Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

skkn một số KINH NGHIỆM dạy và bồi DƯỠNG học SINH GIỎI môn LỊCH sử ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.52 KB, 61 trang )

CỘN
G HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2015
TÊN SÁNG KIẾN:

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY VÀ BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN”

Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THÙY HƯƠNG
Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy

1


CỘN
G HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2015
TÊN SÁNG KIẾN:

“MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY VÀ BỒI DƯỠNG
HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN”

Tác giả sáng kiến: NGUYỄN THÙY HƯƠNG
Chức danh: Giáo viên
Học vị: Cử nhân Sư phạm Lịch sử


Đơn vị công tác: Trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy

2


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
************

BẢN ĐĂNG KÍ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM 2015
I.

TÊN SÁNG KIẾN:
“Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử

ở trường THPT Chuyên”
- Lĩnh vực áp dụng: dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử
II.
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN:
- Họ và tên: Nguyễn Thùy Hương
- Chức danh: Giáo viên môn Lịch sử
- Học vị: Cử nhân sư phạm Lịch sử
- Địa chỉ: Tổ Sử - Địa, trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy, TP
Ninh Bình
- ĐT: 01254071980
- Đ/c mail:
III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. THỰC TRẠNG CỦA DẠY VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN LỊCH SỬ HIỆN NAY
- Trong lịch sử dân tộc ta, vấn đề giáo dục, đào tạo nhân tài cho đất nước từ

lâu đã đóng một vai trò quan trọng: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia…”.
- Hiện nay, ở các tỉnh, thành phố trong cả nước đều có trường THPT chuyên.
Điều đó thể hiện Đảng và Nhà nước ta từ Trung ương đến địa phương đều rất
quan tâm đến công tác phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao cho đất nước, phục vụ công cuộc công nghiệp hóa-hiện đại
hóa đất nước. Nhiệm vụ của các trường chuyên là vừa phải thực hiện giáo
dục toàn diện, vừa phải bồi dưỡng để phát triển năng khiếu của học sinh về
một môn học. Nhiệm vụ phát triển năng khiếu của học sinh về một môn học
3


nhất định nói ngắn gọn là công tác dạy chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi là
một nhiệm vụ chính trị thường xuyên, quan trọng của trường chuyên.
- Công tác dạy chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi mà kết quả của nó là có
những học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi học sinh giỏi, nhất là cấp
Quốc gia không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ của Bộ Giáo dục-Đào tạo, của các
trường chuyên trên khắp cả nước mà còn là nhiệm vụ, trách nhiệm, là danh
dự nghề nghiệp của mỗi giáo viên dạy chuyên. Chính vì vậy, giáo viên dạy
chuyên thường phải chịu áp lực lớn về tỉ lệ, số lượng học sinh giỏi đạt giải
Quốc gia. Ở tỉnh ta, giáo viên dạy lớp 10, 11 chuyên lại thêm áp lực nữa là
đến khoảng đầu năm học lớp 11, học sinh phải được trang bị đầy đủ kiến thức
của chương trình toàn cấp, để các em có thể tham dự và đạt giải trong kì thi
Học sinh giỏi cấp Tỉnh lớp 12 và Học sinh giỏi cấp Quốc gia.
- Trong bối cảnh hiện nay, vị trí xã hội của bộ môn Lịch sử còn rất thấp. Mặc
dù môn Lịch sử có vai trò là “ôn cố tri tân” – học quá khứ để hiểu biết về
hiện tại và hướng tới tương lai; đồng thời còn góp phần giáo dục đạo đức,
nhân cách cho học sinh. Nhưng lâu nay, môn Sử vẫn bị coi là “môn phụ” ở
các trường từ tiểu học đến trung học. Hơn nữa, một thực tế không ai có thể
phủ nhận được là nếu học sinh chuyên tâm vào bộ môn Lịch sử thì cơ hội tốt
đối với các em rất ít, trong khi các ngành khác như kinh tế, kĩ thuật… thì lại

đảm bảo cho các em một tương lai tốt hơn. Vì vậy, nhiều học sinh dù có năng
lực bộ môn nhưng không muốn thi vào lớp chuyên Sử, hoặc không muốn
tham dự các kì thi học sinh giỏi môn Sử; những em lực học khá, giỏi mà chọn
chuyên Sử do đam mê là rất hiếm; đa phần những học sinh chọn thi vào lớp
chuyên Sử là do không đủ khả năng thi vào được các lớp chuyên khác.
- Trong khung chương trình THPT của Bộ GD-ĐT số giờ dạy Lịch sử ít (lớp
10 có 1,5 tiết/tuần, lớp 11 có 1 tiết/tuần, lớp 12 có 1,5 tiết/tuần), mà đa phần
là dạy lí thuyết, số tiết dạy thực hành hoặc làm bài tập lịch sử là không đáng
kể. Bên cạnh đó, số lượng giáo viên Lịch sử của mỗi trường cũng ít, mỗi giáo

4


viên phải dạy nhiều lớp, nhiều khối, thời gian để đầu tư cho chuyên môn
không nhiều.
- Tài liệu tham khảo dành cho dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử
không nhiều, thường tích hợp với ôn thi Đại học, Cao đẳng nên chỉ tập trung
vào kiến thức Lịch sử lớp 12, mà trọng tâm là cung cấp kiến thức chứ chưa
đề cập đến phương pháp dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Giáo viên dạy chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử chủ yếu dạy
bằng kinh nghiệm thực tiễn đúc rút từ năm này qua năm khác: trên cơ sở
khung chương trình, mỗi giáo viên phải lựa chọn nội dung kiến thức, tự tìm
tài liệu để phục vụ việc giảng dạy và ôn luyện. Thực tế đó gây khó khăn, lúng
túng cho các giáo viên trẻ khi được phân công dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi
môn Lịch sử.
- Thời gian gần đây, Bộ Giáo dục-Đào tạo có nhiều thay đổi về qui chế thi tốt
nghiệp THPT và thi Đại học, Cao đẳng, trong đó cho thí sinh được phép lựa
chọn môn thi; Bộ Giáo dục-Đào tạo cũng đang xây dựng đề án Đổi mới
Chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông, trong đó môn Lịch sử được
tích hợp với một số môn khác thành môn khoa học xã hội. Thực tế đó càng

tạo thêm nhiều khó khăn cho công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Lịch sử.
2. GIẢI PHÁP CŨ
Công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường chuyên có
nhiệm vụ đào tạo những học sinh giỏi bộ môn Lịch sử, cần phải đạt được 3
mục tiêu chính: giáo dưỡng (cung cấp kiến thức khoa học, chính xác có căn
cứ xác thực), giáo dục (đạo đức, phẩm chất, tư tưởng, tình cảm dựa trên cơ sở
kiến thức khoa học) và phát triển kỹ năng (khả năng tư duy và hành động).
Do đó, những học sinh giỏi bộ môn Lịch sử không chỉ là những học sinh nắm
vững những kiến thức về khoa học Lịch sử mà cần phải hiểu sâu sắc và biết
vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt
ra trong cuộc sống.
5


