Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Chủ đề thơ mới Ngữ văn lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.5 KB, 8 trang )

Tiết 83

Đọc văn

CHỦ ĐỀ THƠ MỚI
Qua một số tác phẩm: Vội vàng (Xuân Diệu);
Tràng giang (Huy Cận); Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)
I. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ lãng mạn 1932-1945.
- Đặc điểm cơ bản của các tác phẩm thơ lãng mạn 1932-1945.
2. Kĩ năng
- Huy động tri thức về tác giả, hồn cảnh sáng tác của tác phẩm, ngơn ngữ…để đọc hiểu
văn bản.
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
+ Nhận diện thể thơ và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng thể thơ
+ Nhận diện sự phá cách trong việc sử dụng thể thơ (nếu có)
+ Nhận diện đề tài , chủ đề , cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
+ Nhận diện và phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
+ Đánh giá những sáng tác độc đáo của mỗi nhà thơ qua các bài thơ đã học.
- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo những đoạn thơ hay.
- Nhận diện , phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của các bài thơ trong
chủ đề (hình ảnh, chi tiết, biện pháp tu từ, vần nhịp…)
- Nhận biết được sự giống nhau và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại ở một số
phương diện cơ bản.
- Vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học đề đọc những bài thơ lãng mạn 1932-1945
khác của Việt Nam; nêu những kiến giải, suy nghĩ về các phương diện nội dung nghệ
thuật của các bài thơ được học trong chủ đề; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về
những bài thơ đã học trong chủ đề rút ra những bài học về lý tưởng sống, cách sống từ
những bài thơ đã học và liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống của bản thân.
3. Thái độ:


- Giáo dục một thái độ sống tích cực, một nhân cách sống trong sáng, yêu đời, biết cống
hiến tuổi trẻ cho lý tưởng và xã hội.
- Yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu nước.
- Có ý thức xác định lẽ sống, lý tưởng sống cao đẹp.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Định hướng góp phần hình thành các năng lực: năng lực giao tiếp (nghe nói, đọc, viết),
năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo) năng lực hợp tác, năng lực tự học..
II. BẢNG MÔ TẢ CÁC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THƠ MỚI THEO ĐỊNH
HƯỚNG NĂNG LỰC


Nhận biết
- Nêu được
các thông tin
về tác giả, tác
phẩm
Liệt kê được
những chi tiết
nghệ thuật liên
quan đến giá
trị nội dung
của tác phẩm.
- Hoàn cảnh ra
đời của các tác
phẩm thơ mới.
- Đặc điểm
của thơ mới
trên bình diện
nội dung và
nghệ thuật.

- Cách đọc –
hiểu thơ mới

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng thấp
Khái quát giá trị nội dung,
nghệ thuật và ý nghĩa của
mỗi tác phẩm
Thấy được sự chuyển
biến trong nhận thức, tâm
hồn và cách thức biểu đạt
của các nhà thơ mới so
với các nhà thơ trung đại.
Thấy được vẻ đẹp tương
đồng và khác biệt giữa
các tác phẩm.
- Đánh giá nét đặc sắc của
thơ mới về phương diện
nội dung nghệ thuật.
- Lí giải ngun nhân
thành cơng của thơ mới.

- Hiểu được đặc
điểm các thể loại
thơ.
- Hiểu được vẻ
đẹp của mỗi bài
thơ.

- Hiểu được vẻ
đẹp tâm hồn thi
nhân qua mỗi
bài thơ.
- Lý giải ý
nghĩa, tác dụng
của từng biện
pháp nghệ thuật.
- Lý giải quan
niệm sống, quan
niệm thẩm mĩ
của mỗi nhà thơ - Vận dụng cách đọc qua từng tác hiểu thơ mới để đọc - hiểu
phẩm
một số tác phẩm thơ khác.

