Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT NỔI (PHYTOPLANKTON) SÔNG LAM, TỈNH NGHỆ AN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

VŨ THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT NỔI
(PHYTOPLANKTON)
SÔNG LAM, TỈNH NGHỆ AN
NĂM 2020

Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Sinh học
(Chương trình đào tạo chuẩn)

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC

VŨ THỊ THU HIỀN

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC
VÀ ĐA DẠNG THỰC VẬT NỔI
(PHYTOPLANKTON)
SÔNG LAM, TỈNH NGHỆ AN
NĂM 2020


Khóa luận tốt nghiệp đại học hệ chính quy
Ngành Sinh học
(Chương trình đào tạo chuẩn)

Cán bộ hướng dẫn: TS. Bùi Thị Hoa
TS. Nguyễn Thùy Liên

Hà Nội - 2021


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và thực hiện khóa luận tại phòng nghiên cứu
Sinh thái học và Đa dạng sinh học ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam, em
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ quý báu về vật chất và tinh thần cũng như
những kiến thức chuyên mơn từ thầy cơ và bạn bè. Với tình cảm chân thành,
em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Khoa học Tự
nhiên đã dạy dỗ giúp đỡ em trong suốt khóa học. Em cũng xin cảm ơn các
thầy cơ trong phịng Bộ mơn Sinh thái học và Phịng thí nghiệm Đa dạng sinh
học ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam cùng Phịng thí nghiệm Tảo và
Nấm thuộc Bộ mơn Thực vật học đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt
q trình thực hiện khóa luận.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS. Bùi Thị Hoa,
người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cũng như chia sẻ kinh nghiệm qúy báu
giúp em nghiên cứu và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Em cũng xin cảm ơn chân thành tới TS. Nguyễn Thùy Liên, người đã
nhiệt tình chỉ dẫn và cung cấp cho em những tài liệu, thơng tin bổ ích hỗ trợ
tích cực cho em hồn thành khóa luận.
Và cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln ở bên động

viên và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Do thời gian học tập và những kiến thức có hạn, chắc chắn sẽ cịn nhiều
thiếu sót trong q trình làm khóa luận của mình. Em kính mong nhận được
những ý kiến nhận xét, đánh giá chân tình của thầy cơ về bài khóa luận này
nhằm giúp em nâng cao nhận thức củng cố thêm hiểu biết của mình.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2021
Sinh viên

Vũ Thị Thu Hiền


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 3
1.1.

Vai trò của nước mặt đối với đời sống của con người và sinh vật............... 3

1.1.1. Khái niệm nước mặt, chất lượng nước ............................................................. 3
1.1.2. Vai trị của sơng ngịi ....................................................................................... 3
1.1.3. Ảnh hưởng của con người đến chất lượng nước sông ngòi ............................. 4
1.2.

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước .................................................................. 5

1.2.1. Chỉ tiêu thủy lý ................................................................................................. 5
1.2.2. Chỉ tiêu thủy hóa .............................................................................................. 6
1.2.3. Chỉ tiêu sinh học ............................................................................................... 8

1.3.

Một số nghiên cứu sử dụng thực vật nổi làm chỉ số sinh học để theo dõi
và bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam ................................................................ 9

1.4.

Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực sông Lam ............ 11

1.4.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................... 11
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................... 12
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP ...................... 14
2.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 14
2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................................... 15
2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 15
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa ...................................................................... 15
2.3.2. Phương pháp phân tích mẫu trong PTN ......................................................... 16
2.3.3. Phương pháp xác định chỉ số đa dạng sinh học thực vật nổi ......................... 17
2.3.4. Phương pháp xác định hệ số tương quan giữa thông số thủy lý hóa và đa
đạng sinh học thực vật nổi ........................................................................................ 19
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................. 21
3.1. Đặc điểm thủy lý hóa mơi trường nước sơng Lam năm 2020 qua 2 mùa ... 21


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
3.2. Sự thay đổi thơng số thủy lý hóa tại các lưu vực sông Lam theo mùa ......... 25
3.2.1. Nhiệt độ ........................................................................................................... 25
3.2.2. Độ pH .............................................................................................................. 25

3.2.3. Độ dẫn điện ..................................................................................................... 26
3.2.4. Độ muối ........................................................................................................... 27
3.2.5. Nồng độ oxi hòa tan (DO) ............................................................................... 27
3.2.6. Nhu cầu oxi sinh học(BOD5) ........................................................................... 28
3.2.7. Nồng độ PO43- ................................................................................................. 29
3.2.8. Nồng độ NO3- .................................................................................................. 30
3.2.9. Nồng độ Chlorophyll a .................................................................................... 31
3.3. Thành phần loài và mật độ thực vật nổi tại các lưu vực sông Lam .............. 32
3.3.1. Thành phần lồi thực vật nổi sơng lam ........................................................... 32
3.3.2. Mật độ thực vật nổi sông Lam......................................................................... 34
3.4. Đánh giá khả năng chỉ thị môi trường của hệ thực vật nổi .............................. 39
3.4.1. Đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số sinh học tảo Silic (Diat.Ind) ............. 39
3.4.2. Đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số Palmer .............................................. 40
3.5. Xác định hệ số tương quan giữa thông số thủy hóa và chỉ số đa đạng sinh
học thực vật nổi ............................................................................................................ 41
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 45
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 48
PHỤ LỤC


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tọa độ các điểm thu mẫu sông Lam năm 2020 .............................. 15
Bảng 2.2. Tỷ lệ tương quan giữa các loài tảo chỉ thị ...................................... 18
Bảng 2.3. Các mức độ ô nhiễm ....................................................................... 18
Bảng 2.4. Chỉ số ô nhiễm của các chi tảo (Palmer 1969) ............................... 19
Bảng 2.5. Mối tương quan giữa chỉ số Palmer và chất lượng nước ............... 19
Bảng 3.1. Thơng số thủy lý hóa mơi trường nước tại khu vực sông Lam năm

