Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SÁNG KIẾN 2021 2022 TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 15 trang )

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG

SÁNG KIẾN

RÈN LUYỆN KHẢ NĂNG HỌC
TỪ VỰNG CHO HỌC SINH
TRƯỜNG

Họ và tên tác giả :
Đơn vị công tác : Trường

NĂM HỌC: 2021 – 2022

MỤC LỤC


TT
1
2
3
4
5
Phần I
Phần II
Phần III

NỘI DUNG
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghien cứu


Phương pháp và thời gian nghiên cứu
Khả năng phát triển, ứng dụng thực tế
Thực trạng của việc giảng dạy và học tập từ vựng tiếng
anh tại trường
Nội dung chính và tiến trình nghiên cứu
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

3

trang
4
5
5
5
6
6
7
12
13


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Lý do khách quan
Ngày nay, tiếng Anh đã và đang đóng vai trị hết sức quan trọng trong cuộc
sống của mỗi chúng ta. Nó được xem như là một cơng cụ giao tiếp cần thiết trong
đời sống, công việc và trong mọi mặt cuộc sống. Tiếng Anh đang dần trở thành
một ngôn ngữ giao tiếp chung trên tồn thế giới. Trong tiến trình hội nhập quốc tế,

việc tìm tiếng nói chung là vơ cùng cần thiết và quan trọng cho bất kỳ quốc gia
nào.
Muốn việc dạy và học Tiếng Anh đạt hiệu quả thì giáo viên phải cung cấp
cho học sinh một vốn kiến thức ngữ pháp và vốn từ vựng phong phú. Trong thực tế
học sinh Việt Nam có một vốn kiến thức ngữ pháp khá tốt nhưng vốn từ vựng của
các em thì nghèo nàn.Vì vậy giúp các em luyện tập để ghi nhớ được vốn từ vựng
Tiếng Anh là vô cùng quan trọng và đòi hỏi mỗi giáo viên Tiếng Anh cần phải
quan tâm, chú trọng.
1.2. Lý do chủ quan
Là giáo viên giảng dạy bộ môn tiếng anh THCS (nơi tôi công tác là trường
THCS), tôi luôn trăn trở về vấn đề “Tại sao học sinh có hệ thống kiến thức ngữ
pháp khá tốt, nhưng khi các em làm bài tập về các kỹ năng cơ bản Nghe, Nói, Đọc,
Viết thì lại mắc khá nhiều lỗi. Các em ngại nói, khó nghe và đặc biệt là ln viết
sai chính tả.
Trong q trình tiếp xúc và giảng dạy ngơn ngữ tơi nhận thấy rằng: Từ vựng
là một phần quan trọng không thế thiếu trong việc học ngơn ngữ nước ngồi. Hệ
thống kiến thức từ vựng phong phú giúp các em tự tin hơn trong quá trình học
cũng như giao tiếp với người nước ngoài. Nhưng thực tế cho thấy rằng phần lớn
các em học sinh chưa nhận thức được điều đó. Hơn nữa, các em chưa chủ động
được trong việc học và tiếp nhận ngôn ngữ và ngay cả giáo viên chúng ta là những
người trực tiếp giảng dạy vẫn thường làm thay học sinh rất nhiều, giáo viên cung
cấp kiến thức ngữ pháp, giúp học sinh lựa chọn viết từ mới, cách đó khơng đem lại
hiệu quả cao mà tạo cho học sinh thói quen phụ thuộc và lười suy nghĩ.
Vì thế việc giảng từ vựng là chìa khóa giải đáp vướng mắc trong việc tiếp
cận ngơn ngữ nước ngồi . Chúng ta không thể rèn luyện và phát triển 4 kỹ năng :
Nghe, Nói, Đọc, Viết cho học sinh mà không dựa vào nền tảng của hệ thống kiến
thức từ vựng . Khối lượng từ vựng càng nhiều, càng phong phú thì giúp cho học
sinh hiểu biết và giao tiếp nhanh chóng có hiệu quả. Việc học và sử dụng từ vựng
một cách thường xuyên, đó là kết quả của một quá trình học. Muốn vậy người giáo
viên phải thực sự là người tổ chức hướng dẫn để các em chủ động, tích cực trong