Vận dụng cao
- Vận dụng những hiểu biết
về thơ mới để viết bài làm
văn nghị luận về thơ mới

- Đánh giá được đặc sắc về
nội dung và nghệ thuật của
các bài thơ mới khơng có
trong chương trình.
Tự đọc và khám phá giá trị
của một văn bản mới cùng
thể loại, cùng thời kì
Phân biệt thơ mới và thơ
trung đại.
- Tìm thấy điểm tương

đồng trong quan niệm
sống, quan niệm thẩm mĩ
của các nhà thơ mới với
tuổi trẻ hiện nay.

III. CHUẨN BỊ
- Chuẩn bị của học sinh: Đọc và soạn bài ở nhà theo hướng dẫn học bài; tham khảo những
thông tin, tài liệu có liên quan đến bài học.
- Chuẩn bị của giáo viên: Đọc SGK, tài liệu tham khảo về chủ đề; Chuẩn bị phương tiện dạy
học: máy tính, máy chiếu, tranh ảnh có liên quan đến bài dạy,…
IV. PHƯƠNG PHÁP-KĨ THUẬT DẠY HỌC
+ Phương pháp dạy học nêu vấn đề
+ Phương pháp thảo luận nhóm
+ Phương pháp phát vấn, câu hỏi gợi mở
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Hoạt động 1-Khởi động (P.P) 3 phút
* Hoạt động 2-Hình thành kiến thức
T/G
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Ghi
chú
6
Hướng dẫn HS tìm hiểu khái quát về thơ I. Khái quát về thơ mới
phút mới
1. Khái niệm:
- Để chuẩn bị cho bài học, Gv cung cấp cho Tên gọi Thơ mới dùng để chỉ một trào lưu
HS một số tài liệu về Thơ mới. Cụ thể: bài thơ xuất hiện ở Việt Nam từ 1932-1945,
viết Một thời đại trong thi ca của Hoài với sự xuất hiện của một loạt tên tuổi lớn



Thanh - trích Thi nhân Việt Nam ; bài viết
Phong trào Thơ mới lãng mạn của Phan Cự
Đệ - trích Văn học Việt Nam 1900 - 1945.
Trên cơ sở đọc tài liệu ở nhà, HS trình bày
hiểu biết của mình về phong trào Thơ mới.
- Em hiểu như thế nào về tên goi: Thơ mới?
- Theo em cơ sở nào dẫn đến sự ra đời và
phát triển của phong trào thơ mới 1932 –
1945 ?
- Thơ mới hình thành và phát triển qua
những giai đoạn nào ?

và hàng loạt sáng tác có sự cách tân táo
bạo cả về hình thức và nội dung.
2. Cơ sở xã hội, lịch sử, văn hóa
- Xã hội Việt nam đầu thế kỉ XX có sự
thay đổi sâu sắc, xuất hiện thêm hai giai
cấp tư sản, tiểu tư sản thành thị, đặc biệt là
sự xuất hiện tầng lớp trí thức Tây học hình
thành nên những tư tưởng tình cảm mới,
những thị hiếu thẩm mỹ mới .
- Sự ảnh hưởng sâu sắc của phương Tây từ
đời sống vật chất đến đời sống tinh thần
đã mở đường cho sự hình thành văn
- GV nhận xét bổ sung, thuyết giảng về sự chương lãng mạn Việt Nam trong đó có
ra đời và các chặng đường phát triển của Thơ mới .
phong trào thơ mới.
- Sự ngột ngạt về chính trị, kinh tế đã tạo
ra sự hoang mang thấy vọng và tâm lý

thoát ly hiện thực trong phần lớn thanh
niên. Họ muốn thoát ly thực tế đen tối, xa
lánh chính trị mà họ cảm thấy ồn ào mà
vơ hiệu bằng cách tìm đến con đường văn
chương lãng mạn.
- Sự thức tỉnh của cái tôi cá nhân.
- Tiềm năng của nền văn học dân tộc.
- Như vậy, phong trào Thơ mới lãng mạn
ra đời năm 1932 chính là để đáp ứng nhu
cầu tình cảm của một tầng lớp thanh niên
mới. Nó là kết quả khơng thể khơng có
của một cuộc biến thiên vĩ đại của lịch sử.
(Hoài Thanh)
3. Các giai đoạn phát triển
* Giai đoạn 1932-1935:
- Đây là giai đoạn diễn ra cuộc đấu tranh
giữa Thơ mới và “Thơ cũ”. Cho đến cuối
năm 1935, cuộc đấu tranh này tạm lắng và
sự thắng thế nghiêng về phía Thơ mới.
* Giai đoạn 1936-1939:
Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế
tuyệt đối so với “Thơ cũ” trên nhiều bình
diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan
này xuất hiện nhiều tên tuổi lớn như Xuân
Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử
(Gái quê -1936, Đau thương -1937), Chế
Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê
(Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp
mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất



Tìm hiểu đặc điểm của Thơ mới
- Thảo luận nhóm
- Em hãy xác định hiện thực được phản ánh
trong ba bài thơ: Vội vàng, Tràng giang,
Đây thôn Vĩ Dạ? Từ đó, xác định đề tài
chính của Thơ mới?
HS thảo luận theo bàn, GV gọi hs trình bày.
GV chốt ý, giảng thêm.

- Các bài thơ Vội vàng, Tràng giang,
ĐTVD thể hiện cái tôi của mỗi thi sĩ như
thế nào?
- GV phản hồi ý kiến của HS và kết luận.
Nền văn học trung đại trong khuôn khổ chế
độ phong kiến chủ yếu là một nền văn học
phi ngã. Sự cựa quậy, bứt phá tìm đến bản
ngã đã ít nhiều xuất hiện trong thơ Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ,… Đến Phong
trào thơ mới, cái Tơi ra đời địi được giải
phóng cá nhân, thốt khỏi luân lí lễ giáo
phong kiến chính là sự tiếp nối và đề cao
cái bản ngã đã được khẳng định trước đó.
Ý thức về cái Tơi đã đem đến một sự đa
dạng phong phú trong cách biểu hiện. Đó là
con người cá tính, con người bản năng chứ

trong các nhà thơ mới”, vừa mới bước
vào làng thơ “đã được người ta dành cho
một chỗ ngồi yên ổn”.

* Giai đoạn 1940-1945:
- Từ năm 1940 trở đi xuất hiện nhiều
khuynh hướng, tiêu biểu là nhóm Dạ Đài,
nhóm Xuân Thu Nhã Tập có Nguyễn
Xn Sanh, Đồn Phú Tứ, Nguyễn Đỗ
Cung …; nhóm Trường thơ Loạn ...
- Có thể nói các khuynh hướng thốt ly ở
giai đọan này đã chi phối sâu sắc cảm
hứng thẩm mỹ và tư duy nghệ thuật trong
sáng tác của các nhà thơ mới. Bên cạnh
đó, một bộ phận các nhà thơ mới mất
phương hướng, rơi vào bế tắc, không lối
thoát.
II- Đặc điểm cơ bản của Thơ mới
1. Đề tài
- Vội vàng: Thiên nhiên tươi đẹp, đầy sức
sống;Tình yêu cuộc sống tha thiết.
- Tràng giang: - Không gian bao la, rợn
ngợp, vạn vật nhỏ bé, lạc lõng; Nỗi buồn,
cô đơn của nhà thơ-đại diện cho một thế
hệ mất niềm tin
- Đây thôn Vĩ Dạ: - Thiên nhiên vừa tinh
khôi, trong trẻo, vừa huyền ảo, u buồn,
Khao khát về tình yêu, cuộc sống.
- Kết luận: Thơ mới tập trung vào các đề
tài: thiên nhiên, tình u, q khứ, tơn
giáo
- > Chối từ, thoát ly hiện thực xã hội
2. Chủ đề, tư tưởng
- Vội vàng:

+ Cái tôi sôi nổi, đắm say, yêu đời tha
thiết.
+Cái tôi băn khoăn, lo sợ trước sự hữu hạn
của kiếp người.
- Tràng giang:
+ Cái tôi buồn, cô đơn, khát khao giao
cảm với đời.
+ Tâm sự yêu nước thầm kín.
- Đây thơn Vỹ Dạ: Cái tơi vừa u đời,
u người tha thiết vừa đau thương, khắc
khoải.
-> Khẳng định cái tôi cá nhân tràn đầy


khơng phải con người ý thức nghĩa vụ, giờ
đây nó đàng hồng bước ra “trình làng”
(chữ dùng của Phan Khơi).
“Tơi là con chim đến từ núi lạ …”,
“Tôi là con nai bị chiều đánh
lưới”…
“Ta là Một, là Riêng là Thứ Nhất
Khơng có chi bè bạn nổi cùng ta”.
Cái Tơi trong Thơ mới trốn vào nhiều nẻo
đường khác nhau, ở đâu cũng thấy buồn và
cơ đơn.

