học lớp 9: Oxit, bazơ, muối, phi kim, cacbon và hợp chất của cacbon,
và cả toán đốt cháy các hợp chất hữu cơ... Nên dạng bài tập này học sinh thường
xuyên gặp khi học Hóa 9.
Trong q trình ơn luyện cho đội tuyển học sinh giỏi của trường và đội
tuyển học sinh giỏi của huyện, thấy dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch
kiềm cũng thường xuyên được khai thác trong đề thi học sinh giỏi các cấp và thi
vào trường chuyên.
Trong thực tế, nếu không được hướng dẫn kỹ về cơ sở lý thuyết và phương
pháp giải thì học sinh thường gặp khó khăn khi giải dạng bài tập này. Các em
thường vướng mắc ở các điểm sau:
- Các em chưa biết căn cứ theo tỉ lệ số mol để biện luận xác định sản phẩm
tạo thành là muối axit hay muối trung hịa, hay cả 2 muối, nên có thể viết sai,
thiếu PTHH, dẫn tới kết quả sai.
- Học sinh thường nhầm lẫn đây là bài toán xác định chất hết chất dư, khi
đề cho biết số mol của cả 2 chất tham gia là oxit axit và kiềm.
- Học sinh chưa biết phân chia trường hợp, nên có thể giải khơng đủ các
trường hợp xảy ra, bỏ sót nghiệm.
- Với các bài tập cho ở dạng đồ thị, các em ít gặp nên phân tích các số liệu
trên đồ thị chưa quen, lúng túng trong cách giải.
Sau nhiều năm giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm, để gỡ bỏ những vướng
mắc trên của các em học sinh, nâng cao chất lượng dạy học, tôi đã nghiên cứu
và áp dụng đề tài “Kinh nghiệm dướng dẫn phương pháp giải dạng bài tập về


oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm cho học sinh lớp 9 trường THCS Thọ
Vực” vào giảng dạy. Cũng hy vọng đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào nguồn
tài liệu tham khảo cho đồng nghiệp, cho các em học sinh lớp 9, đặc biệt là các
em trong đội tuyển học sinh giỏi.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Bản thân tôi nghiên cứu đề tài này nhằm giúp các em học sinh hiểu rõ cơ
sở lý thuyết của dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm, biết nhận
dạng bài tập và biết phương pháp giải phù hợp với mỗi dạng bài cụ thể, khắc
phục những sai lầm thường mắc phải như đã nêu trên.
- Năm học 2020-2021 tôi cùng đồng nghiệp được phân công nhiệm vụ bồi
dưỡng lớp đội tuyển học sinh giỏi hóa của huyện, việc nghiên cứu đề tài SKKK
2


cũng giúp tơi có thêm nguồn tài liệu áp dụng vào bồi dưỡng đội tuyển của
trường, của huyện.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu tổng quát về dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung
dịch kiềm, từ cơ sở lý thuyết tới phân dạng bài tập chi tiết và cách hướng dẫn
học sinh giải từng dạng cụ thể.
Trong giới hạn của đề tài này, chỉ nghiên cứu được về oxit axit là CO 2, SO2
tác dụng với dung dịch kiềm. Phần P2O5 tác dụng với dung dịch kiềm sẽ tiếp tục
được nghiên cứu phát triển ở giai đoạn tiếp theo.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
Không chỉ dừng lại ở điều tra thực trạng mà phải điều tra qua từng giai
đoạn trong suốt thời gian áp dụng đề tài, thống kê và phân tích số liệu điều tra để

từ đó rút ra nguyên nhân và biện pháp điều chỉnh.

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Xét dạng bài tập oxit axit là CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm của kim
loại hóa trị I là NaOH, KOH; hoặc dung dịch kiềm của kim loại hóa trị II là
Ca(OH)2, Ba(OH)2.
- Khi cho khí CO2 tác dụng với dung dịch NaOH có thể xảy ra các phản
ứng:
CO2 + NaOH → NaHCO3
(1)
1
1
1
(mol)
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
(2)
1
2
1
(mol)
Tùy thuộc vào tỉ lệ số mol giữa CO2 và NaOH mà sản phẩm có thể tạo ra
mình muối trung hịa, mình muối axit, hoặc hỗn hợp cả hai muối.
- Khi cho CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 có thể xảy ra các phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3(r) + H2O (1)
1
1
1
(mol)
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2(dd)

(2)
2
1
1
(mol)
Tùy thuộc vào tỉ lệ số mol giữa CO2 và Ca(OH)2 mà sản phẩm có thể tạo ra
mình muối trung hịa CaCO3 (khơng tan), mình muối axit Ca(HCO3)2 (tan), hoặc
hỗn hợp 2 muối.
- SO2 có phản ứng tương tự CO2; KOH có phản ứng tương tự NaOH;
Ba(OH)2 có phản ứng tương tự CaOH)2.
3


2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
a. Thuận lợi:
- Hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục đại trà và đặc biệt là chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi là vấn đề được Hội
đồng sư phạm trường THCS Thọ Vực đặt lên hàng đầu.
- Bản thân là giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, với việc bồi dưỡng HSG.
- Học sinh trường THCS Thọ Vực đa số các em ngoan, chủ yếu sống ở
vùng nông thôn nên các em chăm chỉ, chịu khó.
b. Khó khăn:
- Với chất lượng đại trà: Những năm gần đây tỉnh ta thường thi tuyển lên
lớp 10 THPT bằng ba mơn Tốn, Văn, Tiếng Anh, nên một số học sinh chưa chú
trọng học mơn Hóa, dẫn tới chưa nắm vững kiến thức cơ bản như: Lập PTHH,
giải bài tập tính theo PTHH, bài tập liên quan đến biện luận phân chia trường
hợp...
- Thời lượng dành để luyện tập, sửa bài tập cho các em cịn ít, nên chưa có
điều kiện để phân loại các dạng bài tập, hướng dẫn phương pháp giải toán đối với từng
dạng cụ thể, dẫn tới kỹ năng giải bài tập hóa học của các em chưa tốt.

- Với việc nâng cao chất lượng học sinh giỏi: Là học sinh vùng nông thôn
nên điều kiện học tập của các em cịn gặp nhiều khó khăn. Tài liệu tham khảo
cịn hạn chế. Số lượng học sinh thực sự có năng lực để có thể học chương trình
luyện thi nâng cao là không nhiều.
c. Chất lượng học sinh:
Kết quả khảo sát kỹ năng giải bài tập oxit axit với dung dịch kiềm trước
khi đưa đề tài SKKN vào giảng dạy tại lớp 9A- Trường THCS Thọ Vực như sau:
KQ khảo sát
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu
Kém
(9,0-10) (7,0-8,9) 5,0-6,9 (2,6-4,9)
(0-2,5)
Tổng số HS
SL % SL %
SL %
SL %
SL %
26 em
1 3,8 5 19,2 12 46,3 7 26,9 1 3,8
2.3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Theo kinh nghiệm của cá nhân tơi, để học sinh hiểu sâu sắc và có kỹ năng
giải thành thạo dạng bài tập về CO 2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm, giáo viên
thực hiện một số việc sau:
- Giúp học sinh hiểu kỹ cơ sở lý thuyết về phản ứng giữa oxit axit tác dụng
với dung dịch kiềm. Hướng dẫn để học sinh hiểu sản phẩm của phản ứng phụ
thuộc vào tỉ lệ số mol của oxit axit và kiềm, từ đó xác định được đã xảy ra
những phản ứng nào, viết phương trình hóa học xảy ra, dựa vào dữ kiện đề cho