mọi hoạt động học tập. Giáo viên phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp
nhằm giúp học sinh luyện tập và ghi nhớ tốt những từ vựng mà các em đã được
4


học. Bên cạnh đó, giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách học và tự ôn luyện vốn
từ vựng để ghi nhớ và phát triển vốn từ vựng của bản thân. Từ những trăn trở trên
tôi đã tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp,tiếp cận và tìm hiểu tâm lý học sinh…
nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức mình có vào q trình giảng dạy từ vựng
cho hoc sinh. Từ đó tơi đã rút ra một vài kinh nghiệm dạy luyện tập từ vựng cho
học sinh lớp 9 nhằm giúp các em ghi nhớ được vốn từ vựng tiếng Anh có hiệu
quả.Chúng ta có câu “Học thầy khơng tày học bạn” Chính vì vậy mà tơi viết sáng
kiến kinh nghiệm “Rèn luyện khả năng tự học từ vựng cho học sinh lớp ”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu nhằm mục đích xây dựng ý kiến, đóng góp vào
tiếng nói chung của cơng tác giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS, thơng qua đó
đưa ra một số phương pháp dạy từ vựng môn tiếng anh giúp các em học sinh thật
sự có hứng thú trong việc học tập mơn Tiếng Anh và có nền tảng hệ thống từ vựng
tốt cho kỳ thi tuyển sinh sắp tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Bài nghiên cứu đã được triển khai với (năm học 2021 - 2022). Vì là hai
lớp cuối cấp THCS nên đa phần các em hiểu được tầm quan trọng của việc học và
có ý thức học tập.
4. Phương pháp và thời gian nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
-Với đề tài này tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu: Phát huy tính tích
cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
+ Quan sát học sinh
+ Phỏng vấn , kiểm tra và đánh giá kết quả
- Qua mỗi đơn vị bài học có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về những

hình thức
thực hiện ở từng tiết học, phân tích ưu- nhược điểm sau đó duy trì ưu điểm bổ sung
và cải tiến những nhược điểm để tiếp tục tiến hành thử nghiệm ở những bài học
tiếp theo.
4.2 Thời gian nghiên cứu:
Thời gian đầu học kỳ I đến kết thúc học kỳ I năm học 2021 - 2022
4.3 Kế hoạch nghiên cứu:
Theo phân phối chương trình mỗi lớp sẽ có 3 tiết / tuần.Trong 1 học kỳ các
em sẽ có 6 bài học (từ Unit 1 đến unit 6).
Chia nhóm học sinh
Phân cơng cơng việc cụ thể

5


Nhận bài sửa lỗi theo phân cơng
Học sinh thuyết trình trước lớp
Sửa lỗi, đánh giá và củng cố
Học sinh sẽ hoạt động theo nhóm để chuẩn bị nội dung cần thiết cho các đơn
vị bài học phù hợp theo phân cơng của giáo viên : Nhóm học sinh sẽ chuẩn bị nội
dung từ vựng cho bài học mới theo các phần “Getting started: Listen and Read” và
“Read” hàng tuần theo phân công của giáo viên.
5. Khả năng phát triển, ứng dụng thực tế
Chúng ta có thế ứng dụng đề tài này cho các em học sinh khối 8 và 9.
6. Hiệu quả
Phương pháp này giúp các em chủ động hơn trong việc chuẩn bị và học từ
vựng hơn. Nâng cao khả năng sáng tạo, tìm tịi của các em. Bên cạnh đó phát huy
được tính đồn kết, trách nhiệm học tập thơng qua việc hoạt động nhóm. Từ đó
giúp các em dễ dàng ghi nhớ từ vựng và thích thú trong việc học tiếng Anh.


