Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

kinh tế du lịch kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.29 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I: TÌM HIỂU CHUNG VỀ DU LỊCH
I. Khái niệm và phân loại du lịch
1. Một số khái niệm
2. Phân loại du lịch
3. Vai trò và những nội dung cơ bản của kinh doanh du lịch
3.1. Vai trò
3.1.1. Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước
3.1.2. Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch
3.1.3. Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư
3.1.4. Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước
du lịch chủ nhà
3.1.5. Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế
3.1.6. Các vai trò khác
3.2. Nội dung của hoạt động kinh doanh quốc tế
II. Các nhân tố ảnh hưởng
2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
2.3. Ảnh hưởng từ các nhân tố khác
Chương II: NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
QUỐC TẾ CỦA NHẬT BẢN
I. Giới thiệu chung về đất nước và hoạt động du lịch của
1. Vài nét về Nhật Bản và du lịch Nhật Bản
1.1. Sơ lược về Nhật Bản
1.2. Sơ lược về du lịch Nhật Bản
II. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của Nhật Bản
1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch
2. Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng-vật chất phục vụ du lịch
2.1. Đường giao thông
2.2. Cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí


2.3. Phương tiện vận chuyển trong du lịch
3. Yếu tố con người trong hoạt động du lịch
3.1. Hướng dẫn viên du lịch
3.2. Điều hành du lịch
3.3. Các đối tượng khác
4. Kinh nghiệm từ những chính sách và những sáng kiến thiết thực của nhà cung cấp
dịch vụ du lịch và các cơ quan quản lý du lịch
4.1. Loại bỏ các phiền toái và lo lắng cho du khách trong chuyến du lịch
4.2. Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch
4.3. Chiến lược sản phẩm du lịch
4.4 Chính sách giá
4.5. Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch
4.6. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát
triển bền vững
5. Những kinh nghiệm từ các yếu tố khác
5.1. Lễ hội
5.2. Các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch
5.3. Phố đi bộ và chợ đêm
5.4. Phương thức thanh toán
5.5. Vấn đề môi trường và vệ sinh trong du lịch
5.6. Chính sách mùa siêu giảm giá
5.7. Những việc làm nhỏ chứng tỏ sự quan tâm đến khách du lịch
Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI
VIỆT NAM
1. Xu hướng vận động của thị trường du lịch quốc tế ở Việt Nam
2. Một số kiến nghị giải pháp để đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam từ
việc nghiên cứu kinh nghiệm Nhật Bản
2.1 Một số hạn chế và điểm yếu dễ nhận thấy ở hoạt động đón khách quốc tế của
Việt Nam

2.2 Những đề xuất kiến nghị
2.2.1 Đối với các cơ quan chức năng quản lí về du lịch
2.2.1.1 Chính phủ
2.2.1.2 Tổng cục du lịch Việt Nam
2.2.2 Đối với các bộ ngành có liên quan
2.2.3 Đối với các khách sạn và công ty du lịch đón khách quốc tế
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

LỜI MỞ ĐẦU
Chương 1: TÌM HIỂU CHUNG VỀ DU LỊCH
I. Khái niệm và phân loại du lịch quốc tế
1. Một số khái niệm
I.1 Khái niệm về du lịch
Theo Tổ chức du lịch Thế giới, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động
của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan khám
phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí,
thư giãn; cũng như mục đích khác nhau nữa, trong thời gian liên tục
nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư;
nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Luật du lịch như sau:
“Du lịch là hoạt động có liên quan tới chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”
I.2 Khái niệm về du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm
đến của cuộc hành trình nằm ở các quốc gia khác nhau. Ở hình thức
này khách phải vượt qua biên giới và tiêu ngoại tệ ở nơi đến du lịch.
1.3 Khái niệm về thị trường du lịch quốc tế
Thị trường du lịch quốc tế được hiểu là điểm đến, sự lựa chọn của

