Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Đề cương luận văn thạc sĩ: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.75 KB, 31 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÁC HỘ KINH DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã ngành: 8340410

Họ và tên học viên: Nguyễn Thúy Liễu
Mã số học viên: 910718173
Mã lớp: CH18QKT_TV7_2 Khóa 7 - Đợt 2 - Năm 2018
Người HDKH:

TRÀ VINH, NĂM 2021


MỤC LỤC
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU....................................................................................2
2.1 Mục tiêu chung.................................................................................................2
2.2 Mục tiêu cụ thể..................................................................................................2
3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU................................................................................2
4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................6
4.1 Cơ sở lý thuyết..................................................................................................6
4.1.1 Các khái niệm liên quan..............................................................................6
4.1.2 Các công thức chung dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh........8
4.1.3 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp............8
4.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh........................12


4.2 Mơ hình nghiên cứu........................................................................................21
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.......................................................23
5.1 Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................23
5.2 Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................23
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................23
6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.........................................................................23
6.2 Phương pháp phân tích số liệu........................................................................24
6.2.1 Phương pháp thống kê mơ tả.....................................................................25
6.2.2 Phân tích hồi quy......................................................................................25
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN.........................................................................................25
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................26
9. DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN......................................................................28

i


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX xác định:
“kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân”. Kinh tế tư
nhân trong điều kiện kinh tế thị trường là loại hình kinh tế được hình thành và phát
triển dựa trên quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và vốn, hoạt động dưới hình
thức hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.
Kinh tế cá thể (KTCT) là những hộ kinh doanh nhỏ bao gồm những cá nhân
kinh doanh hoặc nhóm kinh doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 66/HĐBT
ngày 02/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng; là những hộ gia đình sản xuất nơng, lâm, ngư
nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh
lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP
ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Đây là các cơ sở chuyên sản xuất nơng - lâm - ngư
nghiệp có tính chất tự sản tự tiêu, hoặc các hộ buôn bán nhỏ chủ yếu sử dụng lao động
gia đình, có quy mơ nhỏ khơng cần nhiều lao động, vốn ít, khơng địi hỏi cơng nghệ

phức tạp.
Đây cũng là loại hình kinh tế năng động, có đóng góp nhiều nhất trong giải
quyết việc làm, tạo ra thu nhập, xóa đói giảm nghèo,... và đẩy nhanh q trình thực
hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, vệ sinh mơi
trường,...
Trà Vinh nằm ở phía Đơng Nam đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở giữa hai con
sông Cổ Chiêu và sơng Hậu, nơi dịng Mekơng đổ ra biển Đơng. Nhìn một cách tổng
thể, tỉnh Trà Vinh có dạng như một hình tứ giác, với diện tích đất tự nhiên là 234.116
ha (chiếm 5,77% diện tích vùng đồng bằng sơng Cửu Long; chiếm 0,71% diện tích cả
nước). Là tỉnh ven biển của Đồng Bằng Sơng Cửu Long, Trà Vinh có ưu thế phát triển
nghiệp thủy sản và kinh tế biển, tập trung phát triển hoạt động kinh doanh gắn với
nghiệp thủy sản và kinh tế biển, phân phối điện và khí đốt, ứng dụng cơng nghệ cao đã
góp phần thúc đẩy kinh tế của Trà Vinh tăng trưởng với giá trị GRDP năm 2017 ở mức
27.854 tỷ đồng, tương đương mức tăng 12,09%. Đóng góp sự phát triển của Tỉnh phải
kể đến một phần lớn từ các các cơ sở kinh tế cá thể và doanh nghiệp.
Những năm qua, chủ trương phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực
quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Để có những giải
pháp thực thi chính sách hiệu quả nhằm mục tiêu thúc đẩy kinh tế tư nhân mà đặc biệt
1


là nhóm các hộ kinh doanh cá thể thì trên hết cần có những đánh giá thực trạng sát
nhất với tình hình phát triển kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh.
Tác giả đã lựa chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
hộ kinh doanh trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh” trong cơng trình nghiên cứu khoa học, kì
vọng sẽ đóng góp cơ sở lý luận góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động
sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh, góp phần phát triển doanh nghiệp tại tỉnh
Trà Vinh.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung

Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh để đề xuất ý tưởng góp phần giúp các hộ
kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có định hướng sản xuất kinh doanh tốt hơn.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các hộ kinh
doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Mục tiêu 2: Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Mục tiêu 2: Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
hộ kinh doanh trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh.
3. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Bài viết của Trịnh Đức Chiều - Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương
(2019) về thực trạng hoạt động của hộ kinh doanh ở Việt Nam. Kinh tế hộ gia đình
hoạt động sản xuất, kinh doanh là một lực lượng quan trọng trong nền kinh tế Việt
Nam. Sớm nhận thức rõ vai trị của hộ kinh doanh trong q trình đổi mới phát triển
đất nước, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện phát
triển khu vực hộ kinh doanh.
Dương Vĩnh Hảo 2009, đã phân tích hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của mơ hình
ni tôm sú thâm canh và bán thâm canh ven biển tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp
nghiên cứu điều tra hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các mơ hình ni, số liệu sơ cấp
thông qua điều tra 100 hộ nuôi ở 4 huyện; sau đó sử dụng phần mềm Excel và SPSS
for Windows để nhập và xử lí số liệu. Các phương pháp thống kê mô tả và so sánh
bảng chéo được sử dụng nhằm đưa ra sự khác biệt về mật độ thả giống, kích cỡ thu
hoạch, năng suất, thời gian nuôi đối với hiệu quả kinh tế và kỹ thuật của hai mơ hình
2


nuôi. Kết quả cho thấy nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh đã giúp cho người
dân tăng thu nhập lên khá và giàu nhưng làm cho môi trường nước xung quanh khu
vực nuôi bị ô nhiễm. Đồng thời tác giả đã kiến nghị một số vấn đề để nghề ni tơm
ven biển ở Sóc Trăng phát triển ổn định và đạt hiệu quả cao về kinh tế - kỹ thuật đặt