2020 ........................................................................................................... 23
Bảng 3.2. Thành phần lồi thực vật nổi sơng Lam qua 2 mùa sông Lam năm
2020 ........................................................................................................... 32
Bảng 3.3. Mật độ thực vật nổi theo ngành mùa mưa sông Lam năm 2020 .... 35
Bảng 3.4. Mật độ thực vật nổi theo ngành mùa khô sông Lam năm 2020 ..... 36
Bảng 3.5. Chỉ số tương đồng Sorensen xác định theo loài qua 2 đợt khảo sát
sông Lam năm 2020 .................................................................................. 38
Bảng 3.6. Chỉ số tương đồng Sorensen xác định theo loài của từng lưu vực
sông Lam năm 2020 .................................................................................. 38
Bảng 3.7. Chỉ số Diat. và đánh giá mức độ ô nhiễm nước tương ứng 2 mùa tại
các điểm khảo sát khu vực sông Lam năm 2020 ...................................... 39
Bảng 3.8. Chỉ số Palmer và đánh giá mức độ ô nhiễm của nước sông Lam tại
các điểm khảo sát năm 2020 ..................................................................... 40
Bảng 3.9. Bảng phân tích tương quan tuyến tính giữa chỉ tiêu thủy hóa môi
trường nước với chỉ số Diat. và chỉ số Palmer mùa mưa ......................... 41
Bảng 3.10. Bảng phân tích tương quan tuyến tính giữa chỉ tiêu thủy hóa mơi
trường nước với chỉ số Diat. và chỉ số Palmer mùa khô .......................... 43


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tuyến khảo sát thu mẫu sông Lam năm 2020 ....................... 14
Hình 3.1. Nhiệt độ trong nước sơng Lam tại các điểm khảo sát năm 2020 .... 25
Hình 3.2. pH trong nước sông Lam tại các điểm khảo sát năm 2020 ............. 26
Hình 3.3. Độ dẫn điện trong nước sông Lam tại các điểm khảo sát năm 2020
................................................................................................................... 26
Hình 3.4. Nồng độ muối của nước sơng Lam tại các điểm khảo sát năm 2020
................................................................................................................... 27
Hình 3.5. Nồng độ oxi hịa tan trong nước sơng Lam tại các điểm khảo sát

năm 2020 ................................................................................................... 28
Hình 3.6. BOD5 của nước sơng Lam tại các điểm khảo sát năm 2020 .......... 29
Hình 3.7. Nồng độ PO43- trong nước sông Lam tại các điểm khảo sát năm
2020 ........................................................................................................... 30
Hình 3.8. Nồng độ NO3- trong nước sông Lam tại các điểm khảo sát năm
2020 ........................................................................................................... 30
Hình 3.9. Nồng độ chlorophyll a trong nước sơng Lam, tại các điểm khảo sát
năm 2020 ................................................................................................... 31
Hình 3.10. Tỷ lệ % thành phần thực vật nổi theo ngành mùa mưa sơng Lam
năm 2020 ................................................................................................... 33
Hình 3.11. Tỷ lệ % thành phần thực vật nổi theo ngành mùa khô sơng Lam
năm 2020 ................................................................................................... 33
Hình 3.12. Biến động thành phần lồi thực vật nổi 2 đợt khảo sát tại sơng
Lam năm 2020 .......................................................................................... 34
Hình 3.13. Mật độ thực vật nổi theo ngành mùa mưa sơng Lam năm 2020 .. 36
Hình 3.14. Mật độ thực vật nổi theo ngành mùa khô sơng Lam năm 2020.... 37
Hình 3.15. Biến động mật độ lồi thực vật nổi 2 đợt khảo sát tại sơng Lam
năm 2020 ................................................................................................... 37


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BOD:

Biochemical oxygen demand – Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT:

Bộ Tài Ngun Mơi Trường


DO:

Disolved Oxygen – Hàm lượng oxy hịa tan

ĐVKXS:

Động vật khơng xương sống

NXB:

Nhà xuất bản

QVCN:

Quy chuẩn Việt Nam

SL:

Điểm nghiên cứu sông Lam

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, vấn đề ơ nhiễm, suy thối và tai biến mơi

trường tồn cầu đang có những biến đổi theo chiều hướng ngày càng tăng. Bất
chấp những lời kêu gọi bảo vệ mơi trường, tình trạng ơ nhiễm ngày càng trở
nên trầm trọng. Vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ơ nhiễm sơng ngịi hiện nay
đang là bài tốn chưa có lời giải đáp của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Mặc dù lượng nước chiếm
hơn 97% bề mặt trái đất nhưng lượng nước có thể dùng cho sinh hoạt và sản
xuất chỉ chiếm 3% [10]. Tuy nhiên, hiện nay do hoạt động sản xuất, sinh hoạt
và đặc biệt là hoạt động công nghiệp của con người đang ngày càng gây ô
nhiễm nặng nề cho các con sông. Cùng với tính chất cực đoan của q trình
biến đổi khí hậu, các hiện tượng tai biến mơi trường như bão tố, lũ lụt cũng
xảy ra thường xuyên, mà các hệ sinh thái của vùng hạ lưu sông là khu vực
nhạy cảm bị tác động mạnh mẽ nhất.
Thực vật nổi (Phytoplankton) là thành phần tham gia vào chuỗi và lưới
thức ăn trong hệ sinh thái sông, biển. Chúng là nguồn thức ăn sơ cấp trong
thủy vực, góp phần vào quá trình chuyển hóa vật chất, có vai trị quan trọng
trong việc duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản cho q trình khai thác của
con người.
Sơng Lam là một trong các dịng sơng lớn của Việt Nam bắt nguồn từ
cao nguyên Xiengkhuang, Lào chảy qua địa phận tỉnh Nghệ An và đổ ra biển
Đông tại Cửa Hội. Hạ nguồn sông Lam đang và sẽ chịu tác động mạnh của sự
phát triển cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa khi thành phố Vinh đang trong quá
trình phát triển lên thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ.
Đồng thời, sự phát triển về kinh tế xã hội của các khu vực dân cư ven sông
Lam và sự gia tăng dân số tại khu vực này cũng ảnh hưởng tới chất lượng
nước sông.
Bài học rút ra từ sự ơ nhiễm của các dịng chảy, đó là nhiều sơng chảy
qua các thành phố lớn đông dân cư và các khu công nghiệp như sông Nhuệ,
sông Thị Vải... đang bị ô nhiễm nặng nề. Do đó, đối với các sông chảy qua
các thành phố lớn, sẽ cần phải chú trọng đến việc nghiên cứu đánh giá hiện
trạng, dự báo xu thế diễn biến môi trường chất lượng nước để theo dõi các

1


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
diễn biến của sơng cũng như có kế hoạch xả thải hợp lý. Trong đó, sơng Lam
cũng là con sơng cần được bảo vệ.
Đề tài “Đánh giá chất lượng môi trường nước và đa dạng thực vật
nổi (phytoplankton) tại sông Lam năm 2020” đã được thực hiện với các mục
tiêu chính như sau:
- Đánh giá chất lượng môi trường nước tại 3 vùng thượng lưu, trung lưu,
hạ lưu của sông Lam, Nghệ An
- Xác định thành phần, mật độ và sự phân bố của các loài thực vật nổi tại
3 vùng thượng, trung, hạ lưu của sông Lam, Nghệ An
- Xác định chỉ số đa dạng sinh học của thực vật nổi
- Tìm hiểu mối tương quan giữa một số thông số thủy lý hóa và sự phân
bố của sinh vật nổi tại các khu vực nghiên cứu.

