Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

(SKKN 2022) Một số giải pháp tuyển chọn bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 trường THCS Thành Sơn Huyện Bá Thước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.22 KB, 18 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HỐ
PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TUYỂN CHỌN VÀ BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MÔN GDCD LỚP 9 TRƯỜNG THCS THÀNH SƠN
HUYỆN BÁ THƯỚC NĂM HỌC: 2021-2022

Người thực hiện: Nguyễn Đăng Huy
Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Thành Sơn
SKKN thuộc môn: Giáo dục cơng dân

THANH HỐ NĂM 2022


MỤC LỤC
Mục

Nội dung

Trang

1.

MỞ ĐẦU

2

1.1.


Lý do chọn đề tài.

2

1.2.

Mục đích nghiên cứu.

3

1.3.

Đối tượng nghiên cứu.

4

1.4.

Phương pháp nghiên cứu.

4

2.

NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

4

2.1.


Cơ sở lý luận.

4

2.2.

Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
kinh nghiệm.

6

2.3.

Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

8

2.4.

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

10

3.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

12

3.1.


Kết luận.

12

3.2.

Kiến nghị.

13

1. MỞ ĐẦU.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Môn Giáo dục công dân là mơn khoa học xã hội có vị trí rất quan trọng
trong chương trình giáo dục phổ thơng cũng như trong đời sống xã hội. Đây là
môn học cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức toàn diện trên tất cả các lĩnh


Trang 2

vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đạo đức, pháp luật. Mơn học
này góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực cho học sinh, trong đó
có học sinh THCS; hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động
đúng đắn chuẩn mực, giúp học sinh trở thành con người có tri thức, có phẩm
chất và năng lực; phát triển hồn thiện các mặt: Đức, Trí, Thể, Mĩ. Mơn học trực
tiếp hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và tư tưởng cho học sinh
thông qua việc trực tiếp trang bị cho học sinh THCS về thế giới quan và nhân
sinh quan khoa học; trực tiếp hình thành niềm tin, lý tưởng, đạo đức, ý thức
pháp luật cho thế hệ công dân tương lai của đất nước. Môn học này cịn góp
phần đào tạo học sinh thành những người lao động mới, đồng thời hình thành

năm phẩm chất cốt lõi của người cơng dân đó là: u nước, nhân ái, trung thực,
chăm chỉ, trách nhiệm.
Ngay từ thời nhà Trần thầy giáo Chu Văn An đã khẳng định: "Hiền tài là
nguyên khí của quốc gia". Tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi là bước đầu
tiên nhằm phát hiện những học sinh có tố chất để đào tạo nhân tài cho đất nước,
cho địa phương và là nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành giáo dục nước ta hiện
nay, điều đó khẳng định tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đào tạo.
Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của môn học này, trong những
năm qua cá nhân tơi ln trăn trở, tìm tịi đổi mới phương pháp dạy học nói
chung và đổi mới cách thức dạy học trong tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh
giỏi nói riêng nhằm mục đích nâng cao nhận thức về vai trị của môn học, đồng
thời làm cho các em học sinh có thêm niềm tin và động lực để quyết tâm học tập
và tích cực say mê trong ơn luyện.
Trường THCS Thành Sơn là một trường thuộc vùng núi cao, vùng đặc
biệt khó khăn của huyện Bá Thước, trường đóng tại thôn Pù Luông xã Thành
Sơn, nơi đây phần lớn thời gian trong năm là sương mù ẩm ướt và giá lạnh. Đời
sống của nhân dân rất khó khăn, canh tác còn lạc hậu, kinh tế kém phát triển,
nhận thức của đại đa số nhân dân còn nhiều hạn chế, hủ tục lạc hậu vẫn cịn. Vì
thế nhận thức về vai trò của giáo dục đối với sự phát triển con người và xã hội
cũng như tương lai của con cái còn nhiều hạn chế, thậm chi là yếu kém. Chất
lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục mũi nhọn nói riêng rất thấp.
Nhà trường được thành lập năm 1998, đến nay đã hơn 20 năm xây dựng và
trưởng thành, thế nhưng vị thế của nhà trường vẫn không có nhiều thay đổi, chỉ
nằm ở tốp cuối cùng về tất cả các mặt, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi.