PHẦN I
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP TỪ VỰNG
TIẾNG ANH TẠI TRƯỜNG
1. Về học sinh
Thứ nhất, với đặc thù phần lớn các em là học sinh thuộc xã vùng sâu vùng
xa của tỉnh và là vùng nông thôn, đa phần phụ huynh các em làm nghề nơng, mặc
dù vẫn có một vài phụ huynh làm nhiều ngành nghề khác. Vì thế do đặc tính của
cơng việc nên phụ huynh ít quan tâm đến việc học của các em. Bên cạnh đó, nhiều
năm trở lại đây trường còn tiếp nhận thêm các em học sinh ở các nơi khác chuyển
đến với lí do theo ba mẹ làm việc. Nhưng nhìn chung, các em cũng đến từ những
tỉnh xa vẫn cịn khó khăn. Hơn nữa, các em lại ít có cơ hội để giao tiếp tiếng Anh.
Chính vì vậy hoạt động dạy và học tiếng Anh tại trường còn nhiều hạn chế. Nhiều
năm gần đây trường đã được trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy.
Tuy nhiên, do thiết bị máy móc cịn gặp nhiều trục trặc khi sử dụng nên việc ứng
dụng giảng dạy còn nhiều bất cập.
Thứ hai, tuy các em đã được tiếp cận làm quen với môn tiếng Anh ngay khi
còn học tiểu học, nhưng kiến thức của các em cịn rất hạn chế và chưa có phương
pháp học hiệu quả. Có thể nói việc dạy và học tiếng Anh của các em học tiểu học
chưa được chú trọng. Các em thường rất lúng túng khi được giao các dạng bài tập
liên quan đến từ vựng. Chỉ một số ít các em có thể nói và diễn đạt bằng tiếng Anh.
6


Qua các bài kiểm tra trên lớp thì tỉ lệ học sinh có điểm trên trung bình khá
thấp (45/83 học sinh). Từ đó địi hỏi giáo viên phải có biện pháp phù hợp khắc
phục và giúp các em tiến bộ trong việc học hơn.
2. Về giáo viên
Giáo viên luôn phải tìm ra các phương pháp mới và có hiệu quả để giúp học
sinh cải thiện kết quả học tập. Tham khảo các tài liệu liên quan, trao đổi ý kiến với
tổ chuyên môn và trao đổi với học sinh để tìm ra phương pháp phù hợp.

Tiến hành tham khảo, tìm tịi các hình thức rèn luyện cho phù hợp với từng
loại bài, từng kiểu bài như luyện từ qua các bài nghe trong SGK hoặc tài liệu liên
quan, luyện nói theo các chủ đề bài học, thực hành các bài tập về từ và phát âm
trong các tiết ôn tập hoặc Looking back...v.v. Ngồi các hình thức luyện tập thơng
qua bài tập thực hành thì giáo viên có thể áp dụng các hình thức trị chơi, nhóm học
tập để học sinh có thể trau dồi vốn từ.
Nói tóm lại, cho dù giáo viên thực hiện bất kỳ phương pháp nào cũng phải
đảm được bảo nguyên tắc giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn. Giáo viên
phải tạo ra môi trường để học sinh luyện tập sinh đồng thời hướng dẫn các em cách
luyện tập, củng cố và bổ sung từ một cách thường xuyên.
PHẦN II
NỘI DUNG CHÍNH VÀ TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Như chúng ta đã biết, q trình học và tiếp nhận nội dung bài học, từ mới
của học sinh đều từ một phía là giáo viên. Giáo viên đóng vai trị chủ động là
người cung cấp từ mới và hướng dẫn cách phát âm chủ yếu cho học sinh. Học sinh
tiếp nhận thông tin bài học một cách bị động từ giáo viên. Từ đó dẫn đến việc lười
suy nghĩ và vận động của học sinh. Vì lý do các em biết rằng chắc chắn giáo viên
cũng sẽ cung cấp đầy đủ nội dung bài học mặc dù có thể một số em sẽ khơng
chuẩn bị bài tại nhà. Q trình đó kéo dài sẽ khiến học sinh khơng cịn hứng thú
với việc học ngơn ngữ. Vì vậy, việc học tiếng Anh không thể chỉ xuất phát từ là
giáo viên, học sinh cũng không thể học đơn thuần từ giáo viên của mình. Việc học
tiếng Anh là một quá trình giao tiếp, trao đổi từ nhiều hướng. “ Học thầy không tày
học bạn” là câu tục ngữ chúng ta đã biết. Với đề tài này tôi sẽ vận dụng câu tục
ngữ trên để làm phương pháp gây hứng thú học tập và cải thiện kết quả học từ
vựng cho học sinh khối 9.
Quá trình thực hiện được chia làm 5 giai đoạn, tôi đã áp dụng các phương
pháp dưới đây để luyện tập từ vựng cho học sinh
1.Giai đoạn 1 : Chia nhóm học sinh
+ Cách làm: Giáo viên chia học sinh thành 7 nhóm, mỗi nhóm sẽ có 4 thành
viên (nhóm ít nhất sẽ có 3) và có ít nhất 1 một học sinh khá - giỏi trong nhóm.