trong mối tương quan với năng suất và lợi nhuận.
Phạm Thị Thanh Xuân (2015), đã nghiên cứu “Hiệu quả kinh tế và những rủi ro
trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Phương pháp nghiên cứu của tác
giả là: chọn vùng, thu thập thông tin số liệu thứ cấp và sơ cấp, dùng phương pháp phân
tích về hiệu quả kinh tế, phỏng vấn chuyên gia, đánh giá rủi ro…; qua đó đã cho thấy
hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu trong điều kiện rủi ro thì vẫn thực sự là cây trồng đem
lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. NPV kỳ vọng của tỉnh Quảng Trị đạt được là
343,4 triệu đồng/ha, với xác suất đạt được là 51,65%, xác suất để chỉ tiêu IRR bằng
8% là 96,1%. Đồng thời tác giả đã đề ra một số giải pháp, kiến nghị đối với chính
quyền địa phương và người dân ở tỉnh Quảng Trị để nâng cao hiệu quả kinh tế và giảm
thiểu rủi ro sản xuất hồ tiêu.
Năm 2019, Phước Minh Hiệp và Võ Thị Bích Hương có bài nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV trên địa bàn thành phố Bến
Tre. Đề tài đã thu thập dữ liệu sơ cấp từ 313 DNNVV tại thành phố Bến Tre, phương
pháp chính được sử dụng là hồi quy đa biến, kết quả nghiên cứu đã xác định được 6
nhân tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của DNNVV trên địa bàn gồm: Đặc
điểm doanh nghiệp, đặc điểm chủ doanh nghiệp, vốn, mối quan hệ xã hội, chính sách
hỗ trợ, hoạt động đổi mới. Trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất 6 giải pháp nhằm giúp
nâng cao hiệu quả kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn thành phố Bến Tre.
Nhóm tác giả gồm Nguyễn Minh Tân, Tăng Thị Ngân và Lâm Hải Bằng (2020),
đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp xây dựng tại tỉnh Bạc Liêu. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng tại tỉnh Bạc
Liêu. Số liệu nghiên của cứu được thu thập từ 60 doanh nghiệp đang hoạt động trên
địa bàn tỉnh. Phương pháp hồi qui đa biến được sử dụng để xác định mối liên hệ giữa
các yếu tố. Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn bao gồm: trình độ học vấn của chủ
doanh nghiệp, kinh nghiệm quản lý và loại hình doanh nghiệp.
3



Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam (2011) phân tích về “Các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV ở TP. Cần Thơ”.
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của DNNVV ở TP. Cần Thơ. Phương pháp thống kê mơ tả
và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu. Kết quả cho
thấy, các nhân tố mức độ tiếp cận chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn
của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, các mối quan hệ xã hội của doanh
nghiệp và tốc độ tăng doanh thu ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNVV tại TP. Cần Thơ.
Phan Hồng Dẫn (2012): "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh" nhằm phân tích thực trạng và các
yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các DNNVV trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh để phân tích thực trạng và mơ hình
hồi quy đa biến, nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Kết
quả đã cho thấy, có sự khác nhau về các tỷ số tài chính giữa các ngành nghề, lĩnh vực
kinh doanh của các DNNVV. Qua kết quả phân tích hồi quy đa biến cũng cho thấy, các
nhân tố như: Loại hình DN, lao động bình quân hàng năm, trình độ của chủ DN, kinh
nghiệm chủ DN, vốn điều lệ, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, doanh thu thuần trên tổng
tài sản và lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh là những nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các DNNVV.
Năm 2013, tác giả Nguyễn Lê Thanh Tuyền nghiên cứu về các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến
thực phẩm. Số liệu tác giả sử dụng trong bài được thu thập từ các báo cáo tài chính đã
được kiểm tốn của 45 cơng ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam năm 2010-2012 và các số liệu thống kê ngành. Kết quả
nghiên cứu đã đưa ra được 5 nhân tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp bao gồm: tốc độ tăng trưởng, quản trị nợ phải thu khách hàng, đầu tư tài sản cố
định, cơ cấu vốn và rủi ro kinh doanh. Từ đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng
cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp.

Quan Minh Nhựt và Lý Thị Phương Thảo (2014), thực hiện phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản. Đề tài sử
dụng mơ hình hồi quy tuyến tính đa biến dựa vào phương pháp bình phương bé nhất
4


(OLS) để ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của 58 doanh
nghiệp bất động sản đang giao dịch trên hai sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh và sàn giao dịch chứng khốn Hà Nội thông qua hai chỉ tiêu là lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). Kết quả mơ hình cho
thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bất động sản chịu ảnh hưởng bởi tỷ lệ địn
bẩy tài chính, tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản, tỷ lệ cổ phiếu quỹ/tổng vốn cổ phần, tỷ
lệ chi cho chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp và thời gian hoạt động của doanh
nghiệp. Từ những kết quả trên, đề tài cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn hiện nay.
Một nghiên cứu khác của tác giả Phan Thị Minh Lý (2011), về việc phân tích
tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Dựa trên kết quả khảo sát 112 doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên - Huế, bài viết xác định và lượng hố tác động của bốn nhóm nhân tố đến
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm nhân
tố về nội lực của doanh nghiệp có tác động mạnh nhất đến kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, tiếp theo là nhóm nhân tố về chính sách của địa phương, kế
đến là nhóm nhân tố chính sách vĩ mơ và cuối cùng là nhóm nhân tố về vốn.
Tăng Mậu Huê (2012), tiến hành nghiên cứu về "Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp
cận vốn và hiệu quả kinh doanh của DNNVV tại TP. Cần Thơ". Mục tiêu nghiên cứu
nhằm phân tích thực trạng tiếp cận vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các DNNVV,
đồng thời phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn và hiệu quả sử
dụng vốn của các DNNVV trên địa bàn TP. Cần Thơ. Sử dụng phương pháp thống kê
mô tả và hồi quy tuyến tính để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận
vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các DNNVV. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tiếp

cận vốn vay của DNNVV là chưa nhận được sự tin tưởng từ các tổ chức cung ứng vốn.
Kết quả mơ hình hồi quy cũng chỉ ra các yếu tố quy mô, hiệu suất tài sản cố định, tỷ lệ
nợ ngắn hạn và tiếp thị quảng cáo có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của các DNNVV.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu trên đã tập trung phân tích về hiệu quả
sản xuất kinh doanh và các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp, đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh. Đa số các nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân
5


tích hiệu quả sản xuất kinh doanh, sau đó dùng phương pháp chính là phân tích hồi
quy nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên đã nghiên cứu với đối tượng là
các DNNVV chưa thấy thể hiện cụ thể đối với các hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, đối
với đề tài này cũng sẽ sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích hiệu quả sản
xuất kinh doanh, kế đến là dùng phương pháp hồi quy để xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng với một đối tượng cụ thể đó là các hộ
kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
4. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1 Cơ sở lý thuyết
4.1.1 Các khái niệm liên quan
Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và
hướng tới; nó có nội dung khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu
quả có nghĩa là hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi
nhuận. Trong lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh
giá bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là bằng
số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Hiệu quả đo lường theo tương đối:
Hiệu quả = Kết quả đầu ra / Yếu tố đầu vào

Hiệu quả được đo lường tuyệt đối:
Hiệu quả = Kết quả đầu ra – Yếu tố đầu vào
Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì : “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội
không thể tăng sản lượng một loạt hàng hố mà khơng cắt giảm một loạt sản lượng
hàng hố khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của
nó”. Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu quả các
nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực sản xuất
trên đường giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể
nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đưa ra là cao nhất, là lý tưởng và khơng thể có mức
hiệu quả nào cao hơn nữa.
Với quan điểm của nhà kinh tế học người Anh, Adam Smith cho rằng: “Hiệu
quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Trong
quan điểm này nhà kinh tế người Anh đã đánh đồng hiệu quả và kết quả mà thật ra
6


giữa chúng có sự khác biệt. Theo ơng thì các mức chi phí khác nhau mà mang lại cùng
một kết quả thì có hiệu quả như nhau. Như vậy Adam Smith mới chỉ quan tâm đến kết
quả đầu ra mà chưa quan tâm đến các yếu tố đầu vào.
Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Điển hình cho quan điểm này là
tác giả Manfred Kuhn, theo ơng : “Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả
tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh”. Đây là quan điểm được nhiều nhà
kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các qúa trình kinh
tế.
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả kinh doanh đạt được / Chi phí bỏ ra để đạt được
kết quả đó.
Hai tác giả Whohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế. Đó là
hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị giá trị.
Theo hai ơng thì hai khái niệm này hồn tồn khác nhau. “Mối quan hệ tỷ lệ giữa sản

lượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg…) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao
động, đơn vị thiết bị, nguyên vật liệu…) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật
hay hiện vật”, “Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện
thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế phải chỉ ra được gọi là tính hiệu quả xét về
mặt giá trị” và “Để xác định tính hiệu quả về mặt giá trị người ta cịn hình thành tỷ lệ
giữa sản lượng tính bằng tiền và các nhân tố đầu vào tính bằng tiền”. Khái niệm hiệu
quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật của hai ơng chính là năng suất lao động, máy
móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, cịn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của
hoạt động quản trị chi phí.
Theo cuốn giáo trình Kinh tế thương mại dịch vụ - NXB Thống Kê 1998, có
quan điểm cho rằng: “Hiệu quả kinh tế của một quá trình sản xuất kinh doanh là một
phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu xác
định”. So với các quan điểm trên thì quan điểm này phản ánh tốt trình độ lợi dụng của
hoạt động sản xuất kinh doanh trong mọi điều kiện biến đổi. Cũng theo quan điểm này
thì có thể xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong mọi điều kiện biến động.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả
kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của các
doanh nghiệp như sau: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh
7


trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt đƣợc mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối
tƣơng quan giữa kết quả thu đƣợc và những chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó, độ
chênh lệch giữa hai đại lƣợng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Với khái niệm tác
giả đưa ra thì theo quan điểm của tác giả hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường
theo cả tương đối và tuyệt đối.
Khái niệm về “ Hộ kinh doanh” trong Luật Doanh nghiệp 2020 không được nêu
rõ tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định: “Hộ kinh
doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp

các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm
đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ
gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”. Như vậy, chúng
ta có thể hiểu một cách đơn giản chính là hộ kinh doanh do chính một cá nhân, một hộ
gia đình hoặc một nhóm người làm chủ, hoạt động của hộ kinh doanh chủ yếu về lĩnh
vực thương mại.
4.1.2 Các công thức chung dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả = Kết quả đầu ra / Yếu tố đầu vào
Công thức này phản ánh mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo ra bao nhiêu đơn
vị đầu ra và được dùng để xác định ảnh hưởng của hiệu quả sử dụng nguồn lực hay chi
phí thường xuyên đến kết quả kinh tế.
Bên cạnh đó, để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng có thể sử dụng
cơng thức:
Hiệu quả = Yếu tố đầu vào / Kết quả đầu ra
Trong công thức này lại phản ánh một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị đầu
vào. Dựa vào công thức này nhà quản trị doanh nghiệp có thể xác định được quy mơ
tiết kiệm hay lãng phí nguồn lực và chi phí thường xuyên.
Các yếu tố đầu ra được đo lường bằng các chỉ tiêu như: Tổng doanh thu thuần,
tổng lợi nhuận, lợi nhuận gộp,… Các yếu tố đầu vào bao gồm: lao động, máy móc
thiết bị, nguyên vật liệu, vốn chủ sở hữu, vốn vay,…

8


4.1.3 Chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a. Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS)
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu là một chỉ số tài chính dùng để theo dõi tình hình
sinh lời của doanh nghiệp. Đây là chỉ số chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và
doanh thu của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời trên doanh thu = Lợi nhuận thuần / Tổng doanh thu

Tỷ số này phản ánh lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hay nói cách khác tỷ số này cho biết
1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này mang giá trị dương cho
thấy doanh nghiệp hoạt động có lãi, tỷ số càng lớn càng thể hiện doanh nghiệp có lãi
càng lớn. Ngược lại, tỷ số này âm đồng nghĩa với việc hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đang trong tình trạng thua lỗ.
Tỷ số này bị ảnh hưởng bởi giá bán và chi phí sản xuất của doanh nghiệp, nếu
như giá bán cao hoặc nhà quản trị quản lý chi phí sản xuất kinh doanh tốt hoặc cả hai
thì tỷ số này sẽ cao. Ngược lại, nếu như tỷ số này giảm nguyên nhân có thể là do
doanh nghiệp đang mất kiểm sốt với chi phí sản xuất kinh doanh hoặc doanh nghiệp
đang phải sử dụng chính sách chiết khấu, giảm giá hàng bán cho khách hàng.
Trong nghiên cứu năm 1998 của Stanwick cũng chỉ ra tỷ lệ lợi nhuận trên doanh
thu (ROS) là chỉ tiêu tài chính để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
b. Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) hay còn gọi là chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài
sản. Tỷ số này là tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lời trên một đồng tài
sản của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời tài sản – Lợi nhuận thuần / Tổng tài sản
Tổng tài sản gồm TSDH và TSNH của một doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Tỷ số này lớn hơn 0 thì chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số này càng cao thì
thể hiện doanh nghiệp có hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược
lại.
Tỷ suất sinh lời TSDH = Lợi nhuận thuần / Tổng TSDH
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
9