2


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1.

Vai trò của nước mặt đối với đời sống của con người và sinh vật

1.1.1. Khái niệm nước mặt, chất lượng nước

Nước mặt là bất kỳ vùng nước nào trên mặt đất, bao gồm suối, sông,
hồ, vùng đất ngập nước, hồ chứa và lạch. Đại dương, mặc dù là nước mặn,
cũng được coi là nước mặt. Nước mặt tham gia vào chu trình thủy văn, hoặc
chu kỳ nước, liên quan đến sự chuyển động của nước đến và đi từ bề mặt Trái
Đất [27].
Chất lượng nước mô tả tình trạng của nước, bao gồm các đặc điểm hóa
học, vật lý và sinh học, thường liên quan đến sự phù hợp của nó cho một mục
đích cụ thể. Chất lượng nước được đo bằng một số yếu tố, chẳng hạn như
nồng độ oxy hòa tan, nồng độ vi khuẩn, lượng muối (hoặc độ mặn) hoặc
lượng vật liệu lơ lửng trong nước (độ đục). Trong một số vùng nước, nồng độ
tảo siêu nhỏ và hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, kim loại nặng và các
chất gây ô nhiễm khác cũng có thể được đo để xác định chất lượng nước [29].
1.1.2. Vai trị của sơng ngịi
Đối với sinh vật, vai trị của nước mặt nói chung là một nhân tố sinh
thái vô cùng quan trọng. Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất
cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật, do đó tất cả các sinh vật đều cần
nước để phát triển và tồn tại. Nước là yếu tố giới hạn trên và dưới đối với mọi
sinh vật, đồng thời là môi trường cho các phản ứng sinh hóa diễn ra trong tế
bào của cơ thể sống. Bên cạnh đó, nước là thành phần vô sinh của hệ sinh thái
dưới nước. Do mơi trường nước khác hẳn với mơi trường khơng khí nên đã
làm cho các hệ sinh thái dưới nước có đặc điểm khác biệt với các hệ sinh thái
trên cạn.
Sông ngòi là nguồn nước ngọt quý giá cho con người và nhiều sinh vật
trên toàn thế giới, là nơi sinh sống của các lồi động vật, thực vật. Cùng với
đó, sơng cịn đem lại một lượng phù sa lớn và dồi dào, là nơi tập trung của
những cảng biển lớn, thuận tiện cho giao thông đường thủy. Đặc biệt, sông có
giá trị rất lớn về thủy điện.

3



Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
Vấn đề bảo đảm “an ninh nguồn nước” đối với các dịng sơng chảy qua
nhiều quốc gia hết sức quan trọng. Hiện tại mới chỉ có Hiệp định năm 1995 về
hợp tác hạ lưu sông Mê Kông được thoả thuận giữa 4 quốc gia: Thái Lan,
Lào, Cam Pu Chia và Việt Nam. Còn các lưu vực sông khác như sông Hồng,
sông Mã, sông Lam, sơng Đồng Đồng hiện chưa có hợp tác song phương
[26].
Việt Nam có 2.372 sơng với chiều dài từ 10 km trở lên, trong đó có 109
sơng chính. Phần diện tích sơng trong lãnh thổ Việt Nam là 331.578 km2
(chiếm 38%) và phần diện tích nằm ngồi lãnh thổ là 835.422 km2 (chiếm
72%). Tổng lượng nước mặt trên lãnh thổ nước ta khoảng 830 - 840 tỷ
m3/năm. Trong đó, lượng nước nội sinh trên lãnh thổ Việt Nam khoảng 310 315 tỷ m3/năm, chiếm khoảng 37%; lượng nước ngoại sinh từ nước ngoài
chảy vào khoảng 520 - 525 tỷ m3/năm, chiếm 63%. Điều đó cho thấy, lượng
nước của Việt Nam phụ thuộc vào sông quốc tế rất nhiều [26].
1.1.3. Ảnh hưởng của con người đến chất lượng nước sơng ngịi
Khai thác khống sản chưa có cơng nghệ phù hợp, chưa có hệ thống xử
lý; hoạt động sản xuất của các ngành công nghiệp sơ chế tài nguyên, tái chế
phế liệu và chế biến nông, lâm sản… đã tác động không nhỏ gây ô nhiễm tài
nguyên nước [11].
Công nghệ khai thác lạc hậu, hệ thống xử lý nước thải chưa đồng bộ,
vận hành khơng đúng quy trình, xả nước chưa xử lý đạt chuẩn ra môi
trường… Hầu hết các cơ sở chế biến thuỷ sản đều chưa có hệ thống xử lý
nước thải, các hộ đều xả chất thải trực tiếp ra cống rãnh xung quanh, chảy
trực tiếp ra hệ thống mương thuỷ lợi chung và thốt ra sơng kết quả là nguồn
nước bị ô nhiễm hữu cơ, nồng độ DO thấp [11].
Hiện tượng chặt phá rừng đầu nguồn, hoạt động kinh tế xã hội, làm
đường giao thông khu vực miền núi làm mất lớp phủ thực vật, tăng khả năng
xói mịn rửa trơi đất, làm cho chất rắn lơ lửng xâm nhập vào nước mặt nhiều

[11].
Nước thải công cộng chiếm khoảng gần 20% tồn bộ thể tích dịng
chảy xâm nhập vào các hồ chứa nước mặt. Tuy nhiên, nếu thể tích nước thải
cơng nghiệp và lượng vật chất nhiễm bẩn trong đó có thể làm giảm (do vận

