Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NÂNG CAO THỂ LỰC CHO HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HƯƠNG NGẢI – HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.35 KB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

VƯƠNG QUỐC HÙNG

LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NÂNG CAO THỂ LỰC
CHO HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HƯƠNG NGẢI – HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

BẮC NINH – 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO BẮC NINH

VƯƠNG QUỐC HÙNG

LỰA CHỌN TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NÂNG CAO THỂ LỰC
CHO HỌC SINH KHỐI 6 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
HƯƠNG NGẢI – HUYỆN THẠCH THẤT – HÀ NỘI

Ngành: Giáo dục học
Mã số: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. NGÔ TRANG HƯNG



BẮC NINH – 2021


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận
văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào.

Tác giả luận văn

VƯƠNG QUỐC HÙNG


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
ĐC

-

Đối chứng.

GD-ĐT

-

Giáo dục - Đào tạo

GDTC


-

Giáo dục thể chất.

HS

-

Học sinh.

PPDH

-

Phương pháp dạy học.

TCVĐ

-

Trò chơi vận động.

THPT

-

Trung học phổ thông.

TDTT


-

Thể dục thể thao.

TDNĐ

-

Thể dục nhịp điệu.

TN

-

Thực nghiệm.

RLTT

-

Rèn luyện thân thể.


DANH MỤC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG TRONG LUẬN VĂN
cm

-

Centimet.


kg

-

Kilôgam.

m

-

Mét.

s

-

Giây.

sl

-

Số lần.


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
BIỂU BẢNG

BIỂU ĐỒ



MỤC LỤC
1.2. Vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà
trường............................................................................................................9
1.3. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của trò chơi vận động...................12
1.4. Phương pháp tổ chức, giảng dạy trò chơi vận động............................19
1.4.1. Khuynh hướng vận dụng trò chơi vận động.....................................19
1.4.2. Phương pháp tổ chức, giảng dạy trò chơi vận động.........................21
1.5. Nhận xét..............................................................................................29
2.1. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................31
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.....................................31
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm.....................................................31
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm........................................................32
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm........................................................33
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.................................................35
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê.......................................................36
2.2. Tổ chức nghiên cứu.............................................................................37
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................37
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu........................................................................37
2.2.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................37
3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi vận động trong phát triển thể lực
cho học sinh khối 6 trường THCS Hương Ngải – huyện Thạch Thất – Hà
Nội...............................................................................................................39
3.1.1. Phân phối chương trình mơn thể dục cho học sinh lớp 6 trường
THCS Hương Ngải......................................................................................39
3.1.2. Thực trạng công tác GDTC của trường THCS Hương Ngải............54
Kết quả phỏng vấn..................................................................................55
3.1.3. Thực trạng thể lực của học sinh trường THCS Hương Ngải............56
3.1.4. Thực trạng sử dụng bài tập trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực

cho học sinh trường THCS Hương Ngải.....................................................59
3.2. Lựa chọn và đánh giá hiệu quả trò chơi vận động nâng cao thể lực cho
học sinh khối 6 trường THCS Hương Ngải – huyện Thạch Thất – Hà Nội 61
3.2.1. Lựa chọn trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho học sinh
trường THCS Hương Ngải..........................................................................61
* Cơ sở lý luận............................................................................................61
* Cơ sở thực tiễn.........................................................................................63
3.2.2. Xây dựng tiến trình giảng dạy nâng cao trình độ thể lực cho đối
tượng thực nghiệm trên cơ sở các trò chơi vận động đã lựa chọn...............69
3.2.3. Xác định hiệu quả các trò chơi vận động nhằm nâng cao thể lực cho
học sinh trường THCS Hương Ngải............................................................71


Kết quả thực nghiệm..................................................................................71
Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm...........................................................71
Kết quả kiểm tra sau 5 tháng thực nghiệm.................................................72
Kết quả kiểm tra sau 10 tháng thực nghiệm...............................................73
1. Kết luận..................................................................................................69
2. Kiến nghị................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................71
Ý kiến trả lời.............................................................................................1
PHỤ LỤC 3. CÁCH THỨC THỰC HIỆN CÁC TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG
.......................................................................................................................6
PHỤ LỤC.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay khi thế giới đã và đang phát triển một cách vượt bậc, để theo
kịp sự phát triển của Thế giới, nước ta đang phấn đấu về mợi mặt để trở thành

