Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM
HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG DO LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI CÔNG TY CP
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ VIỄN THƠNG VIỆT VƯƠNG
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Lịch sử phát triển của nền kinh tế thế giới đã chứng minh rằng tất cả các
quốc gia đều đã từng đối mặt với lạm phát và Việt Nam cũng như một phần tất yếu
trong guồng quay của sự phát triển kinh tế đã phải đối mặt với vấn đề lạm phát.
Song song với việc phát triển kinh tế ngày càng đa dạng và phong phú thì tình
hình lạm phát càng diễn biến bất thường và không tuân theo các quy luật kinh tế .
Đặc biệt là Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới thì vấn
đề lạm phát lại càng trở nên cấp thiết và nóng bỏng. Giai đoạn 1995-2007 Việt
Nam kiềm chế được lạm phát ở mức một con số, nói chung chúng ta đã kiểm soát
lạm phát tương đối tốt trong thời gian này. Nhưng từ tháng 12 năm 2007 do tình
hình phát triển chung của nền kinh tế thế giới và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam, tình hình lạm phát trở nên bất thường và lên đến 2 con số, đặc biệt
tỷ lệ lạm phát năm 2008 là 19,89%, năm 2009 lạm phát xuống mức 1 con số, đến
năm 2010 tỷ lệ lạm phát lại ở mức 2 con số, sự phát triển kinh tế ở Việt Nam trở
nên nóng bỏng hơn bao giờ hết trong quá trình hội nhập. Gần đây, lạm phát đang
có dấu hiệu quay trở lại, biểu hiện rõ nhất là giá xăng dầu tăng mạnh kéo th eo
nhiều mặt hàng khác tăng giá.
Khi lạm phát tăng cao sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tồn bộ nền kinh tế nói
chung và sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng. Lạm phát tác động đến tất
cả mọi thành phần kinh tế của xã hội như: tác động đến phân phối thu nhập, tác
động đến cơ cấu kinh tế, tác động đến hiệu quả kinh tế, làm giảm uy tín của quốc
gia trên trường quốc tế. Lạm phát cao đặc biệt ảnh hưởng xấu đến những người có
thu nhập khơng tăng kịp mức tăng của giá cả, đặc biệt là những người sống bằng
thu nhập cố định như là những người hưởng lương hưu hay công chức, phúc lợi và
mức sống của họ sẽ bị giảm đi. Do đó, lạm phát là một vấn đề cấp thiết đối với
toàn thể một quốc gia trong nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống.
Vừa qua Ngân hàng nhà nước thực hiện những chính sách quyết liệt để
kiểm soát lạm phát như: điều chỉnh lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu và lãi
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 1
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
suất tái cấp vốn. Các biện pháp này có mục đích ngăn chặn nguy cơ về lạm phát và
bong bóng tài sản. Nhiều chuyên gia trong nước và ngồi nước cảnh báo lạm phát
có chiều hướng diễn biến tăng lên trong một vài năm tới do những bất ổn vĩ mơ.
Địi hỏi nhà nước phải có những chính sách điều chỉnh nền kinh tế vĩ mơ hợp lý.
Ngồi những vấn đề cấp thiết của nền kinh tế vĩ mơ như lãi suất, tỷ giá thì
vấn đề lạm phát nổi cộm lên như một vấn đề cấp thiết hiện nay. Trong q trình
thực tập tại cơng ty Cổ phần Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương, qua tìm
hiểu, điều tra, phỏng vấn tổng thể thì tất cả mọi người đều chung quan điểm là lạm
phát có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và sự phát triển của doanh
nghiệp nói riêng.
Do đó, tôi xin mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp nhằm
hạn chế tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh thương mại dịch vụ viễn
thông của công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thơng Việt Vương” để có cái
nhìn sâu rộng hơn về ảnh hưởng của lạm phát nói chung và doanh nghiệ p nói
riêng, tìm ra ngun nhân và đề xuất một số giải pháp để khắc phục lạm phát thúc
đẩy nền kinh tế.
1.2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ TRONG ĐỀ TÀI:
Nghiên cứu đề tài nêu trên cần tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:
Tổng quan về lạm phát nói chung.
Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm vừa qua, cụ thể là giai
đoạn 2007-2010.
Nguyên nhân và những tác động của lạm phát.
Lấy ví dụ ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh thương mại
dịch vụ viễn thông của công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương.
Đề xuất giải pháp nhằm hạn chế tác động của lạm phát tới hoạt động kinh
doanh thương mại dịch vụ viễn thông của công ty.
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về lạm phát, đặc biệt tập trung chủ yếu
vào lý luận và đề xuất các giải pháp nhằm giảm ảnh thiểu hưởng của lạm phát đến
sự phát triển kinh tế của một quốc gia, đi vào thực tiễn lạ m phát ở Việt Nam giai
đoạn 2007-2010.
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 2
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Phân tích tác động của lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế đất nước nói
chung và doanh nghiệp nói riêng, từ đó đưa ra hướng giải pháp để hạn chế tác
động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của cơng ty.
Tìm ra tính quy luật phổ biến sự diễn biến phức tạp của lạm phát ở một
quốc gia đang phát triển trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam.
Nâng cao sự hiểu biết về lạm phát và góp phần hồn thiện các chính sách vĩ mơ
của nhà nước.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Phạm vi về vấn đề nghiên cứu:
Nghiên cứu về tình hình lạm phát tới sự phát triển của nền kinh tế Việt
Nam giai đoạn 2007-2010. Ảnh hưởng của lạm phát đến các yếu tố: chi phí kinh
doanh, giá sản phẩm, doanh thu của công ty và lợi nhuận của công ty. Một số biện
pháp nhằm làm giảm ảnh hướng tiêu cực của lạm phát tới hoạt động kinh doanh
của công ty.
Phạm vi về chủ thể nghiên cứu:
Công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương giai đoạn 20072010
Phạm vi ngành sản phẩm:
Hoạt động kinh doanh Thương mại Dịch vụ Viễn thông của công ty, chủ
yếu là mặt hàng vật tư viễn thông phục vụ cho các đối tác.
1.5. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ LẠM PHÁT VÀ PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG
NGHIÊN CỨU:
1.5.1. Một số lý luận cơ bản về lạm phát:
1.5.1.1.Các quan điểm về lạm phát:
Các Mác cho rằng : “Lạm phát là việc tràn đầy các kênh các luồng lưu
thông những tờ giấy bạc thừa dẫn đến giá cả tăng vọt”. Ông nêu lên ý kiến lạm
phát là” bạn đường” của chủ nghĩa tư bản, ngoài việc bóc lột người lao động bằng
giá trị thặng dư, chủ nghĩa tư bản còn gây ra lạm phát để bóc lột người lao động
một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống.
