Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

tiểu luận TTHCM Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.7 KB, 14 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHƯƠNG I:

Vị trí vấn đề nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

CHƯƠNG II:

Nguồn gốc lý luận chủ yếu quyết định đỗi với sự
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước.

CHƯƠNG III:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước
trong sạch, vững mạnh, hiệu quả.

1. Kiểm sốt quyền lực nhà nước
2. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật với đẩy mạnh
giáo dục đạo đức cách mạng
2.1 Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước đủ đức,
đủ tài
2.2 Tuyệt đối trung thành với cách mạng
2.3 Hăng hái thành thạo trong cơng việc, giỏi chun mơn nghiệp vụ
2.4 Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
2.5 Cán bộ, công chức Nhà nước phải là những người dám phụ trách,
dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình
huống khó khăn “thắng khơng kiêu, bạn khơng nản”
2.6 Phải thường xun tự phê bình và phê bình, ln ln có ý thức
và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước.


3. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước
3.1 Đặc quyền, đặc lợi
3.2 Tham ơ, lãng phí, quan liêu
3.3 Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo
4. Các biện pháp phòng chống tiêu cực trong Nhà nước
KẾT LUẬN
Danh mục tài liệu tham khảo

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước, quật cường chống
ngoại xâm, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Trong lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước, cha ông ta đã phải đương đầu với những kẻ thù
xâm lược mạng hơn mình gấp bội. Từ thực tiễn đấu tranh, ông cha ta đã đúc kết
được nhiều kinh nghiệm cà bài học quý báu. Tuy nhiên phải tới khi Hồ Chí Minh
dẫn dắt nhân nhân Việt Nam trong con đường dành tự do cho nhân dân thì đất nước
ta mới dành được độc lập.
Người đã sáng lập Đảng, Quân đội đồng thời thành lập nhà nước Việt Nam dân
chủ Cộng hịa. Người đã dành nhiều cơng sức cho việc xây dựng nhà nước kiểu
mới ở Việt Nam – một nhà nước khơng chỉ của dân, do dân, vì dân mà còn là một
nhà nước trong sạch, vững mạnh và hiệu quả.
Theo tư tưởng của Người, khi xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân
khơng bao giờ tách rời với việc làm cho Nhà nước luôn trong sạch,vững mạnh. Là
một nhà nước “phải dựa và nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý
kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.” Điều này không chỉ đúng vào thời điểm
khi nhà nước giành được độc lập (khi chính quyền cịn non trẻ) mà nó còn đúng và
giữ nguyên giá trị cho tới hiện nay.
Từ đó, nhóm chúng em xin chọn đề tài tiểu luận: “Xây dựng nhà nước trong sạch,

vững mạnh hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”.
2. Tổng quan đề tài
Việc xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh luôn là một vấn đề quan trọng
và cần thiết. Đã có những bài báo và các trang thông tin, các bài nghiên cứu bàn
luận về vấn đề này cũng như quá trình mà Đảng kế thừa, phát triển tử tưởng của
Người đặc biệt trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3. Mục đích nghiêm cứu
Việc tìm hiểu và và nghiên cứu vai trò của việc xây dựng nhà nước trong sạch cũng
như cách mà Đảng, Nhà nước ta đang tiến hành để xây dựng kiểu nhà nước đó sẽ
giúp chúng em hiểu thêm về vấn đề này.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là phương pháp, cách thức tiến hành xây
dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh cũng như việc kế thừa và phát huy của
Đảng và Nhà nước ta hiện nay.


Để xây dựng một nhà nước “của dân, do dân, vì dân”cần rất nhiều yếu tố tuy nhiên
trong bài tiểu luận này, nhóm em xin chỉ trình bày về vấn đề xây dựng nhà nước
trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng của Người.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Tư tưởng của Hồ Chí Minh, chính sách của Nhà nước, của Đảng Cộng sản Việt
Nam là cơ sở phương pháp luận định hướng nghiên cứu.
Ngồi ra bài tiểu luận cịn sử dụng các phương pháp cụ thể, chú trọng phương pháp
lịch sử kết hợp với logic, so sánh, phân tích, tổng hợp và tổng kết thực tiễn.
6. Đóng góp của đề tài
Góp phần làm rõ hơn bức tranh trong quá trình xây dựng một nhà nước kiểu mới
mà Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đặc biệt trong thời kì cơng nghệ hóa, hiện
đại hóa hiện nay.
7. Kết cấu của bài tiểu luận
Bài tiểu luận gồm chương lần lượt về các vấn đề:

‘Vị trí vấn đề nhà nước trong tư tưởng Hồ Chí Minh’ , ‘nguồn gốc lý luận chủ yếu
quyết định đỗi với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước’, ‘Tư tưởng
Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh, hiệu quả ’.