để giải, chứ không nhầm lẫn với dạng bài tập chất hết - chất dư thông thường
(khi biết trước số mol của cả 2 chất tham gia là CO2, SO2 và kiềm)
- Giúp học sinh biết nhận dạng, phân dạng bài tập và nắm vững phương
pháp giải đối với từng dạng cụ thể.
- Với mỗi dạng, cho học sinh làm nhiều bài tương tự, độ khó phát triển dần
để rèn kỹ năng giải bài tập cho học sinh.
4


Để thực hiện mục tiêu trên, trong quá trình giảng dạy dạng toán về CO 2,
SO2 tác dụng với dung dịch kiềm, tôi đã phân dạng cụ thể và hướng dẫn phương
pháp giải phù hợp với mỗi dạng như sau:
2.3.1. CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm của kim loại hóa trị I như
NaOH, KOH.
Khi cho khí XO2 (CO2 hoặc SO2) tác dụng với dung dịch kiềm MOH
(NaOH hoặc KOH) có thể xảy ra các phản ứng viết dưới dạng tổng quát sau:
XO2 + MOH → MHXO3
(1)
1
1
1
(mol)
XO2 + 2MOH → M2XO3 + H2O
(2)
1
2
1
(mol)
Tùy thuộc vào tỉ lệ số mol giữa XO2 và MOH mà sản phẩm có thể tạo ra
mình muối trung hịa, mình muối axit, hoặc hỗn hợp cả hai muối.

- Nếu biết trước số mol của 2 chất tham gia, dựa vào tỉ lệ số mol giữa kiềm
n

MOH
và oxit axit ( T = n ) => ta có thể xác định được muối tạo thành là muối gì =>
XO
Viết PTHH tương ứng để giải.
- Có những bài tốn khơng thể tính T. Khi đó phải dựa vào những dữ kiện
phụ để tìm ra khả năng tạo muối sau phản ứng (Gọi dung dịch tạo thành sau phản
ứng là A).
2

+ Trường hợp kiềm dư => chỉ tạo muối trung hòa Na 2CO3 (K2CO3)
+ Nếu đề cho biết khi thêm BaCl2 vào dung dịch A thấy tạo kết tủa trắng =>
trong dung dịch A có muối trung hịa Na2CO3 (K2CO3).
+ Thêm Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 vào dung dịch A thấy xuất hiện kết tủa
trắng → trong dung dịch A có muối axit NaHCO3 (KHCO3).
+ Nếu thêm BaCl2 dư vào dung dịch A thấy tạo kết tủa trắng, sau đó
thêm tiếp Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 vào dung dịch A thấy xuất hiện thêm kết tủa
trắng => trong dung dịch A có cả muối axit và muối trung hòa.
- Hấp thụ CO2, (SO2) vào bình dd NaOH (KOH) làm khối lượng bình tăng
=> mbình tăng = mdd tăng = mchất hấp thụ (CO2, SO2)
- Nếu khơng có các dữ kiện trên thì chia trường hợp để giải.

Dạng 1

Biết số mol các chất tham gia phản ứng => Tính khối lượng
muối tạo thành.

* Kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giải theo từng bước như sau:

- Bước 1: Tìm số mol của XO2 và số mol kiềm (Nếu đề chưa cho sẵn số
mol mà chỉ cho dữ liệu để tính thì mới làm bước này).
n

MOH
- Bước 2: Đặt T = n .
XO
2

5


- Bước 3: Từ giá trị của T => Biện luận xác định muối nào được tạo thành
=> Viết PTHH tương ứng và tính theo các PTHH đó.
+ Nếu T ≤ 1: Chỉ xảy ra phản ứng (1), sản phẩm tạo thành chỉ có muối
axit MHXO3. (T=1: phản ứng vừa đủ; T < 1: oxit axit dư)
+ Nếu T ≥ 2: Chỉ xảy ra phản ứng (2), sản phẩm tạo thành chỉ có muối
trung hịa M2XO3. (T=2: phản ứng vừa đủ; T > 2: kiềm dư)
+ Nếu 1< T < 2: Xảy ra cả phản ứng (1) và (2), sản phẩm tạo thành gồm
cả 2 muối là MHXO3 và M2XO3.
* Một số ví dụ minh họa cụ thể:
Ví dụ 1: Dẫn 1,12 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 0,2M, sau
phản ứng thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tan trong dd X.
Hướng dẫn giải
1,12

0,2.200
= 0,04 (mol )
Ta có: nCO = 22,4 = 0,05 (mol ) ; nNaOH =
1000

2

n

0,04

NaOH
=
= 0,8
Đặt T = n
0,05
CO
Vì T < 1 => chỉ xảy ra phản ứng tạo muối axit NaHCO 3, và sau phản ứng
CO2 còn dư.
PTHH:
CO2 + NaOH 
→ NaHCO3
0,04
0,04
0,04
(mol)
Theo PTHH ta có: nNaHCO3 = nNaOH = 0,04 (mol)
=> mNaHCO = 0,04.84 = 3,36 ( g )
2

3

Ví dụ 2: Dẫn từ từ 8,96 lít khí CO2 (đktc) vào 240 gam dung dịch NaOH
15%. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch sau phản ứng.
Hướng dẫn giải

8,96

240.15
= 0,9 (mol )
Ta có: nCO = 22,4 = 0,4 (mol ) ; nNaOH =
100.40
2

n

0,9

NaOH
=
= 2,25
Đặt T = n
0,4
CO
Vì T >2 => chỉ xảy ra phương trình tạo muối trung hòa và NaOH còn dư.
→ Na2CO3 + H2O
PTHH:
CO2 + 2 NaOH 
0,4
0,8
0,4
(mol)
Dung dịch sau phản ứng chứa Na2CO3 và NaOH dư.
Theo PTHH ta có:
n Na CO = nCO = 0,4 (mol )
=> mNa CO = 0,4.106 = 42,4 ( g )

n NaOHdu = 0,9 − 0,8 = 0,1 (mol ) => m NaOH du = 0,1.40 = 4( g )
Áp dụng định luật bảo tồn khối lượng, ta có:
mdd(sau phản ứng) = mCO2 + mddNaOH = 0,4.44 + 240 =257,6 (gam)
2

2

3

2

2

3

6


Nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:
C %( Na2CO3 ) =

42,4
4
.100% = 16,46% ; C %( NaOH du ) =
.100% = 1,55% .
257,6
257,6

Ví dụ 3: Nung 20 gam CaCO3 rồi dẫn tồn bộ khí CO2 sinh ra vào 200g
dung dịch NaOH 5%. Sau khi phản ứng kết thúc thu được những muối nào

và có khối lượng là bao nhiêu?
( Trích bài 1trang 63- Bài
tập chọn
Hướng
dẫn lọc
giảiHóa học 9 – Tác giả Bùi Tá
Bình)
20
200.5
10
= 0,2 (mol ) ; mNaOH =
= 10 ( g ) => nNaOH =
= 0,25 (mol )
Ta có: nCaCO =
3