khách du lịch quốc tế đối với dịch vụ du lịch của một quốc gia nào đó.
Thị trường du lịch quốc tế thường được đánh giá bằng độ tín nhiệm và
rủi ro của nhu cầu du lịch trên toàn cầu.
2. Vai trò của kinh doanh du lịch
3.1 Tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đánh kể cho đất nước
Ngành du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của
đất nước. Tại nhiều quốc gia du lịch là nguồn thu nhập chính, ngành
xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho sự
phát triển. Du lịch phát triển đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của
nhiều ngành kinh tế liên quan từ đó góp phần làm thay đổi diện mạo
hệ thống đô thị hóa đất nước với sự phát triển dịch vụ tổng hợp đem
lại lượng ngoại tệ không hề nhỏ cho quốc gia.
3.2 Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch
Cũng như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều kiện cho đất nước
phát triển du lịch, tiết kệm lao động xã hội khi xuất khẩu một số mặt
hàng.
Du lịch quốc tế còn là cầu nối văn minh, văn hóa giữa các nước.
Thông qua hoạt động du lịch quốc tế nước chủ nhà có thể học hỏi
được những nét văn hóa của các nước từ đó xây dựng các chương
trình du lịch phù hợp với nhu cầu du lịch quốc tế do đó là điều kiện để
đất nước ngày càng phát triển ngành du lịch hơn.
3.3 Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư
Do đặc điểm vòng thời gian ngắn do đó thời gian thu hồi vốn và vòng
quay vốn đầu tư thường rất nhanh. Điều này giúp các nhà đầu tư có thể
dùng vốn để xây dựng những tour du lịch tiếp theo tùy theo khả năng
vốn và nguồn vốn thu hồi được sau đầu tư.
3.4 Là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ
nhà
Ngành du lịch là phương tiện quảng bá hữu hiệu hình ảnh của một xứ
sở. Mang hình ảnh của quốc gia đến với thế giới để qua đó thế giới

biết về con người, văn hóa và đất nươc mình nhiều hơn.
3.5 Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế
Sự phát triển của du lịch có ý nghĩa quan trọng đến việc mở rộng và
củng cố các mối quan hệ kinh tế quôc tế. Các mối quan hệ này thường
theo hướng: ký kết hợp đồng trao đổi khschd giữa các nước tổ chức và
hãng du lịch; hợp tác phát triển trong lĩnh vực vay vốn phát triển du
lịch; hợp tác trong lĩnh vực cải tiến các mối quan hệ tiền tệ trong lĩnh
vực du lịch quốc tế.
Du lịch có vai trò quan trọng góp phần làm cho các dân tộc gần gũi
nhau hơn, bình thường hóa quan hệ quốc tế và tăng thêm phần hữu
nghị giữa các dân tộc.
3.6 Các vai trò khác
Bên cạnh những vai trò chủ yếu ở trên du lịch còn góp phần thúc đẩy
các quốc gia bảo tồn di xản văn hóa dân tộc, bảo vệ và phát triển môi
trường thiên nhiên- xã hội. Du lịch cũng kích thích các ngành nghề
khác phát triển như: giao thông vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn, y
tế, xây dựng
Chính vì vai trò của du lịch đối với kinh tế là rất lớn do vậy cần hiểu
rõ mức độ quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch.
Du lịch phát triển góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng
thu ngoại tệ và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Hiệu
quả kinh doanh du lịch mang lại còn có vai trò quan trọng trong việc
tái xây dựng nền kinh tế, cải thiện trang thiết bị máy móc, phương tiện
kinh doanh.
II. Các nhân tố ảnh hưởng
Du lịch quốc tế, xét trên phương diện nào đó giống như hoạt động xuất
nhập khẩu hàng hóa quốc tế, nên du lịch quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố từ bên trong cũng như bên ngoài, lien quan đến luật
pháp của nhiều quốc gia khác nhau, nhiều nền văn hóa khác nhau.
2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