Trang 3

Nhiều năm học sinh nhà trường tham gia thi nhưng tình trạng " trắng bảng" là
điều thường thấy, hoặc nếu có giải cũng chỉ một vài giải khuyến khích, số lượng

học sinh đi thi cấp huyện chỉ đếm trên đầu ngón tay, tình trạng ơn thi qua loa tắc
trách, chiếu lệ, đối phó của một bộ phận khơng nhỏ giáo viên nhà trường vẫn
cịn. Học sinh khơng có hứng thú trong việc học, phụ huynh không quan tâm để
ý, coi việc ôn luyện và đưa học sinh đi thi là trách nhiệm của nhà trường, mối
quan hệ giữa giáo viên ôn thi và học sinh không mật thiết. Học sinh chưa thực
sự nỗ lực cố gắng, ôn được vài buổi đã bỏ vv.
Đứng trước thực tế đó, bản thân tơi là người làm cơng tác quản lí đồng
thời trực tiếp tham gia ôn luyện đội tuyển môn GDCD lớp 9 phải trăn trở và suy
nghĩ. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra; Tại sao lại có thực trạng đáng buồn đó? Học
sinh khơng nhiệt tình ơn thi là vì lí do gì? Vì sao học sinh các trường lân cận đi
thi liên tục có giải cao, mà trường mình lại không làm được? Những câu hỏi ấy
luôn thường trực trong suy nghĩ của tôi và khiến tôi phải đi tìm câu trả lời cho cá
nhân mình.
Từ năm 2020 bản thân tôi được ủy ban nhân dân huyện Bá Thước điều
động lên công tác tại Trường THCS Thành Sơn. Với lương tâm và trách nhiệm
của người làm công tác quản lí và đồng thời trực tiếp tuyển chọn và bồi dưỡng
đội tuyển học sinh giỏi môn GDCD khối 9. Tôi đã nỗ lực khắc phục khó khăn
của điều kiện tự nhiên, khí hậu và cơ sở vật chất thiếu thốn của nhà trường để
cơng tác tốt. Trong q trình tuyển chọn bồi dưỡng đội tuyển, tôi đã tự đúc rút
cho mình một vài kinh nghiệm bổ ích, đã áp dụng thành cơng và đem lại hiệu
quả ban đầu khá tích cực cho nhà trường. Vì thế, tơi mạnh dạn và quyết định lựa
chọn đề tài:" Một số giải pháp tuyển chọn bồi dưỡng học sinh giỏi môn
GDCD lớp 9 trường THCS Thành Sơn Huyện Bá Thước" làm đề tài nghiên
cứu cho sáng kiến kinh nghiệm này.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Thơng qua sáng kiến kinh nghiệm này cá nhân tôi mong muốn hướng tới
một số mục đích cụ thể sau đây:
- Giúp giáo viên có thêm kinh nghiệm trong việc tuyển chọn và bồi dưỡng
học sinh giỏi môn giáo dục công dân lớp 9 cấp huyện, đồng thời tạo dựng và
cung cấp nguồn học sinh có chất lượng cho ngành giáo dục huyện nhà chọn ra

đội tuyển để tham gia thi HSG cấp Tỉnh đối với học sinh lớp 9 môn GDCD.


Trang 4

- Giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo trong q trình
học tập, ơn luyện đạt hiệu quả cao, đặc biệt các em học sinh miền núi và dân tộc
thiểu số tại Trường THCS Thành Sơn và một số trường lân cận trong cụm Quốc
Thành.
- Giáo dục và hình thành cho học sinh ý thức và thói quen tự học, tự tìm
tịi kiến thức xung quanh đời sống và trên các trang mạng, nhằm không ngừng
bổ sung và mở rộng kiến thức bộ mơn nói riêng và kiến thức về cuộc sống nói
chung.
- Gây dựng niềm tin của học sinh và phụ huynh đối với giáo viên và làm
tăng vai trị, vị thế của mơn GDCD đồng thời tạo ra sự chuyển biến trong nhận
thức của các em ơn thi mà cịn có sức lan tỏa cho nhiều học sinh ôn thi các bộ
môn khác.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Với đề tài này, tôi chọn một số giải pháp cụ thể, thiết thực và hiệu quả
nhằm nâng cao chất lượng trong quá trình tuyển chọn và bồi dưỡng đồng thời
tạo chuyển biến tốt về nhận thức đối với các em học sinh tham gia ôn luyện đội
tuyển học sinh giỏi tại trường THCS Thành Sơn, qua đó đúc kết những kinh
nghiệm và một số giải pháp nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả, chất lượng
các đội tuyển cũng như thành tích của các em trong các kì thi học sinh giỏi ở
những học năm tiếp theo đồng thời tổng kết đánh giá rút ra bài học bổ ích cho
bản thân khi tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chọn một
số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu.

- Phương pháp tìm hiểu đối tượng qua thực tiễn.
- Phương pháp so sánh đối chiếu số liệu.
- Phương pháp phỏng vấn đối thoại
- Phương so sánh phân loại.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIÊN KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận.
Trong nghị quyết Trung ương II khóa VIII năm 1996 ghi rõ :"Cùng với
khoa học và công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài".