một nước công nghiệp phát triển, để đạt được mục tiêu này cần phải có những
động lực thúc đẩy, một trong những động lực thúc đẩy, một trong những động
lực quan trọng đó là nguồn nhân lực đã qua đào tạo đóng vai trị quan trọng, chủ
đạo và hàng đầu đê thúc đẩy sự phát của đất nước. Trong nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “Nước ta đi vào công nghiệp hóa, hiện đại
hóa bằng giáo dục và đào tạo, mỗi bước đi của sự nghiệp này phụ thuộc vào
những thành tựu mà giáo dục và đào tạo sẽ đạt được qua từng giai đoạn”.
GDTC là một hoạt động chuyên biệt, một quá trình sư phạm với đầy đủ
dấu hiệu chung của nó, đó là vai trị của nhà sư phạm trong quá trình dạy học, tổ
chức các hoạt động phù hợp với các nguyên tắc sư phạm sư phạm. Trong nhà
trường phổ thơng, q trình GDTC đã có mối quan hệ mật thiết với các mơn học
khác, nó vừa là tiền đề vừa có tác dụng nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và
thể chất nói riêng.
Nâng cao chất lượng GDTC trong trường học không chỉ là yêu cầu cấp
bách trước tình hình giảm sút nghiêm trọng về sức khỏe, trình độ thể lực, chất
lượng văn hóa và rèn luyện nhân cách của học sinh trong những năm gần đây,
mà còn là sự đồi hỏi thiết thực của việc mở rộng và phát triển TDTT quàn
chúng, nhằm thu hút thể hệ trẻ tự giác tham gia rèn luyện thân thể, đáp ứng yêu
cầu xây dựng con người mới phát triển tồn diện. Trong cơng tác giáo dục trẻ
em nói chung và giáo dục học sinh tieur học nói riêng thì việc hiểu biết và vận
dụng các trị chơi vận động đối với từng nhóm tuổi cần phải được tran bị những
kiến thức khoa học và phương pháp thực hiện một cách chu đáo và đầy đủ mới
có thể nâng cao được hiệu quả của trị chơi. Từ đó giúp cho việc nâng cao có
hiệu giáo dục đối với các em.


2
Thơng qua trị chơi vận động các em có điều kiện hoàn thiện bản thân cả
về thể chất và nhân cách. Bởi vì, trị chơi vận động được coi như là phương tiện
hoàn thiện thể chất, rèn luyện các phẩm chất đạo đức, tâm lý, ý chí và làm

phong phú thể đời sống tinh thần, giúp các em có tình cảm gắn bó nhau hơn, ở
lứa tuổi này các em vừa học vừa chơi và vuwag chơi vừa học. Thông qua trò
chơi, các em củng cố được các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong cuộc sống.
Trường THCS Hương Ngải – Thạch Thất – Hà Nội là một trong những
trường THCS đi đầu của Huyện về công tác dạy và học, Trường có bề dày về
truyền thống hiếu học, Thầy và trò nhà trường tham gia tốt các hoạt động trong
đó có nhiều hoạt động ngoại khóa, do Thạch Thất tổ chức, cơ sở vật chất của
trường ngày càng được quan tâm bổ sung và nâng cấp mua mới và xây dựng
mới. Song, công tác dạy và học môn thể dục cũng còn một số hạn chế nhất định
như: Phương pháp dạy học còn đơn điệu, trò chơi còn lặp lại, chưa có sự đầu tư
phong phú về nội dung và hình thức làm giảm hứng thú của học sinh đối với
mơn học. Do đó hiệu quả mơn học cịn chưa cao. Vì vậy, lựa chọn các trị chơi
làm phong phú về nội dung của buổi học là việc làm cần thiết đối với môn thể
dọc của trường hiện nay.
Đối với học sinh khối lớp 6 là năm học đầu tiên của bậc THCS. Ở lứa tổi
này, các em đã phát triển toàn diện về mọi mặt. Nhân cách của các em lúc này
cịn mang tính tiềm ẩn, những năng lực, tố chất của các em còn chưa được bộc
lộ rõ rệt, nếu có được sự tác động thích ứng chúng sẽ bộc lộ và phát triển và đặc
biệt nhân cách của các em cịn mang tính đang hình thành. Tưởng tượng tái tạo
và bắt đầu hoàn thiện. Các em đã dần chuyển các hoạt động vui chơi sang hoạt
động học tập đã tham gia vào các hoạt động lao động, xã hội ở gia đình và trong
nhà trường. Song hoạt động vui chơi ở lứa tuổi này mang tính chủ đạo, nhất là
các môn thực hành và đặc biệt trong giờ học thể dục.
Vấn đề này, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu về vấn đề liên quan như:
Đinh Thị Tâm (2007), Trần Thị Quỳnh (2012)... và nhiều tác giả khác. Tuy