• Vốn kinh doanh mang tính thời vụ rất cao. Chính vì thế nếu doanh
nghiệp nào có vốn lớn, sẽ đáp ứng phục vụ cho nhiều khách hơn đủ để
trang trải các chi phí cần thiết và ngược lại.
• Nhân lực: vấn đề nhân sự trong doanh nghiệp không những phải giỏi
về trình độ chuyên môn, hiểu biết về xã hội… mà họ còn phải được
sắp xếp tổ chức công việc một cách hợp lý, khoa học, và được quản lý
một cách chắc chắn.
• Phương tiện, khoa học công nghệ, các thiết bị khoa học cũng đóng một
phần quan trọng tạo nên hiệu quả của công việc kinh doanh.
• Kinh nghiệm kinh doanh, mối quan hệ với các bạn hàng, các nhà quản
lý… Đây là cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững của công ty, cơ
hội cho sự cạnh tranh trên thương trường. Mức độ đem lại hiệu quả
kinh doanh đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào nhân tố này, bởi lẽ du lịch
quốc tế liên quan tới người nước ngoài và vì thế nó chịu sự chi phối
của nhiều tổ chức quản lý cả trong nước và ngoài nước.
2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
• Ảnh hưởng của môi trường luật pháp
• Ảnh hưởng từ môi trường chính trị
• Ảnh hưởng của môi trường văn hóa xã hội
• Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế
• Ảnh hưởng từ môi trường cạnh tranh của công ty
2.3. Ảnh hưởng từ các nhân tố khác
• Sự tăng cầu về du lịch của người tiêu dùng (do thu nhập tăng cao)
• Sự tăng cầu của các hãng về du lịch
• Khả năng cung ứng của các nhà cung cấp du lịch
• Giá cả và chất lượng dịch vụ du lịch
• Thay đổi kỹ thuật đã nuôi dưỡng khả năng tồn tại và khả năng tiếp xúc
với nhau của các hãng kinh doanh du lịch cách xa trên thế giới
• Sự phát triển của các công ty đa quốc gia
• Việc xóa bỏ các hàng rào chắn, các quy định cũng tạo ra điều kiện cho

ngành du lịch phát triển ở tầm cỡ quốc tế
• Sự can thiệp của chính phủ.
Chương II: NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
CỦA NHẬT BẢN
I. Giới thiệu chung về đất nước và hoạt động du lịch của Nhật Bản
1. Vài nét về Nhật Bản và du lịch Nhật Bản
1.1. Sơ lược về Nhật Bản
Tên gọi Nhật Bản có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế được hiểu là
"đất nước Mặt Trời mọc". Nhật Bản còn có các mỹ danh là "xứ sở hoa anh
đào", vì loài hoa này nở rộ trên khắp nước Nhật từ Bắc xuống Nam, hay "đất
nước hoa cúc" vì bông hoa cúc 16 cánh giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là
biểu tượng của hoàng gia và là quốc huy Nhật Bản hiện nay. Nhật Bản còn
được gọi là Phù Tang - một loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông
có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời
nghỉ ngơi trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang
Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.
1.1.1 Địa lý
Nhật Bản là quốc gia hải đảo hình vòng cung, có diện tích tổng cộng là
379.954 km², nằm xoải theo bên sườn phía đông lục địa châu Á. Đất nước
này nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển
Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam.
1.1.2 Khí hậu và cảnh quan thiên nhiên
• Khí hậu
Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt. Vị trí nằm trên vành
đai núi lửa Thái Bình Dương, nằm ở điểm nối của ba vùng kiến tạo
địa chất đã khiến Nhật Bản thường xuyên phải chịu các dư trấn
động đất nhẹ cũng như các hoạt động của núi lửa. Các cơn động
đất có sức tàn phá, thường dẫn đến sóng thần, diễn ra vài lần trong
một thế kỷ. Vì các hoạt động núi lửa diễn ra thường xuyên nên
quốc gia này có vô số suối nước nóng và các suối này đã và đang

