Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

(SKKN 2022) xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học chương chất khí để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10 trường THCSTHPT quan sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (965.57 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
Trang
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích yêu cầu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
3
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
3
1.5. Những điểm mới của sáng kiên kinh nghiệm
3
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.1.1. Khái niệm tình huống
3
2.1.2. Khái niệm vấn đề
4
2.1.3. Tình huống có vấn đề
4
2.1.4. Năng lực giải quyết vấn đề
5
2.1.5.“ Tại sao nói tình huống có vấn đề” tích cực hóa hoạt động nhận


6
thức của học sinh
2.2.Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
6
2.2.1. Thuận lợi
6
2.2.2. Khó khăn
7
2.3. Giải pháp thực hiện
7
2.3.1. Giải pháp chung
7
2.3.2. Giải pháp cụ thể
7
2.3.3. Điều kiện để tạo được tinh huống có vấn đề trong học tập
8
2.3.4. Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề
8
2.3.5. Xây dựng câu hỏi tình huống có vấn đề trong dạy học chương
8
“Chất khí” (Vật lí 10)
2.3.6. Một số bài tập vận dụng
15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
16
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả đối với học sinh
16
2.4.2. Hiệu quả đối với giáo viên
16

2.4.3. Kết quả đối chứng sau khi áp dụng đề tài
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
17
3.2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo
17
3.2.2. Đối với nhà trường, đồng nghiệp
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18


2
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Để bảo đảm sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của nền kinh tế tri thức,
Đảng và Nhà nước ta đã thông qua Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014
về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thơng, góp phần đổi mới
căn bản, toàn diện GD&ĐT với mục tiêu được quy định: “Đổi mới chương trình,
sách giáo khoa giáo dục phổ thơng nhằm tạo chuyển biến căn bản, tồn diện về
chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định
hướng nghề nghiệp góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức
sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hồ đức,
trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh (HS)” (Bộ GD&ĐT,
2018a).
Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí đã xác định mục tiêu của việc

học tập mơn Vật lí nhằm giúp HS hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và
năng lực chung được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể;
hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện về nhận thức vật lí, tìm hiểu
thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về vật lí
vào thực tiễn. Để giúp HS đạt được các mục tiêu đó, giáo viên (GV) phải thay đổi
phương pháp giáo dục nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của HS,
giúp HS đóng vai trị trung tâm trong việc tìm kiếm, chiếm lĩnh nguồn tri thức cho
bản thân (Bộ GD&ĐT, 2018b).
Một trong những năng lực chung cần phát triển cho người học là năng lực
giải quyết vấn đề (GQVĐ) và sáng tạo. Mỗi mơn học đều có những đóng góp nhất
định trong việc hình thành và phát triển những năng lực chung này. Dạy học phát
hiện và GQVĐ là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả để phát triển
năng lực GQVĐ.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, qua một thời gian giảng dạy tuy chưa dài
nhưng bản thân tôi ln suy nghĩ tìm tịi về việc tạo tình huống có vấn đề trong
mỗi tiết dạy nên tơi chọn đề tài: “Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống có vấn
đề gắn liền với thực tiễn trong dạy học chương ‘chất khí’, nhằm gây hứng thú
học tập cho học sinh lớp 10A1 trường THCS&THPT Quan Sơn’’ làm đề tài
sáng kiến kinh nghiệm nhằm từng bước thay đổi phương pháp dạy học để tạo hứng
thú học tập và phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh đáp ứng các yêu
cầu của đời sống thực tế.
1.2. Mục đích nghiên cứu đề tài
- Tạo ra các tình huống có vấn đề trong dạy học để học sinh hứng thú, chủ
động tham gia hoạt động học tập, hình thành các phẩm chất và năng lực cần thiết
để các em có thể cùng nhau làm việc, cùng nhau chung sống.