4


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
hành cấp nước quay vịng, thay đổi cơng nghệ sản xuất) thì nước thải cơng
cộng thường đặc trưng bởi sự tăng thể tích không ngừng, bị chi phối bởi sự
tăng dân số, tăng nhu cầu dùng nước, tăng các điều kiện vệ sinh dịch tễ trong
sinh hoạt cảu các thành phố hiện đại và các điểm dân cư [11].
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước
Nước sơng ngịi, hồ ao chứa nhiều các chất hữu cơ, vô cơ, các loại vi
sinh vật khác nhau. Tỉ lệ thành phần các chất trên có trong một mẫu nước
phản ánh chất lượng nước của mẫu. Do đó, các chỉ tiêu thủy lý hóa và chỉ tiêu
sinh học được đưa ra nhằm mục đích đánh giá các chất đó có trong nước ở
mức độ nào. Có rất nhiều loại chỉ tiêu thủy lý hóa, chỉ tiêu sinh học và được
đưa ra tùy vào mục đích đánh giá của mỗi nghiên cứu.
1.2.

1.2.1. Chỉ tiêu thủy lý
Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước là đại lượng phụ thuộc vào điều kiện mơi
trường và khí hậu. Nhiệt độ ảnh hưởng tới nồng độ oxi hịa tan (DO), tốc độ
chuyển hóa các chất, quá trình sinh trưởng phát triển của sinh vật thủy sinh
[15]. Được xác định tại chỗ bằng nhiệt kế.
Độ dẫn điện: Độ dẫn điện điện của nước liên quan đến sự có mặt của
các ion trong nước như 𝐾 + , 𝑁𝑎+ , 𝑃𝑂43− , 𝑁𝑂3− … Độ dẫn điện của nước tăng

theo hàm lượng các ion và các chất khống hịa tan trong nước. Độ dẫn điện
được đo bằng đơn vị siemens trên cm (S/cm) hoặc Ms/cm [15].
Độ đục: Là mức độ ngăn cản ánh sáng truyền qua nước, phụ thuộc vào
lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lửng, sự phát triển của sinh vật phù du
và lượng mưa đổ vào thủy vực. Độ đục cản trở khả năng xâm nhập của ánh
sáng vào các các tầng nước dẫn đến giảm hiệu suất quang hợp, giảm mức
đồng hóa, từ đó làm giảm khả năng tự làm sạch của nước [15]. So độ đục của
nước với độ đục của thang chuẩn hoặc đo bằng máy đo độ đục, đơn vị đo độ
đục là NTU hoặc mg/l.
Chất rắn trong nước: Có thể là những chất tan hoặc khơng tan, bao gồm
cả chất hữu cơ và vô cơ. Tổng hợp hàm lượng chất rắn bằng cách: dùng giấy
lọc băng xanh, lấy 250ml nước đã lọc, đun trên bếp cách thủy đến khơ sau đó
sấy cặn ở 1080C, đem cân và tính mg/l [23].

5


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
Màu nước: Màu sắc đặc trưng của nước ở từng thủy vực là do sự có
mặt của một số hợp chất vơ cơ như 𝐹𝑒 3+ , 𝐶𝑢2+ ... hay các hợp chất hữu cơ
dạng bùn, chất lơ lửng hoặc các loài vi tảo. Nước ở thủy vực bị phú dưỡng
thường có màu xanh đậm hoặc nổi váng trắng, chứng tỏ sự phát triển nở rộ
của thực vật nổi. Màu của nước được xác định bằng phương pháp so màu với
các dung dịch chuẩn (phương pháp trắc quan) [15].
Mùi nước: Do mùi của một số chất khí tan trong nước được tạo thành
từ quá trình phân hủy chất hữu cơ như 𝑁𝐻3 , 𝐶𝐻3 𝑁𝐻2 , 𝐶𝐻3 (𝐶𝐻2 )3 𝑆𝐻, …
[15]. Để đánh giá mức độ mùi vị của nước người ta dùng phương pháp pha
lỗng cho đến khi khơng cảm nhận được mùi nữa.
1.2.2. Chỉ tiêu thủy hóa

pH: Phụ thuộc vào hàm lượng chất hữu cơ, độ thủy phân muối và sự
phát triển của hệ vi tảo ở trong nước. Nếu pH quá kiềm hoặc quá axit sẽ gây
ảnh hưởng tới hệ sinh vật phát triển trong nước, đồng thời làm thay đổi thành
phần hóa học trong nước [15].
Độ muối: Chỉ tổng nồng độ của các ion hòa tan trong nước, trong đó có
7 ion quan trọng là 𝐾 + , 𝑁𝑎+ , 𝐶𝑎2+ , 𝑀𝑛+ , 𝐶𝑙 − , 𝑆𝑂4 2− và 𝐻𝐶𝑂3 − . Độ muối
ảnh hưởng tới cấu trúc quần xã sinh vật sống trong nước [15].
Nitrat (𝑁𝑂3 − ): Là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa
nitơ có trong chất thải của người và động vật. Trong nước tự nhiên có nồng
độ nitrat thường <5 mg/l. Ở vùng bị ô nhiễm do chất thải, phân bón, nồng độ
nitrat cao là mơi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong, gây ảnh
hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thuỷ sản. Ngoài ra, trong q trình
oxi hóa các dạng khử của nitơ trong nước cũng gây ảnh hưởng đến hàm lượng
oxi hòa tan [15].
Phốt pho (PO43-): Là một trong những nguồn dinh dưỡng thiết yếu của
thực vật nổi, có nguồn gốc từ phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật dùng
trong nơng nghiệp hoặc từ nguồn nước thải từ các hoạt động sản xuất công
nghiệp, làng nghề, do sự phân hủy xác sinh vật ... Hàm lượng phot pho quá
cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng. Phốt pho là chỉ tiêu quan trọng trong việc
đánh giá năng suất sinh học tiềm năng của nước mặt, xác định mức độ ô
nhiễm của nước [15].

6


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
Nồng độ oxi hịa tan (DO): Có nguồn gốc từ sự khuếch tán khơng khí
từ khí quyển vào nước hoặc do q trình quang hợp của tảo. DO phụ thuộc
vào các yếu tố: nhiệt độ, áp suất, đặc tính lý hóa của nước, sự phân hủy vật

chất, quang hợp của tảo. Hàm lượng DO là một trong những chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lượng nước và khả năng tự làm sạch của thủy vực. DO
càng thấp chứng tỏ mức độ ô nhiễm của nước càng cao, ảnh hưởng tới đời
sống của các sinh vật thủy sinh, làm giảm khả năng tự làm sạch của nước
[15].
Nhu cầu oxi sinh học (BOD): Trong nước, hầu hết các chất hữu cơ bị
phân huỷ bởi các vi sinh vật thành các hợp chất đơn giản, q trình đó vi sinh
vật cần oxi. Nếu lượng chất hữu cơ trong nước càng lớn và mật độ vi sinh vật
càng cao thì lượng oxi cần thiết cho quá trình phân huỷ yêu cầu càng nhiều.
Lượng oxi cần thiết để các vi sinh vật phân huỷ các chất hữu cơ trong một
đơn vị mẫu nước là nhu cầu oxi sinh học BOD, đơn vị đo BOD là mg/l [15].
Việc oxi hoá hết chất hữu cơ trong nước thường phải mất 20 ngày ở 20oC. Để
đơn giản người ta chỉ lấy chỉ số BOD sau khi oxi hoá 5 ngày, ký hiệu BOD5.
Sau 5 ngày có khoảng 80% chất hữu cơ đã bị oxi hố. Ngồi ra người ta có
thể lấy các ngày khác nhau tùy vào mục đích xác định như BOD10, BOD20,...
Nhu cầu oxi hóa học (COD): lượng oxi cần thiết để oxi hóa tất cả các
chất hữu cơ có mặt trong nước. Tồn bộ lượng oxi sử dụng cho q trình này
đều được lấy từ oxi hịa tan trong nước. Do đó, hàm lượng COD cao sẽ có hại
cho đời sống của các sinh vật thủy sinh [15].
Ngoài ra, một số kim loại nặng như Hg, As, Mn... nếu vượt quá tiêu
chuẩn sẽ gây độc hại cho mơi trường và sinh vật. Kim loại nặng có mặt trong
nước do nhiều ngun nhân: trong q trình hồ tan các khống sản, các
thành phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các cơng trình
xây dựng, các chất thải công nghiệp. Ảnh hưởng của kim loại nặng thay đổi
tuỳ thuộc vào nồng độ của chúng [23].
Các hợp chất hữu cơ có nguồn gốc từ nước thải công nghiệp, lọc dầu,
các loại thuốc bảo vệ thực vật... đều có thể là chỉ tiêu đánh giá sự ơ nhiễm của
môi trường [23].

7



Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
1.2.3. Chỉ tiêu sinh học
1.2.3.1.
Khái niệm chỉ tiêu sinh học
Chỉ tiêu sinh học bao gồm các q trình sinh học, lồi hoặc quần xã
sinh vật được sử dụng để đánh giá chất lượng mơi trường và cách nó thay đổi
theo thời gian. Các sinh vật sống như thực vật, sinh vật phù du, động vật và vi
khuẩn, được sử dụng để sàng lọc sức khỏe của hệ sinh thái tự nhiên trong môi
trường [18].
Khi môi trường thay đổi các quần xã sinh vật chỉ thị sẽ có một số biểu
hiện như: thay đổi thành phần lồi hoặc nhóm lồi ưu thế trong quần xã; thay
đổi tính đa dạng của quần xã; tỉ lệ chết của một số quần thể tăng mạnh;
những khiếm khuyết về hình thái và tế bào hay sự tích lũy chất độc trong mô
và tế bào.
Một số chỉ tiêu cơ bản để chọn sinh vật chỉ thị: xác định được lồi rõ
ràng; dễ thu mẫu ngồi thiên nhiên; có phân bố rộng; có nhiều dẫn liệu về
sinh thái cá thể của đối tượng qua thử nghiệm sinh học; có ý nghĩa kinh tế
hoặc nguồn dịch bệnh; dễ tích tụ các chất ơ nhiễm; dễ ni trong phịng thí
nghiệm, ít bị biến dị...
1.2.3.2. Những nhóm sinh vật chỉ thị chính
Trước những chỉ tiêu trên có thể đưa ra 3 nhóm sinh vật chỉ thị chính:
Nhóm vi sinh vật; Nhóm thực vật; Nhóm động vật
Nhóm vi sinh vật:
Vi khuẩn (Bacteria ) là một nhóm vi sinh vật nhân sơ đơn bào có kích
thước rất nhỏ; một số thuộc loại ký sinh trùng [19]. Coliform và Escherichia
Coli là một trong những chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá chất lượng nước.
Nhóm thực vật:

 Thực vật bậc thấp: Tảo (Algae)
Tảo là thực vật kích thước rất nhỏ, có chứa các sắc tố quang hợp.
Chúng là những sinh vật tự dưỡng và tự hỗ trợ bằng cách chuyển đổi các vật
chất vô cơ thành chất hữu cơ bằng cách sử dụng năng lượng từ mặt trời. Một
số loài tảo gây ra các vấn đề nghiêm trọng về môi trường và sức khỏe cộng
đồng [19]. Pseudo-nitzschia là một loài thuộc ngành tảo Silic xuất hiện tự
nhiên trong các thủy vực nước biển và được quan tâm đặc biệt vì nó sản sinh

8


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
axit domoic - độc tố thần kinh. Khi Pseudo-nitzschia chứa axit domoic thâm
nhập vào chuỗi thức ăn, con người có thể vơ tình tiêu thụ axit này thơng qua
động vật giáp xác. Hình thức ngộ độc này được gọi là ngộ độc gây mất trí
nhớ, gây ra các triệu chứng thần kinh và tiêu hóa từ mất trí nhớ ngắn hạn đến
các trường hợp hiếm gặp là tử vong [22].
 Thực vật bậc cao (Macrophyte)
Các loài thực vật thủy sinh lớn như loài Bèo tây (Eichhornia crassipes),
rau Muống (Ipomoena aquatic)... thường được sử dụng làm sinh vật chỉ thị
môi trường nước ở mức độ dinh dưỡng thông qua phát triển sinh khối và mức
độ ô nhiễm kim loại nặng thông qua khả năng tích tụ của chúng [15].
Nhóm động vật:
Động vật ngun sinh (Protozoa): Là động vật nhỏ đơn bào, sự phản
ứng của chúng trong điều kiện phú dưỡng cũng rất dễ nhận biết [15].
Động vật không xương sống cỡ lớn (Macroinvertebrates): Sử dụng
động vật không xương cỡ lớn cần phạm vi phân bố rộng nên yêu cầu về số
lượng mẫu thu được phải đủ lớn để đạt độ chính xác trong việc đánh giá sự
phong phú của quần xã [15].

Động vật có xương sống: Điển hình là một số lồi cá - sinh vật chỉ thị
tốt cho thủy vực rộng với mục tiêu đánh giá tác động lâu dài của các nhân tố
sinh thái vì chúng có vịng đời dài và khả năng di chuyển xa trong phạm vi
thủy vực [15].
1.3. Một số nghiên cứu sử dụng thực vật nổi làm chỉ tiêu sinh học để
theo dõi và bảo vệ môi trường nước ở Việt Nam
Thực vật nổi bao gồm các nhóm tảo sống gần mặt nước nơi có đầy đủ
ánh sáng cho q trình quang hợp, là một nhóm quan trọng về mặt sinh thái
trong hầu hết các hệ sinh thái thủy sinh và là một thành phần quan trọng của
hệ thống các sinh vật chỉ thị. Thực vật nổi rất phù hợp để đánh giá chất lượng
nước vì chúng có tốc độ sinh sản nhanh và vòng đời rất ngắn, làm cho chúng
trở thành các chỉ số có giá trị về tác động ngắn hạn. Chúng thường rất phong
phú về các loài và thể hiện sự phân bố rộng rãi giữa các hệ sinh thái và khu
vực địa lý. Là sinh vật sản xuất sơ cấp và mắt xích thức ăn quan trọng trong
chuỗi thức ăn góp phần vào quá trình chuyển hóa vật chất thành nguồn lợi

9


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
sinh vật, thực vật nổi bị ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi các yếu tố vật lý và hóa
học. Các nhóm thực vật nổi rất nhạy cảm với một số chất ô nhiễm và chúng
dễ dàng tích tụ các chất ơ nhiễm, chúng cũng nhạy cảm với sự biến đổi của
các rối loạn mơi trường và tự nhiên [21].
Nodularia spumigena là một lồi thuộc ngành tảo Lam thường sống
trong môi trường biển hoặc nước ngọt, tiết ra độc tố làm ô nhiễm nước uống
và cũng có thể tích tụ trong trai [22].
Microcystisaeruginosa là loài bắt gặp thường xuyên và phổ biến nhất
trong các lồi tảo Lam, có khả năng sinh độc tố gan (microcystin, MC) gây

hại cho sức khỏe con người và động vật [22].
Tảo Silic đã được sử dụng rộng rãi trong giám sát chất lượng nước.
Chúng tồn tại trong một loạt các điều kiện sinh thái, xâm chiếm hầu hết tất cả
các mơi trường sống phù hợp; do đó chúng có thể cung cấp nhiều chỉ số về
thay đổi môi trường. Đồng thời, hiện nay có rất nhiều các nghiên cứu phương
pháp tương đối tiêu chuẩn để đánh giá các đặc điểm cấu trúc, chức năng và
phi phân loại của các quần xã thực vật nổi [21].
Vào năm 2005, trong công trình nghiên cứu “Chất lượng mơi trường
nước, thành phần lồi Tảo và Vi khuẩn lam các hồ Thành Công, Hai Bà
Trưng, Thuyền Quang, Hà Nội”, hai tác giả Nguyễn Thùy Liên và Lê Thu Hà
đã kết hợp đánh giá chất lượng nước với sự đa dạng thực vật nổi để đưa ra
những công bố về sự ô nhiễm của các hồ và thành phần loài tảo trong hồ [8].
Trong báo cáo “Sử dụng động vật nổi, thực vật nổi và động vật đáy để
đánh giá chất lượng nước khu vực ngã ba sông Nhuệ, sông Đáy thuộc tỉnh Hà
Nam” (2013), Phan Văn Mạch, Nguyễn Đình Tạo đã xác định được thành
phần và mật độ loài thực vật nổi, xác định chỉ số đa dạng H dao động từ 1,882,94 thể hiện chất lượng nước khu vực ở dạng từ ô nhiễm đến hơi ơ nhiễm, từ
đó đưa ra những kết luận đối với sự ô nhiễm của sông Nhuệ và sơng Đáy [9].
Ngồi ra, trong bài báo “Bước đầu đánh giá chất lượng môi trường
nước và đa dạng thực vật nổi khu vực đất ngập nước Đồng Rui, huyện Tiên
Yên, tỉnh Quảng Ninh” (2017), Phạm Thị Dậu, Nguyễn Anh Đức, Nguyễn
Thùy Liên, Nguyễn Thùy Nhung, Dương Thị Thủy đã có những nghiên cứu

10


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
phân tích mối tương quan giữa các chỉ số đa dạng sinh học thực vật nổi và các
thơng số lý hóa của nước [6].
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hè đã đánh giá mức độ ô nhiễm vùng cửa

sông Văn Úc thông qua các chỉ số đa dạng Margalef (D) và chỉ số Shannon –
Weiner (H) đối với động vật nổi và qua chỉ số sinh học tảo đối với thực vật
nổi trong luận văn thạc sĩ đề tài “Chất lượng môi trường nước và đa dạng sinh
vật nổi (Plankton) vùng cửa sông Văn Úc” (2020) [7].
Có thể thấy rằng, việc sử dụng thực vật nổi làm chỉ số sinh học để theo
dõi và bảo vệ mơi trường nước đã có nhiều nghiên cứu thành cơng trước đó
và đang ngày càng phổ biến, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế cũng như thời
gian nghiên cứu đánh giá.
1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực sông Lam
1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí: Sơng Lam (tên gọi khác: Ngàn Cả, Sông Cả, Nậm Khan, Thanh
Long Giang) là một trong hai con sông lớn nhất ở Bắc Trung Bộ Việt Nam
[28]. Chiều dài của sông là khoảng 512 km, đoạn chảy trong nội địa Việt Nam
khoảng 361 km. Diện tích lưu vực của con sông này là 27.200 km², trong số
đó 17.730 km² thuộc Việt Nam. Tổng lượng nước 21,90 km³ tương ứng với
lưu lượng trung bình năm 688 m³/s và mơđun dịng chảy năm 25,3 l/s.km²
[28].
Cụ thể, sơng Lam chảy qua địa phận huyện Tương Dương, Con Cuông,
Anh Sơn, Đô Lương, Nam Đàn, giữa các huyện Thanh Chương, Hưng
Nguyên, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò của tỉnh Nghệ An và các huyện Đức
Thọ, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của tỉnh Hà Tĩnh trước khi đổ ra vịnh Bắc
Bộ [28].
Địa hình: Sơng Lam chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, khi gần tới
biển chảy ngược lên hướng Bắc. Có một số nhánh sơng nhân tạo lấy nước từ
Sơng Lam như sơng Đào. Là tỉnh có diện tích rộng, có đủ các dạng địa hình:
miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển nên khí hậu tỉnh Nghệ An đa dạng,
đồng thời có sự phân hố theo khơng gian và biến động theo thời gian [24].
Khí hậu: Bên cạnh những yếu tố chủ yếu như nhiệt độ, lượng mưa, gió,
độ ẩm khơng khí thì Nghệ An cịn là một tỉnh chịu ảnh hưởng của bão và áp


11


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
thấp nhiệt đới. Trung bình mỗi năm có 2 - 3 cơn bão, thường tập trung vào
tháng 8 và 10 và có khi gây ra lũ lụt [24].
Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh khác ở miền
Bắc. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200 - 2.000 mm/năm,
phân bổ cao dần từ Bắc vào Nam và từ Tây sang Đông và chia làm hai mùa rõ
rệt [24]:
- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm
khoảng 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2; lượng
mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng [24].
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm 80 - 85% lượng
mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là tháng 8, tháng 9 có lượng mưa khoảng
từ 220 - 540 mm/tháng, số ngày mưa 15 - 19 ngày/tháng, mùa này thường
kèm theo gió bão [24].
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Nghệ An là một tỉnh có đầy đủ địa hình núi cao, trung du, đồng bằng và
ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi,
trong số đó 5 huyện là miền núi cao. Các huyện miền núi này tạo thành miền
Tây Nghệ An [25].
Dân số Nghệ An (theo điều tra dân số năm 2019) có 3.327.791 người.
Dân cư ở Nghệ An phân bố không đồng đều, tại khu vực các huyện đồng
bằng Diễn Châu, Nghi Lộc, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nam Đàn,
Hưng Nguyên, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lị, Hồng Mai có mật độ cao, hơn
500 người/ km². Đối với các huyện Nghĩa Đàn, Thanh Chương, Quỳ Hợp,
Anh Sơn, Tân Kỳ thì mật độ dân số trung bình khá đơng, khoảng 130-250
người/ km². Các huyện phía Tây có mật độ trên dưới 50 người/ km² như: Quỳ

Châu, Con Cng, Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong đều có mật độ dân số
rất thấp, nguyên nhân là do địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt, giao thơng
khó khăn [25].
Năm 2019, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional
Domestic Product) toàn tỉnh tăng trưởng 9,03% so với năm 2018, GRDP thực
tế đạt 88.258 tỉ đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng [25]. Hiện nay,
ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh -

12


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đơng Nam, khu vực Hồng Mai và khu vực Phủ
Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành cơng nghiệp có thế mạnh như các
ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, dệt may, cơ khí, chế tác đá mỹ nghệ, đá
trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy... [25].
Cơng trình thuỷ điện Khe Bố được xây dựng trên dịng chính
sơng Lam thuộc địa phận xã Tam Quan, huyện Tương Dương, vị trí cơng
trình cách ngã 3 Khe Bố khoảng 2 km; công suất lắp máy 100 MW. Hồ chứa
nước thuỷ điện góp phần tham gia đẩy mặn hạ du, tạo điều kiện cấp nước
thuận lợi cho các hệ thống nước tự chảy và hoạt động của các trạm bơm trên
sông Lam [25].

13


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, đối tượng nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại 3 khu vực chính của
sơng Lam: vùng thượng lưu chảy qua huyện Tương Dương, vùng trung lưu
chảy qua các huyện Anh Sơn, huyện Đô Lương, huyện Thanh Chương và
vùng hạ lưu chảy qua các huyện Hưng Nguyên, huyện Nghi Xuân, thành phố
Vinh, thị xã Cửa Lò
Số vị trí lấy mẫu: 9 vị trí: 3 vị trí tại vùng thượng lưu, 3 vị trí tại cùng
trung lưu và 3 vị trí tại vùng hạ lưu sơng theo sơ đồ lấy mẫu (hình 2.1).

Hình 2.1. Sơ đồ tuyến khảo sát thu mẫu sông Lam năm 2020
(Nguồn: Dự án Nội Đồng 2020)

14


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
Tọa độ các điểm thu mẫu được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Tọa độ các điểm thu mẫu sông Lam năm 2020
STT

Lưu vực

Tọa độ

Điểm thu
mẫu

N


E

SL1

19°16'54.42"

104°26'24.82"

SL2

19°14'0.30"

104°32'4.99"

3

SL3

19° 9'45.16"

104°40'49.84"

4

SL4

18°56'3.98"

105°10'47.33"


SL5

18°53'24.53"

105°16'1.53"

6

SL6

18°48'10.84"

105°17'32.90"

7

SL7

18°35'50.37"

105°41'16.20"

SL8

18°40'7.19"

105°45'10.77"

SL9


18°45'51.57"

105°45'34.03"

1
2

5

8
9

Thượng lưu

Trung lưu

Hạ lưu

- Đối tượng nghiên cứu:
+ Các thơng số thủy lý hóa của nước bao gồm: pH, nhiệt độ, độ muối,
độ dẫn điện, DO, BOD5, PO4 3-, NO3-, Chlorophyll a.
+ Chỉ tiêu sinh học: Thực vật nổi: định lượng và định tính
2.2. Thời gian nghiên cứu
Đợt 1 – mùa mưa: từ ngày 19/06/2020 đến ngày 25/06/2020
Đợt 2 – mùa khô: từ ngày 11/12/2020 đến ngày 14/12/2020
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa
2.3.1.1. Phương pháp khảo sát mẫu nước
- Các thống số: pH, nhiệt độ, độ muối, độ dẫn điện điện, oxi hòa tan