Trang 5

Điều 2 Luật giáo dục Việt Nam năm 2019 khẳng định “Mục tiêu giáo dục
là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức
khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc và hội
nhập quốc tế”.
Như vậy, chúng ta thấy rằng với tính đặc thù của bộ mơn, mơn GDCD
lớp 9 nói riêng và mơn GDCD ở trường THCS nói chung có vai trị vô cùng
quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và đạo đức cho học sinh.
Chính vì lẽ đó mà mỗi bài dạy, mỗi tiết lên lớp giáo viên cần chuẩn bị cập nhật
thông tin, hướng dẫn học sinh chủ động tìm hiểu các kiến thức pháp luật và đạo
đức để đáp ứng nhu cầu của việc tiếp cận thơng tin mới mang tính thời sự, gắn
với thực tế ở địa phương là việc làm hết sức cần thiết góp phần làm sinh động
hơn, tránh sự khơ khan, áp đặt trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp
luật để đạt được hiệu quả giáo dục. Việc dạy học sinh đại trà giáo viên có thể
vận dụng những phương pháp chung, phổ biến và phù hợp với đặc trưng bộ môn
để định hướng và giúp các em chủ động tiếp thu tri thức vì các đơn vị kiến thức

đại trà cũng khà đơn giản.
Tuy nhiên, việc dạy và ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi lại có những yêu
cầu cao hơn cả về nội dung và phương pháp dạy đại trà rất nhiều, địi hỏi người
thầy phải có kiến thức vững vàng, chuyên sâu và nâng cao, thường xuyên cập
nhật kiến thức mới, đồng thời phải trau dồi các giải pháp đặc thù của môn học
và phù hợp với điệu kiện thực tế tại địa phương nơi mình cơng tác và giảng dạy,
đặc biệt là các trường có nhiều học sinh dân tộc vùng cao như trường THCS
Thành Sơn thì việc làm này lại càng cần thiết hơn.
Thực tế qua nhiều năm giảng dạy và ôn luyện các đội tuyển của môn
GDCD, tôi nhận thấy, hầu hết các em học sinh và phụ huynh ở khu vực trục
đường thường coi nhẹ mơn học này, vì nó khơng phục vụ cho thi các trường đại
học, nhất là các trường đại học có tiếng. Tuy vậy đối với các em học sinh thuộc
khu vực các xã vùng sâu, vùng xa thì mơn học này vẫn được các em u thích,
chỉ đơn giản là do môn học nhẹ nhàng, dung lượng kiến thức ít, thực tế, dễ học
dễ thuộc, chính vì lẽ đó mà mơn GDCD vẫn cịn được các em quan tâm và hứng
thú học. Điều này càng làm tơi tích cực và nỗ lực ôn thi hơn đồng thời mong


Trang 6

muốn các em sẽ có niềm tin và chuyên tâm cho việc bồi dưỡng để tham gia thi
đạt kết quả cao nhất.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thơng tin của những năm học
trước, bản thân tôi thu nhận được một số thực trạng sau đây:
2.2.1. Thuận lợi:
- Ban giám hiệu nhà trường, đứng đầu là đồng chí hiệu trưởng rất quan
tâm, chăm lo cho cơng tác dạy và học, đặc biệt là việc bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Cá nhân tơi ln nhiệt tình, u nghề, tâm huyết có nhiều sáng tạo, chịu
khó học hỏi nhằm không ngừng nâng cao kiến thức cho bản thân, trong quá trình

giảng dạy, được tham gia tập huấn bồi dưỡng các chuyên đề liên quan đến kiến
thức bộ môn GDCD.
- Việc tìm kiếm thơng tin, kiến thức pháp luật có thể thực hiện được qua
mạng Internet và các kênh thông tin khác cũng khá thuận tiện do nhà trường đã
trang bị đầy đủ hệ thống Intenes, máy tính...
- Nhóm chuyên môn cốt cán bộ môn GDCD của huyện Bá Thước thường
xuyên trao đổi, trau dồi cập nhật thông tin, kiến thức bộ mơn, qua đó bản thân
tơi cũng có cơ hội học tập các thầy cô cốt cán của ngành có nhiều năm là giáo
viên dạy giỏi cấp tỉnh và nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và bồi dưỡng học
sinh giỏi, coi đó là cơ hội để tơi học hỏi được các đồng chí đồng nghiệp trong tổ
nhóm bộ mơn GDCD của ngành nhiều điều bổ ích, tích lũy thêm kinh nghiệm
quý giá cho bản thân, đồng thời vận dụng một cách sáng tạo linh hoạt vào điều
kiện thực tiễn của nhà trường.
2.2.2. Khó khăn:
- Với thời lượng chỉ có 1 tiết trên tuần nên khơng có nhiều thời gian để ôn
tập và mở rộng kiến thức cho học sinh.
- Việc ôn thi trước đây chỉ qua loa, chiếu lệ, chưa có chiều sâu, giáo viên
ơn ít cập nhật các dạng đề và cách làm mới, đặc biệt là các dạng bài tập tình
huống cần có ví dụ cụ thể để minh họa cho phần giải quyết tình huống của mình
được thuyết phục hơn, vì vậy đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ học sinh
và phụ huynh về niềm tin đối với môn học đặc biệt là kết quả các kì thi học sinh
giỏi.
- Học sinh ơn tập mị mẫm, khơng có mục tiêu rõ ràng, thiếu tự tin trong
việc học và ln có suy nghĩ ''thi cho có'' cịn giải thì khơng đến phần mình.