Tỷ suất sinh lời TSNH = Lợi nhuận thuần / Tổng TSNH

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần.
Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố. Tuy
nhiên, nhân tố ảnh hưởng nhiều và quyết định đến hiệu suất sử dụng tài sản của doanh
nghiệp là khoa học – công nghệ. Khoa học công nghệ phát triển thì đồng nghĩa với
việc doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, giảm bớt chi phí, nâng cao khả năng
cạnh tranh trên thị trường. Song, mặt trái của khoa học – cơng nghệ phát triển chính là
làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mịn vơ hình nhanh hơn.
Thậm chí có những máy móc, thiết bị mới chỉ nằm trên các dự án thôi mà đã bị
lạc hậu. Do vậy, việc theo đuổi khoa học – công nghệ với một doanh nghiệp là vơ cùng
cần thiết. Ngồi yếu tố khoa học công nghệ, hiệu quả sử dụng tài sản còn bị tác động
bởi thị thường tiền tệ, thị trường chứng khoán, đối thủ cạnh tranh. Yếu tố con người
cũng có tác động nhiều đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nhà quản trị
doanh nghiệp có hướng đi đúng đắn, chiến lược đầu tư hợp lý thì doanh nghiệp sẽ sử
dụng tài sản hiệu quả từ đấy dẫn đến sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hay tinh thần
trách nhiệm của công nhân viên trong doanh nghiệp cao cũng mang lại hiệu quả cho
hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.
McGuire và cộng sự, 1988 dùng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là
thước đo để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
c. Nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Hiệu quả sử dụng vốn là tỷ số giữa tổng doanh thu và tổng số vốn phục vụ sản
xuất kinh doanh trong kỳ:
Tỷ suất sinh lời trên VCSH = Lợi nhuận thuần/ VCSH
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận hay nói cách khác khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của một đồng
vốn. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thể hiện hiệu quả sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp càng lớn.
Để tăng chỉ tiêu này các nhà quản trị có thể gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm
nâng cao doanh thu đồng thời giảm chi phí làm gia tăng lợi nhuận thuần. Hoặc doanh
nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả hơn bằng cách nâng cao vòng quay tài sản hay nói
cách khác doanh nghiệp tăng tỷ số này bằng cách cần tạo ra nhiều doanh thu hơn từ


10


những tài sản sẵn có của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể nâng cao tỷ số này
lên bằng cách nâng cao địn bẩy tài chính tức là vay nợ để tăng vốn đầu tư.
Một nghiên cứu của Bowman và Haire, 1975 đưa ra đánh giá hiệu quả sản xuất
kinh doanh của một doanh nghiệp được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE).
d. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí
Chi phí là yếu tố gắn liền với mọi công đoạn trong sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp. Chí phí được hiểu như là cái giá mà doanh nghiệp bỏ ra để đạt được
mục tiêu kinh doanh. Việc sử dụng chi phí có hiệu quả đồng nghĩa với việc doanh
nghiệp tiết kiệm được nguồn lực đầu vào mà vẫn nâng cao được hiệu quả đầu ra.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí ta có những chỉ tiêu sau: Hiệu suất sử
dụng chi phí:
Hiệu suất sử dụng chi phí = Doanh thu/ Tổng chi phí SXKD trong kỳ
Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận của chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận chi phí = Lợi nhuận/ Tổng chi phí SXKD trong kỳ
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu sử dụng chi phí và chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí càng cao thì hiệu
quả sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp càng cao và ngược lại. Việc quản lý tốt
các chi phí bỏ ra đồng nghĩa với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách chính xác cần tính các chỉ
tiêu trên rồi so sánh năm đang phân tích với năm gốc. Nếu các chỉ tiêu trên càng cao
thì hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại.

Cohen, Chang và Ledford (1997) cho rằng nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài
sản (ROA) được các nhà phân tích sử dụng chủ yếu để đo lường hiệu quả sản xuất
kinh doanh, thước đo để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhóm chỉ tiêu hiệu
quả sử dụng tài sản (ROA).
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp trong ngành xây dựng, từ những nghiên cứu của các tác giả trước, trong phạm
11


vi nghiên cứu khóa luận này, tác giả chọn chỉ tiêu nhóm chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên
doanh thu (ROS), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn
chủ sở hữu (ROE) là thước đo để đo lường hiệu quả sản xuất kinh doanh.
4.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
a. Quy mơ
Doanh nghiệp có quy mơ lớn là doanh nghiệp mà có lực lượng sản xuất đạt trình
độ kỹ thuật cao, quy mơ lớn. Có khả năng tham gia cạnh tranh kỹ thuật cao và mới
trên thế giới. Có các tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức đội ngũ cán bộ kỹ thuật
hùng hậu. Đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh, sản xuất nhiều loại sản phẩm, kinh
doanh rộng rãi nhiều ngành nghề, hình thành thay đổi trên thị trường và nước ngồi.
Doanh nghiệp có quy mơ nhỏ là doanh nghiệp có phạm vi quy mơ nhỏ hẹp, lực
lượng sản xuất ít, cơng cụ sản xuất chưa hiện đại, cịn mang tính truyền thống, phạm vi
hoạt động chưa phát tán rộng, chỉ sản xuất một loại sản phẩm đặc trưng, chưa có các tổ
chức nghiên cứu sâu rộng trên thị trường.
Đặc biệt do đặc trưng của ngành nghề sản xuất kinh doanh là ngành xây dựng
nên quy mơ của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngành xây dựng có một đặc thù riêng đó là cần có nguồn vốn lớn. Vì thế với các
doanh nghiệp có quy mơ lớn sẽ có lợi thế về vốn, nhà xưởng, kho, bãi và có nhiều cơ
hội sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp quy mơ nhỏ thì nhà quản trị dễ dàng trong việc
quản lý nguồn vốn, nguồn nhân lực. Nếu một doanh nghiệp có quy mơ lớn mà cơng

tác quản trị khơng tốt thì hoạt động sản xuất kinh doanh chưa chắc hiệu quả bằng một
doanh nghiệp có quy mơ nhỏ.
Quy mơ của một cơng ty đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu
quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, và nó ảnh hưởng đến hoạt động tài
chính của doanh nghiệp đó bằng nhiều cách. Quy mô công ty được coi là một yếu tố
quyết định quan trọng đến lợi nhuận của công ty. Một số nghiên cứu chỉ ra sự tác động
của quy mô doanh nghiệp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong nghiên cứu của
Malik (2011) đã chỉ ra rằng quy mơ của doanh nghiệp có mối quan hệ dương với lợi
nhuận của doanh nghiệp.
b. Địn bẩy tài chính
Địn bẩy là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn của một công ty.
12