(DO) được đo tại hiện trường bằng máy đo chất lượng môi trường nước đa chỉ
tiêu U52 của hãng Horiba, Nhật Bản.
- Các thông số: BOD5, PO43-, NO3- , Chlorophyll a được lấy mẫu mang
về phịng thí nghiệm để phân tích. Mẫu nước được lấy theo TCVN 66631:2011 (ISO 5667-2:2006), Chất lượng nước – Lấy mẫu – Phần 1: Hướng dẫn
kỹ thuật lấy mẫu [1], các mẫu nước được thu vào chai nhựa PET dung tích 1
lít được dán nhãn kí hiệu mẫu. Các mẫu nước được bảo quản ở 40C theo
TCVN 6663-3:2003 (ISO 5667-3:1985) Chất lượng nước – Lấy mẫu - Phần 3:
15


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu và đưa về phịng thí nghiệm [1]. Thông số
Chlorophyll a được đo theo TCVN 6662:2000 (ISO 10260 : 1992) [5].
2.3.1.2. Phương pháp thu mẫu thực vật nổi
- Thực vật nổi được thu bằng lưới Juday No.64 kích thước mắt lưới
20µm, có hình chóp, phần đỉnh chóp có van khóa, đường kính miệng lưới
rộng 25 cm, chiều dài lưới 75 cm.
- Thu mẫu định tính: Tiến hành kéo lưới một đoạn theo chiều ngang tại
mỗi điểm khảo sát. Nhấc lưới lên và mở khóa ống đáy, đổ mẫu vào lọ đựng
mẫu dung tích 200 ml và cố định bằng focmol 40% theo tỉ lệ với lượng mẫu
thu được để mẫu trong lọ có nồng độ focmol 4%.
- Thu mẫu định lượng: Lọc 20 lít nước tại điểm thu mẫu qua lưới. Mẫu
sau khi lọc được cố định bằng dung dịch formol 40% theo tỉ lệ với lượng mẫu
thu được để mẫu trong lọ có nồng độ focmol 4%.
2.3.2. Phương pháp phân tích mẫu trong PTN
2.3.2.1. Phương pháp phân tích mẫu nước
- Các thơng số BOD5, PO43-, NO3-, Chlorophyll a được phân tích tại
phịng thí nghiệm nghiên cứu Sinh thái học và Đa dạng sinh học ứng phó biến
đổi khí hậu ở Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc

gia Hà Nội.
+ Phương pháp phân tích chỉ số BOD5
BOD5 được xác định trực tiếp bằng cách đo lượng oxi hòa tan trong
nước bị tiêu thụ trong thời gian 5 ngày ở điều kiện tiêu chuẩn 20oC bằng
phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng theo TCVN 6001-2:2008 (ISO
5815-2:2003) [1] [3] (Phụ lục 1).
+ Phương pháp phân tích chỉ số PO43PO43- được xác định bằng phương pháp trắc quang dùng amoni
molipdat, gồm 2 q trình: chuyển dạng photpho cần phân tích sang dạng
orthophophate hịa tan, sau đó xác định orthophosphate hịa tan bằng phương
pháp so màu theo TCVN 6202:2008 (ISO 6878 : 2004) [1] [4] (Phụ lục 2).
+ Phương pháp phân tích chỉ số NO3NO3- được xác định bằng phương pháp trắc phổ dùng axit
sunfosalixylic. Sau đó, đo phổ của hợp chất màu vàng được hình thành bởi
16


Vũ Thị Thu Hiền – K62 Sinh học
________________________________________________________
phản ứng của axit sunfosalixylic (được hình thành do việc thêm natri salixylat
và axit sunfuric vào mẫu) với nitrat và tiếp theo xử lý với kiềm. Dinatri
dihidro etylendinitrilotetraaxetat (EDTANa) được thêm vào với kiềm để tránh
kết tủa các muối canxi và magie. Natri nitrua được thêm vào để khắc phục sự
nhiễu của nitrit. Phương pháp được xác định theo TCVN 6180:1996 (ISO
7890/3 : 1988 (E)) [1] [2] (Phụ lục 3).
+ Phương pháp phân tích chỉ số Chlorophyll a
Mẫu nước được thu về (đã được lọc qua lưới thu mẫu tảo) 10 - 20 lít
mẫu nước được lọc qua lưới thu thực vật nổi, đến thể tích nhỏ nhất có thể là
20 - 40 ml (lấy không quá 40 ml). Bổ sung ngay cồn cao 96o với thể tích gấp
4 lần thể tích mẫu thu được. Đo độ hấp thụ ở 665 nm (A665) và 750 nm
(A750) so với etanol 90%. Phương pháp được xác định theo TCVN
6662:2000 (ISO 10260 : 1992) [5] (Phụ lục 4).

2.3.2.2. Phương pháp phân tích mẫu thực vật nổi
Mẫu thực vật nổi được quan sát bằng kính hiển vi quang học Primo
Star, Hãng Carl Zeiss của Đức với độ phóng đại 50 - 400 lần, tại Phịng thí
nghiệm Tảo và Nấm Bộ môn Khoa học Thực vật, trường Đại học Khoa học
Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Xác định thành phần loài: Các loài thực vật nổi được định danh bằng
phương pháp so sánh hình thái dựa trên các khóa định loại đã được cơng bố.
Các tài liệu dùng trong định loại thực vật nổi gồm: Dương Đức Tiến (1996)
[12], Dương Đức Tiến, Võ Hành (1997) [13] và Nguyễn Văn Tuyên (2002)
[14]. Danh pháp khoa học được hiệu chỉnh theo www.algaebase.org.
Xác định mật độ loài: Đếm số lượng tế bào bằng buồng đếm tảo
Sedgewick Rafter S50 thước 50x20 ơ, thể tích 1µl/ơ.
Hình thái của một số lồi được chụp lại bằng điện thoại cùng với thước
đo thị kính.
2.3.3. Phương pháp xác định chỉ số đa dạng sinh học thực vật nổi
Để đánh giá sự đa dạng sinh học và mức độ ơ nhiễm mơi trường nước
có rất nhiều chỉ số được đưa ra. Cụ thể như: chỉ số tương đồng Sorensen (K),
chỉ số Diatomeae (Diat), chỉ số ô nhiễm Palmer...
Chỉ số tương đồng Sorensen (K)

17


×