7


Học sinh được quyền chọn bạn trong nhóm của mình.
Mỗi nhóm sẽ có 1 học làm nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân cơng
các bạn trong nhóm tham gia hoạt động.
+ Mục đích: Việc giao cho các em tự chọn nhóm của mình giúp các em học
cách dân chủ và cơng bằng trong cơng việc và có tinh thần hoạt động nhóm.
Giáo viên hướng dẫn các em trình tự việc dạy, giới thiệu từ mới, cách phát
âm từ vựng và giải thích nghĩa của từ.
2. Giai đoạn 2: Phân cơng cơng việc cụ thể
Giáo viên dạy Unit 1 – SGK tiếng Anh 9 để làm mẫu và hướng dẫn các
nhóm hoạt động bài tập dạy từ mới trong các tiết thực hành sau, bắt đầu từ Unit 2
(Tuần 7)
Bài mẫu của giáo viên
+ Cách làm: Các nhóm bốc thăm tiết thực hành của mình theo từng đơn vị
bài học. Các nhóm thực hành trong tiết “Getting started: Listen and read” và
“Read”. Nhóm trưởng sẽ phân cơng cơng việc cho từng thành viên. Các nhóm có
thể trình bày bài của nhóm mình bằng Power point hoặc trên giấy A0.
+ Mục đích: Nhằm phát huy tính chủ động làm việc nhóm, sự sáng tạo trong
quá trình hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin.
3. Giai đoạn 3: Nhận bài sửa lỗi
Các nhóm gửi bài trực tiếp hoặc gửi bài Powerpoint qua email cho giáo viên
theo thứ tự đã bốc thăm chuẩn bị. Thời gian gửi trước ngày thuyết trình 5 ngày.
+ Cách làm: Các nhóm chuẩn bị nội dung từ vựng, ý nghĩa của từ trong bài
chuẩn bị. Sau đó các nhóm gửi bài báo cáo trước cho giáo viên đúng thời gian
trước khi thuyết trình.
Giáo viên sửa lỗi chính tả, dấu nhấn và nghĩa của từ. Giáo viên gửi lại bài
cho các nhóm.

+ Mục đích: Nộp bài đúng thời hạn giúp học sinh có tinh thần trách nhiệm
với cơng việc của mình, hình thành thói quan chuẩn bị bài trước khi đến lớp cho
học sinh.
Bài làm của nhóm học sinh:

8


9


* Chắc chắn sẽ có nhóm hồn thành khơng đúng thời hạn. Giáo viên sẽ
đưa ra quy định trừ 1 điểm hồn thành đối với những nhóm nộp trễ. Việc này
thể hiện sự cơng bằng cho tất cả các nhóm.
4. Giai đoạn 4: Thuyết trình
Mỗi tiết sẽ có một nhóm thuyết trình trước lớp trong vịng 15 phút.

10


+ Cách làm: Nhóm trưởng sẽ phân cơng các thành viên trong nhóm
mình giới thiệu lần lượt các từ khóa trong bài. Mỗi nhóm thuyết trình sẽ đóng
vai trị “người hướng dẫn” cả lớp từ mới, cách phát âm và nghĩa của từ.
Các bạn còn lại trong lớp với vai trị hoc sinh, các em đọc từ khóa và
viết vào vở theo sự hướng dẫn của nhóm thuyết trình.
Giáo viên quan sát các bước làm của nhóm, ghi chú lại những góp ý
cần thiết, những ưu – nhược điểm của nhóm thực hành, quan sát thái độ, sự
tương tác giữa thành viên trong lớp và nhóm thuyết trình.
+ Mục đích: Đây là giai đoạn chính trong các bước thực hành nghiên
cứu. Thái độ, kết quả hoạt động của các nhóm sẽ chỉ ra những mặt hạn chế và

tích cực của phương pháp. Việc đóng vai trị là người hướng dẫn các bạn,
phần nào giúp các em tự tin hơn với khả năng phát âm của mình, các em
khơng cịn rụt rè khi phải nói hay đọc từ mới. Nếu như trước đây, khi các em
phải đọc và làm theo giáo viên, các em luôn sợ phát âm sai, phát âm khác
giáo viên. Việc sợ sai khiến các em dần ngại phát âm và nói tiếng anh.
Bên cạnh đó, đối với các em còn lại khi được “học” từ người hướng
dẫn là bạn khiến các em mạnh dạn và tự nhiên khi phát biểu và tham gia tiết
học. Khắc phục nhược điểm sợ sai – ngại nói tiếng anh dễ dàng hơn. Vì các
em biết rằng “người hướng dẫn” là bạn. Các em phát biểu theo phản xạ tự
nhiên giữa bạn và bạn.
5. Giai đoạn 5: Đánh giá, củng cố bài học
Sau bài thuyết trình của nhóm học sinh, giáo viên đưa ra nhận xét ưu
điểm – khuyết điểm của nhóm, củng cố từ vựng và tiếp tục tiết học theo
chương trình.
+ Cách làm: Sau 15 phút quan sát trình bày của các nhóm, giáo viên
nhận xét bài thực hành của học sinh với tư các là người nghe, không phải với
tư cách người đứng lớp. Giáo viên lần lượt đưa ra những điểm mạnh và điểm
yếu trong bài thuyết trình một cách chân thành, nhẹ nhàng, giáo viên không
quên khen ngợi phần trình bày của học sinh. Giáo viên nhận xét về việc tham
gia tương tác tiết học của thành viên cịn lại.
Sau khi nhận xét phần trình bày của học sinh,thay vì đưa ra lỗi sai trong
cách phát âm từ mới, giáo viên giúp học sinh đọc lại từ mới, hướng dẫn cách
phát âm các từ khó và tiếp tục tiết học.
+ Mục đích: Nhận xét, góp ý của giáo viên giúp học sinh rút được kinh
nghiệm. Khi được khen thưởng học sinh sẽ thấy thích thú, tự tin trong việc
11


học tiếng Anh. Việc giúp học sinh đọc lại từ, phát âm những từ khó trong bài
thay cho việc chỉ ra lỗi sai là cần thiết. Nếu giáo viên trực tiếp chỉ ra lỗi sai

của học sinh sẽ khiến các em trở nên tự ti, ngại phát âm trước lớp trong những
lần sau. Nhưng khi học sinh đọc lại các từ theo giáo viên, các em tự nhận biết
lỗi của mình để tự khắc phục lỗi.
6. Phân tích kết quả
Qua 7 tuần thực hành của các nhóm, bài nghiên cứu lần này không nhất
thiết là thông qua bài kiểm tra đánh giá để thu kết quả chính xác điểm số của
học sinh. Kết quả của bài nghiên cứu là sự tiến bộ rõ rệt trong việc phát âm,
khắc phục được phần lớn lỗi sử dụng sai, viết sai và đọc sai từ. Hơn thế nữa,
sau quá trình nghiên cứu, các em sinh thích thú hơn trong các tiết học, mạnh
dạn trong việc phát âm từ vựng và việc ghi nhớ từ vựng trở nên dễ hơn khi
các em được chủ động tiếp nhận và tương tác với các bạn trong lớp. Nhưng
kết quả thu được từ bài kiểm tra sau nghiên cũng mang đến kết quả đáng kể.
Tổng số học sinh hai lớp là 83 học sinh, kết quả thu được:
GIỎI

KH
Á

TB YẾU KÉM GHI CHÚ

Trước nghiên cứu

4

18

17

35


9

Sau nghiên cứu

8

25

25

20

5

PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận
Sau một thời gian áp dụng các phương pháp mới vào giảng dạy khả
năng học từ vựng cho học sinh, tôi đã ghi được những kết quả đáng ghi nhận.
Một là: Hầu hết các em ghi nhớ được vốn từ vựng dễ dàng hơn và vận
dụng được vốn từ vào học các kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết. Các em dễ
dàng hiểu được nội dung các bài hội thoại và các bài khố, từ đó các em u
thích bộ mơn Tiếng Anh hơn. Mặc dù vẫn cịn một số em thụ động trong việc
học từ vựng, nhưng phần lớn học sinh tự tin hơn trong việc phát âm tiếng
Anh, khắc phục được việc sợ đọc từ vựng.
Hai là: Từ những kết luận trên cho ta thấy để học sinh ghi nhớ được
vốn từ vựng Tiếng Anh cho bản thân thì địi hỏi cả giáo viên và học sinh đều
phải cố gắng, nỗ lực và tương tác lẫn nhau . Người giáo viên phải ln tìm
tịi, học hỏi, trau dồi vốn kiến thức của mình để giúp học sinh luyện tập và
12



tìm ra cho mình phương pháp học tập tốt, phù hợp với bản thân các em. Từ
đó, các em sẽ chủ động trong việc, hình thành thói quen chuẩn bị bài tại nhà
trước khi đến lớp.
Ngoài ra, việc giúp các em ứng dụng công nghệ thông tin vào bài thực
hành đã tạo ra sự đam mê học hỏi, sáng tạo trong việc học và ứng dụng được
môn Tin học vào việc học mơn tiếng Anh. Mơn tiếng Anh khơng cịn gây cảm
giác khô khan đối với các em. Vận dụng, kết hợp các môn học khác với môn
tiếng Anh giúp các em hứng thú hơn trong việc học ngôn ngữ của mình.
2. Ưu điểm và hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm
* Ưu điểm: Phát triển được vốn từ vựng cho học sinh, gây hứng thú
trong việc học, ít tốn kém,.
* Hạn chế: Để thực hiện được thì cần có sự phối hợp giữa giáo viên và
học sinh, giữa học sinh với học sinh. Nếu học sinh không phối hợp thì sẽ
khơng thu được kết quả như mong đợi. Bên cạnh đó cũng cần có sự kết hợp
giữa gia đình và nhà trường trong việc động viên, khuyến khích các em học
tập ở trường cũng như ở nhà.
Do lần đầu các em tiếp cận với phương pháp này nên một số em còn
bỡ ngỡ, chưa làm quen được với việc nói trước đám đơng. Một số bài chuẩn
bị chưa đầy đủ, cịn sai sót nhiều.
Với đề tài: “Rèn luyện khả năng tự học từ vựng cho học sinh lớp ”. của
mình, tơi chưa thể trình bày hết được tất cả các phương pháp học từ vựng, có
thể vẫn cịn một số những điểm hạn chế trong quá trình giảng dạy. Rất mong
sự đóng góp ý kiến của thầy cơ, anh chị và các bạn đồng nghiệp.

......., ngày 21 tháng 02 năm 2022
Người viết đề tài

TÀI LIỆU THAM KHẢO
13



1. Teaching Vocabulary Techiques (OXFORD)
2. Texbook English 9 (NXBGD)
3. Hoàng Tất Trường-Từ vựng học Tiếng Anh cơ bản.

14


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

15


ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CẤP TRÊN
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................

...................................................................................................................................................

16



×