100

100

40

PTHH: CaCO3 → CaO + CO2 (1)
Theo PTHH (1) ta có: nCO = nCaCO = 0,2 (mol )
to

2

3


n NaOH 0,25
=
= 1,25
Đặt T = n
0,2
CO2

Vì 1 < T < 2 nên sản phẩm tạo thành gồm cả 2 muối Na2CO3 và NaHCO3.
Gọi x và y lần lượt là số mol Na2CO3 và NaHCO3 tạo thành.
PTHH: CO2 + 2 NaOH 
→ Na2CO3 + H2O (2)
x
2x
x
(mol)
CO2 +
NaOH 
→ NaHCO3
(3)
y
y
y
(mol)
n
=
x
+
y
=
0

,
2
(
mol
)
- Theo PTHH (1) và (2) ta có: CO
(I)
nNaOH = 2 x + y = 0,25 ( mol ) (II)
- Theo đề bài ta có:
Từ (I) và (II) giải ra ta được: x = 0,05 mol; y = 0,15 mol.
Khối lượng mỗi muối tạo thành sau phản ứng là:
m Na CO = 0,05.106 = 5,3 ( g ) ; mNaHCO = 0,15.84 = 12,6 ( g )
2

2

Dạng 2

3

3

Biết số mol của 1 trong 2 chất tham gia phản ứng và khối
lượng muối tạo thành => Tính số mol chất cịn lại.

* Kinh nghiệm:
Dạng bài này khơng tính trước được tỉ lệ số mol T, nên không biết trước
muối tạo thành là mình muối axit, mình muối trung hịa, hay hỗn hợp cả 2 muối.
Hãy bắt đầu từ chất mà đề bài đã cho biết số mol.
- Viết 2 PTHH có thể xảy ra tạo 2 muối theo phương pháp song song.

- Giả sử toàn bộ chất đã cho biết số mol phản ứng hết tạo ra muối axit, khi
đó khối lượng muối axit thu được là m1 gam.
- Giả sử toàn bộ chất đã cho biết số mol phản ứng hết tạo ra muối trung
hịa, khi đó khối lượng muối trung hòa thu được là m2 gam.
- So sánh khối lượng muối đề cho (m gam) với các giá trị m1, m2.
+ Nếu m1< m< m2 => sản phẩm tạo cả 2 muối.

7


+ Nếu m < m1 và m < m2 => chất đề cho biết trước số mol đó đang cịn dư
sau phản ứng. (Nếu cho trước số mol oxit axit, mà oxit axit dư thì muối tạo
thành là muối axit; nếu cho trước số mol kiềm, mà kiềm dư thì muối tạo thành là
muối trung hòa).
- Kết luận thực tế bài tốn xảy ra phản ứng nào, tạo muối gì => dựa vào
PTHH đó và giải theo PTHH để tìm số mol của chất cịn lại.
(Cách khác, cũng có thể chia các trường hợp: giả sử muối tạo thành chỉ có
mình muối trung hịa, hoặc mình muối axit, hoặc hỗn hợp 2 muối để giải,
trường hợp nào cho nghiệm phù hợp thì nhận).
* Một số ví dụ minh họa cụ thể:
Ví dụ 1: Sục 11,2 lít SO2 (đktc) vào 700 ml dung dịch NaOH, sau phản
ứng thu được dung dịch có chứa 56,4 gam muối. Tính nồng độ mol của
dung dịch NaOH đã dùng. Hướng dẫn giải
Hướng dẫn giải
11,2

Ta có: nSO = 22,4 = 0,5 (mol )
2

- Các PTHH có thể xảy ra:

SO2 + 2NaOH 
→ Na2SO3 + H2O (1)
x
2x
x
(mol)
SO2 +
NaOH 
→ NaHSO3
(2)
y
y
y
(mol)
* Giả sử toàn bộ SO2 tạo muối Na2SO3 thì khối lượng muối thu được là:
- Theo PTHH (1): nNa SO = nSO = 0,5 (mol ) ⇒ mNa SO 3 = 0,5.126 = 63 ( g )
2

3

2

2

* Giả sử tồn bộ SO2 tạo muối NaHSO3 thì khối lượng muối thu được là:
- Theo PTHH (2): nNaHSO = nSO = 0,5 (mol ) = >mNaHSO = 0,5.104 = 52 ( g )
3

2


3

Khối lượng muối thực tế đề cho là 56,4 gam.
Ta thấy: 52 < 56,4 < 63 nên SO2 đã phản ứng tạo ra cả 2 muối Na2SO3 và
NaHSO3.
Gọi x và y lần lượt là số mol Na2SO3 và NaHSO3 tạo thành.
- Theo PTHH (1) và (2) ta có: nSO = x + y = 0,5 (mol ) (I)
- Theo đề bài ta có:
mmuối = 126x+104y = 56,4 (g) (II)
- Từ (I) và (II) giải ra ta được: x = 0,2 mol; y = 0,3 mol.
Tổng số mol NaOH bằng:
2.0,2+ 0,3 = 0,7 (mol)
2

0,7

=> CM (NaOH) = 0,7 = 1 ( M )
Ví dụ 2: Sục V lít khí CO2 vào 300 ml dung dịch KOH 1M, sau phản
ứng kết thúc thu được dung dịch có chứa 26,9 g muối. Tính V (đktc).
Hướng dẫn giải
8


Ta có: nKOH = 0,3.1 = 0,3 (mol )
- Các PTHH có thể xảy ra:
CO2 + 2KOH 
→
x
2x
CO2 +

KOH 
→
y
y

K2CO3 + H2O (1)
x
(mol)
KHCO3
(2)
y
(mol)

* Giả sử toàn bộ KOH tạo muối K2CO3 thì khối lượng muối thu được là:
1
2

- Theo PTHH (1): nK CO = nKOH = 0,15 (mol ) ⇒ mK CO 3 = 0,15.138 = 20,7 ( g )
2

3

2

* Giả sử tồn bộ KOH tạo muối KHCO3 thì khối lượng muối thu được là:
- Theo PTHH (2): nKHCO = nKOH = 0,3 (mol ) = >mKHCO = 0,3.100 = 30 ( g )
3

3


Khối lượng muối thực tế đề cho là 26,9 gam.
Ta thấy: 20,7 < 26,9 < 30 nên thực tế KOH đã phản ứng hết tạo ra cả 2 muối
K2CO3 và KHCO3.
Gọi x và y lần lượt là số mol K2CO3 và KHCO3 tạo thành.
- Theo PTHH (1) và (2) ta có: nKOH = 2 x + y = 0,3 (mol ) (I)
- Theo đề bài ta có:
mmuối = 138x+100y = 26,9 (g) (II)
- Từ (I) và (II) giải ra ta được: x = 0,05 mol; y = 0,2 mol.
Theo PTHH (1) và (2):
∑ nCO2 = x + y = 0,05 + 0,2 = 0,25 (mol )
=> V= 0,25.22,4 = 5,6 (l).
* Bài tập tự luyện:
- Dạng tính được tỉ lệ T:
Bài 1: Nung 20 gam CaCO3 và hấp thụ hồn tồn khí CO 2 sinh ra vào 0,5 lít dd
NaOH 0,56 M. Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng
(Biết thể tích dung dịch thay đổi khơng đáng kể).
(Trích ví dụ 3 - Trang 105 - Tuyển tập phụ đạo – Bồi dưỡng mơn hóa học THCS – Tác
giả Lê Ngọc Tú – Nhà xuất bản Thanh Hóa 2020)

