Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

(SKKN 2022) kĩ thuật xây dựng đề kiểm tra đánh giá kết quả dạy học môn địa lí tại trường THCS đông hương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.97 KB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI
KĨ THUẬT XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
DẠY HỌC MƠN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THCS ĐƠNG HƯƠNG

Người thực hiện: Lê Thị Thắm
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Đông Hương
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa Lí

THANH HỐ NĂM 2022

1


MỤC LỤC

1. MỞ ĐẦU................................................................................................Trang 1
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...................................................................Trang 1
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU…………………………………….Trang 1
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................Trang 1
1.4. PHƯƠNG PHÁP NHIÊN CỨU…………………………………Trang 1
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……..…………………Trang 2
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………….Trang 2
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM……………………………………………………………......Trang 2


2.3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG
ĐỀ KIÊM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC MƠN ĐỊA LÍ TẠI
TRƯỜNG THCS ĐƠNG HƯƠNG………………………………………Trang 3
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………....Trang 11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………...…….Trang 18
3.1. KẾT LUẬN……………………………………………………....Trang 18
3.2. KIẾN NGHỊ……………………………………………………..Trang 19

2


1. MỞ ĐẦU
1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 4
tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cùng với
quyết định số 4763/QĐ-BGD ĐT về “ Xây dựng mơ hình trường phổ thông đổi
mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục”. Nhận
thức được tầm quan trọng của việc tăng cường đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc
đẩy đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng mũi nhọn trên nền đại
trà. Tuy nhiên trong nhiều năm qua mặc dù đã cùng với tổ chun mơn bám sát
chun đề, tích cực triển khai đổi mới sinh hoạt chuyên môn, áp dụng cụ thể vào
từng tiết kiểm tra định kì nhưng kết quả của các tiết kiểm tra bộ mơn Địa lí cịn
nhiều hạn chế.
Về kiểm tra đánh giá trong trường phổ thông hiện nay như việc biên soạn câu
hỏi, bài tập để kiểm tra chưa khoa học, chưa thể hiện được mức độ phân hóa học
sinh, một bộ phận giáo viên ra đề để làm sao để chấm dễ, chấm nhanh nên kết
quả đánh giá chưa khách quan. Phần lớn giáo viên chưa quan tâm đến quy trình
soạn đề kiểm tra nên các bài kiểm tra cịn mang tính chủ quan của người dạy.
Từ thực trạng đó, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn đồng thời cũng là
báo cáo viên thành phố của chuyên đề “Kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên

soạn, chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học mơn Địa Lí” tơi đã
nghiên cứu và áp dụng những kĩ thuật xây dựng đề kiểm tra tại trường của mình
giảng dạy.
Sau một thời gian thực nghiệm tôi nhận thấy với kĩ thuật xây dựng đề kiểm tra
mà mình áp dụng thì giáo viên dễ dàng tiếp cận với quy trình ra đề kiểm tra, học
sinh nắm bắt kiến thức một cách tốt hơn. Với những thành quả bước đầu đạt
được tôi đã rút ra được kinh nghiệm về “KĨ THUẬT XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM
TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC MƠN ĐỊA LÍ TẠI TRƯỜNG THCS
ĐƠNG HƯƠNG”. Những kinh nghiệm này tơi cũng đã chia sẻ với các đồng
nghiệp khác của mình và đã nhận được sự quan tâm do tính hiệu quả cao mà
sáng kiến đem lại.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu, tìm hiểu, rút kinh nghiệm trong
quá trình xây dựng đề kiểm tra nhằm tìm ra những kĩ thuật xây dựng đề một
cách chuản xác giúp giải quyết được những vướng mắc của giáo viên đồng thời
để kiểm tra, đánh giá năng lực và phẩm chất của học sinh trong dạy qua đó
khuyến khích năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh để đưa ra được các
giải pháp mang tính khả thi giúp nâng cao chất lượng đại trà và bồi dưỡng học
sinh giỏi mơn địa lí ở trường THCS Đơng Hương.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài sẽ nghiên cứu kĩ thuật xây dựng ma trận đề, đồng thời biên soạn và
chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh gía kết quả dạy học mơn địa lí. Thơng qua bài
kiểm tra sẽ khảo sát, đánh giá và phân tích kết quả học tập của học sinh qua đó
giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3


- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: các tài liệu gồ nghị
quyết về giáo dục, tài liệu bộ môn ( sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham

khảo,..), tài liệu tích hợp, tài liệu tập huấn của Bộ GDĐT,..để chọn lọc các giải
pháp đảm bảo tính khoa học..
- Phương pháp điểu tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Các giáo án thực
nghiệm, kết quả bài thi qua các lần kiểm tra định kì của học sinh được tiến hành
ngay tại trường THCS Đông Hương, đây được coi là phương pháp chủ đạo của
đề tài.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: các thông tin, số liệu thu thập được sẽ
được lực chọn, phân tích, so sánh và rút ra những kết luận khả thi phục vụ mục
đích và nội dung nghiên cứu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Quy trình xây dựng đề thi bao gồm kĩ thuật lập ma trận và viết câu hỏi phục
vụ ma trận đề
Ma trận đề là bảng mô tả tiêu chí của đề thi/ kiểm tra gồm hai chiều, một
chiều là nơi dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều là các cấp
độ tư duy của học sinh theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu và vận dụng( gồm
có vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Vận dụng ở mức độ cao
có thể hiểu là các mức độ phân tích, tổng hợp, đánh giá.
Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề, có hai loại câu hỏi thường dùng là câu hỏi
trắc nghiệm khách quan và câu hỏi tự luận dùng để kiểm tra, đánh giá năng lực
và phẩm chất của học sinh.
Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập( tự luận hoặc/ và trắc nghiệm) theo
4 mức độ yêu cầu:
+ Nhận biết: yêu cầu học sinh phải nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ
năng đã học;
+ Thông hiểu: yêu cầu học sinh phải diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng
kĩ năng đã học bằng ngơn ngữ theo cách riêng của mình, có thể thêm các hoạt
động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp ( làm theo mẫu) kiến thức,
kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trog học tập;
+ Vận dụng: yêu cầu học sinh phải kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ

năng đã học để giải quyết thành cơng tình huống, vấn đề tương tự tình huống,
vấn đề đã học;
+ Vận dụng cao: yêu cầu học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để
giải quyết các tình huống, vấn đề mới, khơng giống với những tình huống vấn đề
đã được hướng dẫn ; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống , vấn đề
mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
Như vậy căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kì,
từng khối lớp mà giáo viên xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu
cầu trong các bài kiểm ta trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học
sinh.
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM
4


- Về phía giáo viên:
+ Q trình xây dựng đề thi mang tính chất chủ quan, đề thi chủ yếu được xây
dựng dưới hình thức 100% tự luận. Việc biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra
chưa khoa học, chưa thể hiện được mức độ phân hóa học sinh.
+ Nếu có thêm hình thức trắc nghiệm thì các câu hỏi trắc nghiệm được xây dựng
chưa đúng kĩ thuật. Ví dụ:
Biểu hiện của địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa là
A. Có nhiều hang động đá vơi nổi tiếng
B. Nhiều sông suối cắt xẻ bề mặt miền núi và đồng bằng
C. Khe rãnh khoét sâu xuống mặt đất ở vùng đồi núi trọc
D. Cả 3 ý trên đều đúng
+ Số điểm phân bổ cho mỗi câu trắc trắc nghiệm thường không phù hợp với đơn
vị kiến thức của câu trắc nghiệm: thường mỗi bài thi có 6 câu trắc nghiệm, mỗi
câu tương ứng số điểm là 0,5đ.
+ Thường những câu hỏi trắc nghiệm khách quan mới dừng lại ở mức độ biết

- Về phía học sinh:
+ Học sinh chưa có được những kĩ năng tốt trong vấn đề tiếp cận và trả lời các
câu hỏi trắc nghiệm, đặc biệt với những câu trắc nghiệm ở mức độ hiểu.
+ Học sinh chỉ chú trọng vào phần đề cương ôn tập của phần tự luận mà chưa
dành nhiều thời gian cho phần tắc nghiệm.
Từ thực tế đó sau khi học tập chuyên đề “Kĩ thuật xây dựng ma trận đề và
biên soạn, chuẩn hóa câu hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học mơn Địa Lí” tơi
thực sự rất tâm huyết với vấn đề xây dựng đề kiểm tra đúng kĩ thuật và đã tiến
hành nghiên cứu, áp dụng vào các bài kiểm ta định kì mơn Địa lí tại trường
THCS Đơng Hương.
2.3. CÁC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DẠY HỌC MƠN ĐỊA LÍ TẠI
TRƯỜNG THCS ĐƠNG HƯƠNG
HƯỚNG DẪN BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
Bước 1. Xác định mục đích của đề kiểm tra
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để đánh giá kết quả học tập của học sinh
sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kì, một lớp hay một cấp học.
Nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích vào yêu cầu cụ thể
của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và thực tế
học tập của học sinh để xây dựng mục đích của đề kiểm tra cho phù hợp.
Bước 2. Xác định hình thức đề kiểm tra
Đề kiểm tra ( viết ) có các hình thức sau:
1. Đề kiểm tra tự luận;
2. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan;
3. Đề kiểm tra tổng hợp cả hai hình thức trên: Có cả câu hỏi dạng tự luận và
câu hỏi dạng trắc nghiệm khách quan.
Mỗi hình thức đề đều có ưu điểm và hạn chế riêng, nên cần kết hợp một
cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng
5



môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện để đánh giá kết quả học tập của học
sinh chính xác hơn.
4. Theo hướng dẫn chun mơn thì đề kiểm tra định kì mơn địa lí thời lượng
45 phút là đề kiểm tra tổng hợp cả hai hình thức tự luận và dạng trắc nghiệm
khách quan. Trong đó phần trắc nghiệm khách quan chiếm 40% và tự luận 60%.
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra ( Bảng mô tả chi tiết của để kiểm
tra)
a. Ma trận đề
Xây dựng ma trận đề là khâu quan trọng nhất của chương trình biên soạn
đề thi/ kiểm tra. Ma trận đề là bảng mơ tả tiêu chí của đề thi/kiểm tra gồm hai
chiều. Một chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, một chiều
là các cấp độ tư duy của học sinh theo các cấp độ: Nhận biết, thông hiểu và vận
dụng ( vận dụng ở cấp độ thấp và vận dụng ở cấp độ cao). Vận dụng ở mức độ
cao có thể biểu hiện là các mức độ phân tích, tổng hợp và đánh giá.
Trong mỗi ơ là chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ
% số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi. Số lượng câu hỏi
của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi chuẩn cần đánh giá lượng
thời gian làm bài kiểm tra và trong số điểm quy định cho từng mạch kiến thức,
từng cấp độ tư duy.
b. Mặt tích cực khi xây dựng đề và ma trận đề
- Xây dựng ma trận đề góp phần hệ thống hóa được tồn bộ các chủ đề của
chương trình giáo dục phổ thơng tính đến thời điểm kiểm tra mơn học. Tránh
học vẹt, học tủ, làm cho kết quả đánh giá được chính xác và khách quan hơn.
- Ma trận đề kiểm tra thể hiện được chuẩn kiến thức kĩ năng của các chủ đề
trong chương trình học giáo dục phổ thơng. Chuẩn kiến thức, kĩ năng được thể
hiện trong các ô của ma trận, dựa vào số lượng các chuẩn ề kiến thức và kĩ năng
được kiểm tra, đánh giá, có thể đánh giá được mức độ cân đối giữa kiên thức và
kĩ năng trong 01 đề.
- Các mức độ tư duy của các chuẩn kiến thức kĩ năng trong chương trình