Lênin cho rằng : “ Lạm phát là hiện tượng xảy ra do ý muốn chủ quan của
chủ nghĩa tư bản gây nên”
Paul Samuelson lại cho rằng “ Lạm phát biểu thị một sự tăng lên trong mức
giá cả chung”. Theo ông, “lạm phát xảy ra khi mức chun g của giá cả và phí tăngNguyễn Duy Nghĩa
Page 3
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
giá bánh mỳ, dầu xăng , xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệu sản xuất
tăng”
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung
của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay
giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là
sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thơng thường
theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ tron g phạm vi
nền kinh tế của một quốc gia, cịn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát
của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai
thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô.
Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số
dương nhỏ thì được người ta gọi là sự "ổn định giá cả".
Nhìn chung ta có thể thấy được lạm phát là sự mất giá tương đối lâu dài và
liên tục của đồng tiền so với các mặt hàng, ngoại tệ, vàng bạc. Nó biểu hiện qua sự
tăng giá liên tục lâu dài của mức giá chung.
1.5.1.2. Thước đo của lạm phát:
Lạm phát được đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi trong giá cả của
một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ trong một nền kinh tế (thông thường dựa
trên dữ liệu được thu thập bởi các tổ chức Nhà nước, mặc dù các liên đồn lao
động và các tạp chí kinh doanh cũng làm việc này). Giá cả của các hàng hóa và
dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một “ mức giá cả trung bình” gọi là mức
giá trung bình của một tập hợp các sản phẩm. Chỉ số giá cả là tỷ lệ mức giá trung
bình ở thời điểm hiện tại đối với mức giá trung bình của nhóm hàng tương ứng ở
thời điểm gốc. Tỷ lệ lạm phát thể hiện qua chỉ số giá cả là tỷ lệ phần trăm mức
tăng của mức giá trung bình hiện tại so với mức giá trung bình ở thời điểm gốc.
Để dễ hình dung có thể coi mức giá cả như là phép đo kích thước của một quả cầu,
lạm phát sẽ là độ tăng kích thước của nó.
Khơng tồn tại một phép đo chính xác duy nhất chỉ số lạm phát. vì giá trị của
chỉ số này phụ thuộc vào tỷ trọng mà người ta gán cho mỗi hàng hóa trong chỉ số,
cũng như phụ thuộc vào phạm vi khu vực kinh tế mà nó được thực hiện. Các phép
đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm: chỉ số giá tiêu dùng CPI – Consumer
Price Index; chỉ số giá sản xuất PPI – Producer Price Index; chỉ số giảm phát
GDP, trong đó:
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 4
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo giá cả các hàng hóa hay được mua bởi
“người tiêu dùng thơng thường” một cách có lựa chọn. Trong nhiều quốc gia
công nghiệp, những sự thay đổi theo phần trăm hàng năm trong các chỉ số này là
con số lạm phát thông thường hay được nhắc tới. Các phép đo này thường được sử
dụng trong việc chuyển trả lương, do những người lao động mong muốn có khoản
chi trả (danh định) tăng ít nhất là bằng hoặc cao hơn tỷ lệ tăng của CPI. Đôi khi,
các hợp đồng lao động có tính đến các điều chỉnh giá cả sinh hoạt, nó ngụ ý là
khoản chi trả danh định sẽ tự động tăng lên theo sự tăng của CPI , thông thường
với một ty lệ chậm hơn so với lạm phát thực tế( và cũng chỉ sau khi lạm phát đã
xảy ra).
Cách xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI:
CPI =
pq
pq
1 1
100 . Trong đó:
0 1
CPI: chỉ số giá tiêu dùng cần tính.
P0: Giá cả hàng hóa dịch vụ kỳ gốc
P1: Giá cả hàng hóa dịch vụ kỳ báo cáo
Q0: Số lượng hàng hóa dịch vụ kỳ gốc.
Q1: Số lượng hàng hóa dịch vụ kỳ báo cáo.
Chỉ số giá sản xuất (PPI): đo mức giá mà các nhà sản xuất nhận được
khơng tính đến giá bổ sung qua đại lý hoặc thuế quan doanh thu. Nó khác v ới CPI
là sự trợ cấp giá, lợi nhuận và thuế có thể sinh ra một điểu là giá trị nhận được bởi
các nhà sản xuất là khơng bằng với những gì người tiêu dùng đã thanh tốn. Ở đây
cũng có một sự chậm trễ điển hình giữa sự tăng trong PPI và bất kỳ sự tăng phát
sinh nào bởi nó trong CPI. Rất nhiều người tin rằng điều này cho phép một dự đốn
gần đúng và có khuynh của lạm phát CPI “ngày mai” dựa trên lạm phát PPI ngày
“hôm nay”, mặc dù thành phần của các chỉ số là khác nhau; một trong những sự khác
biệt quan trọng phải tính đến là các dịch vụ.
Chỉ số giảm phát GDP: dựa trên việc tính tốn của tổng sản phẩm quốc
nội. Nó là tỷ lệ của tổng giá trị GDP giá thực tế (GDP danh nghĩa) với tổng giá trị
của GDP của năm gốc, từ đó có thể xác định GDP của năm báo cáo theo giá so
sánh (hay GDP thực). Nó là phép đo mức giá cả được sử dụng rộng rãi nhất. Các
phép khử lạm phát cũng tính tốn các thành phần của GDP như chi phí tiêu dùng
cá nhân.
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 5
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
1.5.1.3. Phân loại lạm phát:
1.5.1.3.1. Xét về mặt định lượng:
Thiểu phát: trong kinh tế học, đây là loại lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Đây là
một vấn đề quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mơ.
Lạm phát vừa phải: là lạm phát có chỉ có một con số hàng năm ( thường là
dưới 10%) Trong điều kiện lạm phát vừa phải và ổn định giá tương đối khơn g
khác mức bình thường nhiều . Do đó tiền giữ được phần lớn giá trị năm này qua
năm khác. Đây là mức lạm phát mà nền kinh tế chấp nhận được. Với mức lạm
phát này, những tác động kém hiệu quả của nó khơng đáng kể.
Lạm phát phi mã: mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm
vi hai hoặc ba chữ số một năm thường được gọi là lạm phát phi mã, nhưng vẫn
thấp hơn siêu lạm phát. Việt Nam và hầu hết các nước chuyển đổi từ cơ chế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với lạm ph át phi
mã trong những năm đầu thực hiện cải cách.