_________________________________________________________________
_________
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: VỊ TRÍ VẤN ĐỀ NHÀ NƯỚC TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ
MINH
Vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng. Trong quá trình
tìm đường cứu nước, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải tìm tịi, giải quyết hàng loạt
vấn đề về đường lối chiến lước của cách mạng để dành chính quyền và giữ chính
quyền.
Sau khi lật đổ được ách thống trị của thực dân và phong kiến tay sai, lập nên chính
quyền của nhân dân, chính quyền đó cần được xây dựng như thế nào để thực sự là
chính quyền của dân, do dân, vì dân?


Đặc biệt làm thế nào để xây dựng một Nhà nước cách mạng trong sạch, vững mạnh,
hoạt động có hiệu quảm đấu tranh khắc phục những căn bệnh cố hữu của nhà nước
kiểu cũ, đó là mối quan tâm thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngay từ
những ngày đầu mới có chính quyền.
Để giải đáp điều trăn trở này, Hồ Chí Minh đã phải trải qua một quá trình nghiên
cứu, tìm tịi, phân tích tổng kết một cách toàn diện, sâu dắc những kinh nghiệm và
bài học về xây dựng Nhà nước, không phải chỉ trong lịch sử dân tộc mà còn của
nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Người đã nhận thức sâu sắc quan điểm của chủ nghĩa Mác Lên nin về :”vấn đề
chính quyền nhất định là vấn đề chủ yếu nhất của mọi cuộc cách mạng”. Song,
người thấy rõ ràng vấn đề chính quyền ở nước ta không thể rập khuôn theo các
nước khác, mà cần phân tích cụ thể để có lời giải đúng đắn phù hợp với đòi hỏi

thực tiễn của đất nước và quy luật phát triển của Việt Nam.
CHƯƠNG II: NGUỒN GỐC LÝ LUẬN CHỦ YẾU QUYẾT ĐỊNH ĐỐI VỚI
SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC
Nguồn gốc lý luận quan trọng, chủ yếu quyết định nhất hình thành tư tưởng Hồ
Chí Minh về nhà nước là học thuyết Mác- Lenin về nhà nước nói chung, nhà nước
chuyên chính vơ sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lenin, nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội có thể rất khác nhau, nhưng bản chất của chúng ta chỉ là một: chun
chính cách mạng của giai cấp vơ sản. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Mà muốn như vậy, địi hỏi đó phải là một nhà
nước thật sự trong sạch, vững mạnh và hiệu quả.
Chủ nghĩa Mác-Lenin đã chỉ ra rằng, nhà nước xã hội chủ nghĩa, với đặc điểm vốn
có của nó, là một nhà nước đặc biệt, nhà nước khơng cịn ngun nghĩa, là nhà
nước “nửa nhà nước”.
Nhờ có quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lenin, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con
đường cách mạng Việt Nam, phương thức đúng đắn để giải quyết vấn đề chính
quyền nhà nước, hiểu biết thấu đáo bản chất nhà nước và cách thức tổ chức nhà
nước. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lenin về vấn đề nhà nước nói
chung, nhà nước xã hội chủ nghĩa nói riêng là cơ sở lý luận khoa học để Người
đánh giá, phê phán các học thuyết khác về tổ chức nhà nước cũng như khảo sát các
kiểu thực tiễn nhà nước một cách chính xác. Từ đó, hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh thật sự cách mạng, khoa học, trở thành nền tư tưởng của đường lối xây dựng
và hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Đảng ta.


CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH, HIỆU QUẢ
1. Kiểm soát quyền lực nhà nước
Để giữ vững bản chất của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước hoạt động có hiệu
quả, phịng chống thối hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ Nhà nước, Hồ Chí

Minh rất chú trọng vấn đề kiểm sốt quyền lực Nhà nước.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu.
Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, dù ít hay nhiều đều nắm giữ quyền
lực trong tay. Quyền lực này là do nhân dân ủy thác cho. Nhưng một khi đã
nắm quyền lực, cơ quan nhà nước hay cán bộ nhà nước đều có thể trở nên lạm
quyền. Người chỉ rõ: “Dân ghét các ông chủ tịch, các ông ủy viên vì cái tật
ngơng nghênh, cậy thế, cậy quyền. Những ơng này khơng hiểu nhiệm vụ và
chính sách của Việt Minh, nên khi nắm được chút quyền trong tay vẫn hay lạm
dụng”. Vì thế, để đảm bảo tất cả mọi quyền lực thuộc về nhân dân, cần kiểm
soát quyền lực nhà nước.
Về hình thức kiểm sốt quyền lực Nhà nước, theo Hồ Chí Minh, trước hết, cần
phát huy vai trò, trách nhiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là đội tiền
phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc, là Đảng
cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chính vì vậy, Đảng có quyền và có
trách nhiệm kiểm sốt quyền lực Nhà nước. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cơng việc
của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều. Muốn hoàn thành tốt mọi việc, thì
tồn bộ đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và chính
sách của Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp đảng ủy phải tăng cường cơng
tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên, cán bộ
làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho
nhân dân”.
Vấn đề kiểm soát quyền lực Nhà nước dựa trên cách thức tổ chức bộ máy Nhà
nước và việc phân công, phân nhiệm vụ giữa các cơ quan thực thi quyền lực
nhà nước bước đầu cũng đã được Hồ Chí Minh đề cập đến. Hiến pháp năm
1946 do Hồ Chí Minh ghi rõ một số hình thức kiểm sốt bên trong nhà nước,
trong đó nổi bật là kiểm soát của Nghị viện nhân dân đối với Chính phủ, chẳng
hạn, Nghị viện nhân dân có quyền “Kiểm sốt và phê bình Chính phủ”, “Bộ
trưởng nào khơng được Nghị viên tín nhiệm thì phải từ chức”…
Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, vì thế, nhân dân có quyền
kiểm sốt quyền lực Nhà nước. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Phải tổ chức kiểm

sốt, mà muốn kiểm sốt đúng thì cũng phải có quần chúng mới giúp được”.


Đảng cầm quyền cần chú ý phát huy vai trò kiểm soát quyền lực của nhân dân,
bởi so với nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới
có một đảng viên. Nếu khơng có nhân dân giúp sức, thì Đảng khơng làm được
việc gì hết. Đối với Nhà Nước, là công bộc của dân, “mọi công tác phải dựa
hẳn vào quần chúng, hoan nghênh quần chúng đơn đốc và kiểm tra”.
2. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật với đẩy mạnh giáo dục đạo đức
cách mạng
Về phép trị nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người ln kết hợp một cách nhuaamf
nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với phát huy những truyền thống tốt
đẹp trong đời sống cộng đồng người Việt Nam được hình thành qua hàng ngàn
năm lịch sử. Đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “Đức trị” và “Pháp trị”.
Trong việc thực thi quyền hạn và trách nhiệm của mình với cương vị là Chủ tịch
nước, Hồ Chí Minh bao giờ cũng thể hiện là sự sáng suốt, thống nhất hài hịa giữa
lý trí và tình cảm, nghiêm khắc, bao dung, nhân ái nhưng không bao che cho những
sai lầm, khuyết điểm của bất kỳ ai. Kỷ cương, phép nước thời nào cũng luôn được
đề cao và phải được áp dụng cho tất cả mọi người. Do đó, Hồ Chí Minh u cầu
pháp luật phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm
nghề nghiệp gì. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh dùng sức mạnh uy tín của mình để cảm
hóa những người có lỗi lầm, kéo họ đi với cách mạng, giáo dục những người mắc
khuyết điểm để họ tránh phạm pháp. Dưới ngọn cờ đại nghĩa, bao dung của Hồ
Chí Minh, nhiều người vốn rất mặc cảm với cách mạng đã dần hiểu ra và không
“sẩy chân”, phạm pháp hoặc không đi theo địch.
Theo người một xã hội kỷ cương, một nhà nước mạnh có hiệu lực quản lý bằng
pháp luật, không một giờ phút nào coi thường pháp luật, thiếu pháp luật. Không
quản lý nhà nước bằng pháp luật sẽ dẫn đến sơ hở, cán bộ sẽ dễ sinh ra lạm dụng
quyền lực, vi phạm quyền dân chủ của dân cũng như có cơng dân dễ có hành vi
xâm phạm đến quyền của người khác, của cộng đồng, và của xã hội dẫn đến hỗn