giáo dục phổ thông được thể hiện ở hàng thứ nhất mới các mức độ: Nhận biết,
thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao. Các ô của ma trận là sự giao nhau giữa
chủ đề và mức độ tư duy, mức độ tư duy được thể hiện thông qua nội hàm của
chuẩn và sử dụng các động từ đo lường được để biểu hiện. Dựa vào các tỉ lệ các
mức độ tư duy trong ma trận ta có thể đánh giá được mức độ khó hay dễ của đề
kiểm tra, đồng thời đảm bảo được mức độ phân hóa dành cho các đối tượng học
sinh khác nhau.
- Việc tính điểm cho các chủ đề, các chuẩn kiến thức kĩ năng dựa trên căn
cứ: Thời lượng dạy học và tính chất quan trọng của chuẩn kiến thức, kĩ năng.
Như vậy, việc tính điểm này về cơ bản khắc phục được tình trạng phân phối
điểm cho các câu hỏi trong đề kiểm tra theo cảm tính như trước đây.
- Xây dựng ma trận đề kiểm tra ở tổ nhóm chun mơn giúp đổi mới sinh
hoạt tổ nhóm chun mơn, tăng cường cơng tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của
GV.
c. Yêu cầu khi xây dựng ma trận đề
6


- Việc xây dựng đề và ma trận đề đồi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian,
nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, đối tượng được kiểm tra, đánh giá.
- Trong quá trình biên soạn ma trận đề việc sắp xếp các mức độ tư duy vào
đúng vị trí vào đúng ơ trong ma trận đề có thể xảy ra các cách hiểu khác nhau
giữa các GV. Với đặc thù môn học Khoa học xã hội, để sắp xếp đúng địi hỏi
người GV phải biết phân tích nội hàm của các chuẩn, nếu chỉ căn cứ vào động từ
trước chuẩn để sắp xếp có thể khơng đúng với mức độ của chuẩn.
d. Kĩ thuật xây dựng ma trận đề
Lập một bảng có hai chiều, một chiều là nội dung hay mạch kiến thức , kĩ
năng chính cần đánh giá, một chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo
cấp độ: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng ( Gồm có vận dụng ở cấp độ thấp và
vận dụng ở cấp độ cao).

Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ %
số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm khác của câu hỏi.
Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi
chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và trọng điểm số điểm quy
định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.
B1. Liệt kê tên các chủ đề ( nội dung, chương...) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho mỗi chủ đề ( nội dung,
chương...);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính số điểm cho mỗi chủ đề ( nội dung, chương...) tương ứng với tỉ lệ
%;
B6. Tính tỉ lệ % số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại am trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
Khung ma trận minh họa
Cấp độ
Tên
chủ đề
( nội dung,
chương trình…)
Chủ đề 1
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

Nhận biết

Chuẩn KT,

KN cần kiểm
tra ( Ch)
Số câu
Số điểm

Thông hiểu

( Ch )
Số câu
Số điểm

Vận dụng
thấp

Vận dụng
cao

( Ch )
Số câu
Số điểm

Số câu ...
Số điểm =
…%

7


Chủ đề 2
( Ch )

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

Số câu
Số điểm

( Ch )
Số câu
Số điểm

( Ch )
Số câu
Số điểm

Số câu ...
Số điểm =
…%

Chủ đề n
( Ch )

( Ch )

( Ch )

Số câu
Số câu ...
Số điểm
Số câu

Số câu
Số câu
Số điểm =
Tỉ lệ %
Số điểm
Số điểm
Số điểm
…%
Tổng số câu
Số câu
Số câu
Số câu
Số câu
Tổng số điểm
Số điểm
Số điểm
Số điểm
Số điểm
Tỉ lệ %
%
%
%
e. Cần lưu ý.
- Khi viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy:
+ Chuẩn được chọn để đánh giá là chuẩn có vai trị quan trọng trong chương
trình mơn học. Đó là chuẩn có thời lượng quy định trong phân phối chương trình
nhiều và làm cơ sở để hiểu được các chuẩn khác.
+ Mỗi một chủ đề ( nội dung, chương...) nên có những chuẩn đại diện được
chọn để đánh giá.
+ Số lượng chuẩn cần đánh giá ở mỗi chủ đề ( nội dung, chương...) tương