Trang 7

Từ đó dẫn đến tự ti, khơng có ý chí quyết tâm và chưa thực sự nỗ lực trong học
tập.

- Học sinh ln tỏ ra khơng u thích mơn học, trong các tiết học chính
khóa tại lớp các em thường ồn ào, mất trật tự, không chú ý nghe giảng, không
học và làm bài tập ở nhà, thiếu hợp tác với giáo viên vv.
- Phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc ôn thi nên chỉ '' trăm sự nhờ
thầy và nhà trường" là chính, vì thế cũng nảy sinh tư tưởng ỉ lại, trông chờ vào
nhà trường.
- Tư liệu tham khảo ở sách giáo khoa, sách giáo viên chỉ mang tính chất
định hướng chung. Các tài liệu hướng dẫn bổ sung những thông tin pháp luật
sửa đổi chưa được cung cấp kịp thời và còn thiếu rất nhiều. Trong mỗi bài dạy,
giáo viên phải tự tìm kiếm thông tin kiến thức pháp luật hiện hành để bổ sung
minh họa cho tiết dạy phù hợp với thực tế.
- Việc sử dụng sách giáo khoa của học sinh cũng còn bất cập ở chỗ: nhiều
em dùng sách cũ tái bản từ nhiều năm trước nên thông tin giáo viên đưa ra các
em còn bỡ ngỡ, việc thực hiện học nhóm đơi lúc thiếu thống nhất vì thơng tin
giữa sách cũ và sách mới có nhiều điểm khác biệt, nhất là phần tư liệu tham
khảo có liên quan đến các văn bản luật có trong nội dung chương trình của sách
giáo khoa lớp 8 và lớp 9.
2.2.3 Bảng khảo sát thực tế về kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi môn
GDCD lớp 9 tại trường trung học cơ sở Thành Sơn.
Để minh chứng cho thực trạng trên đây tại trường THCS Thành Sơn,
Huyện Bá Thước, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tế, cá nhân tơi thu
nhận được những số liệu cụ thể được thể hiện qua bảng số liệu thu thập của hai
năm học gần nhất qua bảng dưới đây:
• Tỉ lệ học sinh u thích và khơng u tích mơn GDCD
Năm học

Tổng số
u thích
Khơng u thích
Tỉ lệ %

Số lượng
Tỉ lệ %
HS lớp 9 Số lượng
2017 - 2018
35
10
28,57
25
71,23
2018 - 2019
36
9
25,0
27
75,0
• Số lượng học sinh tham gia ơn thi đội tuyển học sinh giỏi
Năm học
Tổng số HS dự thi
Nhất
Nhì
Ba
2017 - 2018
06
0
0
01
2018 - 2019
05
0
0

01
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

KK
02
02


Trang 8

Để công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 tại
trường THCS Thành Sơn đạt hiệu quả, bản thân tôi đã kết hợp nhiều giải pháp
mang tính thực tiễn, sát thực với điều kiện thực tế tại địa phương và luôn phù
hợp với đối tượng học sinh là con em người dân tộc thiểu số mà tôi đã từng áp
dụng trong nhiều năm qua và đã đem lại hiệu quả khả quan. Một số giải pháp đó
là:
2.3.1.Giải pháp 1: Cơng tác tuyển chọn.
Để hình thành được đội tuyển thật sự chất lượng và ưng ý thì khâu tuyển
chọn là rất quan trọng, nó giúp giáo viên phát hiện phân loại, đánh giá và đưa ra
các hình thức bồi dưỡng sao cho hợp lí và hiệu quả. Khi tuyển chọn học sinh,
không nhất thiết phải chọn những em thơng minh học giỏi, vì thơng thường
những em này đã theo học và ôn thi các môn như Ngữ Văn,Tốn,Tiếng Anh những mơn sẽ thi vào lớp 10 và sau này giúp ích cho thi đại học. Để làm tốt
khâu đầu tiên này tôi thực hiện như sau:
- Chọn những em thật sự chăm chỉ, tự giác trong học tập.
- Trình bày chữ viết sạch đẹp, dễ nhìn, ít sai chính tả.
- Có tính kỉ luật trong việc tự học ở nhà.
- Hoàn thành đầy đủ các nội của giáo viên giao phó.
- Trong q trình dạy tiết học chính khóa trong lớp giáo viên chú ý những
em hăng hái phát biểu xây dựng bài mới, hứng thú trong việc học thể hiện qua
ánh mắt, cử chỉ thái độ tích cực tự giác chủ động trong học tập