Tuy nhiên, việc dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lâu nay vẫn
thường theo phương pháp truyền thống:
- Giáo viên:
+ Việc giảng dạy chủ yếu là truyền đạt, cung cấp kiến thức, nên ít gây
được hứng thú học tập bộ môn của học sinh.
+ Việc hướng dẫn học sinh kĩ năng học và làm bài có được chú ý
nhưng chưa thường xuyên.
+ Việc sử dụng hệ thống câu hỏi thường tập trung trong giai đoạn ôn
luyện, kiểm tra.
- Học sinh:
+ Phải học nhiều kiến thức, phải nhớ nhiều sự kiện lịch sử theo lối thụ
động, “học vẹt”, thày dạy gì – học nấy nên chưa có mục tiêu, động cơ, hứng
thú học tập.
+ Không thường xuyên được hướng dẫn kĩ năng học và làm bài môn
Lịch sử.

+ Đến giai đoạn ôn luyện mới được trang bị hệ thống câu hỏi nên
choáng ngợp trước khối lượng kiến thức đồ sộ, dễ “học tủ”, “học lệch”.
Công tác dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử theo phương
pháp cũ có ưu điểm và hạn chế như sau:
- Ưu điểm: bảo đảm được thời gian và tiến độ thực hiện chương trình dạy và
bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.
- Nhược điểm: lệ thuộc nhiều vào kiến thức của người thày, không kích thích
được khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh; học sinh phải học nhiều kiến
thức nên có tâm lí sợ, ngại học lịch sử.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Lịch sử, trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân đúc rút được qua quá trình được
phân công dạy chuyên Sử và tham gia bồi dưỡng Học sinh giỏi Quốc gia môn
Lịch sử, tôi chọn đề tài sáng kiến: “Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng
Học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT chuyên”. Với sáng kiến này, tôi
6


muốn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của mình với các đồng nghiệp, nhất là với
những giáo viên môn Lịch sử trẻ mới bước vào nghề; cũng như mong muốn
góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục môn Lịch sử và tăng
cường vị thế về giáo dục - đào tạo của tỉnh nhà.
3. GIẢI PHÁP MỚI
3.1. Nội dung giải pháp
- Học tập nói chung và học tập môn Lịch sử nói riêng là quá trình tiếp thu
kiến thức. Kiến thức lịch sử lại hết sức phong phú và tăng lên với mức độ
nhanh chóng mà trường chuyên cũng không sao truyền thụ hết được. Trong
khi đó, khả năng hiểu biết và khả năng học tập của con người trong cả cuộc
đời là có giới hạn. Cho nên, việc dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường
chuyên cần phải phù hợp với đặc điểm tâm lí và khả năng nhận thức của học
sinh năng khiếu, cần phải làm cho quá trình học tập của học sinh trở thành

quá trình chủ động, tiến dần lên quá trình tự nghiên cứu độc lập.
- Nhiệm vụ tư duy đặt ra cho học sinh chuyên phần lớn là những vấn đề lịch
sử tổng hợp, sâu rộng. Nếu không có vốn tri thức phong phú, không thông
hiểu và nắm vững tri thức đã có, không có lòng ham muốn hiểu biết, ham
muốn học hỏi, tự học, tự tìm tòi, suy nghĩ, và không biết vận dụng kiến thức
đã học để hiểu biết kiến thức mới thì học sinh không thể nào giải quyết được
các vấn đề đặt ra của đề thi học sinh giỏi các cấp. Muốn học sinh có những
phẩm chất trên, vai trò của người thày là rất lớn.
Trong những năm được phân công giảng dạy ở lớp chuyên Sử và tham
gia bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia môn Lịch sử, tôi đã tiến hành một số
biện pháp sau:
3.1.1.Biện pháp 1: Phải xác định mục tiêu, động cơ, hứng thú học tập lịch
sử cho học sinh
Về mặt lí luận, xác định mục tiêu học tập là hình thành ở học sinh động
cơ đúng đắn trong học tập. Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy trực tiếp
con người ta hoạt động. Mọi động cơ của con người đều là biểu hiện của nhu
7


cầu. Nhu cầu lại được biểu hiện dưới nhiều hình thức như hứng thú, ý định,
ham muốn… Hứng thú là biểu hiện tình cảm, nhu cầu nhận thức của con
người. Nếu không có động cơ học tập, học sinh sẽ không có nhu cầu tham gia
tích cực vào bài học, không có hứng thú với bài học, do đó không học tập
một cách tích cực, không trở thành học sinh giỏi được.
Để nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT nói chung, bồi
dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử nói riêng đầu tiên phải hình thành mục tiêu,
động cơ, thái độ học tập đúng đắn, tức là người thày phải khơi gợi được hứng
thú của học sinh đối với việc học tập, giúp các em xác định được mục đích
học tập. Công việc này được thường được tiến hành trong bài mở đầu, tiết
học đầu tiên, nhưng vẫn có thể được nhắc lại nhiều lần trong suốt quá trình

giảng dạy ở lớp chuyên Sử.
Động cơ học tập môn Lịch sử của học sinh có thể được tạo ra bằng sức
mạnh của nội dung bài học: Trong bài mở đầu, giáo viên giúp học sinh thấy
được mục đích, yêu cầu của học kì, của năm học, thậm chí của cả cấp học
đồng thời biết nêu ra 1 số vấn đề trong nội dung học tập có khả năng khêu
gợi hứng thú của học sinh, khiến các em khao khát muốn được biết, muốn
được chiếm lĩnh tri thức, từ đó kích thích tính tích cực học tập của học sinh.
Động cơ học tập môn Lịch sử của học sinh cũng có thể được tạo ra bởi
quyền lợi được hưởng của các em (được khen thưởng, được cộng điểm hoặc
được vào thẳng 1 số trường Đại học, Cao đẳng…).
Thông qua việc được giáo viên truyền cảm hứng trong những tiết học
đầu tiên, học sinh xác định được mục tiêu học tập, có động cơ, hứng thú
trong học tập môn Lịch sử, đây chính là khởi nguồn để phát huy tính tích cực
của các em trong học tập, là tiền đề để có học sinh giỏi bộ môn Lịch sử.
(Xem thêm phụ lục trang 28, 29)
3.1.2.Biện pháp 2: Phải trang bị cho học sinh những kĩ năng học và làm
bài thi môn Lịch sử

8


Lâu nay, theo quan niệm của nhiều người, thậm chí là của cả một bộ
phận giáo viên dạy Lịch sử cho rằng: Lịch sử là một môn học thuộc, chỉ cần
học nhiều, đọc nhiều, nhớ được nhiều sự kiện là trở thành người giỏi sử. Đây
là một quan niệm khá sai lầm.
Tất nhiên, khi học bất kì một môn học nào (Toán, Lí, Hóa, Văn, Ngoại
ngữ, Lịch sử…), yếu tố đầu tiên là phải học thuộc, phải nhớ. Có nhớ công
thức (của các môn tự nhiên), có nhớ tác phẩm văn học, có nhớ từ mới hoặc
cấu trúc câu (của môn ngoại ngữ), có nhớ sự kiện và thời gian diễn ra sự kiện
(của môn Lịch sử)… mới làm được bài kiểm tra, bài thi môn đó. Muốn trở

thành học sinh giỏi môn Lịch sử, yếu tố cơ bản đầu tiên là phải học, phải nắm
được các kiến thức lịch sử cơ bản. Tuy nhiên, không phải học sinh nào nhớ
được nhiều sự kiện, thời gian cũng trở thành giỏi sử, cũng đạt giải cao trong
các kì thi học sinh giỏi môn Lịch sử. Các đề thi học sinh giỏi, nhất là đề thi
Quốc gia không đòi hỏi thí sinh học thuộc lòng sách giáo khoa để khi làm bài
chép lại như sách mà phải: trên cơ sở nắm chính xác những sự kiện cơ bản,
phù hợp với trình độ học sinh, các em phải hiểu và giải quyết được vấn đề
thực tiễn đặt ra.
Thực tế trong dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử nhiều năm,
tôi thấy: muốn trở thành một học sinh giỏi môn Lịch sử, đi thi đạt giải cao,
học sinh đó phải có những kĩ năng học và làm bài thi môn Lịch sử. Những kĩ
năng này không phải tự nhiên, hoặc ngày một ngày hai mà có. Những kĩ năng
ấy phải được các thày, cô giáo dạy Lịch sử hình thành, bồi dưỡng cho học
sinh ngay từ khi các em học lớp 10 trường THPT chuyên.
3.1.2.a. Kĩ năng ghi nhớ kiến thức lịch sử
Trí nhớ có vai trò rất quan trọng trong đời sống con người cũng như
trong học tập. Trong học tập Lịch sử, việc ghi nhớ kiến thức vô cùng quan
trọng, là cơ sở để học sinh đi sâu, tìm hiểu bản chất của các sự kiện, hiện
tượng lịch sử; là nền tảng để học tập bộ môn có hiệu quả, để vận dụng một
cách linh hoạt trong học tập và cuộc sống.
9


Lịch sử là cụ thể. Mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử luôn luôn gắn liền
với một không gian, thời gian, nhân vật lịch sử nhất định, mà nếu tách các
yếu tố đó ra thì chúng ta không thể hiểu Lịch sử được nữa. Vì vậy, trong quá
trình dạy học, để học sinh có kĩ năng ghi nhớ kiến thức lịch sử hiệu quả, giáo
viên cần hướng dẫn học sinh sử dụng và thường xuyên rèn luyện các cách
nhớ, dạng nhớ khác nhau bao gồm: Ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử
điển hình; Ghi nhớ thời gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử; Ghi nhớ

không gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử; Ghi nhớ nhân vật lịch sử.
3.1.2.a.1. Để ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử điển hình: giáo viên có
thể rèn luyện cho học sinh bằng các cách như:
- Tìm ý, diễn đạt các ý bằng ngôn ngữ của mình để ghi nhớ:
Sách giáo khoa thường viết theo một trật tự nhất định, trong đó gồm
phần kiến thức trọng tâm – các “từ khóa”, và các “từ nối”. Để ghi nhớ được
nội dung cơ bản, học sinh cần kết hợp đọc sách giáo khoa với bài giảng của
giáo viên để tìm xem mỗi nội dung có mấy ý, chỉ cần nhớ ý chính mà không
cần nhớ trọn vẹn câu chữ. Trên cơ sở các ý đã chọn, học sinh tự diễn đạt (nói
hoặc viết) bằng ngôn ngữ của mình, không nhất thiết phải lặp lại câu chữ
trong sách giáo khoa. Việc này không khó nhưng phải luyện nhớ nhiều lần.
Ví dụ:
Khi học diễn biến một cuộc cách mạng, nhất thiết phải chọn các mốc
mở đầu, đỉnh cao, kết thúc, cùng một số sự kiện quan trọng khác để nhớ.
Khi học ý nghĩa thắng lợi của mỗi cuộc cách mạng lớn đều có ý nghĩa
dân tộc và ý nghĩa quốc tế; ý nghĩa dân tộc thường là kết thúc cái gì và mở ra
cái gì, ý nghĩa quốc tế thường là tác động ra sao đến bạn và thù của lực lượng
làm cách mạng.
- So sánh sự kiện này với sự kiện khác tìm ra điểm tương đồng và khác
biệt.
Kĩ năng này giúp học sinh dễ nhớ kiến thức lịch sử. Kiến thức lịch sử
có những cặp sự kiện khi mới tiếp xúc tưởng giống nhau, nếu học không kĩ,
10


rất dễ nhầm lẫn. Để phân biệt chúng, học sinh cần so sánh xem chúng giống
và khác nhau ở những điểm nào.
Ví dụ:
So sánh Cương lĩnh tháng 2/1930 của Đảng Cộng sản Việt Nam với
Luận cương tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương, tìm ra điểm

giống và khác nhau.
- Ghi nhớ sự kiện, hiện tượng lịch sử qua hình ảnh.
Đây là cách ghi nhớ rất có hiệu quả vì hình ảnh trực quan chọn lọc
giúp học sinh dễ hiểu và tạo hứng thú học tập.
Ví dụ:
Sử dụng hình ảnh về nạn đói năm 1945 để khắc sâu kiến thức về tội ác
của bọn thực dân – phát xít ở nước ta trước cách mạng tháng Tám 1945.
- Sử dụng cách nói ví von để ghi nhớ sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Cách nói ví von, giàu hình ảnh tượng trưng, quy cái chưa biết về cái đã
biết, biến cái phức tạp thành cái đơn giản giúp học sinh dễ nhớ kiến thức lịch
sử.
Ví dụ:
Hồ Chí Minh ví chủ nghĩa đế quốc như “con đỉa có 2 vòi”.
Tình thế nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945 được ví như “ngàn
cân treo sợi tóc”.
3.1.2.a.2. Để ghi nhớ thời gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử: giáo viên
cần hướng dẫn học sinh nhớ nhanh, nhớ lâu các mốc thời gian quan trọng,
làm cơ sở để hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử; đồng thời
hướng dẫn học sinh cách nhớ thời gian xảy ra sự kiện một cách hiệu quả như:
- Nhớ thời gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách tương đối dựa
theo đặc trưng của các mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông); nhớ theo thập
niên, thế kỉ, thiên niên kỉ.
Ví dụ:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào mùa xuân năm 1930.
11


Khởi nghĩa Yên Thế kéo dài gần 30 năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX.
- Nhớ thời gian một cách logic: Chọn một mốc thời gian quan trọng, dễ nhớ

làm điểm tựa rồi suy ra các mốc thời gian khác (so sánh các con số, tìm ra
quy luật để nhớ).
Ví dụ:
Năm 1427 khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, 100 năm sau nhà Mạc thành
lập (1527), 200 năm sau chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ (1627)
Tháng 9 năm 1940, khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ, 2 tháng sau
(11/1940) khởi nghĩa Nam kì bùng nổ, 2 tháng sau (1/1941) binh biến Đô
Lương bùng nổ.
3.1.2.a.3. Để ghi nhớ không gian xảy ra sự kiện, hiện tượng lịch sử: giáo viên
có thể dùng các phương tiện như đồ dùng trực quan (bản đồ, lược đồ, sơ đồ
lịch sử), tranh ảnh, phim tư liệu kết hợp với trình bày miệng (miêu tả, nêu đặc
điểm...), và tài liệu tham khảo. (Xem thêm phụ lục trang 30)
3.1.2.a.4. Ghi nhớ nhân vật lịch sử:
Lịch sử là do con người sáng tạo nên, hoạt động của các nhân vật góp
phần cụ thể hóa quá trình phát triển của lịch sử, của một chế độ chính trị liên
quan đến nhân vật đó. Để nhớ các nhân vật lịch sử, giáo viên hướng dẫn cho
học sinh các cách:
- Nêu đặc điểm của nhân vật, kết hợp với tranh ảnh chân dung.
Ví dụ:
Để nhớ nhân vật vua Hàm Nghi, cần kết hợp nhớ hình ảnh – chân dung
vua, với sử dụng tài liệu tham khảo để nhớ tính cách, hoạt động của ông:
trang phục giản dị như dân thường, vẻ mặt lộ rõ sự kiên nghị, tính tình khảng
khái…
Bixmac được mệnh danh là “Thủ tướng sắt và máu”…
- “Lấy người nói việc”:
Ví dụ:
12


C.Mác là linh hồn của Quốc tế thứ nhất.

Ph.Ăngghen là linh hồn của Quốc tế thứ hai…
- “Lấy việc nói người”:
Ví dụ:
Người đốt cháy tàu Pháp trên sông Nhật Tảo là Nguyễn Trung Trực.
Người lấy thân mình lấp lỗ châu mai là Phan Đình Giót…
- Nhớ câu nói nổi tiếng của nhân vật hay câu nói của những người nổi
tiếng về một nhân vật nào đó.
Ví dụ:
Mác nói về Chie- “tên quỷ lùn khét tiếng tàn bạo”.
Lý Thường Kiệt với kế “tiên phát chế nhân”.
3.1.2.b. Kĩ năng tư duy lịch sử
Tư duy lịch sử là một hoạt động trí tuệ, giúp con người đi sâu vào nhận
thức bản chất sự kiện, hiện tượng cũng như mối liên hệ, quan hệ có tính quy
luật giữa chúng. Đặc điểm của tư duy lịch sử là: biết miêu tả, khôi phục lại
những sự kiện lịch sử quá khứ trên cơ sở tài liệu; nêu được nguyên nhân xuất
hiện của sự kiện lịch sử; xác định được điều kiện, hoàn cảnh, những mối liên
hệ của các sự kiện; nhận biết tính chất, ý nghĩa, bài học kinh nghiệm rút ra từ
sự kiện, nhất là những sự kiện lớn, quan trọng; xác định động cơ hoạt động
của những tầng lớp, tập đoàn, cá nhân trong lịch sử; biết liên hệ, so sánh, đối
chiếu sự kiện lịch sử với đời sống và rút ra bài học kinh nghiệm...
Theo tôi, đối với học sinh nói chung và học sinh chuyên Sử nói riêng,
rất cần thiết phải được phát triển kĩ năng tư duy lịch sử. Có kĩ năng tư duy
lịch sử, học sinh mới hiểu được lịch sử, say mê lịch sử và bộ môn Lịch sử
mới phát huy hết giá trị “ôn cố tri tân” của mình - tức là học quá khứ để hiểu
biết hiện tại và dự đoán tương lai. Nếu không có kĩ năng tư duy lịch sử thì đối
với học sinh, môn Lịch sử chỉ là một môn học khô khan, chán ngấy, với một
tập hợp khổng lồ những sự kiện cùng ngày, tháng khó học, khó nhớ, giá trị
thực tiễn không cao. Khi học sinh không có hứng thú với bộ môn, chắc chắn
13



sẽ không có nhân tài, không có học sinh giỏi. Để phát triển kĩ năng tư duy
lịch sử cho học sinh chuyên, tôi áp dụng các cách sau: tạo tình huống có vấn
đề; sử dụng hệ thống câu hỏi; sử dụng bảng so sánh.
3.1.2.b.1. Tạo tình huống có vấn đề: giáo viên tạo tình huống có vấn đề thông
qua bài tập nhận thức để tập trung sự chú ý của học sinh, làm nảy sinh khát
vọng muốn tìm kiếm kiến thức mới để giải đáp những điều chưa biết.
Ví dụ:
Khi dạy bài Nhật Bản (cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX), giáo viên đưa
ra bài tập nhận thức: “Vì sao trong khi hầu hết các nước châu Á đều bị biến
thành thuộc địa (Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam) thì Nhật Bản là nước duy
nhất giữ được độc lập và trở thành một nước tư bản hùng mạnh?”.
Với bài tập nhận thức này, học sinh được đặt vào tình huống có vấn đề,
tức là trong tư duy của các em xuất hiện xung đột, kiến thức cũ không giải
quyết được, đòi hỏi phải huy động kiến thức mới để giải quyết, qua đó kích
thích tư duy học sinh phát triển trong suốt bài học.
3.1.2.b.2. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học lịch sử là một trong những
biện pháp có ưu thế để phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên,
giáo viên cũng cần đặt câu hỏi vừa sức với học sinh, tránh câu quá đơn giản
chỉ cần trả lời “có”, “không” hoặc quá khó sẽ không có tác dụng phát triển tư
duy cho học sinh.
Trong quá trình dạy học, tôi luôn sử dụng các loại câu hỏi sau để tạo điều
kiện cho phát triển tư duy học sinh:
- Sử dụng loại câu hỏi “Vì sao…?”, “Nguyên nhân nào…?” (ở phần đầu
của bài giảng): để kích thích học sinh tìm hiểu về sự phát sinh của các sự
kiện, hiện tượng lịch sử.
- Sử dụng loại câu hỏi “quá trình diễn biến, phát triển của sự kiện, hiện
tượng lịch sử”: loại câu hỏi này tuy học sinh ít suy luận vì chủ yếu dựa vào
sách giáo khoa để trình bày nhưng đòi hỏi các em phải có trí nhớ, phải biết
nhiều về sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử.

14


- Sử dụng loại câu hỏi “Tìm hiểu kết quả, ý nghĩa…” của sự kiện, hiện
tượng lịch sử (ở cuối bài): để buộc học sinh phải biết tổng hợp kiến thức, tự
rút ra nhận định, đánh giá phù hợp với nội dung, diễn biến sự kiện.
- Sử dụng loại câu hỏi “Nêu đặc trưng, bản chất…” của các hiện tượng lịch
sử (ở cuối bài): loại câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải biết phân tích, đánh giá,
bày tỏ thái độ của mình đối với sự kiện, hiện tượng lịch sử.
- Sử dụng loại câu hỏi “Đối chiếu, so sánh, các sự kiện, hiện tượng lịch sử
này với sự kiện, hiện tượng lịch sử khác” (trong ôn tập), đòi hỏi học sinh
phải đào sâu suy nghĩ để tìm ra điểm giống, khác nhau, từ đó thấy được bản
chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. (Xem thêm phụ lục trang 31, 32)
3.1.2.b.3. Sử dụng bảng so sánh
Bảng so sánh là loại đồ dùng trực quan qui ước dùng để đối chiếu, so
sánh nhằm làm rõ bản chất, đặc trưng của các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Qua việc giáo viên sử dụng Bảng so sánh khi giảng dạy và hướng dẫn học
sinh cách lập Bảng so sánh, kĩ năng tư duy đối sánh của học sinh được phát
triển.
Ví dụ:
Lập Bảng so sánh chủ trương của Đảng thể hiện qua Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng tháng 7/1936 và tháng 11/1939.
Hội nghị Ban chấp hành

Chủ

Hội nghị Ban chấp hành

Trung ương Đảng tháng


trương

Trung ương Đảng tháng

7/1936
11/1939
Đấu tranh chống chế độ phản Nhiệm vụ Đánh đổ đế quốc và tay sai, làm
động thuộc địa, chống phát xít,

cho Đông Dương hoàn toàn độc

chống chiến tranh, đòi tự do,

lập

dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa
bình
Đòi tự do, dân sinh, dân chủ, Khẩu

“Tịch thu ruộng đất của đế quốc

cơm áo, hòa bình

và địa chủ phản cách mạng”,

hiệu

15



“Thành lập chính phủ dân chủ
Kết hợp các hình thức công Phương

cộng hòa”
Bí mật, bất hợp pháp

khai-bí mật, hợp pháp-bất hợp pháp
pháp
“Mặt trận thống nhất nhân dân Hình thức “Mặt trận thống nhất dân tộc
phản đế Đông Dương” -> 1938 mặt trận

phản đế Đông Dương “

đổi thành “Mặt trận dân chủ
Đông Dương “
Với việc sử dụng Bảng so sánh trên, giáo viên giúp học sinh nhận thức
một cách sâu sắc hơn về sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng của
Đảng từ năm 1939, đồng thời học sinh thấy được sự khác nhau trong chủ
trương của Đảng qua 2 thời kì cách mạng 1936-1939 và 1939-1945.
3.1.2.c. Kĩ năng sử dụng sơ đồ lịch sử và sơ đồ tư duy trong học tập
Sơ đồ lịch sử là loại đồ dùng trực quan nhằm cụ thể hóa nội dung một
sự kiện, hiện tượng lịch sử bằng những mô hình hình học đơn giản để học
sinh nắm được những nét đặc trưng của mỗi sự kiện, hiện tượng lịch sử và
nêu lên mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
Sơ đồ tư duy là một hình thức “ghi chép” bằng cách kết hợp việc sử
dụng đồng thời những “từ khóa”, hình ảnh, đường nét, màu sắc với sự tư duy
tích cực, nhằm tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa kiến
thức của một chủ đề, hay cách giải của một dạng bài tập… So với sơ đồ lịch
sử, sơ đồ tư duy mới được áp dụng ở Việt Nam từ năm 2006, nhưng vẫn chưa
được ứng dụng đại trà trong dạy học Lịch sử.

Để giúp học sinh học tập bộ môn hiệu quả, nhiều lần tôi đã sử dụng và
hướng dẫn học sinh sử dụng 2 loại sơ đồ này. Tuy nhiên do điều kiện cơ sở
vật chất nhà trường, nên việc áp dụng sơ đồ tư duy vào dạy - học mới chỉ
dừng lại ở cách lập truyền thống với hình thức đơn giản nhất (dùng phấn, bút,
bảng, giấy).

16


3.1.2.c.1. Hướng dẫn học sinh kĩ năng xây dựng sơ đồ lịch sử và trình bày
kiến thức qua sơ đồ:
- Bước 1: Xây dựng khung sơ đồ.
Xác định kiến thức cơ bản nhất và mã hóa bằng các hình quy ước để
làm khung sơ đồ (sử dụng các hình vuông, hình chữ nhật hoặc hình tròn…)
- Bước 2: Dùng mũi tên hoặc các đoạn thẳng để nối các khung sơ đồ với nhau
để diễn tả mối quan hệ giữa nội dung các khung sơ đồ.
- Bước 3: Hoàn thiện sơ đồ (đặt tên và kiểm tra độ chính xác của sơ đồ).
- Bước 4: Tập trình bày kiến thức theo sơ đồ (theo chiều từ phải sang trái
hoặc từ trên xuống dưới, từ đỉnh xuất phát đến đỉnh cuối), ngôn ngữ trình bày
rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu; đánh giá, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa các
sự kiện, hiện tượng lịch sử qua sơ đồ. (Xem thêm phụ lục trang 33, 34)
3.1.2.c.2. Hướng dẫn học sinh kĩ năng xây dựng sơ đồ tư duy và trình bày
kiến thức qua sơ đồ:
- Bước 1: Xác định chủ đề trung tâm của sơ đồ, chọn cụm từ trung tâm (từ
khóa) là tên của bài học hay một mục kiến thức...
- Bước 2: Vẽ các nhánh cấp 1 là nội dung (ý chính) của chủ đề trung tâm, tùy
theo số lượng nhánh cấp 1 mà bố trí cho cân đối xung quanh (từ khóa) trung
tâm.
- Bước 3: Vẽ bổ sung các nhánh cấp 2, cấp 3, cấp 4… Đây là sự lặp lại của
Bước 2, các cụm từ ở nhánh cấp 1 bây giờ là (từ khóa) trung tâm của nhánh