được phát triển thành các khu nghỉ dưỡng.
Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc
điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu.
Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C - đo được vào 16 tháng 8
năm 2007.
Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo
Honshu, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối
hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.
• Cảnh quan thiên nhiên
Nhật Bản là một xứ sở có phong cảnh được coi là một trong những nơi đẹp
nhất thế giới, được đánh giá là 1 trong 10 đất nước tuyệt vời nhất trên thế giới
(năm 2010) và cũng là đại diện Châu Á duy nhất có mặt trong danh sách
này với bốn mùa thay đổi rõ rệt: mùa xuân với hoa anh đào nở dần từ nam lên
bắc, mùa hè cây cối xanh mướt, mùa thu lá phong (momiji) đỏ thắm từ bắc
xuống nam, mùa đông tuyết trắng tinh khôi. Núi Phú Sĩ (Fujisan) là ngọn núi
cao nhất Nhật Bản, nằm giữa đồng bằng, lại có tuyết bao phủ nơi phần đỉnh
núi, là nguồn cảm hứng của rất nhiều văn sĩ và thi sĩ cũng như của các văn
nghệ sĩ, trong đó có các nhiếp ảnh gia và họa sĩ khắp bốn phương.
1.1.3. Dân số
Nhật Bản là quốc gia có dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng
128 triệu người. Vùng thủ đô Tokyo, bao gồm thủ đô Tokyo và một
vài tỉnh xung quanh là vùng đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu
người sinh sống.
1.1.4. Văn hóa
Văn hóa Nhật Bản là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất thế giới, văn
hóa Nhật đã phát triển mạnh mẽ qua thời gian từ thời kỳ Jomon cho tới thời
kỳ đương thời, mà trong đó chịu ảnh hưởng cả từ văn hóa châu Á, châu
Âu và Bắc Mỹ. Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản bao gồm các ngành nghề
thủ công như đồ chơi, đồ gỗ sơn mài và gốm sứ; các môn nghệ thuật biểu
diễn như nhảy, kabuki, rakugo, ngoài ra còn phải kể đến những nét đặc sắc

truyền thống khác như trà đạo, kiến trúc, vườn Nhật và cả gươm Nhật. Ẩm
thực Nhật Bản hiện nay là một trong những nền ẩm thực nổi tiếng nhất trên
thế giới.
1.1.5. Kinh tế
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong
khi dân số quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá
kiệt quệ trong chiến tranh. Tuy nhiên,nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế
Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945- 1954, phát triển cao độ
trong những năm 1955- 1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục.
Nhật Bản là một nước có nền kinh tế- công nghiệp- tài chính thương mại-
dịch vụ- khoa học kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ). Cán
cân thương mại và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra
nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế
giới. Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới. Đơn
vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật.
1.2. Sơ lược về du lịch Nhật Bản
1.2.1. Lịch sử ngành du lịch
Tại Nhật Bản, nguồn gốc của truyền thống tham quan du lịch các địa điểm
đẹp đầu tiên không rõ ràng, nhưng các chuyến tham quan ghi nhận sớm trong lịch sử
Nhật Bản là chuyến đi năm 1689 của Matsuo Basho đến nơi mà thời điểm đó là "cực
Bắc" của Nhật Bản, diễn ra không lâu sau khi Hayashi Razan phân loại “Nhật Bản
tam cảnh” vào năm 1643. Sau Minh Trị Duy Tân và sau khi xây dựng một mạng
lưới đường sắt quốc gia trên khắp Nhật Bản, du lịch đã trở nên phổ biến hơn với giá
cả phải chăng cho công dân trong nước và du khách từ nước ngoài có thể vào Nhật
Bản một cách hợp pháp. Đầu năm 1887, các quan chức chính phủ công nhận sự cần
thiết cho một hệ thống có tổ chức thu hút khách du lịch nước ngoài; các Kihinkai
(Quý Tân Hội) nhằm để phối hợp các đơn vị và tổ chức khác nhau trong ngành du
lịch, được thành lập năm đó. Các nhà lãnh đạo đầu của nó bao gồm Shibusawa
Eiichi và Ekida Takashi. Một mốc quan trọng trong sự phát triển của ngành công
nghiệp du lịch tại Nhật Bản đã được thông qua Luật Phát triển khách sạn năm 1907,