2.3.2. Giải pháp 2: Gặp gỡ tạo khơng khí vui vẻ và hứng thú cho học sinh.
- Để cho các em học sinh có động lực ơn tập, thực sự có hứng thú và
quyết tâm cao trong ơn luyện, sau khi hình thành và lên danh sách đội tuyển,
giáo viên cần gặp gỡ, trao đổi…đưa ra nguyên tắc và quan điểm ơn tập của mình
cho học sinh như: phải chăm chỉ, ghi chép cẩn thận, chủ động tích cực học ở
nhà, ơn phần nào chắc phần đó đặc biệt phần các qui định của pháp luật ở lớp 8
và lớp 9
- Việc gặp gỡ học sinh còn nhằm giúp các em có thiện cảm với giáo viên
ơn luyện, vì theo qui luật lây lan tâm lí thì học sinh chỉ có hứng thú học tập khi
các em thực sự có thiện cảm và yêu quý giáo viên, các em sẽ nghe lời và nỗ lực
ôn tập hơn, quyết tâm cao hơn rất nhiều.
2.3.3. Giải pháp 3: Công tác dân vận tốt.


Trang 9

Để học sinh có hứng thú và tạo sự ủng hộ giúp đỡ của phụ huynh, thì dân
vận là một trong những khâu khá quan trọng vì nó giúp các em thêm động lực,
được phụ huynh quan tâm tác động, theo dõi giám sát việc học của con em họ ở
nhà, đồng thời dành nhiều thời gian cho con em mình ơn tập, vì thực tế một số
phụ huynh vẫn cịn tư tưởng lạc hậu, coi việc ơn thi là việc của nhà trường,
khơng cho con em mình đi ôn thi cũng như không ủng hộ giáo viên nên đành
cho học sinh nghỉ.
Thực tế tại trường THCS Thành Sơn năm học 2020 - 2021 có em Hà Thị
Kiều, gia đình nghèo, bố suốt ngày say rượu, mẹ thì muốn gả chồng cho con gái
sớm nên quyết không cho con đi ôn thi, chỉ cần học xong lớp 9 là nghỉ luôn, mặc
dù em này lực học rất tốt. Thấy rõ thực trạng này, tơi đã có kế hoạch đề xuất với
nhà trường, phối kết hợp với Hội phụ huynh và chính quyền địa phương can
thiệp kịp thời, đến tận nhà giải thích, vận động em ra lớp và kết quả em Kiều đã
thi đạt giải Ba lớp 8 năm học 2020 -2021 và giải Nhì lớp 9 năm học 2021 - 2022

và được tuyển chọn tham gia ôn thi học sinh giỏi cấp Tỉnh.
2.3.4.Giải pháp 4: Đảm bảo tính kế thừa.
Vài năm gần đây Phòng giáo dục và đào tạo Bá Thước cho phép các nhà
trường được tuyển chọn các em ở lớp dưới (lớp7, lớp 8) được tham gia thi các
mơn của lớp 9, vì vậy tơi đã chọn các em học sinh lớp 7,8 lên tham gia ôn, việc
làm này đem lại một số lợi ích sau:
Huy động được nhiều học sinh tham gia ôn thi, tạo ra động lực để các em
thi đua học tập.
Tạo được nguồn học sinh kế cận cho các năm tiếp theo, tránh tình trạng
đứt quãng hoặc hết lứa, đặc biệt các em được tham gia ôn nhiều, được luyện tập
và thi cọ sát nhiều hơn, các em đúc rút được nhiều kinh nghiệm và sẽ thi tốt hơn
ở kì thi chính thức lớp 9. Thực tế trong hai năm học vừa qua tôi đã chọn một số
em lớp 8 ôn luyện đội tuyển lớp 9 và đi thi, kết quả đã có hai em đạt giải khuyến
khích.
2.3.5.Giải pháp 5: Lập sơ đồ tư duy cho từng câu hỏi
Thực tế nhiều câu hỏi có nội dung kiến thức khó, cần vận dụng nhiều đơn
vị kiến thức, tổng hợp nhiều bài khác nhau để giải quyết, đơi khi các em bị
"nhiễu", khó phân định được các yêu cầu của đề ra, vì thế, tôi luôn ưu tiên cho
giải pháp lập sơ đồ tư duy cho từng câu hỏi cụ thể. Giải pháp này nhằm mục
đích: Mã hóa các câu hỏi khó, chứa nhiều nội dung và nhiều thông tin thành các