3
nhiên đối với trường THCS Hương Ngải – Thạch Thất –Hà Nội lại chưa có tác
giả nào quan tâm nghiên cứu. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu đề tài:
“Lựa chọn trò chơi vận động nâng cao thể lực cho học sinh khối 6 trường
trung học cơ sở Hương Ngải – huyện Thạch Thất – Hà Nội”
Mục đích nghiên cứu:
Qua nghiên cứu về lý luận và cơ sở thực tiễn việc dạy và học môn thể dục
trong các trường THCS, đề tài tiến hành lựa chọn những trò chơi vận động phù
hợp, nhằm nâng cao thể lực chung cho học sinh khối lớp 6 trường THCS Hương
Ngải – Thạch Thất – Hà Nội.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng sử dụng trò chơi vận động trong
phát triển thể lực cho học sinh khối 6 trường THCS Hương Ngải – huyện
Thạch Thất – Hà Nội.
Nhiệm vụ 2: Lựa chọn và đánh giá hiệu quả trò chơi vận động nâng
cao thể lực cho học sinh khối 6 trường THCS Hương Ngải – huyện Thạch
Thất – Hà Nội.
Giả thuyết khoa học:
Giả thiết cho rằng việc sử dụng các trò chơi cho học sinh khối lớp 6 đang
được sử dụng hiệu quả chưa cao. Nếu ứng dụng các trò chơi vận động mà đề tài
nghiên cứu lựa chọn thì thể lực chung của học sinh khối lớp 6 trường THCS
Hương Ngải – Thạch Thất – Hà Nội sẽ đạt hiệu quả cao hơn.


4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Quan điểm đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác TDTT
Nhiệm vụ và mục tiêu của thể dục, thể thao trường học là nâng cao sức
khoẻ, đảm bảo sự phát triển bình thường của cơ thể học sinh; phát triển các tố
chất thể lực và kỹ năng vận động cơ bản của con người; hình thành thói quen rèn
luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và rèn luyện đạo đức ý chí cho người học. Phát
triển thể dục thể thao trường học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc chuẩn bị

nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.
Cấu trúc của nền thể dục, thể thao Việt Nam bao gồm thể dục, thể thao
cho mọi người và thể thao thành tích cao. Thể dục, thể thao cho mọi người lại
bao gồm: Thể dục thể thao tự nguyện (của mọi đối tượng trong xã hội khơng
phân biệt lứa tuổi, giới tính, chức vụ nghề nghiệp, địa bàn sinh sống, làm việc)
và Giáo dục thể chất bắt buộc (dành cho học sinh sinh viên và các sỹ quan, binh
sỹ trong lực lượng vũ trang). Thể dục, thể thao trường học vừa là một môn học
vừa là một mặt của giáo dục toàn diện, là một bộ phận của thể dục, thể thao cho
mọi người. Nó bao gồm giáo dục thể chất bắt buộc (02 tiết một tuần với học
sinh phổ thông; 150 tiết đối với học sinh, sinh viên đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề) và các hoạt động thể dục, thể thao ngoại khố (tự
nguyện) ngồi giờ học (trong nhà trường hoặc ngoài nhà trường). Giáo dục thể
chất bắt buộc được gọi là giờ thể dục chính khố hoặc giờ thể dục nội khố.
Tháng 10/1941 trong chương trình cứu nước của mặt trận Việt Minh đã nêu
“Khuyến khích, giúp đỡ nền thể dục quốc dân, làm cho nòi giống ngày càng thêm
mạnh. Trẻ em được Chính phủ đặc biệt săn sóc về Thể dục, Trí dục và Đức dục”.
Ngày 27/03/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 38 thiết lập tại
Bộ quốc gia Giáo dục một Nha thanh niên và thể dục gồm Phòng thanh niên
trung ương và một Phòng Thể dục trung ương; đồng thời Bác Hồ còn viết bài


5
“Sức khoẻ và thể dục” đăng trên báo “ Việt Nam Khoẻ” cơ quan vận động phổ
thông của Nha thể dục trung ương Việt Nam số 1 ngày 30/3/1946.
Tháng 1 năm 1955 trong lễ khai giảng trường Đại học nhân dân Việt
Nam, Bác Hồ đã căn dặn: “… Thanh niên phải chuyên tâm đi học và công tác
nhưng cũng cần có vui chơi. Vui chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh
hoạt của thanh niên. Trong vui chơi cũng có giáo dục. Cần có những thứ vui
chơi văn hố, thể thao có tinh thần tập thể và quần chúng. Trường học, gia đình
và đồn thể thanh niên cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động

và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa
chữa…”. [8]
Đến nay, Nhà nước đã ban hành Luật Thể dục, thể thao (Quốc hội khố 11
thơng qua năm 2006) và quy định tại Điều 7 Nghị định 122/2007/NĐ-CP ngày
26/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thể dục,
thể thao. Những quy định này đã thể chế hoá quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao nói chung và thể dục thể thao
trường học nói riêng. Trước hết xin được trích dẫn một số văn kiện của Đảng nói
về thể dục, thể thao trường học.
Từ những văn bản, sự kiện nói trên đã chứng minh rằng: Ngay từ trước
Cách mạng Tháng 8 và vào năm 1946, khi chúng ta vừa dành được chính quyền
và đang phải chống lại 3 thứ giặc: Đói - Dốt - Ngoại xâm thì Trung ương Đảng
và Bác Hồ đã nêu quan điểm, tư tưởng chỉ đạo công tác thể dục thể thao (thể
dục theo nghĩa rộng) đối với thế hệ trẻ (học sinh). Vì đó là đối tượng chính của
tồn bộ sự nghiệp cách mạng của đảng (trong đó có sự nghiệp Giáo dục và Đào
tạo và Thể dục thể thao). Về mặt tổ chức, cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên và
cao nhất về thể dục thể thao được đặt trong Bộ quốc gia Giáo dục (trước đó là
trong Bộ Thanh niên). Điều này càng thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng về
công tác Giáo dục thể chất và thể dục thể thao trường học.


