Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những điều lưu ý khi chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.76 KB, 5 trang )

Những điều lưu ý khi chăm sóc trẻ
trong giai đoạn mọc răng

Thường trẻ bắt đầu mọc răng sữa từ tháng thứ 6, nhưng cũng có thể sớm
hơn (tháng thứ 5) hoặc muộn hơn (tháng 7 - 8).

Tuy nhiên khi mọc răng hầu hết trẻ thường có các triệu trứng như: chảy
nhiều nước dãi, biếng ăn, quấy khóc, khó ngủ, luôn mút ngón tay, rất thích cắn vật
rắn, đôi khi có thể sốt nhẹ, lợi sưng đỏ ở vùng răng nhú lên, tiêu chảy.

Do đó cha mẹ cần phải chú ý để chăm sóc trẻ trong giai đoạn mọc răng:

- Trước khi răng nhú lên, lợi của trẻ đỏ và sưng to, kèm theo sốt nhẹ. Mọc
răng thường làm bé bị đau và rất khó chịu, do đó bé hay quấy khóc và lười ăn,
thậm chí có thể sút cân.
Vì vậy nên vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn của bé bằng bột, sữa hoặc cháo
loãng.

- Nếu bé sốt trên 38,5oC, có thể cho bé uống thuốc hạ sốt, tuy nhiên phải
thực hiện theo hướng dẫn và chỉ định của thầy thuốc.


- Bé cũng có thể đi ngoài phân nhão, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng
3-7 ngày.
Nếu bé đi ngoài phân sệt nhiều lần trong ngày nhưng lượng phân và lượng
nước ra ít thì không cần cho uống bù nước, hãy cứ cho ăn uống bình thường.
Nếu phân nhiều nước hoặc bé đi quá nhiều lần thì nên đưa đến bác sĩ.

- Giữ vệ sinh răng miệng tốt cho bé: Sau khi ăn, nên cho bé uống một ít
nước lọc để súc miệng, sau đó lau răng bằng khăn mềm; hoặc đánh răng cho bé.
Nên làm thường xuyên nhiều lần trong ngày.



- Bé có thể ngứa lợi, thích gặm nhấm, cắn các vật rắn. Do đó bạn nên chọn
cho trẻ loại đồ chơi bằng chất liệu mềm, có hình tròn.
Những đồ chơi vuông thành sắc cạnh rất nguy hiểm vì dễ làm tổn thương
lợi và ảnh hưởng không tốt đến quá trình mọc răng của trẻ.
Tốt nhất bạn hãy thay thế đồ chơi hàng ngày của bé bằng những miếng lê,
táo hay cà rốt nhỏ.

- Hãy mang bé đến bác sĩ nếu tình trạng quấy khóc, không chịu ăn kéo dài
trong một tuần lễ, có nguy cơ gây chậm tăng cân, sụt cân.
Nếu bé chỉ ăn ít trong vài ngày thì có thể không cần đi khám.

- Nếu trẻ được 12 tháng mà chưa thấy răng nào mọc thì phải coi là bất
thường do thiếu dinh dưỡng, còi xương, cần cho trẻ ăn nhiều chất đạm, uống
vitamin, đặc biệt là vitamin D.

Lưu ý:

Các triệu chứng khi trẻ mọc răng không bao giờ gồm sốt cao, ho, nôn mửa,
tiêu chảy kéo dài, mà có thể là triệu chứng của bệnh khác, khi đó bạn cần đưa trẻ
đi khám ngay tại các cơ sở y tế.


×