Trang 10

sơ đồ tư duy cụ thể nhằm giúp các em hình dung được yêu cầu của đề, nắm
được các nội dung cơ bản một cách hệ thống, đồng thời xác định yêu cầu cần
giải quyết của mỗi đề thi (câu hỏi) cần giải quyết những nội dung nào, có mấy ý
phải trả lời, tránh được tình trạng viết thiếu ý, trùng lặp ý không cần thiết mà
mất thời gian vv...
2.3.6. Giải pháp 6: Học nhóm qua zalo, zoom.

Chúng ta đang sống trong thời kì cơng nghệ 4.0, việc tổ chức cho các em
tiếp cận với công nghệ thông tin sớm là điều rất cần thiết, đặc biệt trong hai năm
qua cả thế giới đang phải chịu ảnh hưởng rất lớn của đại dịch covid19, vì thế
việc tổ chức cho các em học trực tuyến là điều cần làm. Sau khi thành lập được
đội tuyển, tôi đã cung cấp số điện thoại dùng zalo của mình cho học sinh, lập
thành nhóm zalo riêng cho đội tuyển đồng thời tải phần mềm Googlemet nhằm
cung cấp mật khẩu cho các em học trực tuyến và giúp cho việc kiểm tra theo dõi
học sinh được thường xuyên hơn, đặc biệt khi giáo viên nghỉ cũng có thể giao
bài tập hoặc câu hỏi ơn tập trên nhóm zalo để các em tự tải về để học theo yêu
cầu của giáo viên.
Đối với môn GDCD thì việc học và ghi nhớ kiến thức một cách chuẩn xác
tuyệt đối gần như thuộc lòng các khái niệm, các qui định của pháp luật là rất cần
thiết. Một trong những cách giúp các em nhớ nhanh kiến thức đó là cho học sinh
có giọng đọc tốt để đọc các câu có nội dung khó, sau đó dùng điện thoại ghi âm
và đưa vào nhóm zalo cho cả nhóm nghe, cách học này giúp các em đỡ mệt mỏi,
đồng thời hạn chế được ghi chép bài vở gây nhàm chán đối với học sinh.
Sau mỗi buổi ôn tập, giáo viên mở các đoạn ghi âm cho học sinh nghe, vừa
có tác dụng giải trí đồng thời giúp học sinh củng cố khắc sâu nội dung kiến thức
bài học, nhất là các nội dung khó, khơ khan và có dung lượng kiến thức dài
trong chương trình lớp 8 và lớp 9
2.3.7. Giải pháp 7: Thi thử tại trường.
Việc tập duyệt cho các em thi thử tại trường là rất cần thiết. Sau mỗi
chuyên đề, dạng kiến thức, tôi đã tự biên soạn một đề thi có thời lượng nội dung
tương ứng với một bài thi chính thức khoảng 150 phút với 7 câu hỏi, sau đó tiến
hành tổ chức thi tại lớp như một kì thi thi chính thức. Việc làm này nhằm mục
đích:
Giúp học học sinh được làm quen với tờ giấy thi chính thức vì chất liệu
giấy và dòng kẻ của giấy thi khác xa với giấy các em dùng ghi bài thường ngày.



Trang 11

Giúp các em cách thức điền đúng đủ các yêu cầu trong tờ giấy thi một
cách chính xác.
Tập duyệt cho các em làm quen với môi trường thi và giữ vững tâm lí khi
tham gia thi chính thức.
Sau mỗi bài thi tôi chấm điểm, đồng thời chỉ ra những mặt mạnh yếu của
học sinh như cách dùng từ, đặt câu, cách trình bày khoa học, cẩn thận và cho
học sinh tự đánh giá và học hỏi lẫn nhau, đồng thời giáo viên có thể đánh giá
được sự tiến bộ hoặc chưa tiến bộ của các em thông qua mỗi bài thi. Kết quả các
bài thi của học sinh được tổng hợp trên bảng điểm và gửi lên zalo nhóm cho các
em theo dõi tiện lợi. Thông qua bảng điểm cụ thể các bài thi, học sinh sẽ tự đánh
giá được khả năng của mình, đồng thời giúp phụ huynh cũng tiện lợi theo dõi
việc học của con em. Tôi thiết kế bảng theo dõi các bài thi của học sinh như sau:
Bảng theo dõi các bài thi của học sinh
Bài 1
TT