-Ngồi việc bộc lộ cảm xúc của cái tơi cá
nhân, Thơ mới cịn thể tinh thần dân tộc và
lòng yêu nước qua những phương diện
nào?

Thơ mới ln ấp ủ một tinh thần dân tộc,
một lịng khao khát tự do. Hoài Chân cho
rằng “Cái buồn của Thơ mới không phải là
cái buồn ủy mị, bạc nhược mà là cái buồn
của những người có tâm huyết, đau buồn vì
bị bế tắc chưa tìm thấy lối ra”.
- Tinh thần dân tộc của các nhà thơ mới gửi
gắm vào lòng yêu tiếng Việt. Nghe tiếng ru
của mẹ, nhà thơ Huy Cận cảm nhận được
“hồn thiêng đất nước” trong từng câu ca:
“Nằm trong tiếng nói yêu thương
Nằm trong tiếng Việt vấn vương một
đời”.
- Ở giai đoạn cuối, tinh thần dân tộc chỉ còn
phảng phất với nỗi buồn đau của ngưòi
nghệ sĩ không được tự do (Tống biệt hànhThâm Tâm) …
- Quê hương đất nước thân thương đã trở
thành cảm hứng trong nhiều bài thơ. Các thi
sĩ đã mang đến cho thơ cái hương vị đậm đà
của làng q, cái khơng khí mộc mạc quen

cảm xúc: là sự khẳng định cái Tôi với
mn hình vạn trạng : cái Tơi đắm say
cuộc sống, cái Tôi ngây ngất yêu, cái Tôi
bơ vơ, cái Tôi điên cuồng, Cái tôi với nỗi
buồn cô đơn- Là cái buồn của những
người có tâm huyết, đau buồn vì bị bế tắc
chưa tìm thấy lối ra.=> cảm hứng thẩm
mĩ. “Đời chúng ta nằm trong vịng chữ
tơi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng

càng đi sâu càng lạnh. Ta thốt lên tiên
cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường
tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với
Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say
cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã
khép, tình u khơng bền, điên cuồng rồi
tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn
buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
- Tinh thần dân tộc sâu sắc, tâm sự yêu
nước thiết tha:
- Tinh thần dân tộc, lòng yêu nước:
+ Vẽ nên những bức tranh đẹp về quê
hương, đất nước.
+ Chối từ hiện thực xã hội -> khát vọng
vượt lên cuộc sống hiện tại chật chội, tù
túng, tầm thường.
+ Ý thức về thân phận nô lệ, khao khát tự
do.
+ Lòng yêu tiếng Việt tha thiết.


thuộc của ca dao: Nguyễn Bính, Đồn Văn
Cừ, Bàng Bá Lân, Anh Thơ...
Hình ảnh thơn Đồi, thơn Đơng, mái đình,
gốc đa, bến nước, giậu mồng tơi, cổng làng
nắng mai, mái nhà tranh đã gợi lên sắc màu
quê hương bình dị, đáng yêu trong tâm hồn
mỗi người Việt Nam yêu nước.