nhờ đó, Bộ Đường sắt bắt đầu xây dựng các khách sạn thuộc sở hữu công trên khắp
nước Nhật.
1.2.2. Tình hình du lịch Nhật Bản hiện nay
Theo JNTO ( Japan National Tourism Organization- Tổng cục Du lịch Nhật
Bản) , số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản trong tháng 6 năm 2013 là
901.000 (tăng 31,9% từ tháng 4 năm 2012). Số lượng khách quốc tế đến Nhật
Bản trong nửa đầu năm 2013 đạt 4.955 ngàn, cao hơn số lượng người nước
ngoài đến trong nửa đầu năm 2008 là 618.000.
Những kích cầu về du lịch của chính phủ Nhật đã tỏ ra có tác dụng. Ngoài ra,
đồng yên yếu giúp cho Nhật Bản trở thành một điểm đến lí tưởng với giá cả phải
chăng. Kết quả là, số lượng du khách trong nước cho thấy một sự gia tăng đáng kể.
II. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch của Nhật Bản
2.1 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch.
Sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện
trạng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch của Nhật Bản.
Nhật Bản có các sản phẩm du lịch đặc trưng sau:
Du lịch văn hóa kết hợp với du lịch tham quan nghiên cứu
Du lịch tham quan di tích lịch sử, cách mạng
Du lịch tham quan nghỉ dưỡng biển và núi, du lịch sông nước, du lịch sinh thái…
2.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái.
Trong các hoạt động đi du lịch, các hoạt động hướng tới thiên nhiên và du lịch sinh
thái đang là một quan tâm lớn của khách du lịch Nhật Bản. Theo Luật Du lịch Sinh
thái Nhật Bản, du lịch sinh thái là hoạt động du lịch trong đó du khách được hướng
dẫn hay cung cấp những thông tin về tài nguyên du lịch tự nhiên, thường xuyên có
những hoạt động tích cực hướng tới giao tiếp với tài nguyên du lịch tự nhiên trong
quá trình đi du lịch; hoặc những hoạt động du lịch của du khách với mục đích tìm
hiểu những kiến thức về tài nguyên du lịch tự nhiên và bảo vệ các tài nguyên này.
Theo Báo cáo về Xu hướng du lịch của khách du lịch Nhật Bản do Công ty Giao
thông Nhật Bản thực hiện vào năm 2004, loại hình du lịch được khách du lịch Nhật
Bản ưa thích nhất là du lịch tắm suối nước nóng (chiếm 57,9 % số người được hỏi).

Xếp thứ 2 là du lịch hướng tới thiên nhiên (45,7%). Nhận thức về du lịch sinh thái
của người dân cũng cải thiện rõ rệt trong những năm gần đây.
Nhu cầu du lịch sinh thái của nguời Nhật bắt nguồn từ ý thức bảo vệ môi trường rất
cao của người dân. Tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, trong đó có
cả sản phẩm du lịch trở thành một phần trong giá trị sống. Người Nhật đã rất quen
với ý thức phân loại rác sinh hoạt (có khi tới 4-5 chủng loại khác nhau), hạn chế xả
rác và tự thu dọn rác của mình tại những nơi công cộng, những điểm du lịch. Họ
cũng sẵn sàng trả giá cao hơn cho các sản phẩm có “giá trị môi trường cao”, được
thiết kế và sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường và nhận được các chứng
chỉ môi trường. Điều này giải thích vì sao nhiều chuỗi khách sạn, nhà hàng của Nhật
Bản tiên phong trong việc xây dựng vòng tròn khép kín từ thu thập rác thải hữu cơ,
sản xuất phân vi sinh sử dụng để sản xuất rau sạch và dùng rau sạch này trong khách
sạn.
Du lịch sinh thái của Nhật Bản thực sự trở thành một loại hình du lịch được quan
tâm phát triển từ đầu những năm 1990, khi Ủy ban Môi trường (nay là Bộ Môi
trường) Nhật Bản tiến hành nghiên cứu về các giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở
đảo Okinawa (đảo phía Nam Nhật Bản). Ủy ban Môi trường tham gia vào Liên minh
Di sản Thế giới năm 1992. Cũng từ năm đó, các nhóm kinh doanh và hoạt động về
du lịch sinh thái ở các địa phương bắt đầu tập hợp và họp bàn ở cấp toàn quốc. Năm
1994, Hiệp hội Bảo vệ Di sản Thiên nhiên Nhật Bản cho ra đời “Hướng dẫn về Du
lịch Sinh thái”. Sau sự ra đời của một số Hiệp hội du lịch sinh thái tại một số địa
phương là sự ra đời của Hội đồng Xúc tiến Du lịch Sinh thái Nhật Bản năm 1998.
Hội đồng này là cơ quan cao nhất của nhà nước đưa ra các chính sách phát triển du
lịch sinh thái tại Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn và phát triển bền vững của các
nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của các vùng. Hội đồng bao gồm cả
những đại diện của những cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (các bộ Môi
trường; Đất đai, Cơ sở Hạ tầng, Giao thông và Du lịch; Bộ Nông nghiệp, Lâm
nghiệp và Thủy sản …), các cơ quan quản lý nhà nước của địa phương, các hiệp hội
du lịch, đại diện cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch sinh thái.
Đứng đầu Hội đồng là Bộ truởng Bộ Môi trường Nhật Bản.