Nhìn chung lạm phát thì phi mã được duy trì trong thời gian dài sẽ gây ra
những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. Trong bối cảnh đó, đồng tiền sẽ bị mất giá
nhanh, cho nên mọi người chỉ giữ lượng tiền tối thiểu vừa đủ cho các giao dịch
hàng ngày. Mọi người có xu hướng tích trữ hàng hóa, mua bất động sản và chuyển
sang sử dụng vàng hoặc các ngoại tệ mạnh để làm phương tiện thanh tốn cho các
giao dịch có giá trị lớn và tích lũy của cải
Siêu lạm phát: là tình trạng lạm phát cao, có tác động phá hoại nền kinh tế
nghiêm trọng. Trong kinh tế học , siêu lạm phát là lạm phát “mất kiểm sốt”, một
tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Thông thường, tốc độ
tăng giá chung ở mức 3 chữ số hàng năm thì gọi là siêu lạm phát.Nhưng theo
Gregory N.Mankiw cho rằng khi lạm phát ở mức trên 50% mỗi tháng thì chính là
siêu lạm phát (nghĩa là cứ 31 ngày thì giá cả lại tăng lên gấp đơi). Theo định nghĩa
này thì cho đến nay thế giới mới trải qua 15 cuộc siêu lạm ph át. Và khi có siêu lạm
phát, tiền mất giá nghiêm trọng, và lượng cầu về tiền tệ giảm đi đáng kể .
1.5.1.3.2. Xét về mặt định tính:
Lạm phát cân bằng: là lạm phát xảy ra cân bằng tốc độ tăng của tiền lương
và giá cả (tỷ lệ tăng tương ứng với thu nhập). Do vậy nó khơng ảnh hưởng đến đời
sống của người lao động.
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 6
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Lạm phát không cân bằng: là tỷ lệ lạm phát không tăng tương ứng với thu
nhập tức là tốc độ tăng của tiền lương và giá cả là khác nhau. Trong thực tế lạm
phát không cân bằng thường xảy ra nhất.
Lạm phát bất thường: lạm phát xảy ra có tính đột biến mà trước đó chưa
hề xuất hiện. Do vậy, về tâm lý, cuộc sống và thói quen của mọi người chưa thích
nghi được. Lạm phát bất thường gây ra những cú sốc cho nền kinh tế và sự thiếu
tin tưởng của người dân vào chính phủ.
1.5.1.4. Nguyên nhân của lạm phát:
Lạm phát do cầu kéo: Lạm phát do cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên
mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hoặc vượt quá tiền năng ( hình minh họa 1.1).
Trong thực tế khi xảy ra lạm phát cầu kéo người ta thường nhận thấy lượng tiền
trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới
hạn của mức cung hàng hóa.
Vậy, bản chất của lạm phát cầu kéo là chi tiêu quá nhiều tiền để mua một
lượng cung hạn chế về hàng hóa có thể sản xuất được, trong điều kiện thị trường
lao động đã đạt cân bằng. Hình 1.1 cho thấy, khi sản lượng vượt tiền năng, đường
AS có độc dốc lớn nên khi cầu tăng mạnh, AD dịch chuyển song song lên AD 1,
giá cả tăng từ P0 đến P1.
Hình 1.1: Lạm phát do cầu kéo
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 7
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Lạm phát do chi phí đẩy:
Nếu tiền cơng danh nghĩa tăng lên, thì chi phí sản xuất của các xí nghiệp
tăng. Các xí nghiệp vì muốn bảo tồn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành
sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng.
Hình1.2: Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do nhập khẩu: Sản phẩm không tự sản xuất trong nước được mà
phải nhập khẩu. Khi giá nhập khẩu tăng (do nhà cung cấp nước ngoài tăng giá như
trong trường OPEC quyết định tăng giá dầu, hay do đồng tiền trong nước xuống
giá) thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức
giá chung bị giá nhập khẩu đội lên
Lạm phát tiền tệ : Cung tiền tăng (ví dụ như ngân hàng trung ương mua
ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền ngoại tệ khỏi mất giá so với trong nước) khiến
cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát
Lạm phát do tỷ giá hối đoái: Khi tỷ giá hối đoái tăng lên, làm đồng tiền trong nước
giảm so với đồng ngoại tệ, sẽ làm giá hàng hóa trong nước đắt lên tương đối, và
gây ra hiện tượng lạm phát
1.5.1.5. Biện pháp kiểm soát và kiềm chế lạm phát:
Chính sách tiền tệ thắt chặt:
Thay đổi lãi suất huy động tiền gửi để hút tiền trong lưu thông.
Kiểm sốt chặt chẽ, nâng cao hiệu quả chi tiêu cơng.
Đẩy mạnh suất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu và giảm nhập siêu.
Triệt để thực hành trong tiết kiệm và tiêu dùng.
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 8
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và gian lận
thương mại, kiểm soát việc chấp hành luật về giá.
Tăng cường các biện pháp hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất của nhân
dân, mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội.
Chính sách tài khóa thắt chặt:
Tăng thuế đánh vào các mặt hàng có dấu hiệu phát triển nóng, giảm đầu tư
cơng cộng.
Giảm bội chi ngân sách nhà nước, giám sát chặt chẽ việc vay, trả nợ nước
ngoài của các doanh nghiệp
Thực hiện rà sốt nợ chính phủ, nợ quốc gia, hạn chế nợ dự phịng.
Chưa khởi cơng các cơng trình, dự án mới sử dụng vốn ngân sách nhà nước
và trái phiếu chính phủ, trừ các dự án phòng chống, khắc phục thiên tai cấp bách.
1.5.2. Phân định nội dung nghiên cứu:
1.5.2.1. Tác động của lạm phát đến nền kinh tế và hoạt động kinh doanh:
Như ta đã biết, không phải lúc nào lạm phát cũng gây ra những tác động
tiêu cực, trong nền kinh tế thị trường, nhiều quốc gia còn sử dụng lạm phát như
một con số làm động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhưng điều kiện kèm theo
đó là lạm phát ở mức độ chấp nhận được và phải nằm trong tầm kiểm sốt của
chính phủ.
Ngồi trường hợp kể trên thì lạm phát thường ảnh hưởng tiêu cực tới nền
kinh tế như:
Tác động đến chính sách việc làm: Khi lạm phát xảy ra ở tỷ lệ cao, nền
kinh tế sẽ phát triển rất nóng, mọi mặt hàng phục vụ cho sản xuất, đời sống, tiêu
dùng đều tăng lên đáng kể. Đầu ra cho sản phẩm gặp khó khăn hơn do giá cả tăng
cao, do vậy các công ty vừa và nhỏ sẽ rất khó thích nghi kịp với tình hình hiện tại
và dễ dẫn tới phá sản, ảnh hưởng đến việc làm của các công nhân viên.
Tác động vào thu nhập thực tế: Khi lạm phát tăng cao, điều đó làm cho số
tiền thuế thu nhập mà người có tiền cho vay phải nộp tăng cao (mặc dù thuế suất
vẫn không tăng). Kết quả cuối cùng là thu nhập ròng (thu nhập sau thuế), sau khi
đã loại trừ đi tác động của lạm phát mà người cho vay nhận được bị giảm đi.