6
Từ đó đến nay, trong mỗi kỳ đại hội Đảng toàn quốc hoặc trong từng
nhiệm kỳ, Trung ương Đảng đều ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, Thông tri về
thể dục thể thao nói chung và thể dục thể thao trường học nói riêng. Trong Chỉ
thị 36/CT -TW ngày 24/3/1994 về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới,
Ban Bí thư trung ương Đảng xác định mục tiêu đến năm 2000, thể dục thể thao
trường học phải đạt là: “Thực hiện giáo dục thể chất trong tất cả các trường
học. Làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của hầu hết
học sinh, sinh viên…”. Muốn vậy thì: “... Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào

tạo và Ban cán sự Đảng Tổng cục Thể dục thể thao phải phối hợp chỉ đạo tổng
kết cơng tác giáo dục thể chất, cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn
luyện thân thể, đào tạo giáo viên thể dục thể thao cho trường học các cấp, tạo
điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất để thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt
buộc ở tất cả các trường học…”.
Trong Chỉ thị 17 CT/TƯ ngày 23/10/2002 về phát triển TDTT đến năm
2010, Ban bí thư TƯ Đảng đã xác định: “Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao
nâng cao thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam. Phát triển phong trào thể dục
thể thao quần chúng với mạng lưới cơ sở rông khắp; Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ
vận động viên thành tích cao… Đẩy mạnh hoạt động thể dục thể thao ở trường
học, tiến tới đảm bảo mỗi trường học đều có giáo viên thể dục chuyên trách và
lớp học thể dục đúng tiêu chuẩn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng GDTC; Xem
đây là một tiêu chí cơng nhận trường chuẩn quốc gia. Tăng đầu tư của Nhà nước
cho việc phát triển TDTT ở trường học, ở nông thôn và miền núi…”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, năm 2006 đã xác định: “Phát
triển mạnh TDTT quần chúng, thể thao nghiệp dư, trước hết là trong thanh thiếu
niên. Làm tốt công tác giáo dục thể chất trong trường học… Khuyến khích và tạo
điều kiện để tồn xa hội tham gia hoạt động và phát triển sự nghiệp thể dục, thể
thao”.


7
Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác GDTC và TDTT
trong trường học, Quốc hội và Chính phủ cũng đã có những văn bản nhằm chỉ
đạo, triển khai thực hiện công tác GDTC và TDTT trong nhà trường các cấp.
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định: “Nhà
nước và xã hội phát triển nền TDTT dân tộc, khoa học và nhân dân. Nhà nước
thống nhất quản lý sự nghiệp phát triển TDTT; Quy định chế độ giáo dục thể
chất bắt buộc trong trường học. Khuyến khích và giúp đỡ phát triển: Các hình
thức tổ chức TDTT tự nguyện của nhân dân, tạo các điều kiện cần thiết để

không ngừng mở rộng các hoạt động TDTT quần chúng, chú trọng hoạt động
thể thao chuyên nghiệp, bồi dưỡng các tài năng thể thao’’. Đó chính là cái gốc
của Luật Thể dục, thể thao và các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ có
liên quan đến Thể dục, thể thao.
Luật Thể dục, thể thao năm 2006 quy định: “Giáo dục thể chất là mơn
học chính khóa, thuộc chương trình giáo dục nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng
vận động, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Hoạt động thể thao
trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học, được tổ chức theo
phương thức ngoại khoá phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khoẻ,
nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển
năng khiếu thể thao”.
Luật Thể dục, thể thao cũng quy định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với Bộ trưởng Chủ nhiệm Uỷ ban Thể dục
thể thao làm 05 việc, đó là: Xây dựng chương trình Giáo dục thể chất; Đào tạo
bồi dưỡng giáo viên TDTT; Hướng dẫn hoạt động ngoại khoá trong hệ thống các
trường học của cả nước (cơng lập và ngồi cơng lập); Quy định tiêu chuẩn đánh
giá thể lực học sinh và tổ chức hệ thống thi đấu thể thao cấp quốc gia dành cho
học sinh, sinh viên mà trọng tâm là Hội khoẻ Phù Đổng và Đại hội thể dục thể
thao sinh viên toàn quốc tổ chức 4 năm 1 lần; Trách nhiệm của các Bộ, Ngành
phải xây dựng cơ sở vật chất bố trí giáo viên thể dục cho các trường thuộc Bộ,