Chính sách do Hội đồng Xúc tiến Du lịch Sinh thái đưa ra không chỉ tập trung trực
tiếp vào việc xây dựng và phát triển loại hình du lịch này ở Nhật Bản mà còn liên
quan tới bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, giảm các tác động tiêu cực của du
lịch và nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. Vào tháng 6 năm
2004, Hội đồng đã đưa ra “5 giải pháp xúc tiến du lịch sinh thái”, đó là:
1. Xây dựng luật về du lịch sinh thái nhằm phổ biến và khuyếch trương hoạt
động du lịch sinh thái,
2. Đưa ra một danh sách các “chương trình du lịch sinh thái” (List of Eco-tours)
và quảng bá các hoạt động và kinh doanh du lịch sinh thái,
3. Xây dựng “Giải thưởng lớn về du lịch sinh thái” (Grand Prize for
Ecotourism) nhằm cổ vũ cho những hoạt động du lịch này
4. Biên soạn “Sổ tay phát triển du lịch sinh thái” nhằm cung cấp những kiến
thức, hướng dẫn phát triển du lịch sinh thái
5. Phát triển 13 dự án thí điểm về du lịch sinh thái tại một số địa phương
6. Một số các giải pháp đang trong quá trình thực thi trong khi một số giải pháp
đã bước đầu hoàn thành. Bộ Môi trường đã công bố Luật Du lịch Sinh thái, tổ
chức trao giải thưởng lớn về du lịch sinh thái hàng năm và phổ biến Sổ tay
phát triển du lịch sinh thái. Các hoạt động khác cũng đã hoàn thành giai đoạn
đầu và tiếp tục với các hoạt động duy trì và mở rộng. Các giải pháp trên đi
kèm theo một loạt các hoạt động từ khảo sát nghiên cứu, tổ chức biên soạn, tổ
chức các hội thảo, đầu tư tiền và cơ sở vật chất kỹ thuật… Kinh phí thực hiện
các giải pháp được huy động từ nhiều nguồn nhưng chủ yếu từ nhà nước.
Riêng về giải pháp thứ 5, phát triển các dự án thí điểm về du lịch sinh thái, Bộ Môi
trường trực tiếp đầu tư phát triển các mô hình thí điểm trong khoảng thời gian 3
năm. Các mô hình này được chia thành ba nhóm: nhóm các vùng bảo tồn tự nhiên
(tại Shiretoko, Shirakami, Ogasawara, Yakushima), nhóm các vùng có nhiều khách
du lịch (tại Urabandai, Bắc núi Phú Sĩ, Rokko, Sasebo), và nhóm các vùng có tài
nguyên nhân văn đặc sắc đi cùng với những tài nguyên du lịch tự nhiên tái sinh
(Tajiri, Hanno-naguri, Iida region, Kosei, Nanki-Kumano). Nội dung chính của các
dự án này gồm:

• Hình thành các “Hội đồng xúc tiến du lịch sinh thái địa phương” với
sự tham gia của chính quyền địa phương, hướng dẫn viên, công ty lữ
hành, các tổ chức phi lợi nhuận, giới nghiên cứu …
• Xây dựng các quy định cho khách du lịch về bảo vệ môi trường tự
nhiên
• Phát triển nguồn nhân lực hay xây dựng các chương trình phát triển du
lịch sinh thái tại các địa phương.
Bên cạnh các dự án phát triển du lịch sinh thái là một loạt các dự án nhằm sử dụng
hữu hiệu hơn các vườn quốc gia. Tại Nhật Bản có 28 vườn quốc gia, đón nhận
khoảng 370 triệu lượt khách một năm. Nhiều trong số này đang gặp phải những vấn
đề nghiêm trọng về môi trường, giao thông, rác thải do quá tải. Một loạt các dự án
của Nhà nước được đưa ra nhằm giải quyết các vấn đề này cũng như xây dựng nền
tảng cho phát triển bền vững tại các vườn quốc gia, ví dụ như quy định về số lượng
ô tô được ra vào 25 vườn quốc gia, tu tạo hệ thống đường mòn lên núi và bảo vệ
thảm thực vật hai bên đường, trang bị hệ thống nhà vệ sinh tại các vùng núi, phát
triển các hệ thống kiểm soát việc sử dụng các vườn quốc gia … Bộ Môi trường Nhật
Bản cũng phối hợp với các cơ quan và tổ chức du lịch trong nước và quốc tế xây
dựng và phổ biến các quy định và tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại
các khu bảo tồn như “Hướng dẫn về du lịch tại các vườn và khu bảo tồn tại khu vực
Đông Á”.
2.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề ở Nhật Bản.
Là nước công nghiệp phát triển, nhưng Nhật Bản vẫn phát triển các làng nghề thủ
công một cách bền vững, đóng góp nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa cao. Phát triển
du lịch làng nghề cũng là hướng đi Nhật Bản rất quan tâm, trong đó coi trọng việc
giữ gìn cảnh quan môi trường.
Phong trào “mỗi làng một sản phẩm” ở tỉnh Oita của Nhật Bản đã thực sự thu hút
được sự quan tâm, học hỏi và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có
Thái Lan, Trung Quốc, Cam puchia, Indonesia…
Ðể có được những sản phẩm có chất lượng cao lại có mẫu mã đẹp đòi hỏi bàn tay
khéo léo và sáng tạo của nghệ nhân. Sản phẩm thủ công chỉ có thể cạnh tranh được