3
- Nhằm thu hút học sinh tìm hiểu kiến thức một cách tích cực, chủ động,
sáng tạo, hiệu quả để nâng cao chất lượng mỗi giờ dạy của giáo viên và chất

lượng học tập của học sinh.
- Học sinh có thể giải quyết hiệu quả các tình huống trong thực tế bằng
kiến thức bộ mơn Vật lí và các kiến thức có liên quan.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 10A1 trường THCS&THPT Quan
Sơn.
- Hệ thống câu hỏi tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn trong dạy
học chương ‘chất khí’, nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 10A 1 trường
THCS&THPT Quan Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu các vấn đề có liên quan trên sách báo, tạp chí, trên
mạng.
- Trao đổi với đồng nghiệp từ các buổi sinh hoạt chun mơn.
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Tìm hiểu ngun nhân học sinh gặp khó khăn khi học mơn Vật lí 10.
- Tìm hiểu thực tế: Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học tại trường.
- Phương pháp đàm thoại, trò chuyện.
- Phương pháp khảo sát và điều tra (trực tiếp trên lớp).
1.5. Những điểm mới của SKKN
Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn
trong dạy học chương ‘chất khí’, nhằm gây hứng thú học tập và phát triển năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh lớp 10. Phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, hình thành năng lực học tập trong mơn Vật lí gồm nhận thức
được các tình huống vật lí, tìm hiểu các hiện tượng vật lí trong cuộc sống và vận
dụng các kiến thức, kĩ năng đã học.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1 Khái niệm tình huống
Một tình huống có nào đó đối với một chủ thể là một hồn cảnh cụ thể mà

một chủ thể được đặt vào đó, nó tác động vào chủ thể, kích thích hoạt động, đặt
ra cho chủ thể nhiệm vụ nào đó.
Tình huống học tập trong dạy học là tình huống được tổ chức bởi giáo
viên nhằm đưa học sinh vào những hoạt động học tập xác định mục tiêu dạy
học.


4
2.1.2. Khái niệm vấn đề
Vấn đề dùng để chỉ một khó khăn, một nhiệm vụ nhận thức mà người học
khơng thể giải quyết bằng kinh nghiệm sẵn có, theo một khn mẫu sẵn có
nghĩa là khơng thể dùng tư duy tái hiện đơn thuần để giải quyết mà phải tìm tòi
sáng tạo để giải quyết.
Vấn đề chứa đựng những câu hỏi nhưng đó là câu hỏi về một cái chưa biết
mà câu trả lời là một cái mới phải tìm tịi sáng tạo mới xây dựng được, chứ
khơng phải là câu hỏi chỉ đơn thuần nhớ lại kiến thức đã có.
2.1.3. Tình huống có vấn đề
THCVĐ là tình huống mà khi học sinh tham gia thì gặp khó khăn, học
sinh ý thức được vấn đề, mong muốn giải quyết vấn đề đó và cảm thấy với khả
năng của mình thì hy vọng có thể giải quyết được, do đó bắt tay vào giải quyết
vấn đề đó. Nghĩa là tình huống này kích thích hoạt động nhận thức tích cực của
học sinh đề xuất vấn đề và giải quyết vấn đề.
THCVĐ thể hiện ở những dạng khác nhau, có thể là câu hỏi, bài tốn,
một hiện tượng thực tiễn (tình huống có thực) hoặc là một câu chuyện do
GV hư cấu gắn với nội dung bài học (tình huống giả định),... (Nguyễn Văn
Hồng, 2015).
Trong dạy học THCVĐ thường có thể phân loại như sau (Becerra
Labra và cộng sự, 2012):
- Tình huống nghịch lí: Đó là tình huống thoạt nhìn tưởng như vơ lí,
đi ngược lại những giả thuyết đã được cơng nhận chung. Đối với người học,

tình huống này được tạo ra bằng cách giới thiệu những sự kiện, hiện tượng
trái với quan điểm thông thường, với kinh nghiệm của cá nhân họ. Việc giải
quyết những tình huống này có thể đem lại một lí thuyết mới, bác bỏ những
lí thuyết lỗi thời.
- Tình huống lựa chọn: Đó là những tình huống xuất hiện khi người
học đứng trước nhiều phương án giải quyết, phương án nào cũng có kĩ,
nhưng chỉ có thể lựa chọn một phương án duy nhất mà thôi.
- Tình huống bác bỏ: Đó là tình huống đặt ra khi người học đứng trước
một kết luận, một luận đề sai lầm, phản khoa học. Nhiệm vụ của người học
là đưa ra những luận chứng để bác bỏ chúng.
- Tình huống tại sao: Là tình huống trong đó có những sự kiện, hiệ n
tượng mà với kinh nghiệm của người học không thể giải quyết và luôn thốt
ra câu hỏi “Tại sao?”. Trong dạy học, tình huống này rất phổ biến và hiệu
quả.
- Tình huống nêu ra vấn đề cần giải quyết: Khác với tình huống về
một vụ việc ở chỗ, vấn đề khơng được nói rõ ra. Việc đầu tiên của người
học là phải tìm ra vấn đề. Với lại tình huống nêu vấn đề, thơng thường


5
người học được chỉ định thực hành những điều do tình huống đưa ra.
2.1.4. Năng lực giải quyết vấn đề
Năng lực GQVĐ là một trong những năng lực quan trọng của con người
mà nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới đang hướng tới. Hay nói cách khác,
dạy học phát hiện và GQVĐ là một cách tích cực để rèn luyện năng lực phát
hiện và GQVĐ cho HS.
Theo Chương trình giáo dục phổ thơng 2018, năng lực GQVĐ thuộc
nhóm năng lực chung, gắn liền với năng lực sáng tạo. Dựa trên bảng mô tả về
các biểu hiện của năng lực GQVĐ (Bộ GD-ĐT, 2018a), khi tách rời năng lực
GQVĐ của HS trong dạy học, chúng tôi cho rằng, các mức độ của năng lực

GQVĐ có thể được mơ tả như sau:
Bảng 1. Bảng mơ tả các tiêu chí và chỉ báo mức độ đánh giá năng lực
GQVĐ của HS
Năng lực
Biểu hiện/
Mức độ
thành phần
Tiêu chí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
1. Phân tích
Chưa phân
Nhận biết
Tự nhận biết
tình huống,
tích được
được thơng tin được thơng
Nhận ra ý
phát hiện vấn thông tin
dưới sự hỗ trợ tin
tưởng mới và đề
của GV
phát hiện
2. Phát biểu
Chưa phát
Phát biểu
Tự phát biểu
được vấn đề vấn đề
biểu được vấn được vấn đề

được vấn đề
đề
dưới sự hỗ trợ một cách
của GV
khoa học
3. Đề xuất
Chưa đề xuất Đề xuất được Đề xuất được
được một số
được giải
một số giải
một số giải
giải pháp
pháp
pháp nhưng ít pháp có thể
khả thi
GQVĐ tốt
nhất
Đề xuất, lựa 4. Lựa chọn
Chưa lựa chọn Chưa lựa chọn Lựa chọn
chọn giải
được giải
được giải
được giải
được giải
pháp và
pháp tối ưu
pháp
pháp tối ưu
pháp tối ưu
GQVĐ

nhất
nhất
nhất
5. Giải quyết Khơng giải
Cịn lúng túng Thực hiện
được vấn đề
quyết được
khi GQVĐ
GQVĐ một
thông qua các vấn đề
cách trôi
giải pháp đã
chảy
đề ra
6. Đánh giá
Khơng có khả Tự đánh giá
Đánh giá
được hiệu quả năng tự đánh được nhưng
được hiệu
Đánh giá và của giải pháp giá
chưa xác định quả cụ thể


6
vận dụng

được rõ ràng
ưu và nhược
điểm
Vận dụng vào

một số tình
huống mới

7. Vận dụng
Chưa biết vận
Vận dụng tốt
được cho các dụng vào tình
vào các tình
tình huống
huống mới
huống mới
tương tự
2.1.5. “ Tại sao nói tình huống có vấn đề” tích cực hóa hoạt động nhận thức
của học sinh.
Khi ở trong tình huống có vấn đề trạng thái tâm lý của học sinh có sự biến
đổi rõ rệt. Trạng thái tâm lý đó thường biểu hiện ra bên ngoài ở những dấu hiệu
sau:
a. Sự tò mò hứng thú
- Học sinh sau khi chấp nhận mẫu thuẫn của bài toán nhận thức, sẽ xuất
hiện nhu cầu bức thiết muốn tìm đáp số của bài tốn. Lúc này tính tị mị vốn có
của học sinh sẽ bị kích thích. Câu hỏi tại sao ln xuất hiện tức là xuất hiện nhu
cầu nhận thức. Yếu tố bất ngờ tạo sự ngạc nhiên là điểm nhấn trong mâu thuẫn
nhận thức mà giáo viên cần tạo ra. Điều đó sẽ tạo ra hứng thú cao độ của học
sinh. Trạng thái tâm lý ngạc nhiên, tò mò, hứng thú điểm khởi đầu thúc giục học
sinh tìm lời giải đáp. Những yếu tố đó đã góp phần tạo nên động cơ học tập của
học sinh trong giờ học.
b. Tích cực hoạt động tìm tịi
Khi đứng trước một tình huống có vấn đề học sinh gặp phải một khó khăn
khơng giải quyết được bằng vốn hiểu biết và kinh nghiệm cũ của bản thân. Nhu
cầu nhận thức và sự tò mò, hứng thú đã thúc đẩy học sinh tìm tịi phát hiện để