8
Ngành quản lý; Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải quy hoạch đất
đai, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đảm bảo chỉ tiêu biên chế giáo
viên thể dục cho các trường công lập ở địa phương (Điều 21); Trách nhiệm mỗi
nhà trường phải thực hiện chương trình thể dục nội khố theo quy định, phải
hướng dẫn hoạt động ngoại khoá cho người học, phải quản lý sử dụng có hiệu
quả cơ sở vật chất và phải đảm bảo an toàn cho học sinh trong tập luyện và thi
đấu thể thao (Điều 22); Trách nhiệm và quyền lợi của giáo viên thể dục và học

sinh thể dục (Điều 23 và 24); Trách nhiệm của Đồn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh và các tổ chức xã hội về TDTT đối với giáo dục thể chất và thể thao
trường học (Điều 26).
Nghị định 112 của Chính phủ quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì
phối hợp với Uỷ ban Thể dục thể thao và Bộ Nội vụ ban hành Chuẩn mực quốc
gia về môn học thể dục trong nhà trường; Tiêu chuẩn giáo viên TDTT; Định
mức biên chế giáo viên TDTT cho từng cấp học, bậc học (Khoản 1 và 2 Điều 7).
Trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và mỗi nhà trường phải tạo điều kiện
hoạt động cho các Câu lạc bộ TDTT của học sinh, sinh viên; Đầu tư xây dựng và
sử dụng đúng mục đích đất đai và cơ sở vật chất của TDTT trong trường học
(Khoản 3 và 4 Điều 7).
Thực hiện trách nhiệm theo các quy định của Pháp luật, Bộ Giáo dục và
Đào tạo và Uỷ ban Thể dục thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã
và sẽ ban hành Thông tư liên tịch phối hợp chỉ đạo và điều hành hoạt động giáo
dục thể chất và thể thao trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân theo xu hướng
xã hội hóa và cải cách hành chính như chỉ đạo của Chính phủ. Trong đó điểm
mấu chốt là cơ quan quản lý nhà nước về Giáo dục - Đào tạo và Thể dục thể
thao xây dựng, ban hành và kiểm tra, giám sát các chuẩn mực về giáo dục thể
chất và thể thao trong mỗi cấp học, bậc học; Các tổ chức xã hội về TDTT như
Câu lạc bộ TDTT, Trung tâm TDTT, Liên đoàn, Hiệp hội thể thao cấp quốc gia


9
và trong toàn ngành Giáo dục - Đào tạo cùng với các doanh nghiệp phải đủ
mạnh để triển khai các hoạt động tác nghiệp về thể thao trong trường học.
Mục tiêu của chúng ta là: Làm cho mọi người được chăm sóc chu đáo
nhất về “thể dục”, để cùng với “trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động”
tạo nên các thế hệ con người Việt Nam cường tráng về thể chất, trong sáng về
đạo đức, phong phú về tinh thần và có trí tuệ cao để xây dựng đất nước giầu
mạnh và phát triển bền vững đúng như mong ước của Đảng, Bác Hồ và toàn dân

tộc.
1.2. Vị trí, mục tiêu giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường
Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của học sinh,
sinh viên, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể
thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm
hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất
thơng qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho học sinh,
sinh viên thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát
hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao.
Giáo dục thể chất trong nhà trường là nội dung giáo dục, môn học bắt
buộc, thuộc chương trình giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo, nhằm
trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản,
hình thành thói quen luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển
thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tồn diện.
Chương trình mơn học Giáo dục thể chất
Chương trình mơn học Giáo dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ
thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học; nội dung giáo dục thể chất thuộc
chương trình giáo dục mầm non, thể hiện mục tiêu giáo dục thể chất; quy định
chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục thể chất,
phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, cách thức đánh


10
giá kết quả thực hiện môn học Giáo dục thể chất ở mỗi cấp học hoặc trình độ
đào tạo.
Thẩm quyền ban hành chương trình mơn học Giáo dục thể chất.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình mơn học Giáo
dục thể chất thuộc chương trình giáo dục phổ thông, nội dung giáo dục thể chất
thuộc chương trình giáo dục mầm non;
Giám đốc các đại học, học viện và Hiệu trưởng các trường đại học chịu

trách nhiệm xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường,
trong đó có chương trình mơn học Giáo dục thể chất theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Hiệu trưởng các trường cao đẳng và trường trung cấp chịu trách nhiệm
xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo của trường, trong đó có
chương trình môn học Giáo dục thể chất theo quy định của Thủ trưởng cơ quan
quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương.
Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao
Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao phải bảo đảm tiêu chuẩn và trình
độ đào tạo của nhà giáo theo quy định tại Điều 70 và Điều 77 của Luật Giáo
dục.
Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao thực hiện các quyền, nghĩa vụ,
được hưởng các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi
đặc thù khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề
nghiệp ở Trung ương theo thẩm quyền ban hành quy định về vị trí việc làm và
hướng dẫn cụ thể việc xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc, trong
đó có vị trí và số lượng giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao đối với các trường
công lập.