với sản phẩm công nghệ, máy móc khi mỗi sản phẩm đều chứa đựng tâm hồn và sự
sáng tạo của người làm ra chúng. Trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng tre thủ
công ở tỉnh Oi-ta có nhiệm vụ nghiên cứu công nghệ sản xuất và bảo quản nhằm tạo
ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao, như vải tre, khăn mặt tre, than tre
Trung tâm cũng đồng thời tiến hành đào tạo đội ngũ nghệ nhân và thợ thủ công áp
dụng các công nghệ đã được nghiên cứu vào thực tế sản xuất.
Cảnh quan các làng nghề Ô-li-ơ Tô-ki, một ngôi làng nhỏ mang đậm dáng dấp cổ
xưa với những bức tường, mái ngói đặc trưng Nhật Bản phủ kín rêu phong, không
gian đẹp, đường sá phong quang sạch sẽ, có cả những đàn cá bơi lội tung tăng trong
con suối trong vắt Đây là mô hình du lịch sinh thái kết hợp với làng nghề truyền
thống Nhật Bản đang phát triển.
2.1.3. Kinh nghiệm phát triển du lịch văn hóa
Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu
bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Quốc qia này đã nhận
thức được và chú trọng việc quảng bá văn hóa của dân tộc mình ra rộng khắp các
vùng miền trên thế giới, đưa du lịch khám phá những nét văn hóa đặc trưng của
Nhật trở thành một loại hình du lịch quan trọng của quốc gia.
Văn hóa Nhật Bản trong hàng ngàn năm đã tạo nên những nghi lễ, những tập quán
trong văn hóa ứng xử, trang phục và cách ăn uống.
Văn hóa ứng xử: Dân tộc Nhật Bản phải tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ với thiên
nhiên khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống, thực tế gay gắt ấy tạo cho con người ở nơi
đây sự cần cù, bền bỉ. Nổi tiếng ở Nhật còn có tinh thần võ sĩ đạo thể hiện như một
lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí chiến đấu của nhiều lớp thanh niên. Giáo lý
của đạo võ sĩ có tám đức tính căn bản nhất mà người võ sĩ phải rèn luyện: Đức ngay
thẳng, đức dũng cảm, đức nhân từ, đức lễ phép, biết tự kiểm soát mình, chân thực,
trung thành, trọng danh dự.
Trang phục: Mỗi quốc gia đều có nét văn hoá đăc trưng riêng qua bộ lễ phục của
quốc gia mình.Với nước Nhật, Kimono là bộ lễ phục truyền thống của người Nhật,
với nét đẹp có một không hai của xứ sở Hoa anh đào. Ngoải ra còn có geta- phụ kiện
không thể thiếu khi mặc kimono.

Ẩm thực: Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi
bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật
thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa. Ẩm thực
Nhật nổi tiếng với shushi, tempura, rượu sake…
Văn hóa Nhật Bản còn được quảng bá rộng rãi vô cùng, nhắc đến du lịch Nhật là du
khách biết tới núi Phú Sