Trang 1
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN ĐÊ THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG LẦN II
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 NĂM học 2011- 2012
Môn: ĐỊA LÍ
Thời gian làm bài: 180 phút
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (8 điểm)
Câu I (2 điểm).
Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta.
Câu II ( 3 điểm).
1. Trình bày điều kiện phát triển ngành thủy sản nước ta.
2. Vì sao việc làm là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay ? Nêu các
phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm?
Câu III (3 điểm)
Cho bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lúa của nước ta các năm (1990 - 2006)
Năm
1990
1995
1999
2003
2006
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (nghìn
tấn)
6042
19225
6765
24963
7653
31393
7452
34568
7324
35849
1.Hãy tính năng suất lúa của nước ta thời kỳ 1990 - 2006
2.Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích , sản lượng , năng suất lúa của
nước ta thời kỳ trên.
3. Nhận xét và giải thích sự biến động về diện tích , sản lượng , năng suất lúa của nước
ta từ năm 1990 đến 2006
II. PHẦN RIÊNG (2 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ( câu IV.a hoặc IV.b)
Câu IV.a Theo chương trình chuẩn.( 2 điểm)
Trình bày các thế mạnh, hiện trạng phát triển và hướng phát triển về cây CN lâu năm
của Tây Nguyên.
Câu IV.b Theo chương trình nâng cao ( 2 điểm)
Tại sao phải sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL? Nêu hướng sử dụng và cải tạo
tự nhiên của vùng này.
……… Hết…………
Lưu ý: -Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh ……………………………………… ; Số báo danh…………
Trang 2
SỞ GD& ĐT NGHỆ AN ĐÁP ÁN- THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG LẦN II
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 Môn: ĐỊA LÍ - NĂM 2013
Câu
hỏi
Nội dung
Điểm
Câu
I
Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta
* Hoạt động của gió mùa ở nước ta:
- Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến bán cầu bắc nên có gió tín phong
hoạt động quanh năm.
- Khí hậu nước ta chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khí hậu hoạt động theo
mùa: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
* Hoạt động gió mùa mùa Đông và gio mùa mùa Hạ
nguồn gốc
thời
gian
hướn
g gió
phạm vi
ảnh hưởng
kiểu thời tiết đặc
trưng
Gió
mùa
mùa
Đông
Áp cao xibia
11-t4
năm
sau
ĐB
miền Bắc
đến dãy
núi bạch
mã
- gđ đầu lạnh
khô
- gđ sau lạnh ẩm
có mưa phùn
Gió
mùa
mùa
Hạ
Nửa đầu: áp cao bắc
Ấn Độ Dương
t5-t7
TN
cả nước
cho mưa ở TN,
ĐNB, ĐBSCL.
Gây hiệu ứng
phơn ở BTB và
Nam của TB
Nửa sau: áp cao
Nam Ấn Độ Dương
và áp cao chí tuyến
Nam
t6-t10
TN,
ĐN
cả nước
Cho mưa khắp
phạm vi cả nước
học sinh trình bày kiểu khác nhưng đúng vẫn cho điểm tuyệt đối
2,0
0,25
0,25
1,5
Câu
II
Trình bày điều kiện phát triển ngành thủy sản nước ta.
+ Thuận lợi:
* Tự nhiên:
- Có bờ biển dài, thành phần loài phong phú trữ lượng lớn.
- Có nhiều ngư trường lớn: Cà Mau, Kiên Giang, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà
Rịa - Vũng Tàu…
- Có nhiều mặt nước để nuôi trồng thủy sản: bãi triều, đầm phá, vũng ở Hải
Phòng, Quảng Ninh…
- Có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, ô trũng nuôi thủy sản ngọt.
* Kinh tế xã hội:
- Dân cư đông, có kinh nghiệm đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
- Cơ sở vật chất ngày càng được hiện đại, các dịch vụ cung ứng phát triển.
1,5
Trang 3
- Thị trường ngày càng mở rộng có nhiều chính sách khuyến khích phát triển.
+ Khó khăn: Thường có thiên tai bão và gió mùa Đông Bắc, phương tiện đánh
bắt còn hạn chế, chế biến còn hạn chế. Hệ thống cảng chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển. Môi trường biển đang bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm.
Vì sao việc làm là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta hiện nay ?
Nêu các phương hướng để giải quyết vấn đề việc làm?
* Việc làm là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nước ta vì:
- Thực trạng của vấn đề việc làm: tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm( số
liệu chứng minh )
- Hậu quả của vấn đề việc làm: Phân tích về kinh tế, xã hội, môi trường )
* Các phương hướng giải quyết:
- Phân bố lại dân cư và lao động…
- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình để giảm tốc độ tăng dân sô ở nông thôn.
- Đa dạng hóa cơ cấu nghành nghề ở nông thôn
- Đẩy mạnh xuát khẩu lao động…, hợp tác với nước ngoài.
- Đa dạng hóa các loai hình đào tạo…
1,5
Câu
III
Năng suất lúa của nước ta :
Năng suất lúa của nước ta =Sản lượng / Diện tích
Năm
1990
1995
1999
2003
2006
Năng suất(tạ/ha)
31,8
36,9
41,0
46,4
48,9
0,5
Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích , sản lượng , năng
suất lúa của nước ta thời kỳ 1990-2006
a. Tốc độ tăng trưởng ( %
b. Vẽ biểu đồ :
- Biểu đồ đường
- Có đơn vị , tên , khoảng cách năm chính xác, chú giải
- Sai mỗi nội dung - 0.25 đ
Năm
1990
1995
1999
2003
2006
Diện tích
100
112
127
123
121
Sản lượng
100
130
163
180
186
Năng suất
100
116
129
146
154
1,5
0,5
1,0
Nhận xét và giải thích
- Diện tích , sản lượng , năng suất lúa của nước ta từ năm 1990 đến 2006 có
sự biến động : Sản lượng và năng suất tăng liên tục còn diện tích giai đoạn đầu
( 1990 -1999 )tăng sau đó có giảm ( 1999 - 2006 )
- Tốc độ tăng trưởng của sản lượng cao nhất ( 186%)kế đến là năng suất(
154% )
thấp nhất là diện tích ( 121% )
- Sản lượng tăng nhờ diện tích và năng suất tăng.
- Diện tich giai đoạn 1990- 1999 tăng nhờ khai hoang và tăng vụ ,giai đoạn
1,0
0,2
0,2
0,2
0,2
Trang 4
1999-2006 giảm do việc lấn chiếm đất nông nghiêp để thổ cư , xây dựng công
nghiệp , đô thị hóa
- Năng suất tăng nhờ tăng cường kỹ thuật trong sản xuất : thủy lợi ,phân bón ,
thuốc trừ sâu , giống mới , máy móc ,điện.
0,2
Câu
IV
IV. a. Trình bày các thế mạnh, hiện trạng phát triển và hướng phát triển
về cây CN lâu năm của Tây Nguyên.
* Phát triển cây CN lâu năm:
+ Điều kiện tự nhiên:
- Đất bazan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung
trên những mặt bằng rộng hình thành các vùng chuyên canh cây CN.
- Khí hậu cận xích đạo:
Mùa mưa thuận lợi cho cây phát triển.
Mùa khô phơi sấy sản phẩm
Có sự phân hóa độ cao: có thể trồng cây cận nhiệt và nhiệt đới.
- Lao động có kinh nghiệm trồng cây CN lâu năm.
+ Tình hình sản xuất và phân bố:
- Cây cà phê: là cây CN quan trọng của Tây Nguyên, chiếm 4/5 diện tích cả
nước, phân bố nhiều ở Đắc Lắc, Gia Lai, Buôn Mê Thuột.
- Cây chè: 4,3% diện tích cả nước, chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai.
- Cây cao su: 17,2% diện tích cả nước (thứ 2 sau Đông Nam Bộ), chủ yếu ở
Gia Lai, Đắc Lắc.
- Ngoài ra còn một số loại khác: tiêu, điều…
+ Hướng phát triển:
- Hoàn thiện quy hoạch các vùng chuyên canh cây CN, mở rộng diện tích.
- Bảo vệ rừng và phát triển thủy lợi.
- Đa dạng hóa cơ cấu cây CN, đẩy mạnh chế biến và xuất khẩu.
2,0
IV. b. Tại sao phải sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL? Nêu
hướng sử dụng và cải tạo tự nhiên của vùng này.
* Tại sao phải sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ĐB sông Cửu Long:
- Vì ĐB sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát
triển kinh tế của nước ta.
- Để phát huy những thế mạnh và khắc phục những hạn chế của đồng bằng.
- Môi trường thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên của đồng bằng đang đứng
trước sự suy thoái.
Vì vậy vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ĐB sông Cửu Long là vấn
đề cấp bách.
* Hướng sử dụng và cải tạo:
- Giải quyết nước ngọt vào mùa khô là vấn đề quan trọng (để hạn chế phèn,
mặn…).
- Cải tạo đất bằng thủy lợi và thay đổi cây trồng phù hợp với loại đất.
2,0
Trang 5
- Duy trì và bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.
- Gắn việc sử dụng và cải tạo tự nhiên với hoạt động kinh tế của con người.
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển cây CN, cây ăn quả có giá trị, kết hợp
thủy sản và CN chế biến.
+ Khai thác kết hợp kinh tế đất liền, biển, đảo và quần đảo.
+ Chủ động sống chung với lũ, khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ mang
lại.
Tổng
Câu I+ II+III+ IVa(IV b) = 10 điểm