tìm ra câu trả lời.
c. Niềm vui, hạnh phúc của sự phát hiện
Học sinh sau khi trải qua trạng thái căng thẳng trong việc giải quyết vấn
đề gay cấn khi tìm được lời giải cũng là lúc các em có được niềm vui và hạnh
phúc của người phát hiện.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành các cấp trong việc đổi mới
phương pháp dạy học.
- Xây dựng chương trình giáo dục nhà trường về mục tiêu, cấu trúc, kỹ
năng phù hợp, sát với thực tế học sinh vùng miền núi, giúp học sinh tiếp thu nhẹ
nhàng hơn, không gây ra áp lực cho học sinh.
- Tăng sự hứng thú trong học tập mơn Vật lí


7
- Được sự quan tâm của Đảng ủy, ban giám hiệu trong việc đổi mới
phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng đại trà của nhà trường.
2.2.2. Khó khăn
- Trường THCS&THPT Quan Sơn là một trường miền núi cao mới được
thành lập tháng 2 năm 2010. Thuộc trường vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó
khăn của huyện Quan Sơn. Điều kiện kinh tế của dân cịn thấp, trình độ dân trí
khơng đều. Tỷ lệ học sinh là con em dân tộc ít người chiếm tỉ lệ cao 90% nên
khả năng tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Học sinh chưa có phương pháp
học tập, lười tư duy trong các giờ học.
- Điều kiện học tập, đi lại của học sinh cịn nhiều khó khăn, thiếu thốn.
- Cơ sở vật chất còn thiếu: Phòng học còn thiếu, trang thiết bị phục vụ cho
dạy và học chưa đầy đủ.
- Đối với mơn học: Vật lí là mơn khoa học thực nghiệm khó, cần phải đi
từ các thí nghiệm để phát hiện sự vật hiện tượng. Từ đó phân tích, rút ra nhận

xét, kết luận, hình thành kiến thức.
2.3. Giải pháp thực hiện
2.3.1. Giải pháp chung
2.3.1.1. Giải pháp 1:
Sử dụng những câu hỏi tình huống có vấn đề thay cho lời mở bài để kích
thích trí tị mị khoa học, giúp học sinh tìm tịi kiến thức trong bài để giải thích
các hiện tượng trong tự nhiên và từ kiến thức của bài học học sinh vận dụng trở
lại vào thực tế cuộc sống.
2.3.1.2. Giải pháp 2:
Sử dụng câu hỏi tình huống có vấn đề trong q trình dạy học làm tăng
thêm tính khoa học và thực tiễn cho học sinh, gây hứng thú học tập tốt hơn và dễ
dàng khắc sâu kiến thức.
2.3.1.3. Giải pháp 3:
Sử dụng câu hỏi tình huống có vấn đề khi thay cho lời kết bài để củng cố
khắc sâu kiến thức.
2.3.1.4. Giải pháp 4:
Sử dụng những câu hỏi tình huống có vấn đề về các hiện tượng thực tiễn
giúp học sinh có thể giải thích được một số hiện tượng tự nhiên.
2.3.2. Giải pháp cụ thể
2.3.2.1. Giải pháp 1:
Tìm hiểu nguyên nhân vì sao học sinh khơng có hứng thú học tập mơn Vật
lí.
2.3.2.2. Giải pháp 2:
Sưu tầm những câu hỏi tình huống có vấn đề trong vật lí.
2.3.2.3. Giải pháp 3:


8
Tích hợp lồng ghép các câu hỏi tình huống có vấn đề trong vật lí vào từng
bài, từng phần cụ thể.

2.3.3. Điều kiện để tạo được tinh huống có vấn đề trong học tập
- Trước hết giáo viên cần phải xác định rõ kiến thức cần xây dựng là gì,
mức độ và yêu cầu của nó đối với học sinh. Từ đó xây dựng câu hỏi cơ bản và
dự kiến được khó khăn học sinh gặp phải khi trả lời câu hỏi. Để có được điều
này, giáo viên phải căn cứ vào các trí thức khoa học cần dạy, vào các quan niệm,
kiến thức đã có của học sinh liên quan đến kiến thức cần xây dựng.
- Trên cơ sở của điều kiện thứ nhất giáo viên phải soạn thảo được một
nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề giao cho học sinh. Bên cạnh đó cần chuẩn bị cho
học sinh những điều kiện cần thiết để họ thấy tự mình có thể giải quyết vấn đề.
Trong nhiệm vụ đề ra có 2 yếu tố cơ bản: Dữ kiện cung cấp và lệnh hoặc câu hỏi
cho học sinh.
- Trên cơ sở của hai điều kiện trên giáo viên dự định tiến trình định hướng
giúp cho học sinh một cách hợp lý. Việc đảm bảo cho học sinh giải quyết thành
công từng bước sẽ tạo cho học sinh một tâm trạng phấn khởi, kích thích các
hành động nhận thức tiếp theo.
2.3.4. Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về kiên thức, kỹ năng, phẩm chất của bài học
để từ đó đưa ra tình huống phù hợp.
Bước 2: Hình thành vấn đề
Dựa vào các tình huống xảy ra trong thực tiễn cuộc sống để tạo nên tình
huống.
Dựa vào kiến thức đã có trước đó, với kiến thức mới để tạo nên tình
huống có vấn đề nhằm tạo ra nhu cầu học tập của học sinh.
Bước 3: Xây dựng chuỗi tình tiết của sự kiện
Giáo viên đưa ra các dữ liệu để đặt học sinh vào tình huống có vấn đề,
nảy sinh nhu cầu tìm hiểu và giải quyết vấn đề.
2.3.5. Xây dựng câu hỏi tình huống có vấn đề trong dạy học chương “Chất
khí” (Vật lí 10)
Dưới đây, tơi trình bày kết quả xây dựng một số câu hỏi THCVĐ trong dạy

học để áp dụng vào các bài học cụ thể ở lớp 10A1 trường THCS&THPT Quan
Sơn:
* Bài 29 “Q trình đẳng nhiệt - Định luật Bơi-lơ - Ma-ri-ốt” (chương
“Chất khí”, Vật lí 10).
Trên thực tế có rất nhiều tình huống, hiện tượng có liên quan đến q trình
đẳng nhiệt, cho nên GV có thể sử dụng để dẫn dắt HS đi tìm hiểu mối quan hệ
giữa áp suất và thể tích khi nhiệt độ khơng đổi, từ đó rút ra được nội dung của


9
Định luật Bôi-lơ - Ma-ri-ốt. Hoặc dùng trong củng cố kiến thức, bài tập về nhà
cho HS. Từ những định hướng đã đưa ra, GV có thể xây dựng một số THCVĐ
để dẫn dắt HS đi tìm kiến thức mới như sau:
Tình huống 1:

Đặt vấn đề
Khi dùng tay bóp quả bóng bay,
càng lúc ta cảm thấy càng khó bóp
và tay có cảm giác như bị quả bóng
đẩy ra, nếu tiếp tục bóp quả bóng sẽ
bị nổ. Tại sao?

Giải quyết vấn đề
- HS trả lời theo kiến thức đã có
hoặc theo gợi ý của GV: Khi bóp
quả bóng thì thể tích sẽ giảm và áp
suất tăng đến một lúc nào đó áp
suất q lớn thì quả bóng sẽ nổ.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Sử dụng phần mềm mơ phỏng thí

nghiệm (thiết kế ở PowerPoint hoặc
sử dụng phần mềm PhET...) hoặc
chiếu video thí nghiệm (kèm theo
diễn giải của GV) về q trình đẳng
nhiệt để mang lại tính trực quan và
dễ hình dung kiến thức.

Kết luận: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất và
thể tích tỉ lệ nghịch với nhau.


10
Tình huống 2:

Đặt vấn đề
Khi bơm xe đạp, ấn tay vào vòi bơm ta
thấy khi cần bơm càng hạ thấp xuống
thì càng khó bơm. Tại sao?