11
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý vị trí việc
làm, trong đó có vị trí và số lượng giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao đối với
các trường công lập thuộc phạm vi quản lý.
Các nhà trường bảo đảm giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao để thực
hiện chương trình mơn học Giáo dục thể chất theo quy định của Luật Giáo dục,
Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật có
liên quan.
Hoạt động thể thao và thi đấu thể thao.

Hoạt động thể thao.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung
ương hướng dẫn nội dung hoạt động thể thao trong trường trung cấp, trường cao
đẳng;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung hoạt động thể
thao trong trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng,
trường phổ thơng có nhiều cấp học; trường đại học, học viện, đại học vùng và
đại học quốc gia.
Thi đấu thể thao.
Thi đấu thể thao gồm:
Các đại hội thể thao học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế;
Các giải thi đấu thể thao học sinh, sinh viên trong nước và quốc tế.
Thẩm quyền quyết định thi đấu thể thao
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở Trung ương và các Bộ, ngành
liên quan tổ chức đại hội thể thao, các giải thi đấu thể thao học sinh, sinh viên
quy mơ tồn quốc và thành lập các đồn thể thao học sinh, sinh viên Việt Nam
tham gia đại hội thể thao, các giải thi đấu thể thao học sinh, sinh viên quốc tế;


12
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc đăng cai tổ chức đại hội thể thao và
các giải thi đấu thể thao học sinh, sinh viên quốc tế tại Việt Nam theo đề nghị
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mơn thể dục và các trị chơi vận động được áp dụng cho giờ ra chơi đối
với học sinh.
1.3. Khái niệm, phân loại và đặc điểm của trò chơi vận động
Khái niệm.
Trong xã hội phát triển thì trị chơi khơng chỉ thỏa mãn nhu cầu về tinh
thần mà nó đã trở thành một trong các phương tiện giáo dục và giáo dưỡng thể

chất. Việc ra đời của trị chơi chính là sự thỏa mãn tất yếu nhu cầu về tinh
thaafnh của con người.
Trò chơi là hoạt động vui chơi giải trí, thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần.
Khi ứng dụng trong công tác giáo dục giáo dưỡng thể chất góp phần giáo dục
đạo đức, ý chí, hình thành và phát triển các tố chất, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết
cho cuộc sống.
Ngày nay cũng vậy, trò chơi trở thành một trong những nội dung, phương
tiện, phương pháp giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ nhanh nhất, có hiệu quả nhất,
đặc biệt ở lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo và THCS. Theo tác giả Trần Đồng Lâm và
một số tác giả khác, trò chơi mang ý nghĩa giáo dục rất cao và có vai trị quan
trọng trong đời sống xã hội loài người. Khi xã hội phát triển ở mức cao, trường
học được hình thành và mở rộng, trường học đã trở thành trung tâm thu hút
những mầm non của xã hội, ở đây người ta sử dụng nhiều nội dung, phương
pháp để giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ trong đó có trị chơi. [18], [19], [22], [26],
[30].
Tác giả Đinh Văn Lẫm, Đào Bá Trì và một số tác giả khác cho rằng: Trò
chơi vận động là hoạt động của con người, nó được cấu thành bởi hai yếu tố:
[19], [33], [34], [42]. Quan điểm này được dựa trên cơ sở mục đích tác dụng và
những đặc tính của trò chơi vận động,


13
Một số tác giả khác cho rằng: Trò chơi vận động là một hoạt động tự
nhiên và cần thiết gắn liền với hoạt động vận động nhằm thoả mãn những nhu
cầu giải trí đa dạng, nâng cao sức khoẻ, phát triển tố chất thể lực của con người.
Trò chơi là một phương pháp giáo dục thực hành hiệu nghiệm nhất đối với việc
hình thành nhân cách, trí lực của trẻ em [19].
Phân loại.
Do sự đa dạng và phong phú của trị chơi, nên việc phân loại rất phức tạp
và khó khăn. Ngày nay trò chơi rất phong phú, đa dạng và được sử dụng vào

nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt trong giáo dục nói chung trong đó có giáo
dục thể chất học sinh. Người ta chia tồn bộ trị chơi ra làm ba nhóm chính:
Trị chơi sáng tạo.
Trị chơi vận động.
Trị chơi thể thao (các mơn bóng).
Đã có nhiều cách phân loại khác nhau dựa trên những quan điểm khác
nhau, song theo tác giả Trần Đồng Lâm và cộng sự thì riêng ở nhóm trị chơi vận
động cũng rất phong phú và đa dạng. Có thể thấy rằng riêng cách phân loại trò
chơi vận động đã rất phức tạp và đơi khi khơng chính xác. Hay nói cách khác là
chưa có cách phân loại nào hồn chỉnh, phản ánh được đầy đủ, đặc điểm, tính
chất của trị chơi, nhất là yếu tố giáo dục trong quá trình chơi và tổ chức cho học
sinh chơi. Dưới đây là một số cách phân loại: [18]
Cách phân loại căn cứ vào những động tác cơ bản trong q trình chơi
một trị chơi. Mục đích của cách phân loại này là để cho người dạy dễ chọn lọc
và sử dụng trong việc rèn luyện những kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh.
Ví dụ: trị chơi về chạy, trị chơi về nhảy, ném, leo trèo, mang vác... và những trò
chơi phối hợp hai hay nhiều những hoạt động trên.
Cách phân loại căn cứ vào sự phát triển các tố chất thể lực trong q trình
chơi như trị chơi rèn luyện sức nhanh, trò chơi rèn luyện sức bền, trò chơi rèn
luyện sức mạnh... Cách phân loại này thường được dùng để cho các HLV trong


14
huấn luyện thể thao. Tuy nhiên, cách phân loại này đơi khi khơng được chính
xác bởi một trị chơi khơng chỉ rèn luyện một tố chất cơ bản, mà có khi hai, ba tố
chất.
Cách phân loại căn cứ vào khối lượng vận động như trị chơi có khối
lượng vận động khơng đáng kể được xếp vào loại trị chơi "tĩnh". Một số trị
chơi có khối lượng vận động ở mức trung bình và cao được xếp vào trị chơi
"động". Một số trò chơi tĩnh như: bịt mắt bắt dê, bỏ khăn... Trò chơi động như:

chạy tiếp sức, tiếp sức chuyển khăn, chạy đổi chỗ, chạy thoi... Tuy nhiên, cách
phân loại này đơi khi khơng chính xác bởi cường độ, khối lượng vận động của
một trị chơi có thể tăng, giảm do cách thức tổ chức và tài nghệ điều khiển của
người điều khiển trò chơi.
Cách phân loại trò chơi thành hai nhóm chính và một nhóm phụ: trị chơi
chia đội, khơng chia đội và một nhóm chuyển tiếp ở giữa.
Trị chơi khơng chia đội lại có thể chia ra: loại có người điều khiển và loại
khơng có người điều khiển; trong đó lại có thể chia ra loại tồn bộ số người
tham dự cuộc chơi cùng tham gia vào chơi một lúc và loại số người tham gia
chơi phải theo lần lượt, thứ tự. Đặc điểm của những trò chơi khơng chia đội là
người chơi khơng cùng một đích, mà mỗi người chơi độc lập, cá nhân chịu trách
nhiệm về cơng việc của mình, ví dụ: ném trúng đích, đá cầu, nhảy dây...
Trò chơi chia thành đội được tiến hành chơi với điều kiện số người chơi
của các đội phải ngang nhau, thậm chí tỷ lệ các em nữ với nam, nam với nam
cũng phải bằng nhau, ví dụ: kéo có, lị cị tập thể... Luật lệ của những trị chơi
này thường nghiêm và chặt chẽ hơn. Như trò chơi kéo co phải quy định từ cách
đặt chân ở vạch phân chia, cách cầm dây... Mỗi đội phải hành động đồng loạt
với sự phối hợp chính xác, vì đơi khi sự thắng thua là kết quả của sự hiệp đồng
chặt chẽ ở mức khác nhau của mỗi đội. Những trò chơi này có tác dụng giáo dục
tinh thần tập thể, tính tổ chức kỷ luật rất tốt.


15
Nhóm phụ ở giữa là những trị chơi vừa mang tính chất cá nhân, nhưng
khi cần thiết có thể hợp thành những nhóm nhỏ, tuy nhiên sự kết hợp ở đây
khơng thường xun mà là ngẫu nhiên. Ví dụ như trò chơi: chim đổi lồng, chòm
5 – chòm 3, người thừa thứ 3... Cách phân loại như vậy cũng rất phức tạp và đơi
khi khơng chính xác, có những trị chơi có thể xếp ở nhóm này đồng thời lại có
thể xếp ở nhóm khác, ví dụ trị chơi: rồng rắn, giành cờ...
Trong cuốm "Giáo trình Trị chơi vận động", tác giả Đinh Văn Lẫm, Đào

Bá Trì khái quát việc phân loại các hoạt động vui chơi và trò chơi vận động theo
khuynh hướng đặc điểm tính chất hoạt động của nó đối với từng lĩnh vực cụ thể
(hình 1.1) [19].