Tác động vào phân phối thu nhập trong xã hội: Lạm phát tăng cao khiến
những người thừa tiền và giàu có dùng tiền của mình vơ vét và thu gom hàng hóa
tài sản, nạn đầu cơ xuất hiện, tình trạng này càng làm mất cân đối nghiêm trọng
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 9
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
quan hệ cung- cầu hàng hóa trên thị trường, giá cả hàng hóa cũng lên cơn sốt cao
hơn. Những người dân nghèo vốn đã nghèo càng trở nên khốn khó hơn. Họ thậm
chí khơng mua nổi những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu trong khi đó những kẻ đầu
cơ vét sạch hàng hóa trở nên càng giàu có hơn. Tình trạng lạm phát như vậy sẽ gây
ra rối lạo trong nền kinh tế và tạo khoảng cách lớn về thu nhập .
Tác động đến cơ cấu kinh tế: Khi lạm phát tăng nhanh cùng với sự thay
đổi mạnh mẽ của giá cả tương đối thì những doanh nghiệp, những ngành nghề
phất lên được nhưng có những doanh nghiệp, ngành nghề s uy sụp, phá sản thậm
chí cịn chuyển hướng kinh doanh khác dẫn đến cơ cấu kinh tế thay đổi.
Tác động đến hiệu quả kinh tế: Khi lạm phát tăng cao các doanh nghiệp
không muốn đầu tư vào những dự án mà chậm thu hồi vốn vì thế nó sẽ làm giảm
nguồn lực của nền kinh tế trong dài hạn. Bên cạnh đó lạm phát còn ảnh hưởng đến
thị trường vốn, suy yếu của thị trường vốn sẽ làm sụt giảm đầu tư thực tế
Tác động nợ quốc gia: thực trạng lạm phát tăng cao làm tỷ giá và đồng tiền
trong nước trở lên mát giá nhanh hơn so với đồng tiền nước ngồi. Vì vậy tính trên
các khoản nợ của Việt Nam với các ngân hàng nước ngồi sẽ tăng lên tính trên các
khoản nợ
Tóm lại, lạm phát có tác động rất lớn đến nền kinh tế, nó khơng chỉ tác
động riêng một mặt nào đó, khía cạnh nào đó. Khi nền kinh tế của một quốc gia có
lạm phát cao, nó sẽ tác động liên hoàn đến rất nhiều mặt của đất nước đó, giảm thu
nhập thực tế của người dân, làm giảm đời sống của người dân, thay đổi phân phối
lao động xã hội , nợ quốc gia tăng lên, ....Nói chung, nền kinh tế nào cũng luôn
phải đối mặt với lạm phát, nhưng chúng ta phai có những biện pháp như thế nào
để cầm chừng lạm phát ở mức vừa phải để không ảnh hưởng đến sự phát triển của
nền kinh tế.
1.5.2.2. Tác động của lạm phát đến kinh doanh dịch vụ viễn thông:
Đặc điểm của ngành kinh doanh dịch vụ viễn thông:
Công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương đã thực hiện xây
dựng và đào tạo bài bản đội ngũ các kỹ thuật viên không n hững có kiến thức
chun mơn mà cịn dày dạn kinh nghiệm, cộng với những trang thiết bị hiện đại
phục vụ chuyên môn, luôn sẵn sàng triển khai công tác.
Danh mục các dịch cụ Công ty cung cấp gồm:
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 10
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
1. Dịch vụ đo kiểm trong lĩnh vực điện, điện tử, viễn thông, công nghệ thơng
tin
2. Dịch vụ tối ưu hóa mạng lưới viễn thơng;
3. Dịch vụ lắp đặt, chạy thử và hòa mạng các thiết bị viễn thông;
4. Dịch vụ sửa chữa và thay thế các thiết bị viễn thông.
Hiện tại Công ty duy trì cung cấp các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa bảo hàn h
thay thế các thiết bị viễn thông. Đồng thời tiếp tục phát triển dịch vụ đo kiểm và
tối ưu hóa nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng .
Tác động của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của cơng ty:
Tác động tới chi phí đầu vào: Lạm phát tăng cao kèm theo sự rớt giá mạnh
của đồng tiền trong nước, các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống cũng như
cho hoạt động sản xuất tăng nhanh ví dụ như giá điện, nước, xăng dầu … Điều đó
làm cho chi phí của cơng ty tăng nhanh, chi phí cho vận chuyển, chi phí cho c ác
hoạt động quảng cáo, sửa chữa, lắp đặt các dịch vụ viễn thông, giá cả thuê nhân
công đều tăng nhanh. Chi phí đầu vào, chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh
đều tăng lên, trong khi lạm phát cũng làm suy yếu thị trường vốn, dẫn đến sụt
giảm đầu tư thực tế gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh các dịch vụ
viễn thông của công ty.
Tác động tới khách hàng và nhà cung cấp: Ngoài việc xem xét những tác
động tiềm ẩn của lạm phát đến chi phí đầu vào và giá cả sản phẩm, công ty cũng
cần phải nắm rõ những ảnh hưởng của lạm phát đến nhà cung cấp và khách hàng,
trong thời kỳ lạm phát, nguồn hàng từ nhà cung cấp sẽ khan hiếm hơn . Công ty
càng biết nhiều về cơ cấu chi phí của nhà cung cấp và lạm phát ảnh hưởng tới
những cơ cấu này như thế nào thì cơng ty càng có khả năng dự đốn cách thức mà
các nhà cung cấp đối phó với lạm phát để có thể sẵn sàng ứng phó lại.
Tương tự đối với khách hàng và đối tác làm ăn, lạm phát tăng cao sẽ dẫn
đến khó khăn nhất định trong việc tăng giá sản phẩm và thuyết phục khách hàng,
đầu ra cho sản phẩm sẽ gặp khó khăn hơn, địi hỏi cơng ty phải có chiến lược kinh
doanh cho từng thời kỳ hợp lý.
Tác động tới lợi nhuận: Lạm phát tăng nhanh, tác động đến chi phí đầu
vào và đầu ra, do đó dảnh hưởng tới lợi nhuận của cơng ty. Mức độ ảnh hưởng của
lạm phát đến lợi nhuận của công ty lớn hay nhỏ phụ thuộc vào hai yếu tố. Một là
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 11
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
khả năng hạn chế sự tăng giá từ phía nhà cung cấp. Hai là khả năng định giá sản
phẩm cao hơn mà khách hàng vẫn chấp nhận. Công ty cần xác định rằng mục tiêu
ở đây khơng phải là bảo vệ cơng hồn tồn với lạm phát, điều này rõ ràng là không
thể thực hiện được. Thay vào đó, cơng ty cần chắc chắn rằng chi phí đầu vào tăng
chậm hơn mức tăng của giá bán ra.
Tác động tới mức độ cạnh tranh của công ty: Hầu hết các công ty cung
cấp dịch vụ viễn thông đều phải cạnh tranh trong những phân khúc thị trường và
sản phẩm đa dạng, mà mỗi phân khúc có những tính chất, mức độ cạnh tranh riêng
biệt. Mức độ cạnh tranh có ảnh hưởng lớn đến các tác động do quyết định liên
quan đến giá cả sản phẩm của cơng ty gây ra, do đó lạm phát xảy ra dù ít dù nhiều
đều ảnh hưởng mức độ cạnh tranh hoạt động kinh doanh các dịch vụ và sản phẩm
vật tư viễn thông của công ty.