Giải quyết vấn đề
- HS trả lời theo kiến thức đã có hoặc
theo gợi ý của GV: Khi nhiệt độ
khơng đổi thì áp suất và thể tích tỉ lệ
nghịch với nhau.
- GV nhận xét câu trả lời của HS.
- Sử dụng phần mềm mô phỏng thí
nghiệm (thiết kế ở PowerPoint hoặc
sử dụng phần mềm PhET...) hoặc
chiếu video thí nghiệm (kèm theo
diễn giải của GV) về q trình đẳng

nhiệt để mang lại tính trực quan và
dễ hình dung kiến thức.

Kết luận: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất và
thể tích tỉ lệ nghịch với nhau.


11
Tình huống 3:

Đặt vấn đề
Cho một bong bóng có chứa một lượng
khí được buộc chặt vào trong bình kín.
Sau đó dùng một xi-lanh để hút (hoặc
nạp khí) vào bình kín thì quả bóng to
lên (hoặc nhỏ lại). Tại sao?

Giải quyết vấn đề
- HS trả lời theo kiến thức đã có hoặc
theo gợi ý của GV: Khi hút khơng khí
bên trong bình kín thì áp suất sẽ tăng,
làm chênh lệch với áp suất bên trong
quả bóng thì khi đó quả bóng sẽ to lên
và ngược lại.
- GV nhận xét câu trả lời của HS
Sử dụng phần mềm mơ phỏng thí
nghiệm (thiết kế ở PowerPoint hoặc sử
dụng phần mềm PhET...) hoặc chiếu
video thí nghiệm (kèm theo diễn giải
của GV) về q trình đẳng nhiệt để

mang lại tính trực quan và dễ hình
dung kiến thức.
Kết luận: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất và
thể tích tỉ lệ nghịch với nhau.


12
* Bài 30 “Q trình đẳng tích. Định luật Sác-lơ”
Các THCVĐ này có thể sử dụng để dẫn dắt HS để tìm hiểu mối quan hệ
giữa áp suất và nhiệt độ tuyệt đối khi thể tích khơng đổi. Từ đó đưa ra được nội
dung của Định luật Sác-lơ; hoặc dùng trong củng cố kiến thức, bài tập về nhà
cho HS. Từ những định hướng đã đưa ra, GV có thể xây dựng một số THCVĐ
để dẫn dắt HS đi tìm kiến thức mới như sau:
Tình huống 1:

Đặt vấn đề
Làm thế nào để lấy được nút ra khỏi
chai nhưng không chạm tay vào chai?

Giải quyết vấn đề
- HS trả lời theo kiến thức đã có: Hơ
nóng cổ chai thì nút chai tự văng ra
ngoài.
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- Sử dụng phần mềm mơ phỏng thí
nghiệm (thiết kế ở PowerPoint hoặc
sử dụng phần mềm PhET...) hoặc
chiếu video thí nghiệm (kèm theo
diễn giải của GV) về quá trình đẳng
nhiệt để mang lại tính trực quan và

dễ hình dung kiến thức.

Kết luận: Trong q trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyệt đối.


13
Tình huống 2:

Đặt vấn đề
Làm thế nào để cho quả trứng đã luộc
vào trong chai có miệng nhỏ hơn kích
thước quả trứng? Giải thích.

Giải quyết vấn đề
- HS trả lời theo kiến thức đã có
hoặc theo gợi ý của GV: Đốt miếng
giấy bỏ vào trong chai, sau đó để
quả trứng lên miệng chai, một lúc
sau trứng sẽ tự rơi vào trong chai.
Do áp suất bên trong chai nhỏ hơn
áp suất bên ngồi khơng khí.
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- Sử dụng phần mềm mơ phỏng thí
nghiệm (thiết kế ở PowerPoint hoặc
sử dụng phần mềm PhET...) hoặc
chiếu video thí nghiệm (kèm theo
diễn giải của GV) về q trình đẳng
nhiệt để mang lại tính trực quan và
dễ hình dung kiến thức.


Kết luận: Trong q trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyệt đối


14
Tình huống 3:

Đặt vấn đề
Tại sao lốp xe bơm căng để ngoài trời
nắng dễ bị nổ?

