Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Phòng ngừa ngộ độc thuốc ở trẻ em pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.21 KB, 4 trang )

Phòng ngừa ngộ độc thuốc ở trẻ em
Hiện nay, có rất nhiều trường hợp trẻ em bị ngộ độc thuốc. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến tình trạng này, tuy nhiên, phần lớn là do thiếu kiến thức và vô ý của người
lớn. Để phòng ngừa ngộ độc thuốc ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều
sau đây.
Nguyên nhân gây ra ngộ độc thuốc ở trẻ em:
Trẻ nhỏ bị ngộ độc thường do cha mẹ cho dùng lầm thuốc, dùng quá liều hoặc không biết
rõ tác dụng của thuốc. Phổ biến nhất là do dùng các thuốc giảm đau, thuốc chống nôn,
thuốc kháng histamin.
Ngộ độc cũng thường xảy ra khi cha, mẹ bận rộn, không thể theo dõi sát trẻ. Trẻ ở lứa
tuổi từ 1-6 rất tò mò, chúng thích khám phá môi trường xung quanh và cho vào miệng
mọi thứ lấy được.
Ở lứa tuổi 10-17, trẻ rất nhạy cảm với các lời chỉ trích, phê bình. Nhiều trường hợp ngộ
độc do tự tử ở trẻ em là do buồn vì bị điểm kém hay bị cha mẹ, thầy cô la rầy.

Ngộ độc cũng thường xảy ra khi cha, mẹ bận rộn, không thể theo dõi sát trẻ.
Phát hiện sớm trẻ bị ngộ độc:
 Dấu hiệu tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy.
 Dấu hiệu hô hấp: ho sặc, thở nhanh, tím môi, khó thở.
 Dấu hiệu thần kinh: hôn mê hoặc co giật, run tay chân, run giật cơ (ở mặt, ngực,
đùi, cánh tay), yếu cơ sau đó là liệt cơ. Nặng hơn có liệt hô hấp, rối loạn nhịp tim.
 Dấu hiệu tăng tiết: đàm nhớt, dịch tiêu hóa, mồ hôi, nước bọt.
Khi nghi ngờ trẻ bị ngộ độc, cha mẹ phải quan sát kỹ chung quanh để tìm những vật nghi
ngờ gây độc và liên hệ điện thoại đến bệnh viện để được hướng dẫn cách sơ cứu thích
hợp. Khi đưa trẻ đến bệnh viện, phải đem theo những vật nghi ngờ gây độc.
Để phòng ngừa ngộ độc thuốc ở trẻ em, các bậc cha mẹ cần lưu ý:
 Không tự ý mua thuốc cho con uống. Phải dùng thuốc theo đúng đơn của bác sĩ
cho mỗi lần khám. Không dùng đơn thuốc trong lần khám trước hay đơn thuốc cuả trẻ
khác hay của người lớn cho trẻ.
 Thuốc nên được bảo quản cẩn thận trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử
dụng rõ ràng.


 Để thuốc ngoài tầm nhìn và tầm tay với của trẻ, tốt nhất là để thuốc trong tủ có
khóa an toàn.
 Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, loại bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.
 Không nên uống thuốc trước mặt trẻ vì trẻ rất dễ bắt chước.
 Các bà mẹ đang cho con bú khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ vì có một
số thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ.
 Chắc chắn rằng bạn biết rõ liều lượng và số lượng dùng thuốc, và theo sự hướng
dẫn của bác sĩ, dược sĩ hay trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.
Để đảm bảo rằng con bạn uống thuốc đúng giờ và đủ liều, bạn có thể sử dụng bảng nhắc
nhở hằng ngày. Bạn cũng có thể hướng dẫn cho ông bà, người giúp việc hay những người
nào chăm sóc trẻ sử dụng bảng này.
Bảng nhắc nhở gồm có:
 Tên trẻ
 Độ tuổi và cân nặng của trẻ (liều thuốc chính xác nhất khi dựa vào cân nặng, nếu
như không biết rõ cân nặng thì dựa vào độ tuổi)
 Ngày dùng thuốc
 Thời gian dùng thuốc
 Bệnh hay tình trạng sức khỏe của trẻ khi dùng thuốc (vd: sốt, tiêu chảy,…)
 Tên thuốc
 Liều lượng dùng thuốc
Bạn nên để bảng nhắc nhở ở nơi nào có thể dễ dàng nhìn thấy. Thông tin trên bảng sẽ
giúp bạn và những người chăm sóc trẻ nhớ lần cho trẻ uống thuốc trước là khi nào và liều
trẻ đã uống là bao nhiêu.
Bạn nên điền đầy đủ thông tin vào bảng nhắc nhở mỗi lần cho trẻ uống thuốc cho đến
khi nào trẻ ngưng thuốc.


×