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 12
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ ẢNH
HƯỞNG CỦA LẠM PHÁT ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG TẠI CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG VIỆT VƯƠNG
2.1. PHƯƠNG PHÁP HỆ NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ:
2.1.1.Phương pháp thu thập dữ liệu:
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Có nhiều phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp. Nhìn chung khi tiến hành
thu thập dữ liệu cho một cuộc nghiên cứu, thường phải sử dụng phối hợp nhiều
phương pháp với nhau để đạt được hiệu quả mong muốn. Ở đây tôi chủ yếu sử
dụng 2 phương pháp sau:
Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (personal interview):
Nội dung: Điều tra viên đến gặp trực tiếp đối tượng được điều tra để phỏng
vấn theo một bảng câu hỏi đã soạn sẵn. Áp dụng khi hiện tượng nghiên cứu phức
tạp, cần phải thu thập nhiều dữ liệu; khi muốn thăm dò ý kiến đối tượng qua các
câu hỏi ngắn gọn và có thể trả lời nhanh được
Ưu nhược điểm: Do gặp mặt trực tiếp nên điều tra viên có thể thuyết phục
đối tượng trả lời, có thể giải thích rõ cho đối tượng về các câu hỏi, có thể dùng
hình ảnh kết hợp với lời nói để giải thích, có thể kiểm tra dữ liệu tại chỗ trước khi
ghi vào phiếu điều tra. Tuy nhiên chi phí cao, mất nh iều thời gian và cơng sức
Phương pháp điều tra nhóm chun đề (focus group):
Nội dung: Điều tra viên tiến hành đặt câu hỏi phỏng vấn từng nhóm,
thường từ 7 đến 12 người có am hiểu và kinh nghiệm về một vấn đề nào đó, để
thơng qua thảo luận tự do trong nhóm nhằm làm bật lên vấn đề ở nhiều khía cạnh
sâu sắc, từ đó giúp cho nhà nghiên cứu có thể nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo
và tồn diện.
Ưu nhược điểm: Thu thập dữ liệu đa dạng, khách quan và khoa học. Tuy
nhiên kết quả thu được không có tính đại diện cho tổng thể chung, chất lượng dữ
liệu thu được hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ năng của người điều khiển thảo luận,
các câu hỏi thường không theo một cấu trúc có sẵn nên khó phân tích xử lý.
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 13
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Đối tượng điều tra:
Giám đốc quản lý công ty, giám đốc quản lý dự án, phó giám đốc, trưởng
phịng chiến lược kinh doanh, trưởng phong ban mua sắm vật tư, trưởng phịng kế
tốn, các phịng ban trong công ty, một số nhân viên tiêu biểu tại các phòng ban.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên các nguồn thứ cấp, đã qua tổng
hợp xử lý, thống kê. Loại dữ liệu thứ cấp này có nguồn gốc từ dữ liệu sơ cấp đã
được phân tích, thảo luận và diễn giải. Nguồn dữ liệu thứ cấp chủ yếu thu thập từ
các nguồn bên ngoài như:
Các cơ quan nhà nước: Tổng cục thống kê, phịng thơng tin của bộ thương
mại, các bộ ban có liên quan đến vấn đề mình cần nghiên cứu
Thư viện các cấp: tỉnh, thành phố, các trường đại học, viện nghiên cứu.
Thông tin từ internet, báo đài, các tạp chí về kinh tế.
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh hoạt động của công ty.
2.1.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu:
Sau khi đã có các nguồn dữ liệu sơ cấp và thứ cấp cần thiết, tiếp đến là
bước chọn lọc dữ liệu có cơ sở để bắt đầu tiến hành phân tích các dữ liệu đó:
Xét về mặt định lượng:
Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp minh họa bằng các đồ thị, hình ảnh
Xét về mặt định tính:
Dưới sự minh họa của các đồ thị, hình ảnh chúng ta phân tích đánh giá tổng
quan về nền kinh tế nói chung của đất nước dưới sự ảnh hưởng của lạm phát trong
giai đoạn 2006-2010 và sự ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của
công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thơng Việt Vương thơng qua các bản báo
cáo tình hình kinh doanh của cơng ty.
2.2. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÂN
TỐ MƠI TRƯỜNG:
2.2.1. Tổng quan về thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2007-2010:
2.2.1.1. Tình hình chung kinh tế thế giới giai đoạn gần đây:
Năm 2008, kinh tế thế giới đã xảy ra nhiều biến động, các chỉ số về kinh tếtài chính, đặc biệt là giá các hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa phục vụ sản xuất tăng
cao, nền kinh tế thế giới trở nên vơ cùng nóng bỏng và cấp thiết.
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 14
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Năm 2009 kinh tế thế giới giảm sút toàn diện, đặc biệt là trong nửa đầu
năm kinh tế của các nước phát triển trải qua một cuộc suy thoái nghiêm trọng nhất
kể từ những năm 30 của thế kỷ trước đến nay. Cùng với sự ổn định về tiền tệ, thực
hiện kế hoạch kích thích kinh tế của các nước, đến nửa cuối năm 2009 thị trường
tiền tệ quốc tế dần ổn định trở lại, tiêu dùng và đầu tư hồi phục với tốc độ chậm,
kinh tế tụt dốc giảm tốc độ và bắt đầu hồi sinh. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức
tiền tệ quốc tế (IMF), năm 2009 kinh tế thế giới năm giảm 0,6% và đồng thời cho
rằng, thời kỳ khó khăn nhất của kinh tế thế giới đã qua đi, thị trường vốn của các
quốc gia chủ yếu đã dần dần ổn định trở lại, công nghiệp chế tạo đã bắt đầu hồi
phục tăng trưởng, thương mại XNK đã tăng rõ nét, dự kiến trong năm 2010 kinh tế
thế giới sẽ hồi phục tăng trưởng, tốc độ đạt 4,2%, trong đó tă ng trưởng của các
nước phát triển là 2,3%, còn thị trưởng mới nổi và các nước đang phát triển là
6,3%. Đến năm 2011, dự kiến tăng trưởng của kinh tế thế giới đạt 4,3%, trong đó
các nước phát triển đạt 2,4%,t hị trường mới nổi, các nước đang phát triển là 6,5%.
2.2.1.2. Thực trạng lạm phát nước ta giai đoạn 2007 – 2010:
Đến năm 2006 lạm phát ở mức 6,6%, tưởng chừng như nền kinh tế đang
lâm vào suy thoái. Tuy nhiên, áp lực tăng giá lại bùng phát ngay từ đầu năm 2007.
Trong 6 tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 5,2%. Nếu so với tháng 6 năm
2006, thì chỉ số giá tiêu dùng tăng 7,8%. Và những năm sau đó, lạm phát ln là
con số nóng bỏng
Nguồn: gso.gov.vn
Hình 2.1: chỉ số giá tiêu dùng Việt Nam giai đoạn 2007- 2008.