Giải quyết vấn đề
- HS trả lời theo kiến thức đã có
hoặc theo gợi ý của GV: Khi đậu xe
ngoài nắng, nhiệt độ tăng làm cho
áp suất của lượng khí trong bánh xe
tăng vượt mức cho phép nên bánh
xe bị nổ.
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- Sử dụng phần mềm mô phỏng thí
nghiệm (thiết kế ở PowerPoint hoặc
sử dụng phần mềm PhET...) hoặc
chiếu video thí nghiệm (kèm theo
diễn giải của GV) về q trình đẳng
nhiệt để mang lại tính trực quan và
dễ hình dung kiến thức.
Kết luận: Trong q trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ
thuận với nhiệt độ tuyệt đối.
2.3.6. Một số bài tập vận dụng



15
Dưới đây là một số bài tập trắc nghiệm giúp các em học sinh có thể nắm
vững hơn về các kiến thức và có thể áp dụng các kiến thức đã học để giải các bài
tập vận dụng:
Câu 1: Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử trong một đơn vị thể tích
A. Tăng tỉ lệ thuận với áp suất.
B. Khơng đổi.
C. Tăng tỉ lệ với bình phương áp suất.
D. Giảm tỉ lệ nghịch với áp suất.
Câu 2: Hệ thức đúng của định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt là:
A. p1V1 = p2V2
B. pV = Const
C. p/V = hằng số
D. V/p = hằng số
Câu 3: Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở 2.105 pa Pít-tơng nén khí trong xilanh
xuống cịn 75 cm3. Nếu coi nhiệt độ khơng đổi thì áp suất trong xilanh bằng
A. 2.105 Pa.
B. 4.105 Pa.
C. 3.105 Pa.
D. 5.105 Pa.
Câu 4: Hiện tượng có liên quan đến định luật Sác-lơ là
A. Săm xe đạp để ngồi nắng có thể bị nổ.
B. Quả bóng bay bị vỡ khi dùng tay bóp mạnh.
C. Quả bóng bàn bị bẹp nhúng vào nước nóng lại phồng lên như cũ.
D. Mở lọ nước hoa và mùi nước hoa lan tỏa khắp phòng.
Câu 5: Một bọt khí ở đáy hồ sau 8m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích của bọt
tăng lên bao nhiêu lần? Lấy g = 10 m/s2.
A. 1,8 lần.

B. 1,1 lần.
C. 2,8 lần.
D. 3,1 lần.
Câu 6: Qúa trình đẳng nhiệt là qua trình biến đơit trạng thái trong đó:
A. Nhiệt độ được giữ không đổi B. Áp suất được giữ không đổi
C. Thể tích được giữ khơng đổi
D. Áp suất và thể tích được giữ khơng đổi
Câu 7: Q trình biến đổi trạng thái khi thể tích khơng đổi là q trình
A. Đẳng nhiệt B. Đẳng tích
C. Đẳng áp D. A, B, C đều sai
Câu 8: Một chiếc lốp ô tô chứa khơng khí ở 25 oC. Khi xe chạy nhanh, lốp xe
nóng lên, áp suất khí trong lốp tăng lên tới 1,084 lần. Lúc này, nhiệt độ trong lốp
xe bằng:
A. 50oC.
B. 27oC.
C. 23oC.
D. 30oC.
Câu 9: Hệ thức nào sau đây khơng phù hợp với q trình đẳng áp?
V
= hằng số.
T

1
T

V1

V2

D. T = T .

1
2
Câu 10: Một săm xe được bơm căng khơng khí có áp suất 2atm và nhiệt độ
20°C. Săm xe chịu được áp suất lớn nhất là 2,4atm, hỏi săm xe có bị nổ khơng
khi nhiệt độ bên trong săm tăng lên đến 42°C?
A. Không bị nổ
B. Bị nổ
C. Đề bài không đủ dữ kiện
D. Không xác định được
* Đáp án bài tập vận dụng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án A
A
B
A
A
A
B
A
B

A
A.