Bài 2: Hấp thụ hồn tồn 5,04 lít khí CO2 (đktc) vào dd chứa 250 ml dung dịch
NaOH 1,75M thu được dung dịch X. Tính khối lượng muối tan trong dd X.
Bài 3: Hấp thụ hồn tồn 1,12 lít khí CO 2 (đktc) vào 160 gam dung dịch NaOH
1% thu được dung dịch X. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dd X
- Dạng khơng tính được tỉ lệ T:
Bài 4. Đốt 8,96 lít H2S (đktc) rồi dẫn sản phẩm khí sinh ra vào V lít dung dịch
NaOH 25% (d=1,28 g/ml) thu được 46,88 gam muối. Tính V.
Bài 5: Hồ tan 20 gam hỗn hợp X gồm MgCO 3 và RCO3 (tỉ lệ mol là 1:1) bằng
dung dịch HCl. Lượng khí sinh ra hấp thụ vào 200 ml dung dịch NaOH 2,5M
thu được dung dịch A. Thêm BaCl 2 dư vào A thu được 39,4 gam kết tủa. Tìm R
và khối lượng các muối trong X.

9


Bài 6: Sục hết 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch NaOH 0,16 M .
Sau thí nghiệm được dung dịch A. Rót 25 ml dung dịch B (gồm BaCl2 0,16 M +
Ba(OH)2 x M) vào dung dịch A được 3,94 gam kết tủa. Tìm x.
Bài 7: Hỗn hợp khí A (gồm CO 2, SO2) có tỉ khối so với H2 là 27. Dẫn a mol hỗn
hợp khí A từ từ qua bình đựng 1 lít dd NaOH 1,5a M. Sau phản ứng thu được m
(g) muối khan. Tìm m theo a?
(Trích ví dụ - Trang 118 - Tuyển tập phụ đạo – Bồi dưỡng mơn hóa học THCS – Tác
giả Lê Ngọc Tú – Nhà xuất bản Thanh Hóa 2020)

2.3.2. CO2, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm của kim loại hóa trị II như
Ca(OH)2, Ba(OH)2.
Khi cho khí XO2 (CO2 hoặc SO2) tác dụng với dung dịch kiềm M(OH) 2
(Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2) có thể xảy ra các phản ứng viết dưới dạng tổng quát
sau:
XO2 + M(OH)2 → MXO3 + H2O
(1)
1
1
1
(mol)
2XO2 + M(OH)2 → M(HXO3)2
(2)
2
1
1
(mol)
Tùy thuộc vào tỉ lệ số mol giữa XO 2 và M(OH)2 mà sản phẩm có thể tạo ra

mình muối trung hịa (khơng tan trong nước), mình muối axit (tan trong nước),
hoặc hỗn hợp cả hai muối.
- Nếu biết trước số mol của 2 chất tham gia, dựa vào tỉ lệ số mol giữa kiềm
n

XO
và oxit axit ( T = n
) => ta có thể xác định được muối tạo thành là muối gì
M (OH )
=> Viết PTHH tương ứng để giải.
- Có những bài tốn khơng thể tính T. Khi đó phải dựa vào những dữ kiện
phụ để tìm ra khả năng tạo muối sau phản ứng.
2

2

+ Trường hợp kiềm dư => chỉ tạo muối trung hòa CaCO 3 (BaCO3).
+ Trường hợp oxit axit dư => chỉ tạo muối axit Ca(HCO3)2 (Ba(HCO3)2)
+ Hấp thụ CO2 vào nước vơi trong thấy có kết tủa => chứng tỏ có tạo muối
trung hịa. Nếu thêm kiềm vào thấy có tạo thêm kết tủa => chứng tỏ sản phẩm có
tạo muối axit Ca(HCO3)2.
+ Hấp thụ CO2 vào nước vơi trong thấy có kết tủa, lọc bỏ kết tủa, rồi đun
nóng nước lọc lại thấy tạo thêm kết tủa nữa => chứng tỏ sản phẩm tạo cả CaCO 3 và
Ca(HCO3)2.
- Sự tăng giảm khối lượng bình đựng dung dịch kiềm khi hấp thụ khí CO 2,
SO2 (hoặc sản phẩm đốt cháy cháy có chứa các oxit trên) vào bình Ca(OH) 2 hay
Ba(OH)2:
=> mbình tăng = mchất hấp thụ (CO2, SO2, hoặc sản phẩm đốt cháy có cả nước)
mdd tăng = mchất hấp thụ - mkết tủa
mdd giảm = mkết tủa – m chất hấp thụ

- Nếu khơng có các dữ kiện trên thì chia trường hợp để giải.

10


Biết số mol các chất tham gia phản ứng => Tính khối lượng
muối tạo thành.

Dạng 1

* Kinh nghiệm: Hướng dẫn học sinh giải theo từng bước như sau:
- Bước 1: Tìm số mol của XO2 và số mol kiềm (Nếu đề chưa cho sẵn số
mol mà chỉ cho dữ liệu để tính thì mới làm bước này).
n

XO
- Bước 2: Đặt T = n
.
M (OH )
- Bước 3: Từ giá trị của T => Biện luận xác định muối nào được tạo thành
=> Viết PTHH tương ứng và tính theo các PTHH đó.
2

2

+ Nếu T ≤ 1: Chỉ xảy ra phản ứng (1), sản phẩm tạo thành chỉ có muối
trung hịa CaCO3 (BaCO3). (T=1: phản ứng vừa đủ; T < 1: kiềm dư)
+ Nếu T ≥ 2: Chỉ xảy ra phản ứng (2), sản phẩm tạo thành chỉ có muối
axit M(HXO3)2 (T=2: phản ứng vừa đủ; T > 2: oxit axit dư)
+ Nếu 1< T < 2: Xảy ra cả 2 phản ứng (1) và (2), sản phẩm tạo thành gồm

cả 2 muối là M(HXO3)2 và MXO3.
Chú ý:
- Phản ứng đã tạo muối trung hịa thì khơng dư oxit axit, vì chúng phản
ứng được với nhau: CaCO3 + CO2 + H2O 
→ Ca(HCO3)2
- Phản ứng đã tạo muối axit thì khơng dư kiềm, vì chúng phản ứng được
với nhau: Ca(HCO3)2 + (Ca(OH)2 
→ CaCO3 + H2O
- SO2 phản ứng tương tự CO2; Ba(OH)2 phản ứng tương tự Ca(OH)2.
* Một số ví dụ minh họa cụ thể:
Ví dụ 1: Dẫn V lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1
M. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng. Biết:
a. V = 0,896 lít.
b. V = 2,24 lít.
c. V= 1,344
lít.
Hướng dẫn giải
V

Ta có: nCO = 22,4 (mol ) ; nCa (OH ) = 0,5.0,1 = 0,05 (mol )
2

n

CO
Đặt T = n
Ca (OH )

2


2

2

0,896

a. Với V = 0,896 lít => nCO = 22,4 = 0,04 (mol )
2

0,04

Vì T = 0,05 = 0,8 < 1 => Sản phẩm chỉ tạo muối trung hòa CaCO3 và Ca(OH)2
còn dư.
PTHH:

CO2 + Ca(OH)2 
→ CaCO3 +
0,04
0,04
0,04

H2O

(1)
(mol)
11


nCaCO = nCO = 0,04 (mol )
Theo PTHH ta có:

.
=> mCaCO = 0,04.100 = 4 ( g )
3

2

3

2,24

b. Với V = 2,24 lít => nCO = 22,4 = 0,1 (mol )
2

0,1

Vì T = 0,05 = 2 => Sản phẩm chỉ tạo muối axit Ca(HCO3)2.
PTHH:

→ Ca(HCO3)2
2CO2 + Ca(OH)2 
0,1
0,05
0,05

(1)
(mol)

=> mCa ( HCO ) = 0,05.162 = 8,1 ( g )
3 2


1,344

c. Với V = 1,344 lít => nCO = 22,4 = 0,06 (mol )
2

T=

0,06
= 1,2 . Vì 10,05

PTHH:

CO2 + Ca(OH)2 
→ CaCO3 + H2O
(1)
x
x
x
(mol)
2CO2 + Ca(OH)2 
→ Ca(HCO3)2
(1)
2y
y
y
(mol)
Gọi x và y lần lượt là số mol của CaCO3 và Ca(HCO3)2 tạo thành.
- Theo PTHH (1) và (2) ta có: nCO = x + 2 y = 0,06 (mol ) (I)
nCa ( OH ) = x + y = 0,05 ( mol ) (II)

- Theo đề bài ta có:
Từ (I) và (II) giải ra ta được: x = 0,04 mol; y = 0,01 mol.
Khối lượng mỗi muối tạo thành sau phản ứng là:
2

2

mCaCO3 = 0,04.100 = 4 ( g )

mCa ( HCO3 ) 2 = 0,01.162 = 1,62 ( g )

Ví dụ 2: Đốt cháy hồn tồn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp X gồm metan và
etilen, sản phẩm sau phản ứng được hấp thụ vào 6 lit dung dịch
Ca(OH)2 0,05M (d=1,01g/ml) thu được dung dịch Y.
a. Tính phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp, biết tỉ khối của
hỗn hợp X so với H2 là 12,5.
b. Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch Y.
Hướng dẫn giải
t
a. PTHH: CH4 + 2O2 →
CO2 + 2H2O
t
C2H4 + 3O2 →
2CO2 + 2H2O
Gọi số mol của metan và etilen lần lượt là x và y (x; y >0)
Theo đề bài ta có:
8,96
nhh = x + y = 22,4 = 0,4 mol
(1)
Mặt khác, tỉ khối của hỗn hợp X so với H2 là 12,5:

o

o

16 x + 28 y
= 12,5 hay 16x + 28y = 10
2( x + y )

(2)
12


Từ (1) và (2) giải ra ta được: x =0,1 mol, y = 0,3 mol
=> %VCH4 =

0,1
.100% = 25% ;
0,4

%VC2H4 = 100%-25% = 75%

b. Ta có: nCO2 = nCH4 + 2nC2H4 = 0,1 + 2.0,3 = 0,7 (mol)
nCa(OH)2 = 6.0,05 = 0,3 (mol).
n

0,7

CO
=
= 2,33 .

Đặt T = n
0,3
Ca ( OH )
Vì T > 2 => sản phẩm phản ứng chỉ tạo ra muối axit Ca(HCO3)2và CO2 còn dư.
→ Ca(HCO3)2
PTHH: 2CO2 + Ca(OH)2 
0,6
0,3
0,3
(mol)
=> mCa ( HCO ) = 0,3.162 = 48,6 ( g )
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mdd sau pư = mddCa(OH)2 + mCO2(p/ư)
= 6000.1,01 + 0,6.44 = 6086,4 (g)
2

2

3 2

48,6

=> C %(Ca( HCO3 ) 2 ) = 6086,4 ⋅100% = 0,8%
Ví dụ 3: Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dd NaOH 0,1 M và
Ba(OH)2 0,2 M, thu được m gam kết tủa. Tính m.
- Lưu ý khi giải: Khi cho CO2, SO2 tác dụng với dung dịch chứa hỗn hợp kiềm
của kim loại hóa trị I và kiềm của kim loại hóa trị II như ở vd 3, ta lần lượt viết
các PTHH xảy ra theo thứ tự ưu tiên theo phương pháp nối tiếp để thu được
lượng kết tủa lớn nhất.
Hướng dẫn giải

4,48

Ta có: nCO = 22,4 = 0,2 (mol ) ; nBa (OH ) = 0,5.0,2 = 0,1(mol ); n NaOH = 0,5.0,1 = 0,05 (mol )
2

2

PTHH:

CO2 + Ba(OH)2 
→ BaCO3 + H2O
(1)
0,1
0,1
0,1
(mol)
CO2 + 2NaOH 
→ Na2CO3 + H2O
(2)
0,025
0,05
0,025
(mol)
CO2 + Na2CO3 + H2O 
→ 2NaHCO3
(3)
0,025
0,025
0,05
(mol)

CO2 + BaCO3 + H2O 
→ Ba(HCO3)2 (4)
0,05
0,05
0,05
(mol)
Theo PTHH (1), (2), (3), (4) ta có: mBaCO3(cịn lại) = 0,1- 0,05 = 0,05 (mol).
=> m↓ =

mBaCO (còn lại) = 0,05 . 197 = 9,85 (g)
3

13


* Bài tập tự luyện: (Bài tập tự ra)
Bài 1: Sục 8,96 lít SO2 (đktc) vào 300ml dung dịch Ba(ỌH)2 1M. Hỏi sau phản
ứng muối nào được tạo thành? Khối lượng là bao nhiêu?
Bài 2: Sục 1,12 lít CO2 (đkct) vào 200ml dd Ba(OH)2 0,2M. Tính m kết tủa thu
được.
Bài 3: Hấp thụ hồn tồn 3,36 lít khí CO 2 (đktc) vào 125 ml dung dịch Ba(OH)2
1M, thu được dung dịch X. Coi thể tích dung dịch khơng thay đổi, tính nồng độ
mol của chất tan trong dung dịch X.
Bài 4: Trong một bình kín chứa 15 lít mol Ca(OH) 2 0,01M. Sục vào bình lượng
CO2 có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0,1 ≤ n CO2 ≤ 0,18 mol. Khối lượng kết
tủa (gam) thu được biến thiên trong khoảng nào?
Dạng 2

Biết số mol Ca(OH)2 (hoặc Ba(OH)2) và số mol kết tủa
=> Tính số mol CO2 (SO2).