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 15
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Hình 2.2: chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2008
Như vậy, sau 12 năm kể từ năm 1995, lạm phát lại bùng phát mạnh mẽ ở
Việt Nam và có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ vào năm 2007, 2008, tình hình cụ thể
được biểu hiện qua biểu đồ 2.1, 2.2.
Theo thống kê sơ bộ của tổng cục thống kê, tính đến cuối tháng 10/2007,
mức tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã lên đến hơn 9.34% so với cùng kỳ năm
trước, và khoảng 8,12% so với đầu năm. Mức tăng CPI bắt nguồn chủ yếu từ việc
gia tăng giá lương thực và thực phẩm. Đây là nguyên nhân giải thích tới hơn 60%
trong tổng mức tăng CPI. Kế đó là sự gia tăng của nhóm nhà ở, điện nước và vật
liệu xây dựng, đóng góp 12%.
Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục
lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả
năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008; nhập siêu gia
tăng cả về kim ngạch tuyệt đối (3.366 triệu USD so với 1.933 triệu USD), cả về tỷ
lệ nhập siêu so với xuất khẩu (56,5% so với 18,2%)... Với tốc độ tăng trưởng như
hiện nay, tình hình lạm phát đã trở nên báo động, đặc biệt là 2008, tỷ lệ lạm phát
đã lên tới 2 con số 19,89% so với năm 2007, cao nhất trong vòng 12 năm trở lại
đây, 4 tháng đầu năm 2008, giá lương thực thực phẩm đã tăng 18,01%, cao gấp
rưỡi 11,6% của lạm phát CPI và cao tương đương bằng mức giá lương thực, thực
phẩm của cả năm 2007. trong đó lương thực tăng 25%, thực phẩm tăng 15,6%.
Chỉ số giá tiêu dùng năm 2009 tương đối ổn định, ngoài tháng 2 và tháng
12 có chỉ số giá tiêu dùng tăng trên 1%, các tháng còn lại giảm hoặc tăng thấp hơn
1% nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2009 so với tháng 12 năm 2008 tăng
6,52%, thấp hơn mục tiêu 7% mà Quốc hội đã thông qua. Chỉ số giá tiêu dùng
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 16
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
bình quân năm 2009 tăng 6,88% so với năm 2008, thấp nhất trong 6 năm trở lại
đây (chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2004 tăng 7,71%; năm 2005 tăng 8,29%;
năm 2006 tăng 7,48%; năm 2007 tăng 8,3%; năm 2008 tăng 22,97%). Trong b ối
cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu, nền kinh tế nước ta đạt được thành công kép,
vừa tăng trưởng tương đối khá, vừa duy trì được mức độ lạm phát không cao, là
thành công lớn trong chỉ đạo, điều hành kinh tế vĩ mơ.
Năm 2010, lạm phát đã có dấu hiệu quay trở lại, đến hết tháng 11, chỉ số
giá tiêu dùng (CPI) tăng 9,58% so với tháng 12/2009. Như vậy, với mức tăng của
tháng 10/2010 so với tháng 12/2009 ở mức 7,58%, CPI tháng 11 đã tăng 1,86% so
với tháng 10.
Tháng 11/2010 chỉ số giá tiêu dùng đã có tháng tăng cao nhất trong 9 tháng
gần trở lại, chỉ thấp hơn chút ít so với mức tăng 1,96% của tháng 2/2010, tháng có
Tết Ngun đán (hình2.3).
Thêm vào đó, giá vàng cùng giá đô la Mỹ biến động phức tạp trong thời
gian gần đây cũng gây ảnh hưởng tới lạm phát. Người dân có tâm lý tính giá hàng
hóa có giá trị lớn bằng vàng, giá vàng tăng thì giá hàng hóa tăng theo. Mặt khác,
khi lạm phát tăng người ta tránh giữ tiền mặt và vàng khi đó là một lựa chọn đúng
đắn. Lạm phát cũng làm tăng tỷ giá, dẫn đến giá vàng sẽ tăng kép , vừa do tỷ giá
và cầu tăng. Trước tình hình giá vàng biến động phức tạp sẽ kéo theo lạm phát có
chiều hướng tăng lên. ( hình 2.4)
Nguồn: gso.gov.vn
Hình 2.3: chỉ số giá năm 2009-2010
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 17
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
2.2.2. Ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hoạt động kinh doanh công ty:
Ảnh hưởng của nhân tố mơi trường bên ngồi:
Tình hình kinh tế thị trường nói chung:
Năm 2007, tình hình kinh tế trong nước nóng bỏng trở lại, lạm phát tăng
cao, giá xăng, sắt thép tăng,nguyên vật liệu sản xuất tăng phi mã, thị trường vốn
suy yếu, nguồn vốn của công ty thâm hụt, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh
doanh các dịch vụ thương mại viễn thơng của cơng ty, phía đối tác lo ngại tình
hình kinh tế thị trường bất ổn nên cũng đã giảm hẳn số lượng đơn đặt hàng, sản
phẩm chào hàng đối tác gặp khó khăn về giá cả do nguyên vật liệu đầu vào tăng
giá mạnh
Năm 2008, giá vật liệu tiếp tục tăng phi mã, thép tăng từ 12.000đ/kg đến
20.000đ/kg, giá dầu tăng từ 13.000đ lên 14.500đ ( tương đương 11,5% ), kéo theo
nhiều chi phí đầu vào phục vụ cho việc sản xuất các vật tư viễn thơng, chi phí các
cơng trình viễn thơng, cơ sở hạ tầng, nhà trạm, các thiết bị viễn thông đều tăng
mạnh, các gói thầu nhận được từ phía đối tác gặp rất nhiều khó khăn trong việc thi
cơng lắp đặt và sửa chữa. Các chuyên gia nhận định, giá các vật liệu đầu vào quyết
định tới 60% giá thành cơng của sản phẩm và các cơng trình hạ tầng viễn thơng, vì
vậy vật liệu biến động 1% đã ảnh hưởng rất lớn đến độ thành công và mức độ kinh
tế mang lại từ các hợp đồng mà công ty đã ký kết.
Trong bối cảnh 2009- 2010, tuy doanh nghiệp đã thích nghi được với tình
hình tăng giá cả vật liệu đầu vào nói chung nhưng nền kinh tế vẫn cịn nhiều bất
ổn và phát triển khá nóng nên vẫn cịn tồn tại một số khó khăn nhất định. Trong
bối cảnh kích cầu đầu tư, tình hình kinh tế cũng bình ổn hơn so với những năm
trước, lãnh đạo cơng ty đã có những tầm nhìn chiến lược cho các cơng ty, bên
cạnh đó thị trường viễn thơng của nước ta đang phát triển mạnh, sự cạnh tranh
nâng cấp hạ tầng viễn thơng, các trạm thu phát sóng, thay mới sửa chữa các thiết
bị viễn thông để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng từ các đối tác như
Vietel, Sony ericsson, Motorola, VinaPhone…
Nhu cầu địi hỏi của thị trường:
Tính đến cuối năm 2010, cả nước đã có 140 triệu thuê bao điện thoại, trong
đó thuê bao di động chiếm 87,2%. Mật độ điện thoại đạt tới 164 máy/100 dân.