B. V ~ .

C. V ~ T .


16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
2.4.1. Hiệu quả đối với học sinh:
- Học sinh tự chủ tham gia xây dựng bài một cách hăng say nhiệt tình,
khơng có cảm giác bị gị ép phải học, tạo một niềm hăng say.
- Khơi dậy khả năng tư duy, sáng tạo và nhận thức của các em đồng thời
hình thành và phát triển năng lực giải quyết các vấn đề trong môn học.
2.4.2. Hiệu quả đối với giáo viên:
- Góp phần đổi mới phương phương pháp dạy học của giáo viên
- Tạo động lực để giáo viên tích cực nghiên cứu tài liệu, tìm tịi những
hoạt động dạy học lí thú phù hợp với xu thế đổi mới của Bộ Giáo dục.
- Nâng cao hiệu quả dạy học và chất lượng giáo dục của nhà trường.
2.4.3. Kết quả đối chứng sau khi áp dụng đề tài
- Sau một thời gian thử nghiệm đề tài tôi nhận thấy rằng lúc mới bắt đầu
học sinh còn rất nhiều bỡ ngỡ, nhưng sau khi học sinh đã làm quen với cách học
mới thì các em rất tích cực tham gia
- HS tập trung vào bài học, chú ý và chăm chỉ học bài hơn, số lượng HS
tham gia giơ tay phát biểu bài so với trước khi áp dụng đề tài tăng rõ rệt.
- Kết quả định tính của q trình thực nghiệm cho thấy việc sử dụng các
THCVĐ giúp tiết học trở nên sinh động, HS tỏ ra thích thú hơn với mơn Vật lí,
tự nguyện tham gia vào các hoạt động học tập nhằm GQVĐ.

- Kết quả học tập của các em học sinh tăng lên, được thể hiện qua bài bài
thi khảo sát ở trước và sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
- Kết quả khảo sát đối với lớp 10A1 năm học 2020 - 2021
Kết quả khảo sát đầu năm
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
Tỉ lệ SL Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
1
2,7% 15 40,54% 18
48,65% 2
5,41% 1
2,7%
Sau khi áp dụng đề tài
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL Tỉ lệ
SL

Tỉ lệ
SL SL
Tỉ lệ SL
Tỉ lệ SL
5
13,51% 20
54,04%
12 32,43% 0
0%
0
0%

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận:
Xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học Vật lí cũng đã và đang
được các nhà nghiên cứu giáo dục, giáo viên đề cập và quan tâm đến. Đối với bộ
mơn Vật lí xây dựng tình huống có vấn đề trong dạy học là việc làm rất cần thiết
để áp dụng vào giảng dạy trong các tiết học, cịn là cơ sở quan trọng góp phần
đối mới phương pháp giáo dục đáp ứng được mục tiêu của chương trình giáo dục
phổ thơng hiện nay. Thơng qua các bài học có xây dựng tình huống có vấn đề


17
kích thích hứng thú học tập của học sinh, khơi dậy khả năng tư duy và nhận thức
của các em học sinh đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong nhà
trường. Có thể nói, việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực GQVĐ
cho học sinh là đặt học sinh vào những THCVĐ trong dạy học, tạo cho học sinh
có những mâu thuẫn giữa những kiến thức đã biết (từ học tập, kinh nghiệm thực
tiễn…) và kiến thức mới, khi đó, học sinh sẽ xuất hiện nhu cầu về nhận thức. Từ
đó, sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá

trình học tập. Trong quá trình dạy học, nếu như giáo viên vận dụng tốt công cụ
này sẽ nâng cao được chất lượng dạy học, giúp thực hiện được mục tiêu giảng
dạy của mình.
3.2. Kiến nghị:
3.2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Cần có những đợt tập huấn về chuyên đề xây dựng các tình huống có
vấn đề trong dạy học để phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh đối
với môn Vật lí.
- Cần trang bị cho mỗi trường học có phịng thực hành để giáo viên dạy
học các tiết thực hành đạt hiệu quả cao hơn.
3.2.2. Đối với nhà trường, đồng nghiệp:
- Nhà trường nên tổ chức các hoạt động thao giảng cho giáo viên dạy học
theo nội dung chương trình GDPT mới.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các buổi giao lưu chuyên môn với các đơn
vị để học hỏi kinh nghiệm.

XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quan Sơn, ngày 05 tháng 05 năm2022
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.

Phạm Thị Hương

TÀI LIỆU THAM KHẢO


18

1. Bộ GD-ĐT (2018a). Chương trình giáo dục phổ thơng - Chương trình tổng thể
(Ban hành kèm theo Thơng tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ
trưởng Bộ GD-ĐT).
2. Bộ GD-ĐT (2018b). Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lí (Ban hành
kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT). 3. Tạp chí Giáo dục, số 412, tr 23-26.
4. Quốc hội (2019). Luật Giáo dục. Luật số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019.



×