Địn bẩy tài chính = Tỷ lệ nợ/ Vốn chủ sở hữu
Các quyết định tài chính hay địn bẩy là một quyết định quan trọng của nhà quản
lý vì nó ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ đông, rủi ro và giá trị thị trường của công ty.
Tỷ lệ nợ trên VCSH có ý nghĩa đối với cổ tức và rủi ro của các cổ đông, điều này ảnh
hưởng đến chi phí vốn và giá trị thị trường của cơng ty (Pandey, 2007).
Đối với các doanh nghiệp nói chung ngồi nguồn vốn sẵn có để đảm bảo cho
q trình kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra liên tục và ngày càng mở rộng
quy mô, đầu tư mua sắm và đầu tư vào những hoạt động khác, doanh nghiệp cần phải
huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Những khoản này gọi là những khoản nợ.
Địn bẩy tài chính xuất hiện khi công ty quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản
của mình, hoặc đầu tư bằng nợ vay, nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp. Vì vậy, địn bẩy tài chính là cơng cụ sử dụng nợ vay hoặc các nguồn tài trợ có
chi phí lãi vay tài chính nhằm gia tăng tỷ suất sinh lời của các nhà đầu tư.
Địn bẩy tài chính giúp cho nhà quản trị tài chính có thêm cơng cụ làm gia
tăng lợi nhuận trên vốn cổ phần thường từ đấy mà có thể thu hút nhà đầu tư vào
doanh nghiệp. Nếu sử dụng phù hợp, cơng ty có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố

định, bằng cách phát hành trái phiếu hoặc đi vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín
dụng khác để tạo ra lợi nhuận cao nhất. Điều này sẽ được thể hiện rõ nét nhất khi phân
tích mối quan hệ giữa địn bẩy tài chính và tỷ suất sinh lợi của VCSH. Hay nói các
khác, đó chính là sự tác động của địn bẩy tài chính lên mức sinh lợi của VCSH;
Các cơng ty sử dụng địn bẩy tài chính khi nhu cầu vốn cho đầu tư của doanh
nghiệp khá cao mà VCSH không đủ để tài trợ. Khoản nợ vay của công ty sẽ trở thành
khoản nợ phải trả, lãi vay được tính dựa trên số nợ gốc này. Một doanh nghiệp chỉ sử
dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ.
Như vậy, địn bẩy tài chính cũng giúp nhà quản trị có thêm thơng tin để quản lý nợ,
quản lý VCSH tốt hơn;
Ngồi ra địn bẩy tài chính cịn là cơng cụ giúp doanh nghiệp dự đốn nhanh thu
nhập trên vốn cổ phần thường. Từ những dự đoán trên nhà quản trị của doanh nghiệp
có thể điều chỉnh cơ cấu vốn của doanh nghiệp;
Mặc dù địn bẩy tài chính như một lực tác động lên doanh nghiệp làm khuếch
đại khả năng tài chính của doanh nghiệp song nó như một con dao hai lưỡi. Nếu không

13


biết sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm sẽ khiến doanh nghiệp gặp khơng ít rủi ro về tài
chính.
Theo lý thuyết đánh đổi của cơ cấu vốn, mức nợ tối ưu cân bằng các lợi ích nợ
so với chi phí của nợ (Gu, 1993) do đó, sử dụng các khoản nợ đến một kết quả nhất
định trong tỷ lệ nợ trên VCSH sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn, tuy nhiên, lợi ích của nợ
sẽ thấp hơn so với chi phí sau khi đạt một mức độ nào đó của cấu trúc vốn. Nói cách
khác, càng có nhiều cơng ty sử dụng nợ, thuế thu nhập công ty phải trả sẽ giảm, nhưng
rủi ro tài chính của cơng ty sẽ lớn hơn. Dựa trên lý thuyết cân bằng cho cơ cấu vốn,
các doanh nghiệp có thể tận dụng lợi thế của nợ mang lại lợi nhuận tốt hơn trên
VCSH.
c. Khả năng thanh toán ngắn hạn

Đây là yếu tố quan trọng để quyết định khả năng sản xuất cũng như là một chỉ
tiêu không thể thiếu để đánh giá quy mô, tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán gồm các chỉ tiêu:
Khả năng thanh toán ngắn hạn8: cho biết một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo
bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản ngắn hạn/ Tổng nợ ngắn hạn
Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải duy trì chỉ tiêu này luôn luôn lớn hơn hoặc
bằng 1 đồng nghĩa với việc tổng tài sản ngắn hạn phải lớn hơn tổng nợ ngắn hạn. Khả
năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp lớn hơn 1 cho thấy doanh nghiệp có
tình hình sản xuất kinh doanh tốt.
Khả năng thanh tốn nhanh9: cho biết khi khơng tính đến hàng tồn kho thì một
đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh = ( Tông tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/ Tổng nợ
ngắn hạn
Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là một doanh nghiệp có
hàng tồn kho thấp. Hệ số này nếu nhỏ hơn 1 đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp không mang lại hiệu quả cao.
Khả năng thanh toán tức thời: chỉ tiêu này cho biết một đồng nợ của công ty
đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tiền mặt và các khoản tương đương tiền.
Khả năng thanh toán tức thời = ( Tiền mặt + Các khoản tương đương tiền)/ Tổng
nợ ngắn hạn
14


Chỉ tiêu này cũng được nhà quản trị duy trì ở mức lớn hơn hoặc bằng 1. Khả
năng thanh toán tức thời sẽ cho thấy cơng ty có khả năng trang trải nợ ngắn hạn bằng
tiền mặt. Tuy nhiên, nhà quản trị cũng cần cân nhắc mức độ cất giữ tiền mặt và các
khoản tương đương tiền tại quỹ một cách hợp lý, tránh tình trạng dự trữ quá nhiều tiền
mà khơng có khả năng sinh lời.
Tài sản ngắn hạn là những loại tài sản có tính thanh khoản cao (có khả năng

chuyển đổi thành tiền mặt nhanh nhất) như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản
phải thu, hàng tồn kho,… Liargovas và Skandalis, (2008) lập luận rằng doanh nghiệp
có thể sử dụng tài sản lưu động để tài trợ cho các hoạt động đầu tư tài chính của mình
khi các nguồn lực bên ngồi là khơng có sẵn. Mặt khác, tính thanh khoản cao hơn có
thể cho phép một doanh nghiệp vượt qua được những tình huống bất ngờ và vượt qua
khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng. Almajali và cộng sự (2012) cho thấy khả năng
thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp có tác động dương lên hiệu suất tài chính
của các doanh nghiệp. Kết quả cho thấy rằng các doanh nghiệp cần tăng tài sản ngắn
hạn và giảm nợ ngắn hạn vì mối quan hệ dương giữa khả năng thanh toán ngắn hạn và
hiệu suất hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
d. Thời gian quay vòng tiền
Chu kỳ kinh doanh = Thời gian quay vòng hàng lưu kho + Thời gian thu
tiềntrung bình
Thời gian quay vòng tiền = Chu kỳ kinh doanh – Thời gian trả nợ trung bình
Hệ số lưu kho = Giá vốn hàng bán/ Giá trị lưu kho
Thời gian luận chuyển kho trung bình = 365 / Hệ số lưu kho
Thời gian luân chuyển kho trung bình được chọn là một trong những yếu tố tác
động đến hiệu quả sản xuất kinh doanh vì nó là một thước đo quan trọng để đánh giá
việc quản lý hàng tồn kho có hiệu quả hay khơng. Thời gian ln chuyển kho trung
bình cho biết số ngày cần thiết cho kho luân chuyển được một vịng. Hay nói cách
khác thời gian ln chuyển kho trung bình cho biết hàng tồn kho quay vịng bao nhiều
lần trong một năm. (C.Madhusudhana và K.Prahlada, p. 43, 2009).
Thời gian ln chuyển kho nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp có tình hình kinh doanh
tốt, khơng có tình trạng tồn kho. Hàng hóa sản xuất ra bán hết và sẽ thu hồi lại vốn
nhanh chóng. Hay nói cách khác, thời gian luân chuyển kho trung bình của một doanh
nghiệp nhỏ tức doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh có hiệu quả. Ngược lại, thời gian
15


ln chuyển kho trung bình lớn, hàng hóa sản xuất ra khơng bán được, lượng hàng tồn

kho lớn thì doanh nghiệp đang đứng trước tình trạng sản xuất và kinh doanh không
hiệu quả.
Hệ số thu nợ = Doanh thu thuần / Phải thu khách hàng
Thời gian thu nợ trung bình = 365 / Hệ số thu nợ
Đây là chỉ tiêu phản ánh tốc độ các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền. Chỉ
tiêu này được thể hiện qua thời gian thu nợ trung bình. Căn cứ vào hệ số thu nợ để ta
tính thời gian thu nợ trung bình. Thời gian thu nợ trung bình cao chứng tỏ các khoản
phải thu khách hàng tăng cao. Cho khách hàng nợ nhiều thì có thể giữ chân khách
hàng với doanh nghiệp. Tuy nhiên, khách hàng nợ lâu dài thì ảnh hưởng đến dịng tiền
của doanh nghiệp. Dịng tiền ln biến đổi theo thời gian, tiền mặt sử dụng ngay bao
giờ cũng có giá trị hơn.
Hệ số trả nợ = ( Giá vốn hàng bán + Chi phí quản lý chung, bán hàng, quản lý)/
Phải tả gười bán, lương, thưởng và thuế phải trả
Thời gian trả nợ trung bình = 365/ Hệ số trả nợ
Cũng giống như thời gian thu nợ trung bình, thời gian trả nợ trung bình của
doanh nghiệp mà lớn thì doanh nghiệp khơng có hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tình
hình sản xuất kinh doanh kém dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khơng có khả năng trả
nợ cho nhà cung cấp, trả lương cho nhân viên và nộp thuế.
e. Thời gian hoạt động
Một doanh nghiệp thành lập lâu năm, có thời gian hoạt động nhiều, có nhiều
kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh thì hoạt động sản xuất kinh hơn so với doanh
nghiệp mới đi vào hoạt động. Tuy nhiên, thời gian hoạt động trong ngành ngắn hay dài
không quyết định sự hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả chịu tác động của các nhân tố sau dựa trên cơ sở là thời
gian hoạt động:
Thứ nhất, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành: Doanh nghiệp có
nhiều năm hoạt động thì sẽ có kinh nghiệm trong việc đưa ra các chiến lược cạnh
tranh, để có thể hạ thấp đối thủ mà vẫn dẫn đầu trong ngành. Ngoài ra, doanh nghiệp
mới thành lập sẽ gặp khơng ít khó khăn về vốn, về kinh nghiệm quản lý. Từ vấn đề đó
mà ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp


16


mới hoạt động gặp quá nhiều khó khăn về đối thủ cạnh tranh có sẵn trên thị trường dẫn
đến sản xuất kinh doanh không hiệu quả.
Thứ hai, sản phẩm thay thế: Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản
phẩm thay thế, số lượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các
chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu,
chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp
hoạt động lâu năm trong ngành, có đội ngũ quản lý và nhân viên chất lượng, giàu kinh
nghiệm sẽ đưa ra những sản phẩm thay thế tốt về chất lượng và giá cả cho khách hàng.
Tuy nhiên, một doanh nghiệp cịn non trẻ nếu định vị chính xác và đúng thị trường của
sản phẩm thay thế thì cũng đem lại thành công không kém so với những doanh nghiệp
hoạt động lâu năm trong ngành. Thậm chí, nếu doanh nghiệp mới mà thành cơng thì
họ sẽ tạo được bước nhảy đột phá trong việc kinh doanh của mình.
Thứ ba, khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh
nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà
khơng có người hoặc là khơng được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh
nghiệp khơng thể tiến hành sản xuất được. Một nhà quản trị có kinh nghiệm sẽ định vị
khách hàng tốt hơn, biết được mật độ dân cư, tâm lý và thói quen tiêu dùng,…từ đó có
định hướng phát triển cho chất lượng và sản lượng của doanh nghiệp mình. Với các
doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong nghề có những ưu thế về khách hàng hơn. Song
những doanh nghiệp mới gia nhập không phải là khơng có cơ hội. Những doanh
nghiệp mới này có thể họ sẽ mất thời gian đầu để khách hàng chấp nhận sản phẩm của
họ vì thế mà doanh nghiệp mới càng cần phải xúc tiến quảng bá sản phẩm đến tay
người tiêu dùng nhiều hơn. Khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sự cạnh tranh của
doanh nghiệp vì vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Thứ tư, bộ máy quản trị doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ

chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự
tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực
hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau :
Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp và xây dựng cho doanh
nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Nếu xây dựng được một
chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp hợp lý (phù hợp với môi trường kinh
17


doanh, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp) sẽ là cơ sở là định hướng tốt để doanh
nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạch hoá
các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và phát triển doanh
nghiệp đã xây dựng.
Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động sản xuất kinh
doanh đã đề ra.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên.
Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh
nghiệp, ta có thể khẳng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với
cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh
hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp
lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo
cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nếu bộ
máy quản trị doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc
quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng hoặc là phải kiểm
nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt chẽ, các quản trị viên thì
thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp không cao. Phần lớn doanh nghiệp trẻ dễ mắc phải sai lầm trên, sau khi
đi vào hoạt động thì mới có thể rút ra được kinh nghiệm và hồn thiện hơn bộ máy

quản trị của doanh nghiệp mình.
Cuối cùng, mơi trường văn hóa doanh nghiệp: Mơi trường văn hố do doanh
nghiệp xác lập và tạo thành sắc thái riêng của từng doanh nghiệp. Đó là bầu khơng khí,
là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hiệp tác phối
hợp trong thực hiện cơng việc. Mơi trường văn hố có ý nghĩa đặc biệt và có tác động
quyết định đến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp.
Trong kinh doanh hiện đại, rất nhiều doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp liên
doanh rất quan tâm chú ý và đề cao mơi trường văn hố của doanh nghiệp, vì ở đó có
sự kết hợp giữa văn hoá các dân tộc và các nước khác nhau. Những doanh nghiệp
thành công trong kinh doanh thường là những doanh nghiệp chú trọng xây dựng, tạo ra
mơi trường văn hố riêng biệt với các doanh nghiệp khác. Văn hoá doanh nghiệp tạo ra
18


lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các doanh nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp to lớn đến việc
hình thành các mục tiêu chiến lược và các chính sách trong kinh doanh của doanh
nghiệp, đồng thời tạo thuận lợi cho việc thực hiện thành công chiến lược kinh doanh
đã lựa chọn của doanh nghiệp. Cho nên hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào mơi trường văn hố trong doanh
nghiệp. Một doanh nghiệp dù cị nhiều hay ít kinh nghiệm thì cũng nên chú trọng xây
dựng văn hóa doanh nghiệp cho chính doanh nghiệp mình.
Một số nghiên cứu trên thế giới cũng cho rằng tuổi hoạt động của công ty và
hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ liên quan trên lý thuyết mà trên thực tế cũng
có tác động lẫn nhau.
Loderer, Neusser, and Waelchli, 2009 cho rằng hiệu quả sản xuất kinh
doanh giảm khi các cơng ty có thời gian hoạt động lâu hơn.
f. Hình thức sở hữu
Nghiên cứu về hình thức sở hữu của các doanh nghiệp thì Dewenter và
Malatesta (2001) đã chỉ ra rằng theo chu kỳ kinh doanh cho thấy giá trị của các công ty
tư nhân thường cao hơn giá trị của các doanh nghiệp nhà nước do tạo ra lợi nhuận

nhiều hơn, sử dụng nợ và lao động ít hơn trong q trình sản xuất.
Hiện nay, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Việt Nam đang cổ phần
hóa các DNNN khơng chỉ tăng cường sự giám sát của các cổ đơng mà cịn tăng cường
các nguồn lực của xã hội vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc cổ phần hóa chính
là thay đổi bản chất công tác quản lý để nâng cao trách nhiệm của các cổ đông với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình. Với các DNNN tài sản và nguồn
lực do Nhà nước quản lý và sở hữu chính vì thế hiệu quả lao động của cơng nhân viên
chức nhà nước không cao. Hay tồn tại những tiêu cực trong doanh nghiệp như tham
nhũng, không tận dụng được nhân tài,… Khi đã chuyển đổi hình thức sở hữu sang cổ
phần thì các cổ đơng trực tiếp quản lý hoạt động kinh doanh, trực tiếp giám sát sẽ có
hiệu quả hơn. Vì tình trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng đến
cổ tức của chính bản thân họ. Người lao động sẽ có trách nhiệm và ý thức cao hơn
trong công việc để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
g. Một số nhân tố vĩ mô
- Tốc độ tăng trưởng GDP của quốc gia

19


Tốc độ tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm quốc nội): là tổng giá trị sản xuất vật
chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi lãnh thổ của một
quốc gia tạo nên trong một thời kỳ nhất định. Như vậy, GDP là kết quả của toàn bộ
hoạt động kinh tế diễn ra trên lãnh thổ của một nước, nó khơng phân biệt kết quả thuộc
về ai và do ai sản xuất ra.
Các doanh nghiệp sử dụng lao động và vốn đầu tư để sản xuất ra hàng hóa, dịch
vụ. Cơng nghệ sản xuất hiện có quyết định mức sản lượng được sản xuất từ một khối
lượng vốn đầu tư và lao động nhất định.
Sản lượng sản xuất của các doanh nghiệp cao tức là doanh nghiệp sử dụng vốn
đầu tư có hiệu quả, có nguồn lao động dồi dào và có trình độ cao, áp dụng khoa học
công nghệ hiện đại vào sản xuất kinh doanh.