ứng với thời lượng quy định trong phân phối chương trình dành cho chủ đề ( nội
dung, chương...) đó. Nên để số lượng các chuẩn kĩ năng và chuẩn đòi hỏi mức
độ tư duy cao ( vận dụng) nhiều hơn.
- Quyết định tỉ lệ % tổng điểm phân phối cho mỗi chủ đề ( nội dung/
chương...):
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra, căn cứ vào mức độ quan trọng của mỗi
chủ đề ( nội dung, chương...) trong chương trình và thời lượng quy định trong
phân phối chương trình để phân phối tỉ lệ % tổng điểm cho từng chủ đề.
- Tính số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng:
Căn cứ vào mục đích của đề kiểm tra để phân phối tỉ lệ % cho mỗi chuẩn cần
đánh giá, ở mỗi chủ đề, theo hàng. Giữa ba cấp độ: Nhận biết; Thông hiểu; Vận
dụng theo thứ tự nên theo tỉ lệ phù hợp với chủ đề, nội dung và trình độ, năng
lực của học sinh.
+ Căn cứ vào số điểm đã các định ở bước 5 để quyết định số điểm và câu hỏi
tương ứng, trong đó mỗi câu hỏi dạng TNKQ phải có số điểm bằng nhau.
+ Nếu đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm khách quan và tự
luận thì các xác định tỉ lệ % tổng số điểm của mỗi hình thức sao cho thích hợp.
Theo hướng dẫn chun mơn với tỉ lệ đề kiểm tra định kì mơn địa lí sẽ là:
+ Trắc nghiệm khách quan: 40% (4 điểm)
+ Tự luận
: 60% (6 điểm)
8


+ Mỗi câu TNKQ có số điểm bằng: 0.25đ
Tỉ lệ số điểm cho các mức độ kiến thức phù hợp đối với học sinh trường
THCS Đông Hương là:
+ Biết :
40%
+ Hiểu:

30%
+ VDT+ VDC: 30%
Từ kinh nghiệm của bản thân khi xây dựng ma trận đề kiểm tra tôi đã xây
dựng một bảng phân bố số điểm, các mức độ tương ứng với số câu hỏi như sau:
Số lượng câu Loại câu hỏi
Mức độ
Số điểm
Tổng hợp
hỏi
12
TNKQ
Biết
3
- Biết: 4 điểm
4
4
TNKQ
Hiểu
1
- Hiểu : 3 điểm
- VDT +VDC:
3 điểm
Tự Luận
Biết
1
½
Tự Luận
Hiểu
2
6

½
Tự
Luận
VDT
+VDC
3
1
Từ bảng kinh nghiệm được xây dựng, mỗi khi tiến hành xây dựng một đề
kiểm tra tôi đều áp dụng và thu được hiệu quả rất tốt, rút ngắn được thời gian và
công sức mỗi khi xây dựng ma trận đề.

Cấp độ
Tên chủ đề
Cộng đồng các
dân tộc Việt Nam

Số điểm: 0,5; Tỉ lệ:
5%

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Dùng cho kiểm tra học kì I lớp 9
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ
Cấp độ cao
thấp
Nêu được một số
đặc điểm về dân
tộc

TN: 2 câu;
0,5 điểm

Dân số và gia
tăng dân số

Trình bày được nguyên
nhân và hậu quả của
dân số đông và tăng
nhanh

Số điểm:0,25; Tỉ
lệ: 2,5%

TN: 1 câu;
0,25 điểm

Phân bố dân
cư và các
loại hình
quần cư

Nhận biết q
trình đơ thị hóa ở
nước ta

Số điểm: 0,5; Tỉ lệ:
5%

TN: 1 câu;

0,25 điểm
Biết được sức ép

Lao động và

9


việc làm
Số điểm:0,25; Tỉ
lệ: 2,5%

Ngành nông
nghiệp

Số điểm:0,75; Tỉ
lệ: 7,5%

Công nghiệp

Số điểm:0,25; Tỉ
lệ: 2,5%

Ngành dịch
vụ
Số điểm:0,25; Tỉ
lệ: 2,5%

Vùng Trung
du và miền

núi Bắc Bộ
Số điểm:0,75;
Tỉ lệ:7,5%

của dân số đối với
việc giải quyết
việc làm
TN: 1 câu;
0,25 điểm
Nêu được sự phân Phân tích được
bố của sản xuất
các nhân tố tự
nông nghiệp
nhiên ảnh hưởng
đến sự phát triển
và phân bố nông
nghiệp
TN: 2 câu;
TN: 1 câu;
0,5 điểm
0,25 điểm
Phân tích các
nhân tố kinh tếxã hội ảnh
hưởng đến sự
phát triển và
phân bố công
nghiệp
TN: 1 câu;
0,25 điểm
Biết được đặc

điểm phân bố các
ngành dịch vụ nói
chung
TN: 1 câu;
0,25 điểm
- Nhận biết được vị trí
địa lí, giới hạn lãnh thổ
của vùng.
- Trình bày được đặc
điểm tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên của
vùng.
TN: 3 câu;
0,75 điểm
- Vẽ biểu đồ
hình cột thể
hiện bình qn
đất nơng nghiệp
theo đầu người
ở ĐBSH và cả
nước.
- Nhận xét biểu
đồ
TL: 1 câu; 2,25
điểm

Đồng bằng
Sông Hồng

Số điểm: 3; Tỉ lệ:

30%

Vùng Bắc

- Giải thích bình
qn đất nơng
nghiệp theo đầu
người ở ĐBSH
và cả nước.