loạn vô Chính phủ. Chính vì vậy khi xây dựng Hiến Pháp mới và hình thành một
hệ thống pháp luật mới, Người đề nghị vận dụng những điều luật cũ còn tương đối
phù hợp với tình hình mới, trừ bỏ những điều vi phạm pháp luật và trái với chủ
quyền của nhân dân. Tuy nhiên Người cũng lưu ý: “Luật pháp phải dựa vào đạo
đức, mặt khác luật pháp bảo vệ pháp luật, bảo vệ đạo đức. Không xử phạt là không
đúng, song chút gì cũng trừng phạt thì khơng đúng. Nhà nước phải vừa giáo dục
vừa sử dụng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên lương thiện”.


Trong những năm trực tiếp lãnh đạo Nhà nước, Người đã từng bước xây dựng hệ
thống pháp luật, ngoài hai bản Hiến pháp, Người đã công bố 16 đạo luật và gần
1300 văn bản dưới luật khác.
2.1 Tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của nhà nước đủ đức, đủ tài
Một tư tưởng quan trọng nữa của Người là để có bộ máy nhà nước trong sạch,
vững mạnh, hiệu quả trước hết là phải có đội ngũ cán bộ, nhân viên có đạo đức,
gương mẫu trọng chấp hành pháp luật. Đồng thời phải là những người am hiểu
pháp luật và có ngành nghề chun mơn. Do đó từ năm 1948, Người đã ký sắc
lệnh về “lập một chế độ công chức mới” và ban hành sắc lệnh “quy chế cơng chức
Việt Nam”. Điềđó có ý ngĩa vơ cùng to lớn rằng: ngay từ rất sớm, Người đã coi
trọng thể chế hóa việc đào tạo và sử dụng cán bộ Nhà nước. Người coi cán bộ nói
chung “là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do
cán bộ tốt hay kém”. Để xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh, vấn đề
xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Nó một
cách tổng qt nhất về yêu cầu đối với đọi ngũ này, theo Hồ Chí Minh, đó là những
người vừa có đức, vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức
hợp lý, có hiệu quả.
Đi vào những mặt cụ thể ta thấy Hồ Chí Minh nêu lên những yêu cầu sau đây về
xây dựng nội ngũ cán bộ, công chức:
2.2 Tuyệt đối trung thành với cách mạng
Đây là yêu cầu đầu tiên cần có đối với đội ngũ này. Cán bộ công chức phải là

những người kiên cường bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Nhà nước. Hồ Chí
Minh nhấn mạnh lịng trung thành đó phải được thể hiện hàng ngày, hàng giờ trong
mọi lĩnh vực công tác, thể hiện trong kết quả thực tế. Lịng trung thành đó thể hiện
hàng ngày, hàng giờ nhưng phải được thể hiện đặc biệt rõ trong những lúc đất nước
gặp khó khăn, thử thách, chuyển giai đoạn.
.3 Hăng hái thành thạo trong công việc, giỏi chuyên môn nghiệp vụ
Chỉ với lịng nhiệt tình thơi thì khơng đủ và cùng lắm chỉ phá được cái xấu, cái
cũ mà khộng xây dựng được cái tốt. cái mới. Yêu cầu tối thiểu là đội ngũ cán bộ
này phải hiểu biết cơng việc của mình, biết quản lý tốt cơng việc của nhà nước. Do
vậy đội ngũ này cần phải được đào tạo và tự mình phải ln ln học hỏi. Đó là
tính chun nghiệp của đội ngũ cơng chức. Cơng chức phải chuyên sâu nghiệp vụ,
phải luôn luôn học tập không ngừng nghỉ, học mọi lúc, mọi nơi, học suốt đời. Hồ
Chí Minh chính là con người điển hình của tự học. Người tự học những kiến thức
về nhà nước trong cả cuộc đời mình.