+ Xét bài toán tổng quát: Cho a mol CO 2 với dd chứa b mol Ca(OH)2, tạo ra c
mol kết tủa. Biện luận xác định a theo b, c.
Các PTHH có thể xảy ra:
CO2 + Ca(OH)2 
→ CaCO3 + H2O
(1)
→ Ca(HCO3)2
2CO2 + Ca(OH)2 
(2)
* Kinh nghiệm:
- Bước 1: Tính số mol kết tủa CaCO3 và số mol Ca(OH)2 (nếu đề chỉ cho
dữ kiện để tính mà chưa cho số mol).
- Bước 2: So sánh số mol kết tủa CaCO 3 với số mol kiềm Ca(OH)2 để biện
luận xét các trường hợp có thể xảy ra, viết PTHH tương ứng và tính theo PTHH.
+ Nếu n↓ = nCa (OH ) => Chỉ xảy ra phản ứng (1) (vừa đủ)
2

CO2 + Ca(OH)2 
→ CaCO3 + H2O
(1)
c
c
c
(mol)
n
=
n
=
n

Khi đó: a = b = c => CO
Ca (OH )

+ Nếu n↓ < nCa (OH ) => Theo định luật bảo tồn ngun tố Ca, ta thấy ngồi
có trong kết tủa thì sau phản ứng cịn một chất khác chứa Ca => có 2 trường hợp
xảy ra:
Trường hợp 1: Ca(OH)2 còn dư, chỉ xảy ra p/ư (1) tạo muối CaCO3.
Khi đó: nCO = n↓
Trường hợp 2: Xảy ra cả 2 p/ư (1) và (2), tạo cả 2 muối (hai chất tham gia
đều hết).
CO2 + Ca(OH)2 
→ CaCO3 + H2O
(1)
c
c
c
(mol)
2CO2 + Ca(OH)2 
→ Ca(HCO3)2
(2)
2(b-c)
b-c
b-c
(mol)
2

2

2


2

Khi đó: a = c + 2(b − c) = 2b − c = >nCO = 2nCa (OH ) − n↓
2

2

14


* Một số ví dụ minh họa cụ thể:
Ví dụ 1: Dẫn V lít CO2 (đktc) vào 500 ml dd Ca(OH)2 1M, thu được 25
gam kết tủa. Tính V.
Hướng dẫn giải
25
= 0,25 (mol )
Ta có: nCa (OH ) = 0,5.1 = 0,5 (mol ) ; nCaCO ↓ =
2

100

3

Ta thấy: nCaCO ↓ < nCa (OH ) => Có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Ca(OH)2 còn dư, chỉ xảy ra 1 phản ứng tạo muối CaCO3.
→ CaCO3 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 
(1)
0,25
0,25

0,25
(mol)
Theo PTHH ta có: nCO = n↓ = 0,25 (mol )
=> V = 0,25 . 22,4 = 5,6 (l)
Trường hợp 2: Xảy ra cả 2 phản ứng tạo cả 2 muối:
→ CaCO3 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 
(1)
0,25
0,25
0,25
(mol)
→ Ca(HCO3)2
2CO2 + Ca(OH)2 
(2)
0,5
0,25
0,25
(mol)
2

3

2

Theo PTHH (1) và (2) ta có: nCO = 0,25 + 0,5 = 0,75 (mol )
2

(Hoặc: nCO = 2nCa (OH ) − n↓ = 2.0,5 − 0,25 = 0,75 (mol ) )
=> V = 0,75. 22,4 =16,8 (l)

2

2

Ví dụ 2: Sục từ từ V lít khí SO2 (đktc) vào100ml dung dịch Ba(OH)2
1,5M, được 21,7 gam kết tủa. Tính giá trị củaV.
(Trích ví dụ 5 - Trang 106 - Tuyển tập phụ đạo – Bồi dưỡng mơn hóa học THCS –
Tác giả Lê Ngọc Tú – Nhà xuất bản Thanh Hóa 2020)

*
Lưu ý phân tích đề: Ở ví dụ 1 ta viết phương trình hóa học kiểu song song.
Khác với ví dụ 1, ở ví dụ 2 đề bài cho dẫn từ từ SO2 vào dung dịch kiềm
Ba(OH)2, nên PTHH theo kiểu nối tiếp cho đúng bản chất hóa học, mặc dù kết
quả tính tốn giải theo hai phương pháp là như nhau. Đầu tiên viết PTHH tạo
muối trung hòa:
→ BaSO3 + H2O
SO2 + Ba(OH)2 
(1)
Khi Ba(OH)2 vừa hết thì lượng kết tủa đạt giá trị cực đại, nếu tiếp tục sục SO 2
vào thì kết tủa sẽ bị hịa tan dần trở lại theo phản ứng:
→ Ba(HSO3)2
SO2 + BaSO3 + H2O 
(2)
Hướng dẫn giải
21,7
= 0,1( mol )
Ta có: nBa (OH ) = 1,5.0,1 = 0,15 (mol ) ; n BaSO ↓ =
217
n
<

n
Ta thấy: BaSO3 ↓ Ba (OH )2 => Có 2 trường hợp xảy ra:
2

3

15


Trường hợp 1: Ba(OH)2 còn dư, chỉ xảy ra 1 phản ứng tạo muối BaSO3.
→ BaSO3 + H2O
SO2 + Ba(OH)2 
(1)
0,1
0,1
0,1
(mol)
Theo PTHH ta có: nSO = nBaSO ↓ = 0,1(mol )
=> V = 0,1 . 22,4 = 2,24 (lít)
Trường hợp 2: Xảy ra cả 2 phản ứng tạo cả 2 muối:
→ BaSO3 + H2O
SO2 + Ba(OH)2 
(1)
0,15
0,15
0,15
(mol)
→ Ba(HSO3)2
SO2 + BaSO3 + H2O 
(2)

0,05
0,05
0,05
(mol)
2

3

Theo PTHH (1) và (2) ta có: nBaSO

3

max(1)

= nBa ( OH ) 2 (1) = nCO2 (1) = 0,15 (mol )

n BaSO3 ( 2 ) = nBaSO3 max(1) − nBaSO3 ( còn lai ) = 0,15 − 0,1 = 0,05 (mol )



nCO2 = 0,15 + 0,05 = 0,2 (mol )

=> V = 0,2. 22,4 =4,48 (lít)
Ví dụ 3: Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4, 2% N2, và 2%
CO2 về thể tích. Tồn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch
Ca(OH)2 dư, tạo ra 4,9 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình hóa học (biết N2, CO2 khơng cháy).
b. Tính V (đktc).
(Trích đề KS chọn đội tuyển HSG Hóa 9 Triệu Sơn ngày 13/1/2015)


Hướng dẫn giải
a. Chỉ có CH4 cháy, N2, CO2 khơng cháy.
PTHH:

t
CH4 + 2O2 →
CO2↑ + 2H2O
0

0,96V

0,96V

(1)
(lít)

Dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư có phản ứng:
Ca(OH)2 + CO2 
→ CaCO3↓ + H2O (2)
b. Ban đầu: VCH =
4

V .96
V .2
= 0,96V ; VCO2 =
= 0,02V ;
100
100

Sau phản ứng (1) thể tích khí CO2 là: 0,09V+0,02V = 0,98V (lít)

⇒ nCO2 =

0,98V
( mol )
22,4

(*)