TL: 1 câu; 0,75
điểm

Trình bày được
10


Trung Bộ

những thuận lợi
và khó khăn của
tự nhiên đối với
sự phát triển KTXH
Số điểm: 2; Tỉ lệ:
TL: 1 câu;
20%
2 điểm
Vùng Dun Nhận biết được vị Trình bày được
hải Nam
trí địa lí, giới hạn những thuận lợi

Trung Bộ
lãnh thổ của vùng và khó khăn của
tự nhiên đối với
phát triển KTXH
Số điểm: 1,5; Tỉ lệ: TN: 1 câu;
TN: 1 câu;
15%
0,25 điểm
0,25 điểm
TL: 1 câu; 1điểm
Vùng Tây
Nhận biết được vị
Nguyên
trí địa lí, giới hạn
lãnh thổ của vùng
Số điểm:0,25; Tỉ
TN: 1 câu;
lệ: 2,5%
0,25 điểm
Tổng số điểm Số điểm: 4 điểm; 40%
Số điểm:3;
10
30%
Tỉ lệ 100%

Số điểm: 3 điểm;
30%

a. Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
1/ Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình.

2/ Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và
số điểm tương ứng.
3/ Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4/ khơng nên trích dẫn nguyên văn những câu có sẵn trong sách giáo khoa;
5/ Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi học
sinh;
6/ Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm
vững kiến thức;
7/ Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch
của học sinh;
8/ Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu
hỏi khác trong bài kiểm tra;
9/ Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn.
10/ Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11/ Không đưa ra phương án “tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “
khơng có phương án nào đúng”.
b. Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận.
11


1/ Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2/ Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và
số điểm tương ứng;
3/ Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống
mới;
4/ Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần đo;
5/ Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và các hướng dẫn cụ thể về cách
thực hiện yêu cầu đó;
6/ Yêu cầu của câu hỏi phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7/ Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ những khái niệm, thông

tin;
8/ Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu
của cán bộ ra đề đến học sinh;
9/ Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận;
Các tiêu chí cần đạt.
10/ Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan
điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ đươc đánh giá dựa
trên những lập luận logic mà học sinh đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan
điểm của mình chứ khơng chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Ví dụ biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn;
Câu hỏi ở mức độ nhận biết.
Câu 1. Điểm cực Bắc trên đất liền ở nước ta có vĩ độ:
A. 8034’B.
B. 6050’B
C. 102008’D
D. 109042’Đ
Câu hỏi mức độ thông hiểu.
Câu 2. Vị trí địa lý nước ta thuận lợi cho
A. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
B. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt.
C. Phát triển nền nông nghiệp ơn đới.
D. Nền nơng nghiệp nước ta có sự phân hóa sản phẩm theo vùng miền.
Câu hỏi mức độ vận dụng thấp
Câu 3. Dựa vào At lát Địa lý Việt Nam, hãy cho biết nước ta có khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa do nguyên nhân nào sau đây?
A. Vị trí địa lý nằm trong vùng nội chí tuyến, trong khu vực hoạt động của
gió mùa Châu Á và tiếp giáp biển Đơng.
B. Vị trí địa lý nằm hồn toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu Bắc, quanh
năm nhận lượng bức xạ rất lớn của mặt trời.
C. Vị trí địa lý nằm trong vùng gió mùa, giữa hai đường chí tuyến nên có

lượng mưa lớn và góc nhập xạ lớn quanh năm.
D. Vị trí địa lý nằm ở vùng vĩ độ thấp nên nhận được nhiều nhiệt của mặt
trời và vị trí tiếp giáp biển Đơng nên mưa nhiều.
Câu hỏi mức độ vận dụng cao
Câu 4. Ý nào sau đây nói về tác động của vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ
đến khí hậu nước ta?
12


A. Vị trí nằm hồn tồn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nền
nhiệt độ cao.
B. Vị trí nằm trong khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của gió Tín
phong và gió mùa Châu Á nên khú hậu có hai mùa rõ rết.
C. Vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ đã quy định khí hậu nước ta có tính
nhiệt đới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển và có sự phân hóa sâu sắc.
D. Hình thể lãnh thổ kéo dài từ Bắc xuống Nam, hẹp từ Đơng sang Tây
làm cho khí hậu nước ta có sự phân hóa sâu sắc.
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án) và thang điểm đối với bài kiểm
tra cẩn đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung: Khoa học và chính xác, Cách trình bày: Cụ thể, chi tiết nhưng
ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Cần hướng tới xây dựng bản mô tả các mức độ đạt được để học sinh có
thể tự đánh giá được bài làm của mình.
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
Sau khi biên soạn xong đề kiểm tra cần xem xét lại việc biên soạn đề kiểm
tra, gồm các bước sau:
1/ Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện
những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung
nếu thấy cần thiết để đảm bảo tính khoa học và chính xác.

