Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.63 KB, 4 trang )
Phần lớn trẻ mọc răng chậm sinh vào
mùa lạnh
Qua số liệu thống kê thực tế, các chuyên viên nghiên cứu của trường Đại học Thiên
Tân (Trung Quốc) nhận thấy, ngoài yếu tố di truyền và mắc bệnh còi xương bẩm
sinh thì đa phần trẻ em sinh vào mùa lạnh đều mọc răng chậm.
Một nghiên cứu mới đây đã giúp trấn an nỗi lo lắng của các bà mẹ có con 1 tuổi mà chưa
mọc răng. Thông thường thì ngay từ tháng thứ 6 – 7 đã có thể thấy dấu hiệu chiếc răng
đầu tiên của trẻ. Một số trẻ khác có thể mọc răng muộn hơn, khoảng 1 tuổi hoặc thậm chí
hơn 1 tuổi.
Các bác sỹ nhi khoa cho rằng đó là hiện tượng mọc răng chậm và điều này hoàn toàn
bình thường, không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ.
Tuy nhiên nếu trẻ đến hơn 1 tuổi mà chưa thấy mọc răng hoặc hơn 3 tuổi mà hàm răng
chưa mọc hết thì bạn nên đưa con đến gặp bác sỹ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân
chính xác cùng biện pháp chữa trị.
Qua số liệu thống kê thực tế, các chuyên viên nghiên cứu của trường Đại học Thiên Tân
(Trung Quốc) nhận thấy, ngoài yếu tố di truyền và mắc bệnh còi xương bẩm sinh thì đa
phần trẻ em sinh vào mùa lạnh đều mọc răng chậm.
Nguyên nhân là do trời lạnh, sợ trẻ bị nhiễm cảm hoặc bị sốt nên người nhà thường ít khi
cho trẻ ra ngoài. Vì vậy mà thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không đủ, rất dễ gây
ra thiếu vitamin D, một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh còi xương và khiến trẻ
mọc răng chậm. Trong trường hợp này, bố mẹ nên bổ sung vitamin D và canxi đầy đủ để
phòng ngừa bệnh còi xương.
Để trẻ có một hàm răng khỏe mạnh, nghiên cứu cũng đưa ra lời khuyên về cách vệ
sinh răng miệng cho trẻ như sau:
1. Cho dù trẻ chưa mọc răng cũng cần phải vệ sinh lợi và khoang miệng một cách sạch
sẽ. Sau mỗi lần cho bú, bạn quấn gạc mềm hoặc khăn xô vào ngón tay trỏ, sau đó nhúng