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 18
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Internet băng rộng của Việt Nam cũng đã có sự tăng trưởng đột biến. Đến
nay, tồn quốc có trên 23,6 triệu người sử dụng Internet, đạt mật độ 27,6%. Tổng
số thuê bao băng rộng của Việt Nam đạt 3,2 triệu với mật độ 3,74 máy/100 dân .
Đây là con số đầy ấn tượng của viễn thông Việt Nam trong những năm trở
lại đây, các nhà mạng cạnh tranh nhau quyết liệu về số lượng các thuê bao, dịch
vụ… nhưng tốc độ đường truyền từ phía các nhà mạng cịn thấp, mặc dù có nhiều
dịch vụ mới nhưng cơ sở hạ tầng viễn thông chưa được đầu tư đúng mực, bên cạnh
nhu cầu về dịch vụ viễn thơng tăng cao. Đây chính là thời cơ thuận lợi cho công ty
nắm bắt được các hợp đồng từ phía các đối tác, mang lại tín hiệu kinh doanh khả
quan cho cơng ty trước tình hình kinh tế trong nước diễn biến khá phức tạp.
Nhà cung cấp:
Công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương trực thuộc tập
đoàn Việt Vương Group, nhà máy sản xuất các sản phẩm phục vụ cho các hoạt
động kinh doanh của công ty rất đa dạng và phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực vật
tư viễn thông với hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại được cấp chứng chỉ Iso,
Quatest 1, với nhiều đối tác làm ăn và các nhà cung cấp vật liệu đầu vào quen
thuộc. Công ty đã dần khẳng định mình với tư cách là một đối tác làm ăn tiềm
năng, uy tín trên thị trường kinh doanh. Được hưởng nh iều ưu đãi từ các nhà cung
cấp lâu năm như: chiết khấu thương mại, ưu tiên giao hàng, chi phí kho bãi…
Đối thủ cạnh tranh:
Hiện có 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thơng chính tại Việt Nam là
VNPT, Viettel, EVN Telecom, SPT, Hanoi Telecom, Vishipel, VTC và FPT.
Trước sự phát triển vượt bậc của viễn thông trong thời gian gần đây và sự cạnh
tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp dẫn đến các hoạt động như nâng cấp cơ sở
hạ tầng viễn thông, lắp đặt các trạm thu phát sóng, sửa chữa thay thế các thiết bị
viễn thông nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ lôi kéo khách hàng. Thị trường
thương mại dịch vụ viễn thông đã trở thành một thị trường hấp dẫn, sự cạnh tranh
từ phía các doanh nghiệp thương mại dịch vụ viễn thơng trở nên gay gắt, địi hỏi
cơng ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu các đối tác.
Khách hàng:
Ngoài việc cung cấp các hàng gia cơng cơ khí, thiết bị điện tử, thiết bị phụ
kiện điện tử viễn thông tin học cho các đại lý đầu mối cơng ty cịn là đối tác quen
thuộc của các nhà cung cấp mạng lớn như Vietel, VinaPhone, Motorola Việt Nam,
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 19
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Sony Ericsson với các hợp đồng như xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt các trạm thu
phát sóng, cung cấp các thiết bị đầu cuối… Nhận được sự tin tưởng từ phía đối
tác, cơng ty ln ý thức được trách nhiệm của mình với khách hàng nhằm nâng
cao chất lượng phục vụ, giữ chân đối tác truyền thống và tìm kiếm các đối tác tiềm
năng.
Ảnh hưởng của nhân tố môi trường bên trong:
Nguồn nhân lực:
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt mang lại thành công của mỗi công
ty và Việt Vương cũng không là ngoại lệ. Từ năm 2009 đến nay: tổng số cán bộ
nhân viên của Công ty đã tăng lên đến 63 người, 100% đã tốt nghiệp Đại học, Cao
đẳng chính quy về chun mơn nghiệp vụ liên quan. Độ tuổi tru ng bình của nhân
sự Cơng ty là 27 tuổi, có kinh nghiệm kinh doanh và triển khai dự án, đội ngũ kỹ
thuật có những kinh nghiệm thực tế phong phú qua nhiều dự án lớn trong q trình
cơng tác tại trong và ngoài nước. Đến nay đội ngũ cán bộ của Cơng ty đã có những
cán bộ chủ chốt dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất quản lý, lắp đặt và
cung cấp các trang thiết bị Điện tử Viễn thông Tin học. Ban lãnh đạo Công ty có
kinh nghiệm chuyên ngành và thực tế chỉ đạo luôn quan tâm tuyển dụng, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực cho cơng ty. Bên cạnh đó Cơn g ty cịn có đội ngũ
cộng tác viên là cán bộ, giảng viên, chuyên viên có bằng cấp, kinh nghiệm dồi dào
luôn phối hợp cùng các cán bộ trong công ty về kỹ thuật, marketing nhằm mục
đích hỗ trợ và phát triển kinh doanh.
Năng lực công nghệ:
Một số công nghệ và chứng chỉ tiêu biểu của các sản phẩm kinh doanh:
o Tiêu chuẩn sản phẩm cơ khí
o Tiêu chuẩn cho dây cáp và một số thiết bị khác
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 20
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Việt Vương luôn đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn trong nước và quốc
tế, cũng như cam kết chất lượng dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm nhất.
Uy tín của cơng ty:
Năm 2008, cơng ty đã nhanh chóng vươn lên trở thành nhà cung cấp tiềm
năng, thực hiện thành công những dự án lớn như cung cấp vật tư thiết bị cho 1096
trạm của dự án VMS254 với khách hàng Ericsson Việt Nam, cung cấp thiết bị phủ
sóng tịa nhà với Viễn Thơng Viettel.
Năm 2009 tới nay, thương hiệu Viễn Thơng Việt Vương đã hồn toàn
khẳng định được tên tuổi bằng sự năng động và uy tín của mình. Rất nhiều dự án
lớn và đơn hàng lớn đã được kí kết và triển khai. Trong giai đoạn này, Công ty đã
phát triển phần thương mại thiết bị vật tư bằng những dự án chiến lược như HTC
eGSM; VMS 3G, VNP 3G…
Thị phần của công ty tại khu vực phía Bắc:
Thị trường khu vực phía Bắc là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn.
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang phát triển với tốc độc cao, nhu cầu về
thông tin liên lạc, hạ tầng viễn thơng tăng mạnh từ phía các nhà đầu tư. Khu vực
phía Bắc đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bắc
Giang… là trung tâm kinh tế của đất nước, dân cư sinh hoạt đơng đúc, chính vì
vậy nhu cầu về thơng tin liên lạc ngày càng tăng mạnh và đòi hỏi chất lượng cao.