Như vậy, tốc độ tăng trưởng GDP của một nền kinh tế cao hay thấp đều phản
ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế đó.
- Tình hình lạm phát
Theo một số nhà kinh tế học ở Việt Nam chia sẻ quan điểm của luận thuyết
“Lạm phát cầu kéo” và cho là lạm phát nẩy sinh do sự mất cân đối giữa cung và cầu,
khi cầu có khả năng thanh tốn tăng vượt quá khả năng cung của nền kinh tế làm giá
của hàng hố tăng lên… Xét đến cùng thì lạm phát là sự tăng lên tự động của giá cả để
lấy lại thế cân bằng đã bị phá vỡ giữa cung và cầu biểu hiện ra ở hàng và tiền.
Như vậy, dựa vào các luận điểm trên ở khía cạnh nào đó lạm phát xảy ra khi
lượng tiền trong lưu thông vượt quá mức cho phép, đồng tiền nội tệ trong nước bị mất
giá so với các đồng tiền ngoại tệ khác. Tác động tiêu cực của lạm phát dẫn đến kinh
doanh khơng thể tiến hành bình thường được. Vai trị điều tiết nền kinh tế của chính
phủ thơng qua tiền tệ và thuế cũng bị suy giảm, thậm chí bị vơ hiệu hố, do mức thuế
trở nên vơ nghĩa trước tốc độ tăng lạm phát thời kì phi mã hoặc siêu lạm phát. Tác
động tiêu cực đầu tiên là lạm phát kiềm chế các đầu tư dài hạn, kích thích đầu tư
ngắn hạn có tính đầu cơ gây ra tình trạng khan hiếm hàng hố.
- Chính sách tiền tệ
Và cuối cùng ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến hiệu quả sản xuất kinh
doanh: Thơng thường, có 3 trạng thái của CSTT là nới lỏng (trạng thái 1), trung tính
(trạng thái 2) và thắt chặt (trạng thái 3). Một cách giản lược, có thể hiểu trạng thái

20


trung tính của CSTT được áp dụng khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định ở mức tiềm
năng với lạm phát trong tầm kiểm soát.
Trạng thái nới lỏng được áp dụng khi kinh tế tăng trưởng dưới mức tiềm năng.
Trạng thái thắt chặt được áp dụng khi nền kinh tế có biểu hiện tăng trưởng nóng trên
mức tiềm năng với áp lực lạm phát cao
Điều chỉnh CSTT theo hướng nới lỏng (chuyển từ trạng thái 3 sang 2 hoặc 2

sang 1 hoặc tăng mức độ của trạng thái 1) sẽ có tác dụng kích thích tăng trưởng kinh tế
và kết quả kinh doanh của các cơng ty, qua đó tác động tích cực tới hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp và ngược lại.
4.2 Mơ hình nghiên cứu
Qua tổng quan các nghiên cứu có liên quan trên, có thể thấy được hiệu quả sản
xuất kinh doanh chịu tác động bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có nhiều yếu tố có sự tác
động thuận chiều đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó, để nghiên cứu ảnh
hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh trên
địa bàn tỉnh Trà Vinh, đề tài sử dụng mơ hình như sau:
Tuổi
Giới tính
Trình độ học vấn
Kinh nghiệm
Hiệu quả
SXKD

Quan hệ xã hội
Thời gian hoạt động
Vốn
Lao động
Chính sách hỗ trợ
Quảng bá
Hình 1. Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: tác giả, 2021

21


Mơ hình nghiên cứu trên được thể hiện cụ thể bằng phương trình hồi quy như
sau:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + β8X8 +
β9X9 + β10X10
Trong đó, biến phụ thuộc Y là Hiệu quả SXKD của hộ kinh doanh được đo
lường thơng qua chỉ tiêu tài chính ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu).
Dựa trên các nghiên cứu đã lược khảo, tác giả đưa ra kỳ vọng về dấu của các hệ
số βi tương ứng với từng biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu thực nghiệm được
trình bày trong bảng 1 và được giải thích cụ thể như sau:
Bảng 1. Diễn giải và kỳ vọng dấu của các biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu
Stt

1

2

3

4

5

Tên biến

Diễn giải

Tuổi (X1)

Biến liên tục: số tuổi của chủ
hộ kinh doanh (tuổi)

Giới tính (X2)


Biến giả: trị số 0 nếu chủ hộ
kinh doanh là nữ, nhận trị số
1 nếu chủ hộ kinh doanh là
nam

Trình độ học vấn
(X3)

Kinh nghiệm
(X4)

Quan hệ xã hội
(X5)

Biến liên tục: số năm đi học
của chủ hộ kinh doanh (năm)

Biến liên tục: số năm làm
quản lý của chủ hộ kinh
doanh (năm)
Biến giả: trị số 1 nếu có
người thân làm việc trong các
hiệp hội, tổ chức, cơ quan
nhà nước; trị số 0 nếu trường
hợp khác
22

Dấu
kỳ

vọng

Cơ sở
chọn biến

+

Phước Minh Hiệp
và Võ Thị Bích
Hương (2019)

+

Phước Minh Hiệp
và Võ Thị Bích
Hương (2019)

+

Nguyễn Minh Tân,
Tăng Thị Ngân và
Lâm Hải Bằng
(2020);
Nguyễn
Quốc
Nghi và Mai Văn
Nam (2011);
Phan Hồng Dẫn
(2012)


+

Nguyễn Minh Tân,
Tăng Thị Ngân và
Lâm Hải Bằng
(2020);
Phan Hồng Dẫn
(2012)

+

Phước Minh Hiệp
và Võ Thị Bích
Hương (2019);
Nguyễn
Quốc
Nghi và Mai Văn


Stt

Tên biến

Diễn giải

Dấu
kỳ
vọng

Cơ sở

chọn biến
Nam (2011)

6

Thời gian hoạt
động (X6)

Biến liên tục: số năm hoạt
động của hộ kinh doanh
(năm)

+

Quan Minh Nhựt
và Lý Thị Phương
Thảo (2014)

7

Vốn (X7)

Biến liên tục: số vốn chủ sở
hữu của hộ kinh doanh (triệu
đồng)

+

Phan Thị Minh Lý
(2011);

Phan Hồng Dẫn
(2012);
Phước Minh Hiệp
và Võ Thị Bích
Hương (2019)

8

Lao động (X8)

Biến liên tục: số lượng lao
động của hộ kinh doanh
(người)

+

Phan Hồng Dẫn
(2012)

9

Chính sách hỗ trợ
(X9)

Biến giả: trị số 1 nếu có hỗ
trợ vốn; trị số 0 nếu không
được hỗ trợ vốn

+


Nguyễn
Quốc
Nghi và Mai Văn
Nam (2011)

Quảng bá (X10)

Biến giả: trị số 1 nếu có
quảng bá thương hiệu, sản
phẩm; trị số 0 nếu khơng có
quảng bá

+

Tăng Mậu
(2012)

10

Huê

Ghi chú: Dấu “+” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ thuận, dấu “-” thể hiện mối quan hệ tỷ lệ nghịch

Nguồn: Tác giả, 2021
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sản xuất kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đối tượng khảo sát: Chủ hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
5.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ kinh
doanh.
- Về không gian: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Về thời gian: Các số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu từ năm 2018 đến
năm 2020; thời gian thực hiện lấy số liệu sơ cấp từ năm 2020.

23


×