2/ Đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với
chuẩn cần đánh giá khơng? Có phù hợp với cấp độ nhận thức cần đánh giá
khơng? Số điểm có thích hợp khơng? Thời gian làm bài của giáo viên bằng
khoảng 70% thời gian dự kiến cho học sinh làm bài là phù hợp).
3/ Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh đề cho phù hợp với mục tiêu,
chuẩn chương trình và đối tượng học.
4/ Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm thang điểm.
2.4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP 9( Đề minh họa)
Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra
- Kiến thức:
+ Nêu được một số đặc điểm về dân tộc, Trình bày được nguyên nhân và hậu
quả của dân số đông và tăng nhanh, nhận biết q trình đơ thị hóa ở nước ta, biết
được sức ép của dân số đối với việc giải quyết việc làm.
+ Nêu được sự phân bố của sản xuất nơng nghiệp, phân tích được các nhân tố tự
nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, phân tích các nhân
tố kinh tế- xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp, biết được
đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ nói chung.
+ Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của vùng: TDMNBB, DHNTB,
Tây Nguyên.
+ Trình bày được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển
KT- XH của vùng Bắc TB, DH NTB
13


- Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố và hình thành ở mức độ cao hơn các kĩ năng
cần thiết trong học tập học tập địa lí: đọc atlat địa lí, kĩ năng vẽ biểu đồ và rút ra
nhận xét, giải thích từ biểu đồ, ...
- Điều chỉnh kịp thời quá trình dạy học làm sao góp phần hình thành và
phát triển các năng lực phẩm chất của HS.

Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra
- Đề kiểm tra kết hợp câu hỏi trắc nghiệm khách quan ( 40%- 4 điểm) và
câu hỏi tự luận ( 60%- 6 điểm)
- Đảm bảo có cả nội dung kiểm tra về kiến thức và kĩ năng
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Cấp độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ
Cấp độ cao
Tên chủ đề
thấp
Cộng đồng các
Nêu được một số
dân tộc Việt Nam
đặc điểm về dân
tộc
Số điểm:0,5; Tỉ lệ:
TN: 2 câu;
5%
0,5 điểm
Trình bày được
Dân số và gia
nguyên nhân và hậu
tăng dân số
quả của dân số đông
và tăng nhanh
Số điểm:0,25;

Tỉ lệ: 2,5%

TN: 1 câu;
0,25 điểm

Phân bố dân
cư và các
loại hình
quần cư

Nhận biết q
trình đơ thị hóa ở
nước ta

Số điểm:0,5; Tỉ lệ:
5%

TN: 1 câu;
0,25 điểm
Biết được sức ép
của dân số đối với
việc giải quyết
việc làm
TN: 1 câu;
0,25 điểm
Nêu được sự phân Phân tích được
bố của sản xuất
các nhân tố tự
nơng nghiệp
nhiên ảnh

hưởng đến sự
phát triển và
phân bố nông
nghiệp

Lao động và
việc làm
Số điểm:0,25;
Tỉ lệ: 2,5%

Ngành nông
nghiệp

14


Số
điểm:0,75;
Tỉ lệ: 7,5%
Công nghiệp

Số
điểm:0,25;
Tỉ lệ: 2,5%
Ngành dịch
vụ
Số điểm:0,25; Tỉ
lệ: 2,5%

Vùng Trung

du và miền
núi Bắc Bộ
Số điểm:0,75;
Tỉ lệ:7,5%

TN: 2 câu;
0,5 điểm

TN: 1 câu;
0,25 điểm
Phân tích các
nhân tố kinh
tế- xã hội ảnh
hưởng đến sự
phát triển và
phân bố công
nghiệp
TN: 1 câu;
0,25 điểm

Biết được đặc
điểm phân bố các
ngành dịch vụ nói
chung
TN: 1 câu;
0,25 điểm
- Nhận biết được vị trí
địa lí, giới hạn lãnh thổ
của vùng.
- Trình bày được đặc

điểm tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên của
vùng.
TN: 3 câu;
0,75 điểm
- Vẽ biểu đồ
hình cột thể
hiện bình quân
đất nông nghiệp
theo đầu người
ở ĐBSH và cả
nước.
- Nhận xét biểu
đồ
TL: 1 câu; 2,25
điểm

Đồng bằng
Sông Hồng

Số điểm: 3; Tỉ lệ:
30%

Vùng Bắc
Trung Bộ

Trình bày được
những thuận
lợi và khó khăn
của tự nhiên

đối với sự phát
triển KT- XH

Số điểm: 2; Tỉ lệ:
20%

TL: 1 câu; 2điểm

Vùng Dun
hải Nam

- Giải thích bình
qn đất nơng
nghiệp theo đầu
người ở ĐBSH
và cả nước.

TL: 1 câu; 0,75
điểm

Nhận biết được vị Trình bày được
trí địa lí, giới hạn những thuận
15


Trung Bộ

Số điểm: 1,5; Tỉ lệ:
15%


Vùng Tây
Nguyên
Số
điểm:0,25;
Tỉ lệ: 2,5%
Tổng số điểm
10
Tỉ lệ 100%

lãnh thổ của vùng lợi và khó khăn
của tự nhiên
đối với phát
triển KT- XH
TN: 1 câu; 0,25
TN: 1 câu;
điểm
0,25 điểm
TL: 1 câu; 1điểm
Nhận biết được vị
trí địa lí, giới hạn
lãnh thổ của vùng
TN: 1 câu; 0,25
điểm
Số điểm: 4 điểm; 40%