- Em hãy so sánh sự khác nhau về thi pháp

giữa thơ trung đại và thơ hiện đại? Ở mỗi
phương diện, hãy cho ví dụ để làm sáng tỏ.
HS trả lời, GV mở rộng, chốt ý
Thơ mới là một bước phát triển quan trọng
trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học
nước nhà những năm đầu thế kỉ XX với
những cuộc cách tân nghệ thuật sâu sắc.
Ban đầu Thơ mới phá phách một cách
phóng túng nhưng dần dần trở về với các
thể thơ truyền thống quen thuộc như thơ
ngũ ngôn, thất ngôn, thơ lục bát
Sự kết hợp giữa vần và thanh điệu tạo nên
cho Thơ mới một nhạc điệu riêng. Đây là
những câu thơ toàn thanh bằng:
“Sương nương theo trăng ngừng lưng
trời
Tương tư nâng lịng lên chơi vơi”
(Xn Diệu)
hay
“Ơ hay! Buồn vương cây ngơ đồng
Vàng rơi!
Vàng rơi!
Thu mênh mơng”
(Bích Khê
- Trong bài “Thơ mới-cuộc nổi loạn ngôn
từ” Đỗ Đức Hiểu nêu nhận xét về hệ thống
ngôn từ Thơ mới “Thơ mới là bản hịa âm
của hai nền văn hóa xa nhau vời vợi, là bản
giao hưởng cổ và hiện đại”. Đó là sự giao
thoa tiếng Việt với thơ Đường và thơ ca

lãng mạn Pháp thế kỷ XIX. Sự ảnh hưởng
thơ Đường và thơ ca lãng mạn Pháp đối với
Phong trào thơ mới không tách rời nhau.
Điều này cho thấy tác động và ảnh hưởng

3. Thi pháp
- Về thể loại: Sáng tạo thể loại mới: tự do,
hỗn hợp, thơ văn xuôi. Cách ngắt nhịp, hài
thanh phóng khống, độc đáo, sáng tạo,
phá vỡ tính quy phạm.
- Về quan niệm thẩm mĩ: Thơ mới chuộng
cái đẹp trần thế, lấy con người làm chuẩn
mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên.
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
- Ở một phương diện khác, cuộc cách tân
về ngơn ngữ Thơ mới diễn ra mạnh mẽ.
Thốt khỏi tính quy phạm chặt chẽ và hệ
thống ước lệ dày đặc của “Thơ cũ”, Thơ
mới mang đến cho người đọc một thế giới
nghệ thuật giàu giá trị tạo hình và gợi cảm
sâu sắc, với ngơn ngữ bình dị, đời thường,
những cách diễn đạt mới mẻ
“Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều”
“Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh”
- Thơ mới ảnh hưởng thơ Đường khá đậm
nét. Sự gặp gỡ giữa thơ Đường và Thơ
mới chủ yếu ở thi tài, thi đề. Các nhà thơ
mới chỉ tiếp thu và giữ lại những mặt tích

cực, tiến bộ của thơ Đường trong các sáng
tác của Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị,...
Trong bài Tràng giang, Huy Cận mượn tứ
thơ của Thôi Hiệu để bày tỏ lịng u
nước:
“Lịng q dợn dợn vời con nước
Khơng khói hồng hơn cũng nhớ
nhà”.
- Nếu sự ảnh hưởng thơ Đường làm cho
thơ tiếng Việt càng phong phú giàu có
thêm, tinh tế hơn thì sự ảnh hưởng thơ ca


từ nhiều phía đối với Thơ mới là một tất lãng mạn Pháp góp phần cho Thơ mới
yếu trong quá trình hiện đại hóa thơ ca.
sáng tạo về thi hứng, bút pháp và cách
diễn đạt mới lạ, độc đáo. Hầu hết các nhà
thơ mới chịu ảnh hưởng khá sâu sắc chủ
nghĩa tượng trưng của thơ ca lãng mạn
Pháp mà đại biểu là Budelaire, Verlaine,
Rimbaud. Sự ảnh hưởng ấy diễn ra trên
nhiều bình diện: từ cách gieo vần, ngắt
Theo em, Thơ mới có những đóng góp và nhịp đến cách diễn đạt.
hạn chế gì?
4. Đóng góp, hạn chế
HS trả lời, GV chốt ý
*Đóng góp:
Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng - Góp phần thức tỉnh ý thức cá nhân.
một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ. - Bồi đắp tâm hồn con nguời thêm tinh tế,
mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng phong phú (tình yêu quê hương đất nước,