đó.
- Bước 4: Hoàn thiện sơ đồ tư duy, đặt tên.
- Bước 5: Trình bày kiến thức qua sơ đồ tư duy bằng ngôn ngữ rõ ràng, ngắn
gọn, dễ hiểu. (Xem thêm phụ lục trang 35)
3.1.2.d. Kĩ năng làm bài thi môn Lịch sử
Thi học sinh giỏi môn Lịch sử hiện nay vẫn theo hình thức thi tự luận.
Mỗi đề thi học sinh giỏi có nhiều câu (cấp Quốc gia là 7 câu), trong một thời
gian có giới hạn (180 phút), đòi hỏi học sinh phải có kĩ năng làm bài cơ bản
17


mới giải quyết được đề thi. Kĩ năng làm bài gồm có: nhận thức đề, giải quyết
đề, phân phối thời gian và trình bày bài.
3.1.2.d.1. Nhận thức đề và Giải quyết đề:
Đề thi học sinh giỏi gồm nhiều câu hỏi, mỗi câu hỏi có thể đề cập tới
một hoặc nhiều sự kiện, vấn đề. Các câu hỏi trong đề thi học sinh giỏi nhất là
cấp Quốc gia thường ra theo các cấp độ nhận thức như sau:
- Nhận biết: thể hiện qua các động từ “nêu, liệt kê, trình bày, kể tên,
nhận biết…”.
- Thông hiểu: thể hiện qua các động từ “hiểu được, giải thích, phân
biệt, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nói, khái quát…”.
- Vận dụng (bậc thấp): thể hiện qua các động từ “xác định, dự đoán,
thiết lập liên hệ, phân biệt, chứng minh, phân tích, so sánh…”.
- Vận dụng (bậc cao): thể hiện qua các động từ “bình luận, nhận xét,
đánh giá, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với thực tiễn…”.
Để làm một bài thi tốt, cần phải xác định đúng đề bài, xác định đúng
yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm từng câu hỏi: câu hỏi yêu cầu trình bày
kiến thức nào, diễn ra trong thời gian nào, không gian nào; làm theo cách
nào. Vì vậy, nếu không hiểu kĩ đề và không biết cách giải quyết các câu hỏi
thì khó có thể bài bài đúng, đủ nội dung, không thể đạt kết quả cao. Để học

sinh có những kĩ năng này, tôi thường rèn luyện cho các em theo các bước
sau:
- Nhất thiết phải dành thời gian từ 10-15 phút/ 180 phút của bài thi để đọc,
hiểu những yêu cầu, nội dung cơ bản của mỗi câu hỏi là gì.
- Gạch vào tờ đề hoặc viết ra giấy nháp những từ, cụm từ quan trọng, từ đó
tìm ra những ý chính, vấn đề chính cần quan tâm; chú ý những thuật ngữ lịch
sử có trong các “từ khóa” của đề.
- Sắp xếp các ý chính theo trình tự thời gian và tầm quan trọng để giải quyết
vấn đề được đặt ra.

18


Ví dụ: “Nêu lí do thành lập và vai trò của mặt trận thống nhất dân tộc đầu
tiên của riêng Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo” (trích
Đề thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2011)
Với câu hỏi này, mức độ kiến thức cần đạt được chỉ ở mức độ “nhận
biết”, nhưng quan trọng nhất thí sinh phải xác định được mình phải trình bày
về vấn đề nào thông qua các “từ khóa” của đề.
Nếu học sinh không đọc kĩ đề, lại thêm tác động của tâm lí trong
phòng thi, có thể học sinh sẽ chọn trình bày vấn đề “Mặt trận thống nhất nhân
dân phản đế Đông Dương”, dẫn tới làm bài lạc đề.
Nhưng nếu các em đọc kĩ đề, gạch chân những “từ khóa” quan trọng
(“lí do thành lập”, “vai trò”, “mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của
riêng Việt Nam”) thì sẽ xác định được vấn đề cần phải trình bày đó là “Mặt
trận Việt Minh”.
Tiếp đó, các em phải xác định được nội dung, phạm vi của kiến thức
cần trình bày đó là: lí do thành lập và vai trò của “Mặt trận Việt Minh” đối
với cách mạng Việt Nam; những nội dung khác không hỏi thì không trình bày
để tiết kiệm thời gian.

Như vậy, kĩ năng nhận thức đề và giải quyết đề rất quan trọng, tuy
những thao tác này chỉ chiếm một khoảng thời gian nhỏ (10-15 phút) trong
180 phút làm bài, nhưng nó quyết định một nửa thành công của bài thi.
3.1.2.d.2. Phân phối thời gian
Đề thi học sinh giỏi các cấp trong những năm gần đây thường có thời
gian làm bài là 180 phút, với 7 câu hỏi, gồm cả phần lịch sử thế giới và lịch
sử Việt Nam. Nếu học sinh không biết phân phối thời gian làm bài một cách
chính xác thì không thể nào hoàn thành bài thi, không thể đạt kết quả cao
được.
Để học sinh có được kĩ năng phân phối thời gian chính xác khi làm bài thi,
trong quá trình ôn tập, tôi luôn rèn luyện cho các em:
- Dành 10-15 phút để nhận thức đề.
19


- Chia đều thời gian làm bài cho 7 câu:
+ Câu 2,5 điểm dành khoảng 20 phút/câu, câu 3 điểm dành khoảng 25
phút/câu.
+ Cố gắng hoàn thành các câu của bài thi trong thời gian đã xác định; không
được phép dồn thời gian nhiều cho một câu, những câu còn lại thì thiếu thời
gian để làm.
Việc phân phối thời gian này không chỉ trên lí thuyết mà tôi yêu cầu
học sinh áp dụng triệt để khi làm bài (ở nhà và trên lớp). Thông thường
những học sinh đi thi đạt kết quả cao nhất là những em thực hiện đúng
nguyên tắc phân phối thời gian nêu trên.
3.1.2.d.3. Trình bày bài
Một bài thi có đạt kết quả cao hay không cũng phụ thuộc nhiều vào
phần trình bày bài của thí sinh. Kĩ năng trình bày bài bao gồm:
- Đảm bảo làm hết tất cả các câu, độ dài khoảng 11-12 trang giấy thi (khoảng
3 tờ). Sự kiện phải đúng, ý phải đủ hoặc tương đối đủ.

- Tùy từng loại câu hỏi mà có cách trình bày phù hợp: chỉ viết phần mở bài
đối với những câu có yêu cầu “bình luận”, hoặc “trình bày suy nghĩ”. Đa số
các câu hỏi khác không cần thiết mở bài mà nên trình bày thẳng vào vấn đề.
- Trong một câu của bài làm có thể gồm nhiều luận điểm, mỗi luận điểm cần
phải có các luận cứ và dẫn chứng. Khi trình bày xong một luận điểm cần
xuống dòng, tránh trường hợp viết liên tục kéo dài hàng trang, nhưng cũng
tránh trường hợp gạch đầu dòng một cách tùy tiện.
- Cách thức diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng, đúng ngữ pháp, không sai chính tả.
- Bài làm cần thể hiện được cảm xúc của người viết một cách phong phú, đa
dạng, hấp dẫn, có sức thuyết phục.
- Chữ viết rõ ràng, sạch đẹp thì càng tốt.
Ví dụ: “Hãy đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước
hồi cuối thế kỉ XIX”.

20


Đây là câu hỏi vận dụng ở cấp độ cao, yêu cầu là “đánh giá” thì thí
sinh khi làm bài nên có phần đặt vấn đề một cách ngắn gọn thể hiện rõ quan
điểm của người viết: “Trong việc để Việt Nam mất nước, rơi vào tay thực dân
Pháp hồi cuối thế kỉ XIX, nhà Nguyễn với đường lối, chính sách của mình
hoàn toàn phải chịu một phần trách nhiệm”.
Trong phần giải quyết vấn đề, thí sinh phải trình bày theo từng luận
điểm, gồm các luận cứ và dẫn chứng phù hợp:
- Trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách phản
động.
+ Nêu rõ nguy cơ đó là gì…
+ Chính sách cai trị của nhà Nguyễn như thế nào…
+ Hậu quả của chính sách đó là gì…
- Khi thực dân Pháp tiến hành xâm lược nước ta:

+ Đường lối kháng chiến chống Pháp của nhà Nguyễn như thế nào…
+ Thái độ kháng chiến của nhà Nguyễn…
+ Chính sách cai trị của nhà Nguyễn…
……
Kĩ năng làm bài của học sinh cần được rèn luyện thường xuyên, đặc
biệt nhất là trong thời gian ôn luyện chuẩn bị cho một kì thi. Học sinh chỉ có
thể đạt kết quả cao trong một kì thi nếu hội tụ đầy đủ các yếu tố: chuẩn bị kĩ
về mặt kiến thức và nắm chắc các kĩ năng làm bài. Do vậy, trong thời gian ôn
luyện, giáo viên cần tăng cường giao bài tập về nhà, bố trí thời gian để học
sinh làm bài kiểm tra viết ngay trên lớp, sau đó chấm, trả bài nghiêm túc kèm
những nhận xét, đánh giá khách quan, chính xác. Việc làm này giúp học sinh
nhận thức rõ ưu, nhược điểm của bản thân, rèn luyện kĩ năng viết bài của các
em ngày càng thuần thục để chinh phục các kì thi.
3.1.3.Biện pháp 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi đáp ứng yêu cầu phát triển
năng lực học sinh.
Câu hỏi ôn tập lịch sử chính là những nội dung kiến thức cơ bản nhất,
quan trọng nhất của một giai đoạn lịch sử hoặc một khóa trình lịch sử được

21


cụ thể hóa dưới những dạng câu hỏi khác nhau, bắt buộc học sinh phải nắm
vững kiến thức mới giải quyết được.
Muốn nâng cao chất lượng dạy, học và bồi dưỡng học sinh giỏi môn
Lịch sử, trong mỗi bài, mỗi chương, mỗi giai đoạn lịch sử, người giáo viên
cần xây dựng và cung cấp cho học sinh một hệ thống câu hỏi phong phú. Hệ
thống câu hỏi đó được xây dựng theo hướng: vừa củng cố kiến thức cơ bản
của mỗi giai đoạn lịch sử đã học, vừa phải tăng cường các câu hỏi mang tính
chuyên sâu, nâng cao để bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn. Nghĩa là việc xây
dựng hệ thống câu hỏi đó phải góp phần phát triển năng lực học sinh, phản

ánh được ba mức độ nhận thức của học sinh:
- Nhận biết: Ở mức độ này yêu cầu học sinh nhớ được sự kiện lịch sử, kể tên
được nhân vật lịch sử cụ thể, nêu diễn biến của các cuộc kháng chiến, chiến
dịch…
- Thông hiểu: Ở mức độ này đòi hỏi học sinh phải hiểu bản chất của sự kiện,
hiện tượng, trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lí giải
được mối quan hệ giữa sự kiện này với sự kiện khác.
- Vận dụng (cấp độ thấp và cấp độ cao): Ở mức độ này đòi hỏi học sinh trên
cơ sở hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, phải biết đánh giá, nhận xét,
bày tỏ quan điểm, thái độ về các vấn đề lịch sử, liên hệ với thực tiễn, biết vận
dụng những kiến thức lịch sử giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thực
tiễn, biết rút ra những bài học kinh nghiệm.
Để xây dựng được hệ thống câu hỏi phát triển năng lực nhận thức của
học sinh, trước tiên giáo viên phải căn cứ vào mục tiêu (kiến thức, giáo dục,
kĩ năng) của mỗi bài, mỗi chương, mỗi giai đoạn lịch sử; đồng thời phải tùy
từng mức độ nhận thức mà sử dụng các động từ (của câu hỏi) phù hợp:
- Câu hỏi ở mức độ Nhận biết sử dụng các động từ: Nêu, liệt kê, trình bày,
kể tên, nhận biết…
- Câu hỏi ở mức độ Thông hiểu sử dụng các động từ: Hiểu được, giải thích,
phân biệt, tại sao, vì sao, hãy lí giải, vì sao nói, khái quát…
22


- Câu hỏi ở mức độ Vận dụng sử dụng các động từ: Xác định, dự đoán, thiết
lập liên hệ, vẽ sơ đồ, lập niên biểu, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận,
nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử, liên hệ với thực tiễn…
(Xem thêm phụ lục trang 36-60)
3.2.

Điểm mới và sáng tạo (ưu điểm của giải pháp)


- Giáo viên không chỉ giảng dạy, truyền đạt kiến thức mà còn biết khơi gợi
được hứng thú của học sinh đối với việc học tập; giúp học sinh xác định được
mục tiêu học tập, có động cơ học tập, từ đó kích thích tính tích cực học tập
của học sinh.
- Giáo viên trang bị và rèn luyện cho học sinh những kĩ năng học và làm bài
thi môn Lịch sử giúp cho việc học tập bộ môn trở nên thuận lợi, dễ dàng hơn;
từ đó xóa đi mặc cảm về môn Lịch sử: một môn học khô khan, khó học, khó
nhớ …
- Giáo viên trang bị cho học sinh hệ thống câu hỏi khoa học, vừa cơ bản, vừa
nâng cao trong quá trình dạy và ôn tập, góp phần củng cố kiến thức cơ bản và
bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn.
Như vậy, những cách thức, biện pháp sư phạm về dạy và bồi dưỡng
học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT chuyên thực sự có tác dụng nâng
cao hiệu quả dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn: đã rèn luyện cho học
sinh những kỹ năng học và làm bài thi; kĩ năng giải quyết các câu hỏi, bài tập
lịch sử; đặc biệt là khơi gợi được niềm say mê của các em đối với môn Lịch
sử trong bối cảnh môn Lịch sử chưa được xã hội coi trọng như hiện nay. Tuy
nhiên, để thực hiện tốt những biện pháp trên đòi hỏi người giáo viên phải có
sự chuẩn bị kỹ về nội dung và phương pháp cũng như phải có lòng nhiệt tình,
yêu nghề, yêu mến học sinh.
3.3.

Kết quả thực hiện giải pháp

Từ tháng 6 năm 2010, tôi chuyển về công tác tại trường THPT Chuyên
Lương Văn Tụy, được phân công giảng dạy ở lớp chuyên Sử và tham gia bồi
dưỡng học sinh giỏi, khi áp dụng các biện pháp nói trên tôi đã đạt được
23



những kết quả bước đầu đáng khích lệ: học sinh các lớp chuyên Sử do tôi làm
chủ nhiệm luôn đạt thành tích cao khi tham dự kì thi học sinh giỏi môn Lịch
sử các cấp, cụ thể:
+ Trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh: đạt được 28 giải (02 Nhất, 11 Nhì, 07
Ba, 08 KK)
+ Trong kì thi Olympic các trường chuyên khu vực Duyên hải và đồng bằng
Bắc Bộ: đạt được 12 giải (02 Nhất, 05 Nhì, 03 Ba, 02 KK) tỉ lệ là 100%.
+ Trong kì thi học sinh giỏi cấp Quốc gia: đạt được 11 giải (02 Nhất, 01 Nhì,
04 Ba, 04 KK), tỉ lệ 100%.
Trong những thành tích nêu trên, tôi rất vinh dự và tự hào đã là người
trực tiếp dạy và bồi dưỡng (từ năm lớp 10) của hai học sinh đạt giải Nhất
Quốc gia môn Lịch sử, đó là hai em: Nguyễn Xuân Hải và Hoàng Nhật
Minh. Đặc biệt, đây là hai giải Nhất quốc gia duy nhất của môn Lịch sử tính
từ năm 1997 đến nay (2015).
IV. HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DỰ KIẾN ĐẠT ĐƯỢC
1. Hiệu quả kinh tế:
Công tác giảng dạy lớp chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi nhất là học
sinh giỏi cấp Quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, là nhiệm vụ chính trị hàng đầu
của trường THPT chuyên, nên rất khó để có thể đánh giá một cách định
lượng về hiệu quả kinh tế.
Tuy nhiên, nếu tính dựa trên mức tiền thưởng của Tỉnh cho học sinh đạt
giải Học sinh giỏi Quốc gia (và cho cả giáo viên tham gia bồi dưỡng) trong
những năm gần đây: giải Nhất là 10.000.000đ, giải Nhì là 7.000.000đ, giải
Ba là 5.000.000đ, giải KK là 3.000.000đ; thì việc tôi áp dụng những giải
pháp mới của đề tài và đã có 11 học sinh đạt giải Quốc gia, tương ứng với số
tiền được thưởng là:
(20.000.000đ + 7.000.000đ + 20.000.000đ + 12.000.000đ) x 2 =
118.000.000đ (Một trăm mười tám triệu đồng).


24


Bên cạnh đó, nếu học sinh không được hướng dẫn các kĩ năng để học và
làm bài có hiệu quả cao, thì một học sinh chuyên Sử mỗi năm thường phải
mua khoảng 10 cuốn tài liệu tham khảo, giá trị thấp nhất mỗi cuốn khoảng
25.000đ, tiêu tốn 250.000đ/ em; mỗi lớp chuyên Sử khoảng 30 học sinh, mỗi
năm sẽ tốn: 250.000đ x 30 = 7.500.000đ/lớp (Bảy triệu năm trăm nghìn
đồng)…
Ngoài ra, việc áp dụng những giải pháp mới của đề tài còn mang lại một
số hiệu quả khác:
- Tiết kiệm được nhiều công sức và thời gian của giáo viên trong giảng dạy
và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử.
- Đạt hiệu quả cao trong việc giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch
sử các cấp.
2. Hiệu quả xã hội:
- Những biện pháp dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nói trên có tác dụng khơi
gợi hứng thú, hình thành những kĩ năng học và làm bài môn lịch sử có hiệu
quả, qua đó bồi đắp tình yêu môn Lịch sử cho học sinh, nhất là trong bối cảnh
hiện nay khi nhiều học sinh chán học, học kém môn Lịch sử.
- Các biện pháp dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nói trên góp phần hình thành
tư duy lôgic, khả năng phân tích, đánh giá, tổng hợp về những sự kiện, hiện
tượng lịch sử trong quá khứ, từ đó góp phần định hướng giá trị, hình thành kỹ
năng sống, kỹ năng ứng xử, phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức
hợp đặt ra trong cuộc sống thường nhật của con người.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
Kinh phí cần thiết để thực hiện sáng kiến: không đáng kể.
VI.

ĐIỀU KIỆN VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG


- Các biện pháp dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi nói trên là điều cần thiết, phù
hợp với xu thế, yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy và học môn Lịch
sử trong thời điểm hiện nay.

25


×