Hồ Chí Minh đã ký nhiều sắc lệnh số 76 ban hành “Quy chế công chức” nêu rõ
công chức là người giữ một nhiệm vụ cụ thể trong bộ máy nhà nước dưới sự lãnh
đạo của Chính phủ. Sắc lệnh cũng nêu lên cách thức và nội dung thi tuyển để bộ
nhiệm vào các bậc hành chính trong bộ máy chính quyền.
2.4 Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân
Hồ Chí Minh ln ln chủ trương xây dựng mối quan hệ bền chặt giữ đội ngũ
cán bộ,công chức với nhân dân. Đội ngũ cán bộ công chức là người ăn lương từ
ngân sách của nhà nước, mà nguồn ngân sách này là của dân đóng góp. Chính vì
vậy, Hồ Chí Minh nhắc nhở mọi cán bộ, cơng chức khơng được lãng phí của cơng;
phải sẵn sàng phục vụ nhân dân, luôn luôn nêu cao đạo đức cách mạng, sẵn sàng
hy sinh quyền lợi cá nhân mình cho tổ quốc, lấy phục vụ quyền lợi chính đáng của
nhân dân làm mục tiêu cho hoạt động của mình. Đặc biệt, phải chống bệnh tham
ơ, quan liêu, lãng phí,…. Phải ln gần dân, hiểu dân và vì dân. Cán bộ, cơng chức
xa dân, quan liêu, hách dịch, cửa quyền…đối với nhân dân đều dẫn đến nguy cơ

làm suy yếu nhà nước, thậm chí làm biến chất nhà nước vì đã vi phạm một điều có
tính chất quyết tử của cấu tạo quyền lực nhà nước là tất cả quyền lực thuộc về nhân
dân.
.5 Cán bộ, công chức Nhà nước phải là những người dám phụ trách, dám quyết
đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là trong những tình huống khó khăn “thắng
khơng kiêu, bạn khơng nản”
Đó là những người có ý thức sẵn sàng làm “công bộc”, làm “đầy tớ” của dân,
những người cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư, làm việc với tinh thần đầy
sáng tạo. Hồ Chí Minh địi hỏi cán bộ, công chức phải luôn luôn tu dưỡng, rèn
luyện đạo đức cách mạng, ln có “chí tiến thủ”, ln học tập để nâng cao trình
độ về mọi mặt, học ở trường, học trong cuộc sống, trong công tác, học ở thầy, ở
bạn…
2.6 Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, ln ln có ý thức và hành động
vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước.
Với chức trách là những người phục vụ nhân dân, thì cán bộ, công chức phải tận
tuỵ, tận trung với nước, tận hiếu với dân. Muốn vậy, theo Hồ Chí Minh cán bộ,
cơng chức phải thường xun tự phê bình và phê bình để giữ vững phẩm chất đạo
đức cách mạng và năng lực công tác, đồng thời, cán bộ, công chức phải chăm lo
xây dựng bộ máy nhà nước để nhà nước đúng là nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Bộ máy nhà nước, theo quan điểm Hồ Chí Minh, cần gọn, nhẹ, có hiệu lực, phù
hợp với từng giai đoạn để phục vụ đắc lực cho mục tiêu hoạt động của nhà nước,
tất cả vì sự phát triển của đất nước, vì lợi ích của tổ quốc, của nhân dân khơng vì


lợi ích của cá nhân nào. Chức vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức trong bộ máy
nhà nước là do dân uỷ thác, uỷ quyền để làm việc cho ích quốc lợi dân, khơng vì
chủ nghĩa cá nhân.
3.