Điều này đã giúp công ty tạo được hệ thống phân phối mạnh, ký hết hợp đồng với
nhiều đối tác, mở rộng thị trường, thúc đẩy các hoạt động thương mại dịch vụ của
công ty phát triển.
2.3. Kết quả phân tích các dữ liệu thu thập:
2.3.1. Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp:
Kết quả điều tra:
Mức độ ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty: 10
người được phỏng vấn đều cho răng lạm phát có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
kinh doanh của công ty, chiếm tỷ lệ 100%.
Ảnh hưởng của lạm phát đến cơng ty theo hướng tích cực hay tiêu cực:
70% số người được phỏng vấn cho rằng có tác động tiêu cực, 30% còn lại cho
rằng cả 2 yếu tố tích cực và tiêu cực
Ứng phó của cơng ty trước tình hình lạm phát hiện nay: 80% cho rằng là
tốt, 20% cịn lại cho rằng cần có những cố gắng tích cực hơn.
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 21
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Khó khăn trước mắt của công ty trong thời kỳ lạm phát: 80% cho rằng vấn
đề vốn và chi phí đầu vào là vấn đề nóng bỏng, 20% cịn lại cho rằng vấn đề
thuyết phục đối tác là điều kiện tiên quyết.
Cơng ty có nên mở rộng thị trường, tìm kiếm các đối tác tiềm năng mới:
100% số người được phỏng vấn cho rằng công ty nên khai thác những thị trường
mới, trong khi hợp đồng nhận được có hạn từ phía các đối tác truyền thống thì việc
tìm kiếm thị trường mới giải quyết cho đầu ra sản phẩm là rất cần thiết.
Công ty có nên đa dạng hóa thêm 1 số ngành nghề phục vụ cho phù hợp với
yếu tố thị trường: 70% cho rằng công ty nên phát triển mạnh sang dịch vụ xây
dựng, 30% cịn lại cho rằng khơng nên và nên nâng cao chất lượng hàng hóa phục
vụ cho ngành dịch vụ viễn thông.
Mức độ đãi ngộ và đào tạo chuyên môn cho công nhân nhân viên: 50% cho
rằng trước tình hình khó khăn hiện nay thì mức đại ngộ và ưu đãi lao động của
công ty là hợp lý, 50% còn lại cho rằng cần cố gắng hơn.
Vấn đề lao động và tiền lương của công ty trong thời kỳ lạm phát: 60% cho
rằng cơng ty đã ứng phó tốt, 40% cịn lại cho rằng cơng tác lao độn g và chi trả tiền
lương còn hạn chế.
2.3.2. Kết quả phân thích dữ liệu thứ cấp:
2.3.2.1: Tình hình hoạt đợng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Công ty CP Thương mại Dịch vụ Viễn thông Việt Vương chuyên kinh
doanh các mặt hàng thiết bị điện tử, vật tư phục vụ cho ngành viễn thơng, bên
cạnh đó cơng ty cũng triển khai dịch vụ lắp đặt, chạy thử, xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ cho ngành viễn thông. Sau đây là kết quả hoạt động của công ty trong giai
đoạn 2007-2010:
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung
Năm
Tăng/giảm
2007
2008
2009
2010
08/07
09/08
10/09
Doanh thu
13.542
17.159
20.137
28.639
26,7%
17,3%
42,2%
Chi phí
12.254
15.576
16.865
24.102
27,1%
8,3%
42,9%
LN trước thuế
1.288
1.583
3.272
4.537
22,9%
106,7%
38,6%
Nộp NSNN
322
395
818
1.134
22,9%
106,7%
38,6%
LN sau thuế
966
1.188
2.454
3403
22,9%
106,7%
38,6%
Nguồn: Phịng kế tốn
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 22
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Hình 2.4. Mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận
2.3.2.2: Ảnh hưởng của lạm phát đến hoạt động kinh doanh của công ty
Ảnh hưởng của lạm phát đến doanh thu:
Hình 2.5. Mối quan hệ giữa lạm phát và doanh thu
Nhận xét: Doanh thu của công ty tăng đều theo các năm, năm 2007 là
13.542 triệu đồng, năm 2008 tỷ lệ tăng cao lên đến 19.89% và doanh thu tăng khá
chậm ở mức 17.159 triệu đồng, năm 2009 doanh thu là 20.137 triệu đồng và năm
2010 doanh thu tăng mạnh lên đến 28.639 triệu đồng.
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 23
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Ảnh hưởng của lạm phát đến chi phí:
Hình 2.6. Mối quan hệ giữa lạm phát và chi phí
Nhận xét: Với tỷ lệ tăng trưởng của lạm phát tăng cao trong giai đoạn
2007-2010, lạm phát tăng cao kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng phục vụ
cho việc sản xuất kinh doanh của công ty, do đó chi phí của cơng ty cũng tăng
tương ứng theo từng năm. Năm 2007 là 12. 254 triệu đồng, năm 2008 là 15.576
triệu đồng, năm 2009 là 16.865 triệu đồng và lên đến 24.102 triệu đồng năm 2010.
Ảnh hưởng của lạm phát đến lợi nhuận:
Bảng 2.2: Tỷ suất lợi nhuận của cơng ty
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung
Năm
2007
2008
2009
2010
Doanh thu
13.542
17.159
20.137
28.639
Chi phí
12.254
15.576
16.865
24.102
LN trước thuế
1.288
1.583
3.272
4.537
Tỷ suất LN/ chi phí
10,5
12,22
19,4
18,82
Tỷ suất LN/doanh thu
9,51
9,28
16,2
15,84
Nguồn: Phịng kế toán
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 24
Chuyên đề tốt nghiệp
Khoa kinh tế
Hình 2.7. Mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận
Nhận xét: tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2007-2010 tăng cao nhưng lợi nhuận các
năm đều tăng ở mức khả quan. Tỷ lệ lạm phát cao nhất ở giai đoạn 2007 -2008 thì
lợi nhuận tăng từ 1.228 triệu đồng đến 1.583 triệu đồng tương ứng với 355 triệu
đồng. Năm 2009 lạm phát giảm xuống 6,52% lợi nhuận tăng ở mức 3.272 triệu
đồng và năm 2010 lợi nhuận lên tới 4.537 triệu đồng.
Ảnh hưởng của lạm phát đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực:
Năng suất lao động hàng năm của công ty:
Bảng 2.3: Năng suất lao động của công ty
Đơn vị: triệu đồng
Nội dung
Năm
Tăng/giảm
2007
2008
2009
2010
08/07
09/08
10/09
Doanh thu
13.542
17.159
20.137
28.639
3,617
2,978
8,502
Số lao động
32
40
46
63
8
6
17
423,18
428,97
437,76
454,58
5,79
8,79
16,82
Năng suất lao
động
Nguyễn Duy Nghĩa
Page 25