Theo phương trình (2), ta có: nCO = nCaCO =
2

3

4,9
= 0,049( mol ) (**)
100

0,98V

Từ (*) và (**) ta có: 22,4 = 0,049 ⇒ V = 1,12 (lít)
16


Ví dụ 4: Đốt cháy hồn tồn m gam một mẫu cacbon chứa 4% tạp chất
trơ bằng oxi thu được 11,2 lít hỗn hợp A gồm 2 khí (ở đktc). Sục từ từ A
vào 200ml dung dịch hỗn hợp Ba(OH)2 1M và NaOH 0,5M, sau phản
ứng thu được 29,55 gam kết tủa.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
2. Tính m và thể tích khí oxi (ở đktc) đã dùng.
(Trích đề KS chọn đội tuyển HSG Hóa 9 Triệu Sơn ngày 02/02/2013)


Hướng dẫn giải
1. Các phương trình hóa học có thể xảy ra:
t
C + O2 
→ CO2
o

(1)

t
2C + O2 
→ 2CO
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
Có thể có: CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
CO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHCO3
CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2
o

(2)
(3)
(4)
(5)
(6)

2. Tính m và VO : Ta có:
2

11, 2
= 0,5(mol ); nBa ( OH )2 = 0, 2.1 = 0, 2(mol )

22, 4
29,55
nNaOH = 0, 2.0,5 = 0,1(mol ); nBaCO3 =
= 0,15(mol )
197
nA =

A gồm 2 khí. Xảy ra 2 trường hợp:
* Trường hợp 1: A chứa CO, CO2 (theo phản ứng (1) và (2)). Ta có:
nC = nCO + nCO2 = 0,5 (mol ) ⇒ m = 0,5.12.

100
= 6,25 gam
96

Ta thấy: nBaCO < nBa (OH ) => Khi sục A vào dd (Ba(OH)2 + NaOH) có hai khả năng:
3

2

- Khả năng 1: Có phản ứng (3), khơng có phản ứng (4), (5), (6).
Theo PTHH (3):
→ nCO2 = nBaCO3 = 0,15(mol )
→ nCO (trongA) = 0,5 − 0,15 = 0,35(mol )
1
1
2
2
2
2

Vậy thể tích khí O2 đã dùng ở đktc là: VO2 = 0,325.22, 4 = 7, 28 (lít).

Theo PTHH (1), (2): nO ( phanung ) = nCO + nCO = 0,15 + .0,35 = 0,325( mol )

Khả năng 2: có cả (3), (4), (5), (6).
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
0,2 ¬ 0,2 
→ 0,2
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
0,05 ¬ 0,1 
→ 0,05
CO2 + Na2CO3 + H2O → 2 NaHCO3
0,05 ¬ 0,05

(3)
(mol)
(4)
(mol)
(5)
(mol)

17


CO2 + BaCO3 + H2O → Ba(HCO3)2 (6)
0,05 ¬ (0,2-0,15)
(mol)
⇒ nCO2 = 0, 2 + 0, 05 + 0, 05 + 0, 05 = 0,35( mol )
⇒ nCO ( trongA) = 0,5 − 0,35 = 0,15(mol )
⇒ VO2 ( phanung ) = (0,35 +


0,15
).22, 4 = 9,52 lit
2

* Trường hợp 2: A chứa CO2 và O2 dư (có phản ứng (1), khơng có (2)). Ta có:
nO2 ( dung ) = nCO2 + nO2 du = 0,5(mol )
→ VO2 = 0,5.22, 4 = 11, 2 lit

tương tự với trường hợp 1, ta tính số mol CO2 tương ứng với hai khả năng:
100
= 1,875 gam
96
100
= 0,35(mol ) → m = 0,35.12.
= 4,375 gam
96

- Khả năng 1: nCO = 0,15(mol ) → m = 0,15.12.
2

- Khả năng 2: nCO

2

*Bài tập tự luyện: (Nguồn: Internet)
Bài 1. Sục từ từ V lít khí CO 2 vào 450 ml dung dịch Ba(OH) 2 0,2M thu được
15,76 gam kết tủa. Tìm V
Bài 2. Cho 10 lit (đktc) hỗn hợp X gồm N 2 và CO2 ở đktc vào 2lít dung dịch
Ca(OH)2 0,02M thì thu được 1 gam kết tủa. Tính thành % thể tích CO2 trong X.

Bài 3. Sục V lít CO2(đkc) vào dd Ba(OH)2 thu được 9,85g kết tủa. Lọc bỏ kết
tủa rồi cho dd H2SO4 dư vào nước lọc thu thêm 2,33g kết tủa nữa.Tìm V
Bài 4. Cho 7,2 gam A gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kế tiếp nhau trong
nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl dư rồi cho toàn bộ lượng khí thu được
vào 450 ml dung dịch Ba(OH) 0,2M thu được 15,76 gam kết tủa. Tìm 2 muối và
khối lượng của chúng trong A.
Bài 5. Dẫn V lít khí CO2 (ở đktc) qua 500 ml dung dịch Ca(OH) 2 nồng x M, sau
phản ứng thu được 3 gam kết tủa và dung dịch A. Đun nóng dung dịch A thu
được thêm 2 gam kết tủa nữa. Tính giá trị của V và x.
Dạng 3

Biết số mol CO2 (SO2) và số mol kết tủa => Tính số Ca(OH)2,
Ba(OH)2.

* Kinh nghiệm:
- Đối với dạng này, thường đề ra trường hợp n↓ < nXO , theo định luật bảo
toàn nguyên tố C (hoặc S) => phản ứng tạo ra 2 muối: muối trung hòa và muối
axit. Ta viết 2 PTHH và giải theo PTHH tương tự dạng 2.
- Nếu n↓ = nCO ( hay SO ) thì chỉ có thể kết luận toàn bộ C trong CO 2 đã chuyển
hết về C trong CaCO3, kiềm có thể vừa đủ cho phản ứng (1) tạo muối trung hòa
hoặc kiềm còn dư. Đề phải cho thêm dữ kiện mới xác định được số mol kiềm.
* Một số ví dụ minh họa cụ thể:
2

2

2

Ví dụ 1: Cho 4,48 lít khí CO2 (ở đktc) vào 40 lít dung dịch Ca(OH)2
thu được 12 gam kết tủa. Tính nồng độ molcủa dung dịch Ca(OH)2 đã

dùng.
18


Hướng dẫn giải
4,48

12
= 0,12 (mol )
Ta có: nCO = 22,4 = 0,2 (mol ) ; nCaCO ↓ =
100
Ta thấy: n↓ < nCO => Xảy ra 2 phản ứng tạo ra 2 muối:
2

3

2

PTHH:

→ CaCO3 + H2O
CO2 + Ca(OH)2 
(1)
0,12
0,12
0,12
(mol)
→ Ca(HCO3)2
2CO2 + Ca(OH)2 
(1)

(0,2-0,12)
0,04
0,04
(mol)
n
=
n
=
n
=
0
,
12
(mol )
- Theo PTHH (1) và (2) ta có: CO (1) Ca (OH ) (1) CaCO
2

2

3

nCO2 ( 2) = 0,1 − 0,12 = 0,08 (mol )



nCa ( OH ) 2 = 0,12 + 0,04 = 0,16 (mol )