Đề phịng và khắc phục những tiêu cực trong hoạt động của Nhà nước


Xây dựng một Nhà nước của dân, do dân, vì dân khơng bao giờ tách rời với việc
làm cho Nhà nước luôn trong sạch, vững mạnh. Điều này luôn thường trực trong
tâm trí và hành động của Hồ Chí Minh. Khi nước nhà giành được độc lập, chính
quyền cách mạng còn non trẻ cũng như lúc cách mạng chuyển giai đoạn, Hồ Chí
Minh càng chsu ý hơn bao giờ hết đến việc đảm bảo sự trong sạch, vững mạnh của
các cấp chính quyền, bởi vì thường những lúc đó cách mạng đứng trước những
thách thức rất gay gắt và những tiêu cực rất dễ trở thành nguy cơ làm biến chất
Nhà nước.
Chỉ một tháng sau khi thành lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Hồ Chí
Minh đã gửi thư cho Ủy Ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng nêu rõ phải
chống đặc quyền, đặc lợi; bộ máy nhà nước không phải là bộ máy áp bức bóc lột
nhân dân, cán bộ, cơng chức khơng phải là những “ơng quan cách mạng”. Hồ Chí
Minh chỉ ra sáu căn bệnh cần đề phòng: trái phép, cậy thế, hù hóa, tư túng, chia rẽ,
kiêu ngạo. Người nhắc nhở “Chúng ta không sợ sai lầm, nhưng đã nhận biết được
sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai khơng phạm những lỗi lầm trên này,
thì nên chú ý tránh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Ai đã phạm những lỗi lầm
trên này, thì phải hết sức sửa chữa; nếu khơng tự sửa chữa thì Chính phủ sẽ khơng
khoan dung. Vì hạnh phúc của dân tộc, vì lợi ích của nước nhà mà tơi phải nói.
Chúng ta phải ghi sâu những chữ “cơng bình, chính trực” vào lịng”. Trong q
trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, Hồ Chí Minh thường đề cập đến
vấn đề sau đây và nhắc nhở mọi người tránh và khắc phục.
.1 Đặc quyền, đặc lợi
Xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh địi hỏi phải tẩy trừ những thói cậy
mình là người trong cơ quan chính quyền để cửa quyền, hách dịch với dân, đồng
thời vơ vét tiền của, lợi dụng chức quyền để làm lợi cho cá nhân mình, làm như
thế tức là sa vào chủ nghĩa cá nhân.
3.2 Tham ơ, lãng phí, quan liêu
Hồ Chí Minh coi tham ơ, lãng phí, quan liêu là “giặc nội xâm”. “giặc ở trong lòng”,
thứ giặc nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm. Người phê bình những người ‘lấy của

cơng dùng vào việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức”. Quan điểm Hồ Chí Minh là:
“Tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh


của thực dân và phong kiến… Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật
thám”.
Ngày 27/11/1946, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 223 ấn định về việc: “xử phạt đối
với tội đưa hối lộ cho công chức, tội công chức nhận hối lộ, biển thủ công quỹ
hoặc của cơng dân”. Hình phạt tội đưa và nhận hối lộ với mức từ 5 năm đến 20
năm tù khổ sai và phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ.
Ngày 26/1/1947, Hồ Chí Minh ký lệnh nói rõ tội phạm tham ô, trộm cắp của công
là tội tử hình.
Lãng phí là một căn bệnh mà Hồ Chí Minh lên án gay gắt. Chính bản thân Người
ln làm gương, tích cực thực hành chống lãng phí trong cuộc sống và trong công
việc hàng ngày. Người biết quý từng đồng xu, bát gạo do dân đóng góp cho hoạt
động của bộ máy nhà nước. Lãng phí ở đây được Hồ Chí Minh xác định là lãng
phí sức lao động, lãng phí thời gian, lãng phí tiền của. Chống lãng phí là biện pháp
để tiết kiệm, một vấn đề quốc sách của mọi quốc gia.
Liên quan đến bệnh tham ô, bệnh lãng phí là bệnh quan liêu, một căn bệnh khơng
những có ở cấp trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện mà cịn ngay ở cấp cơ sở.
Hồ Chí Minh phê bình những người và các cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp
dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần
gũi quần chúng. Đối với cơng việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi
mặt, không đi sâu vào từng vấn đề. Bệnh quan liêu làm cho chúng ta chỉ biết khai
hội, viết chỉ thị, xem báo cáo tên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn…
thành thử có mắt mà khơng thấy suốt, có tai mà khơng nghe thấy, có chế độ mà
khơng biết nắm vững… Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn
tham ơ, lãng phí.
Vì vậy, đây là bệnh gốc sinh ra các bệnh tham ơ, lãng phí, muốn trừ sạch bệnh
tham ơ, lãng phí thì trước hết phải tẩy sạch bệnh quan liêu.