1
2
3
4
5
6

Họ và tên
Hà Thị Hiểu
Lò Thị Mai
Hà Thị Kiều
Hà Thị Hương

Hà Thị Lệ
Ngân Thị Ngọc

Lớp
Điểm

Xếp
hạng

Bài 2
Điểm

Xếp
hạng

Bài 3
Điểm

Xếp
hạng

Xếp
loại
chung

9
9
9
8
8


2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Sau thời gian thực hiện các giải pháp đã đưa ra trong sáng kiến kinh
nghiệm này tơi nhận thấy;
Đối với cá nhân tơi đã hình thành cho mình được một lượng kiến thức cơ
bản và nâng cao một cách có hệ thống, bài bản tuần tự, đồng thời tìm ra cho
mình các giải pháp ơn luyện hiệu quả, phù hợp với thực tiễn để quá trình ôn thi
các đội tuyển học sinh giỏi dễ dàng hơn.
Phụ huynh học sinh và chính quyền nhân dân trong xã đã phần nào thay
đổi cách nhìn, cách nghĩ về thầy cô và nhà trường, sẵn sàng hợp tác, tạo điều
kiện về thời gian cho con em mình tham gia ơn luyện.
Đối với học sinh, các em say mê học, tích cực tự giác tìm tịi và ln làm
tốt những u cầu của giáo viên, hiệu quả ôn thi được nâng lên rõ rệt trong hai


Trang 12

năm học gần đây. Kết quả đó đã được thể hiện qua hai bảng so sánh về số lượng
học sinh tham gia dự thi và tỉ lệ học sinh u thích mơn học của các năm dưới
đây:
• Số lượng học sinh dự thi trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học
2017 - 2018
2018 - 2019

Tổng số HS dự thi
Nhất
02
0
02

0

Nhì
0
0

Ba
01
01

KK
02
02

Tổng
0
0

• Số lượng học sinh dự thi sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Tổng số HS dự thi

Nhất

Nhì

Ba

KK

Tổng


2019 - 2020

06

0

01

1

1

03

2020 -2021

06

01

02

01

2

06

• Tỉ lệ học sinh u thích và khơng u tích mơn học trước khi áp dụng

sáng kiến kinh nghiệm
Năm học
2017 - 2018
2018 - 2019


Tổng số
HS lớp 9
35
36

u thích
Số lượng
Tỉ lệ %
10
9

28,57
25,0

Khơng u thích
Số lượng
Tỉ lệ %
25
27

71,23
75,0

Tỉ lệ học sinh u thích và khơng u tích mơn học sau khi áp dụng

sáng kiến kinh nghiệm.

Năm học

Tổng số
u thích
Khơng u thích
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
HS lớp 9 Số lượng
2019 - 2020
35
30
85,7
5
14,3
2020 - 2021
36
31
86,1
5
13,9
Như vậy qua bảng so sánh số lượng học sinh của các năm học trước và
hai năm gần đây. Tôi nhận thấy hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm này là rõ
rệt, các chỉ số thống kê đều tăng và từng bước phát triển theo chiều hướng tích
cực, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó một lần nữa khẳng định việc áp dụng
những giải pháp trên đây của cá nhân tôi là cần thiết và rất hiệu quả trong việc
tuyển chọn và ôn luyện học sinh giỏi tại trường THCS Thành Sơn - một ngôi
trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của Huyện Bá Thước.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.


Trang 13

3.1. Kết luận.
Môn GDCD là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức phổ
thông cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân
sinh quan tiến bộ, các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống vv. Mặt khác đây là
mơn học hình thành và phát triển ở học sinh những tình cảm, niềm tin, hành vi
đạo đức, pháp luật, giúp các em có được sự thống nhất cao giữa lí trí và hành
động. Qua thực tiễn giảng dạy, áp dụng các biện pháp nói trên, tơi nhận thấy
việc tuyển chọn và tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 tại
trường THCS Thành Sơn đạt hiệu quả tốt. Các em đã tự giác, thi đua học tập ơn
luyện và tích cực chủ động tìm tịi khai thác thông tin kiến thức trên intenet.
Không ngừng nâng cao, mở rộng hiểu biết cho bản thân, vai trị của mơn học
ngày càng được củng cố, nhận thức của phụ huynh và học sinh đã thay đổi tích
cực, mối quan hệ giữa phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên ơn thi càng
thêm khăng khít và có sự phối hợp nhịp nhàng. Công tác ôn thi đã thực sự được
coi trọng một cách đúng mức và hiệu quả tốt hơn.
3.2. Kiến nghị.
Thông qua sáng kiến kinh nghiệm này, cá nhân tơi có một số kiến nghị
như sau:
- Đối với Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa: Cần có kế hoạch cụ thể
nhằm triển khai kịp thời về nội dung, yêu cầu, mục đích ý nghĩa của việc bồi
dưỡng học sinh giỏi cho các đồng chí giáo viên cốt cán các huyện để tổ chức
thực hiện một cách đồng bộ hiệu quả trong toàn tỉnh. Những sáng kiến kinh
nghiệm hay của các tác giả đạt giải cần được nhân rộng để đông đảo giáo viên
trong tỉnh được tham khảo, học tập và áp dụng.
- Đối với Phòng giáo dục và đào tạo huyện Bá Thước: Cần kịp thời triển