Số điểm: 3đ; 30%

Số điểm: 3 điểm;
30%


Bước 4: Biên soạn đề kiểm tra theo ma trận
I. Trắc nghiệm ( 4 điểm)
Câu 1. Nét văn hóa riêng của mỗi dân tộc thể hiện ở những mặt nào?
A. Ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán.
B. Kinh nghiệm lao động sản xuất, ngôn ngữ.
C. Các nghề truyền thống của mỗi dân tộc, trang phục.
D. Ngôn ngữ, trang phục, địa bàn cư trú.
Câu 2: Dân tộc kinh chiếm bao nhiêu phần dân số nước ta (năm 1999)?
A. 13
B. 13,8
C. 86
D. 86,2
Câu 3. Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại
A. nhỏ và rất nhỏ.
B. vừa và nhỏ.
C. vừa và lớn.
D. lớn và rất lớn.
Câu 4. Ở nước ta tình trạng thiếu việc làm là nét đặc trưng của khu vực
A. đồng bằng.
B. nông thôn.
C. thành thị.
D. trung du và miền núi.
Câu 5. Vùng có qui mơ đàn bị lớn nhất nước ta là
A. Bắc Trung Bộ.
B. DH Nam Trung Bộ.
C. Tây Nguyên.
D. Trung du và MNBB.
Câu 6. Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là
A. ĐBSH và ĐBSCL.
B. TN và TD vàMNBB.

16


C. ĐBSCL và ĐNB.
D. DHNTB và TN.
Câu 7. Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất của nước ta hiện nay là
A. Đà Nẵng và TPHCM.
B. Hà Nội và TPHCM.
C. TPHCM và Hải Phòng.
D. Biên Hòa và Hà Nội.
Câu 8. Trung du và MNBB không tiếp giáp với
A. biển Đông.
B. đông bắc Campuchia.
C. đồng bằng S Hồng.
D. Bắc Trung Bộ.
Câu 9: Trung du và MNBB nước ta được đặc trưng bằng địa hình
A. cacxtơ rộng lớn.
B. núi cao và chia cắt sâu.
C. các dãy núi hình cánh cung.
D. đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng.
Câu 10. Loại khống sản Khơng có ở vùng TD và MN Bắc Bộ là
A. than.
B. Apatit.
C. thiếc.
D. dầu mỏ.
Câu 11. Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh
A. Bình Định.
B. Phú Yên.
C. Khánh Hịa.
D. Bình Thuận.

Câu 12. Tỉnh nào thuộc Tây Ngun nằm ở ngã ba biên giới VNam- LàoCampuchia?
A. Đắk Lắk.
B. Kon Tum.
C. Đăk Nông.
D. Gia Lai.
Câu 13. Tỉ lệ gia tăng dân số của nước ta có xu hướng giảm là do
A. số người trong độ tuổi sinh đẻ giảm nhanh.
B. trình độ CNH, đơ thị hóa cao.
C. thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
D. chất lượng cuộc sống được nâng cao.
Câu 14. Điều kiện tự nhiên quan trọng nào sau đây tạo nên tính đa dạng về
sản phẩm nông nghiệp ở nước ta?
A. Đất.
B. Nước.
C. Khí hậu.
D. Sinh Vật.
17


Câu 15. Nhân tố nào quyết định con đường và q trình phát triển cơng
nghiệp ở nước ta?
A. Dân cư và nguồn lao động.
B. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật.
C. Đường lối chính sách.
D. Tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Câu 16. Tiềm năng thiên nhiên nổi bật của DHNTB là
A. khai thác khoáng sản nhiên liệu, kim loại.
B. đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
C. chăn nuôi gia súc lớn, gia cầm.
D. trồng cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm.

II. Tự luận( 6,0 điểm)
Câu 1.( 3 điểm)
a. Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối
với sự phát triển KT- XH của vùng?
b. Nêu đặc điểm vị trí, giới hạn của vùng DH Nam Trung Bộ?
Câu 2. ( 3 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Bình quân đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng bằng Sông Hồng
và cả nước năm 2002
( Đơn vị: ha/ người)
Cả nước
0,12
Đồng bằng Sơng Hồng
0,05
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện bình qn đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng
bằng Sông Hồng và cả nước
b. Nhận xét và giải thích bình qn đất nông nghiệp theo đầu người ở Đồng
bằng Sông Hồng và cả nước.
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm( đáp án) và thang điểm
I.
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
Câu
1
a

1
A

9
B

2
D
10
D

Trắc nghiệm ( 4 diểm)
3
4
5
B
B
B
11
12
13
C
B
C
II. Tự luận ( 6 điểm)
Nội dung

6
C
14
C

7

B
15
C

Điều kiện tự nhiên ở Bắc Trung Bộ có những thuận lợi và khó khăn gì đối
với sự phát triển KT- XH của vùng?

8
B
16
B
Điểm
3,0
2,0

- Thuận lợi:
+ Dải đồng bằng ven biển là nơi trồng cây cơng
nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.
+ Vùng gị đồi có diện tích tương đối rộng thuận lợi
18


b

cho chăn ni gia súc lớn.
+ Tỉnh nào cũng có biển, tạo điều kiện phát triển nghề
nuôi trồng và dánh bắt thủy hải sản.
+ Độ che phủ rừng lớn thứ hai cả nước với nhiều lồi
động, thực vật có giá trị cao.
+ Có nhiều khống sản có giá trị như Crơm, thiếc, đá

q, đá vơi...
+ Tài ngun du lịch đa dạng, có nhiều thắng cảnh, di
tích lịch sử- văn hóa nổi tiếng, hấp dẫn khách du lịch:
Cố đô Huế, Phong Nha- Kẻ Bàng...
- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn Tây Nam
khơ nóng, cát bay...
Nêu đặc điểm giới hạn của vùng DHNTrung Bộ?
1.0
- Lãnh thổ hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình
Thuận
- Giáp CHDCND Lào, phía đông giáp biển Đông;
giáp vùng BTB, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
- Vùng biển có nhiều đảo và quần đảo .