3.3 Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo
Những hành động trên gây mất đoàn kết, gây rối cho cơng tác. Hồ Chí Minh kịch
liệt lên án tệ kéo bè, kéo cánh, tệ nạn bà con bạn hữu mình khơng tài năng gì cũng
kéo vào chức này chức nọ. Người có tài có đức, nhưng khơng vừa lịng mình thì
đẩy ra ngồi. Qn rằng việc nước là việc cơng, chứ khơng phải việc gì dịng họ
của ai. Trong chính quyền, cịn hiện tượng gây mất đồn kết, không biết cách làm
cho mọi người “bênh vực lớp này, chống lại lớp khác”.
Ngồi bệnh cậy thế, có người có kiêu ngạo, “tưởng mình ở trong cơ quan Chinh
Phủ là thần thánh rồi… Cử chi lúc nào cũng vác mặt quan cách mạng”, làm mất
uy tín của Chính Phủ.


4. Các biện pháp phòng chống tiêu cực trong Nhà nước
Phòng chống tiêu cực trong Nhà nước là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Trong nhiều
tác phẩm khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau, Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiều
biện pháp khác nhau. Khái quát lại, có thể thấy nổi bật một hệ thống biện pháp cơ
bản như sau:
Một là, nâng cao trình độ dân chủ trong xã hội, thực hành dân chủ rộng rãi, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân đso là giải pháp căn bản và có ý nghĩa lâu dài.
Hai là, pháp luật của Nhà nước, ký luật của Đảng phải nghiêm minh. Công tác
kiểm tra phải thường xuyên. Cán bộ, đảng viên phải nghiêm túc và tự giác tuân
thủ pháp luật, kỷ luật. Thẳng tay trừng trị những kẻ thối hóa, biến chất, bất kể kẻ
ấy ở địa vị nào, nghề nghiệp gì.
Ba là, phạt nghiêm minh, nghiêm khắc, đúng người đúng tội là cần thiết, song
việc gì cũng xử phạt thì lại không đúng. Cần coi trọng giáo dục, lấy giáo dụ, cảm
hóa làm chủ yếu. Chỉ có như vậy mới làm cho cái tốt trong mỗi người nảy nnowr
như hoa mùa Xuân và cái xấu mất dần đi. Trong giáo dục cán bộ, phải coi trọng
giáo dục đạo đức, xây dựng hệ chuẩn mực đạo đức của người cầm quyền, khơi
dậy lương tâm trong mỗi con người.
Bốn là, cán bộ phải đi trước làm gương, cán bộ giữ chức vụ càng cao, trách nhiệm

nêu gương càng lớn. Cán bộ, người đứng đầu có ý thức nêu gương tu dưỡng đạo
đức, chống tiêu cực, sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến cấp dưới, đến nhân dân, góp
phần xây dựng nên những đức tính tốt trong nhân danan. Đây là một nét đặc sắc
trong văn hóa chính trị Việt nam.
Năm là, phải huy động sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước vào cuộc chiến chống
lại tiêu cực trong con người, trong xã hội và trong bộ máy Nhà nước. Bất kỳ người
Việt Nam nào cũng có lịng tự hào, tự tơn dân tộc, thì dù là người dân bình thường,
hay cán bộ, đảng viên, thì đều phải có trách nhiệm tu dưỡng và thực hành đạo đức
cách mạng.


KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân có giá trị
thực tiễn và lý luận to lớn. sâu sắc, định hướng cho việc xây dựng nhà nước kiểu mới ở
Việt Nam. Học tập và quán triệt tư tưởng này để xây dựng nhà nước ngang tầm nhiện
vụ của giai đoạn cách mạng mới là hết sức cần thiết. Hiện nay, toàn Đảng, tồn dân đang
tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhà nước đó được xây
dựng trên nền tảng lý luận Mac – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những điều kiện thực
tế hiện nay của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố gắn với phát triển kinh
tế tri thức, thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế, thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Nhà nước bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân Quyền làm chủ thật sự của
nhân dân chính là một nội dung cơ bản trong yêu câud xây dựng nhà nước của dân, do
dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nhà nước đòi hỏi phải chú trọng bảo đảm và phát huy quyền làm chủ thật sự của nhân
dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong vấn đề này, việc mở rộng dân
chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng. Chính vì
vậy, quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hoá bằng hiến pháp và pháp luật,
đưa hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống. Cần chú ý đến việc bảo đảm cho mọi người

được bình đẳng trước pháp luật, xử phạt nghiêm minh mọi hành động vi phạm pháp luật,
bất kể sự vi phạm đó do tập thể hoặc cá nhân nào gây ra. Có như vậy, dân mới tin và
mới bảo đảm được tính chất nhân dân của Nhà nước ta. Để phát huy quyền làm chủ của
nhân dân lao động, ngoài vấn đề thực thi nghiêm chỉnh pháp luật, còn cần chú ý thực
hiện những quy tắc dân chủ trong các cộng đồng dân cư, tuỳ theo điều kiện của từng
vùng, miễn là các quy tắc đó khơng trái với những quy định của pháp luật.
Kiện tồn bộ máy hành chính nhà nước Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lĩnh
vực này đòi hỏi chú trọng cải cách và xây dựng, kiện tồn bộ máy hành chính nhà nước,
bảo đảm một nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh. Muốn vậy, phải đẩy mạnh
cải cách nền hành chính theo hướng dân chủ. Kiên quyết khắc phục thói quan liêu, hách
dịch, cửa quyền, gây phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng, bộ máy cồng kềnh, kém hiệu
lực, sự sa sút phẩm chất đạo đức cách mạng, năng lực thực hành nhiệm vụ cơng chức
kém cõi. Thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay còn cần chú ý cải
cách các thủ tục hành chính; để cao trách nhiện cá nhân trong việc giải quyết các khiếu
kiện của công dân theo đúng những quy định của pháp luật; tiêu chuẩn hố cũng như
sắp xếp lại đội ngũ cơng chức, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức vừa có đức vừa
có tài, tinh thơng chun mơn, nghiệp vụ. Đội ngũ cơng chức yếu thì khơng thể nói đến


một nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thực sự vững mạnh. Do vậy, công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phải được đặt lên hàng đầu và phải được tiến hành
thường xuyên, bảo đảm chất lượng.
Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước Công cuộc đổi mới,
chỉnh đốn Đảng tất yếu gắn liền với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.
Đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Đảng với tư cách là Đảng cầm quyền. Trong
giai đoạn hiện nay, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với nhà nước thể hiện ở những nội dung như: Lãnh đạo nhà nước thể chế
hoá đường lối, chủ trương của Đảng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và phát huy vai trò
quản lý của nhà nước; đôie mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước lãnh
đạo bằng đường lối, bàng tổ chức, bộ máy của Đảng trong các cơ quan nhà nước, bằng

vai trò tiên phong, gương mẫu của đội ngũ đảng viên hoạt động trong bộ máy nhà nước,
bằng công tác kiểm tra, Đảng không làm thay công việc quản lý của nhà nước. Đảng
thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ trong hệ thống chính trị trên cơ sở bảo đảm chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của nhà nước theo luật định. Bản chất, tính chất của nhà
nước ta gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm quyền, do đó, đến lượt Đảng,
một tiền đề tất yếu được đặt ra là sự trong sạch, vững mạnh của Đảng Cộng Sản Việt
Nam chính là yếu tố quyết định cho thành công của việc xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục
/>%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20T%C6%B0%20t%C
6%B0%E1%BB%9Fng%20HCM%20(K)%20Tr69%20-Tr141.pdf
- Luận văn đồ án “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước trong
sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả”, Đại học Y Dược Hà Nội
- Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị Quốc gia, Năm XB
2003.



×