Hình 1.1. Phân loại hoạt động vui chơi
Việc phân loại trị chơi cũng có nhiều quan điểm khác nhau, kế thừa các
quan điểm, tác giả Đinh Văn Lẫm, Đào Bá Trì đã phân loại trị chơi vận động
dựa trên cơ sở một số căn cứ sau: [19]
Căn cứ vào đặc điểm thao tác của hoạt động, trò chơi được phân thành: đi
bộ, chạy, nhảy, ném, leo trèo, mang vác... Cách phân loại này nhằm phát triển
những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Căn cứ vào mục đích giáo dưỡng các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức
mạnh, mềm dẻo, sức bền và tính khéo léo. Cách phân loại này nhằm củng cố và
phát triển những tố chất cần thiết riêng biệt tùy vào mục đích của người hướng


16
dẫn vui chơi, góp phần hồn thiện những kỹ năng kỹ xảo cần thiết cho cuộc
sống.
Căn cứ vào nghề nghiệp mà ta có các trị chơi bổ trợ cho một nghề nghiệp
hay mơn thể thao nào đó như: trị chơi bổ trợ bóng chuyền, bóng rổ, điền kinh...
trị chơi xây dựng, trị chơi qn sự...
Căn cứ vào mơi trường hoạt động mà có các trị chơi dưới nước, các trị
chơi trên cạn...
Tóm lại:
Từ kết quả tổng hợp các tài liệu có liên quan cho thấy sự phân loại trị
chơi vận động là rất đa dạng và mang tính tương đối. Việc phân loại trị chơi
tương đối phức tạp bởi tính mục đích và tác dụng của nó trong các lĩnh vực hoạt
động khác nhau.
Khuynh hướng vận dụng trò chơi vận động cần đạt được mục đích ý

nghĩa của nó như một phương tiện giáo dục thể chất và giải trí.
Đặc điểm trò chơi vận động
Theo tác giả Trần Đồng Lâm và cộng sự, hầu hết những trò chơi vận động
được sử dụng trong giáo dục thể chất ở trường đã mang sẵn tính mục đích một
cách rõ ràng. Trong quá trình chơi, học sinh tiếp xúc với nhau, cá nhân phải
hồn thành nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có trách
nhiệm động viên, giúp đỡ cá nhân hồn thành nhiệm vụ của mình, vì vậy tình
bạn, lịng nhân ái, tinh thần tập thể... được hình thành. Cũng trong quá trình
chơi, đã xây dựng cho học sinh tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỷ luật,
sự sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao... góp phần giáo dục đạo
đức và hình thành nhân cách cho học sinh. Do vậy, có thể nói trị chơ mang tính
tư tưởng rất cao [18].
Chơi là một yêu cầu mang tính sinh học của trẻ em, nhất là tuổi mẫu giáo
và học sinh THCS. Có thể nói, vui chơi cần thiết và quan trọng như ăn, ngủ, học
tập... trong đời sống thường ngày của các em. Chính vì vậy, dù được hướng dẫn


17
hay khơng ngừng hướng dẫn, các em vẫn tìm mọi cách và tranh thủ mọi thời
gian và điều kiện để chơi. Khi được chơi, các em đã tham gia hết sức tự giác và
chủ động, đây là một yếu tố rất quan trọng trong công tác giáo dục thể chất cho
thế hệ trẻ.
Trong q trình tham gia vào trị chơi, các em biểu lội tình cảm rất rõ
ràng, như niềm vui khi thắng lợi và buồn khi thất bại, vui mừng khi thấy đồng
đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân thấy có lỗi khi khơng làm tốt phần việc của
mình... Vì tập thể mà các em phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng
để mang lại thắng lợi cho đội trong đó có bản thân mình, đây chính là đặc tính
thi đua rất cao của trị chơi vận động.
Mỗi trị chơi thường có những quy tắc, luật lệ nhất định, nhưng cách thức
để đạt được đích lại rất đa dạng. Trong khi đó bản thân trị chơi lại mang tính thu

đua và sự tự giác rất cao. Vì vậy, khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận
dụng hết khả năng về sức lực, sự tập trung chú ý, trí thơng minh và sự sáng tạo
của mình. Những điều trên là rất tốt, nhưng cũng có một khía cạnh mà các nhà
sư phạm phải quan tâm đó là tránh để các em ham chơi quá, chơi đến độ quên cả
ăn, học, chơi đến mức quá sức dẫn đến mệt mỏi, trong trường hợp như vậy
không những không có lợi về mặt sức khỏe mà ngược lại có hại cho sức khỏe.
Đây là một đặc điểm quan trọng theo khía cạnh khơng hay, mà giáo viên phải rất
chú ý khi tổ chức cho các em chơi ở trường và hướng dẫn cho các em chơi ở gia
đình sao cho hợp lý.
Theo tác giả Đinh Văn Lẫm, Đào Bá Trì khi nghiên cứu quá trình phát
sinh và phát triển của trị chơi vận động thì có một số đặc điểm chính sau: [19]
Tính mơ phỏng của trị chơi vận động: Hầu hết các trò chơi được sáng tác
đều mang mầu sắc các hoạt động thường ngày của con người. Bằng các hoạt
động của các loài vật, con người đã biết nhân cách hóa, thay đổi các cấu trúc bên
ngồi của thao tác để đạt được mục đích giáo dưỡng của mình.
Tính tư tưởng của trị chơi vận động.


×