=> CM (Ca(OH )2 ) =

0,16

= 0,004 ( M )
40

Ví dụ 2: Bài toán cho dưới dạng đồ thị:
Sục CO2 vào 200 gam dung dịch Ca(OH)2
ta có kết quả theo đồ thị như hình bên. Tính
nồng độ phần trăm của chất tan trong dung dịch
sau phản ứng.
* Kinh nghiệm:
Ở lớp 9 học sinh rất ít tiếp xúc với bài tập hóa học dạng đồ thị, nên các em cịn
gặp khó khăn khi giải. Giáo viên phải hướng dẫn cho các em cách đọc số liệu
trên đồ thị.
- Ở các điểm thuộc nhánh bên trái: chỉ xảy ra một PTHH tạo muối trung hòa.
- Tại đỉnh cao nhất của đồ thị: ứng với số mol CO2 tạo ra lượng kết tủa cực đại.
- Ở các điểm thuộc nhánh bên phải của đồ thị: xảy ra 2 PTHH, đã có phản ứng
hịa tan kết tủa trở lại.
Hướng dẫn giải
Sục CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 có thể xảy ra phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1)
0,8
0,8
0,8
(mol)
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2 (2)
0,4
0,4
0,4
(mol)
Quan sát đồ thị ta thấy:
- Khi số mol CO2 bằng 0,8 mol thì lượng kết tủa đạt giá trị cực đại, p/ư (1) xảy

ra vừa đủ.
Theo PTHH (1) ta có: nCa (OH ) = nCO = nCaCO max = 0,8(mol ) .
- Khi số mol CO2 bằng 1,2 mol thì lượng kết tủa bị hòa tan một phần, xảy ra cả
2 phản ứng (1) và (2).
Ta có: nCO ( 2) = 1,2 − 0,8 = 0,4(mol )
Theo PTHH (2) ta có: nCa ( HCO ) = nCO ( 2) = nCaCO ( 2) = 0,4(mol )
2

2

3

2

3 2

2

3

19


=> mCa ( HCO ) = 0,4.162 = 64,8( g )
Áp dụng định luật bảo tồn khối lượng ta có:
3 2

mddCa ( HCO3 )2 = mCO2 + mddCa (OH )2 − mCaCO3còn lai = 1,2.44 + 200 − 100(0,8 − 0,4) = 212,8( g )

Nồng độ phần trăm của dung dịch sau phản ứng là:

64,8

C%(Ca(HCO3)2)= 212,8 ⋅100% ≈ 30,45%
*Bài tập tự luyện: (Nguồn: Internet)
Bài 1. Cho 112 ml khí SO2 (đktc) bị hấp thụ hoàn toàn bởi 200 ml dd Ba(OH) 2 ta
thu được 0,217g kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch Ba(OH)2.
Bài 2. Cho V lit CO2 hấp thụ hết vào cốc đựng 200 gam dd Ca(OH) 2 a% thu
được 10 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Tìm V và a.
Bài 3. Cho V lit SO2 hấp thụ hết vào cốc đựng 500 ml dung dịch Ba(OH) 2
amol/lít đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 10,85 gam kết tủa và dung dịch
A. Lọc kết tủa, đun nóng dung dịch A lại thu thêm được 10,85 gam kết tủa nữa.
Tìm V và a.
Bài 4. Sục từ từ đến dư CO2 vào dung dịch chứa a mol
Ca(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị
như hình bên. Tính giá trị của a và x.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
a. Với hoạt động giáo dục.
- Sau khi áp dụng đề tài này vào giảng dạy và bồi dưỡng đội tuyển tại
trường THCS Thọ Vực đã mang lại lại kết quả khả quan. Giúp học sinh được
hiểu sâu hơn, biết giải về dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm.
Qua hệ thống bài tập được phân dạng chi tiết, giúp học sinh nắm được
phương pháp giải thích hợp với mỗi dạng, làm cơ sở cho việc nghiên cứu các
đơn vị kiến thức khác. Giúp luyện kỹ năng và nâng cao năng lực giải bài tập,
phát triển tư duy cho học sinh.
Khảo sát trên 26 học sinh lớp 9A trường THCS Thọ Vực năm học 20212022 sau khi được tiếp thu đề tài, kết quả đạt được như sau:
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu

Kém
(9,0-10) (7,0-8,9)
5,0-6,9 (2,6-4,9)
(0-2,5)
Lớp
SL % SL % SL % SL % SL %
9A
26 5 19,2 10 38,5 11 42,3 0 0,0
0 0,0
Áp dụng phương pháp nghiên cứu của đề tài vào chương trình bồi dưỡng
HS giỏi của trường trong các năm học gần đây đem lại kết quả tốt, đội tuyển học
sinh giỏi hố của trường ln đạt giải cao cấp huyện và ln có học sinh tham
dự đội dự tuyển HSG tỉnh của huyện.
Năm học 2021-2022 đội tuyển Hóa 9 của trường THCS Thọ Vực đạt 1 giải
nhì, 1 giải khuyến khích cấp huyện, 1 giải khuyến khích cấp tỉnh. Đội tuyển Hóa
8 đạt 1 giải nhất, 1 giải nhì cấp huyện.
KQ KS

TS
HS

20


- Bản thân tôi cùng đồng nghiệp tham gia dạy bồi dưỡng lớp đội tuyển Hóa
của huyện Triệu Sơn đạt 4 giải cấp tỉnh.
b. Với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
- Thông qua việc nghiên cứ sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân cũng đã
tìm hiểu, hiểu rõ bản chất dạng toán oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm.
- Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài giúp bản thân tôi trưởng

thành hơn về phương pháp, linh hoạt hơn trong việc phân dạng và tìm phương
pháp giải phù hợp đối với từng dạng toán hoá học. Góp phần nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ của mình.
- SKKN này cũng góp thêm một phần tư liệu nhỏ bé để các bạn đồng nghiệp
và các em học sinh tham khảo.

3. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận.
Từ kết quả và kinh nghiệm phân dạng bài tập oxit axit tác dụng với dung
dịch kiềm giúp ta rút ra nhận xét: Làm tốt việc phân dạng và định hướng phương
pháp giải toán cho học sinh là cơ sở vững chắc để nâng cao chất lượng dạy và
học mơn hóa nói chung và kỹ năng giải bài tập hóa học nói riêng.
Từ sáng kiến kinh nghiệm oxit axit tác dụng với dung dịch kiềm là nền
tảng cơ sở để các em có thể nghiên cứu dạng bài tập giữa Bazơ (NaOH, KOH...)
với các đa axit như (H3PO4, H2SO4,...), dạng bài tập giữa oxit axit tác dụng với
dung dịch chứa 2 hay nhiều bazơ cũng như rút ra những kinh nghiệm cho cá
nhân trong việc phân dạng và định hướng phương pháp giải tốn cho các dạng
bài tập hóa học khác.
3.2. Kiến nghị.
Vì thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế,
song khi triển khai ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm thì được các em đón nhận
và tiếp thu tốt. Vì vậy tơi mong rằng q thầy cơ và các em học sinh sẽ đón nhận
và tiếp tục nghiên cứu để nội dung của đề tài ngày một hồn thiện hơn, ứng
dụng rộng rãi hơn.
Vì thời gian có hạn, nên chắc chắn sáng kiến kính nghiệm cũng khơng
tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp từ q thầy cơ,
độc giả và các em học sinh để tơi ngày càng hồn thiện sáng kiến của mình.
Xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG

ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.
Người viết

21


Nguyễn Thị Bình

22



×