như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn biết buồn đau trước cảnh mất nước...)
Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê - Góp phần làm tiếng Việt phong phú và
mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan trong sáng.
Viên.... và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như - Đánh dấu q trình hiện đại hóa thơ ca
Xuân Diệu” (Thi nhân Việt Nam)
Việt Nam.
*Hạn chế:
- Ít gắn liền với đời sống xã hội chính trị
của đất nước.
- Một số nhà thơ sa vào chủ nghĩa cá nhân
Hướng dẫn học sinh cách đọc hiểu Thơ
cực đoan.
mới
III. Cách đọc hiểu Thơ mới
Dựa vào đặc điểm của thơ mới, em có đề - Tìm hiểu tác giả (phong cách), tác phẩm
xuất cách tìm hiểu một tác phẩm Thơ mới? (hồn cảnh xã hội, hoàn cảnh sáng tác
hẹp).
- Khám phá bức tranh hiện thực được
phản ánh (thiên nhiên, tình yêu, quá
khứ...).
- Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhân
vật trữ tình từ đó đánh giá về cái tơi nhà
thơ qua tác phẩm.
- Những đặc sắc về thi pháp của bài thơ.
- Đánh giá chung về phong cách và đóng
* Hoạt động 3: Luyện tập
góp của nhà thơ trong phong tràoThơ mới.
*Hoạt động 3: Luyện tập
Câu 1: Tìm và phân tích một số câu thơ
trong những bài thơ đã học để thấy

được sự cách tân về mặt thi pháp của
Thơ mới?
Gợi ý:
- Thể loại: bài thơ Vội vàng
- Quan niệm thẩm mĩ: Tháng giêng ngon


như một cặp môi gần
- Ngôn ngữ: Tôi sung sướng. Nhưng vội
vàng một nửa (ngắt giữa dịng)
Củi một cành khơ lạc mấy dịng (hình ảnh
đời thường)...
Câu 2: Chỉ ra bút pháp cổ điển và hiện
đại trong câu thơ Khơng khói hồng
hơn cũng nhớ nhà?
- Bút pháp cổ điển: mượn tứ thơ cổ (Thôi
Hiệu)
- Bút pháp hiện đại: bộc lộ cảm xúc trực
* Hoạt động 4: Vận dụng
tiếp.
Từ việc tìm hiểu phong trào Thơ mới, em * Hoạt động 4: Vận dụng
hãy cảm nhận về bài thơ sau đây:
- Đề tài: thiên nhiên (bức tranh
TIẾNG THU (Lưu Trọng Lư)
mùa thu)
Em không nghe mùa thu
- Cảm xúc, tâm trạng: Nỗi buồn chia phơi
Dưới trăng mờ thổn thức?
trong tình u, nỗi cơ đơn lạc lõng của thế
Em khơng nghe rạo rực

hệ trí thức đương thời.
Hình ảnh kẻ chinh phu
- Nghệ thuật: ngơn ngữ trong sáng, giàu
Trong lịng người cơ phụ?
nhạc điệu, hình ảnh bình dị mà gợi cảm;
phá vỡ dung lượng khổ thơ...
Em không nghe rừng thu
- Đánh giá chung: tác giả đã góp một hồn
Lá thu kêu xào xạc
thơ “mơ màng” và trong trẻo, là một
Con nai vàng ngơ ngác
gương mặt riêng trong phong trào Thơ
Đạp trên lá vàng khô?
mới
* Hoạt động 5: Tìm tịi, mở rộng
* Hoạt động 5: Tìm tịi, mở rộng
- Tìm đọc bài tiểu luận Một thời đại trong
thi ca (Hồi Thanh)
- Tìm đọc thêm các tác phẩm của các nhà
Thơ mới.
- So sánh phong cách thơ Xuân Diệu, Huy
Cận, Hàn Mặc Tử qua ba bài thơ đã học.
VI. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC 2 phút
- Nắm vững các kiến thức về Thơ mới, chú ý về đặc điểm Thơ mới.
- Hệ thống lại các bài Thơ mới đã học.
- Hoàn thiện các bài tập ở Luyện tập, Vận dụng vào vở.
- Soạn bài mới theo PPCT.




×