2
a.
b.

Vẽ và nhận xét biểu đồ
Vẽ biểu đồ( yêu cầu: đúng, đẹp, có chú giải, tên biểu
đồ)
Nhận xét và giải thích
- Nhận xét: Bình qn đất nơng nghiệp theo đầu người ở ĐBSH thấp hơn

3,0
1,5
1,5
0,75

so với cả nước( chưa bằng ½ mức bình qn của cả nước).


-

Giải thích:
+ ĐBSH là vùng có dân số đơng, mật độ dân số cao nhất cả nước, (năm
2003 là 1192 người/ km2, trong khi cả nước là 246 người/ km2, ĐBSH gấp
4,85 lần cả nước).
+ Dân số đông, mật độ dân số cao dẫn tới diện tích đất thổ cư ngày một
tăng( chủ yếu lấy từ dất nông nghiệp sang) trong khi khả năng mở rộng diện
tích đất nơng nghiệp hầu như khơng cịn.

0,75

Năm học 2019- 2020 tôi đã tiến hành thực nghiệm ở thời điểm 1 là tiết kiểm
tra giữa học kì I, kiểm tra học kì I và thời điểm 2 là kiểm tra giữa học kì II,
kiểm tra học kì II. Tơi nhận thấy:
- Tại thời điểm 1: học sinh cịn khá lúng túng khi làm bài kiểm tra kết hợp
hai hình thức TNKQ và tự luận. Đặc biệt phần TNKQ với dung lượng 16 câu
hỏi thì những em có học lực yếu, trung bình hầu như chỉ làm một vài câu hỏi
hoặc các em lựa chọn khoanh đáp án một cách ngẫu nhiên, tỉ lệ bỏ trắng các
câu TNKQ còn nhiều, đặc biệt là các câu TNKQ ở mức độ hiểu.
- Tại thời điểm 2: học sinh đã bắt đầu quen dần với đề thi kết hợp hai hình
thức TNKQ và tự luận, các em chủ động hơn, hòa thiện bài thi tốt hơn đặc
biệt là phần TNKQ.
Khối
Thời điểm 1( tỉ lệ %)
Thời điểm 2( tỉ lệ %)
19



Yếu
TB Khá
Giỏi
Yếu
TB Khá
Giỏi
K6
8
60.5
31.5
0
2.6
48.5
43.6
5.3
K7
7.8
58.6
33.6
0
3.1
44.5
44.1
8.3
K8
6.5
54.4
38
1.1
1.1

45
46
7.9
K9
7.2
56.3
34.2
2.3
0
47.3
43.2
9.5
Sang năm học 2020- 2021, 2021-2022 tôi tiếp tục thống kê và phân tích kết
quả bài kiểm tra mơn Địa lí của học sinh và nhận thấy kết quả bài kiểm tra của
các em ngày càng có chuyển biến tốt, chất lượng học sinh đại trà và mũi nhọn
mơn Địa lí của trường THCS Đơng Hương ngày càng tăng cao.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
3.1 KẾT LUẬN
Kiểm tra đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học, do
đó ít nhất nó phải vì tiến bộ của học sinh. Có nghĩa là phải cung cấp thơng tin
phản hồi để mỗi học sinh biết mình tiến bộ đến đâu? Biết mình làm chủ được
kiến thức, kĩ năng này ở mức độ nào và phần nào còn hổng ... những sai sót nào
trong nhận thức học sinh thường mắc ... qua đó để điều chỉnh q trình dạy và
học.
Đề kiểm tra nên kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức trắc nghiệm khách
quan với tự luận, giữa kiểm tra lí thuyết với kiểm tra thực hành; tiếp tục nâng
cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn; tăng cường ra các câu
hỏi mở, gắn với thời sự quê hương, đất nước để học sinh được bày tỏ chính kiến
của mình về các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội. Qua đó sẽ giúp các em học sinh
có hứng thú, lạc quan trong quá trình học tập, tạo động lực thúc đẩy các em tích

cực, chủ động, sáng tạo trong q trình tiếp nhận và lĩnh hội kiến thức của mình.
3.2. KIẾN NGHỊ
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quá trình biên soạn đề kiểm tra theo tôi
cần tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi,
bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện
của trường.
Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở( thư viện học liệu) về câu hỏi, bài
tập, đề thi có chất lượng trên Website của sở, phòng GDĐT.
Đề nghị các cơ quan cấp trên tăng cường các chuyên đề để giáo viên được học
tập, tiếp thu những kiến thức mới, phương pháp mới trong quá trình giảng dạy.
Trên đây là những kinh nghiệm và ý kiến của tôi, rất mong nhận được sự góp ý,
trao đổi kinh nghiệm của các thầy cơ, bạn bè và đồng nghiệp.

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thanh Hóa, ngày 26/3/ 2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác.
Người viết

20


Lê Thị Thắm

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết TW2 khóa VIII
2. Chương trình giáo dục mơn Địa lí
3. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng mơn Địa lí THCS
4. Địa lí Kinh tế- xã hội Việt Nam

5. Tài liệu tập huấn: Kĩ thuật xây dựng ma trận đề và biên soạn, chuẩn hóa câu
hỏi kiểm tra đánh giá kết quả dạy học mơ Địa lí của Bộ GD và ĐT
6. Sách giáo khoa, sách giáo viên Địa lí lớp 8,9

21



×