khai kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi các mơn văn hóa nói chung và mơn
GDCD nói riêng ngay từ khi kết thúc năm học để không bị đứt quãng thời gian
ôn luyện. Các sáng kiến kinh nghiệm về các giải pháp hay trong giảng dạy cần
được công khai, nhân rộng ra tồn huyện để cho các thầy cơ giáo ơn thi học tập
và áp dụng vào đơn vị mình một cách thiết thực, hiệu quả. Phòng giáo dục Bá
Thước cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh
giỏi, coi đây là tiêu chí quan trọng nhất trong công tác thi đua hằng năm của mỗi
nhà trường.


Trang 14

- Đối với nhà trường cần thường xuyên tổ chức giao lưu học sinh giỏi nói
chung và mơn GDCD nói riêng với các trường có chất lượng học sinh giỏi cao
hơn để giáo viên và học sinh có điều kiện học hỏi lẫn nhau trong q trình tổ
chức ơn luyện, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng các giải cấp
tỉnh hằng năm, đem lại vị thế cho mơn GDCD.
Trên đây là những kinh nghiệm bổ ích mà bản thân tôi đã nghiên cứu, đúc
kết từ thực tiễn tuyển chọn và ôn thi học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 tại trường
THCS Thành Sơn đạt hiệu quả thực sự. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những giải
pháp và kinh nghiệm của cá nhân, chắc chắn vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót
hạn chế.
Kính mong được các đồng chí, đồng nghiệp góp ý chân thành để sáng
kiến kinh nghiệm của tơi được hồn thiện hơn, những giải pháp đề ra trong sáng
kiến này được sớm đi vào thực tiễn, góp phần làm cho q trình tuyển chọn, bồi
dưỡng học sinh giỏi môn GDCD lớp 9 tại trường THCS Thành Sơn ngày càng
có hiệu quả thiết thực hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn!
Bá Thước, ngày 10 tháng 04 năm 2022.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết.

Xác nhận của nhà trường

Khơng sao chép nội dung của người khác.

HIỆU TRƯỞNG

NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Văn Hùng

Nguyễn Đăng Huy


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều lệ trường Trung học (Ban hành kèm theo thông tư số: 12/2011/TT-

BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) ;
2. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của BCH TW tại hội
nghị trung ương 8 khóa XI.
3. Luật số 38/2005/QH11 – Luật giáo dục ngày 14/6/2005 của Quốc hội.
4. Thông tư số 26/2020/TT/BGĐT về sửa đổi qui chế đánh giá học sinh
5. Sách khoa Môn GDCD lớp 6,7,8,9
6. Một số thơng tin liên quan bổ ích khai thác trên intenet.


DANH MỤC
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP
LOẠI TỪ C TRỞ LÊN
Họ và tên tác giả: Nguyễn Đăng Huy

Chức vụ và đơn vị cơng tác: Phó Hiệu trưởng - Trường THCS Thành Sơn- Bá Thước

TT

1.

Tên đề tài SKKN

2009 - 2010

Huyện.

C

2012-2013

Huyện.

C

2014 -2015

Huyện.

B

2017 -2018

Tỉnh.


C

2018 -2029

trường THCS Lương Ngoại
Một số biện pháp tổ chức hoạt động
ngoại khóa ngữ văn khối 6,7- phần văn
học dân gian đạt hiệu quả ở trường

5.

C

lớp 9 trường THCS Lương Ngoại
Góp phần dạy học tốt phân ,môn
tiếng việt - Ngữ văn 7 cho học sinh

4.

Huyên.

học sinh THCS qua giờ học HĐNGLL
Góp phần nâng cao khả năng viết
bài văn nghị luận văn học cho học sinh

3.

Kết quả Năm học
đánh giá đánh giá xếp
xếp loại

loại
(A,B, hoặc
C)

Góp phần tuyên truyền giáo dục
tầm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho

2.

Cấp
đánh
giá xếp loại
(Ngành GD
cấp
huyện/tỉnh;
Tỉnh...)

THCS Lũng Cao
Một số biện pháp tổ chức hoạt động
ngoại khóa ngữ văn khối 6,7- phần văn
học dân gian đạt hiệu quả ở trường
THCS Lũng Cao




×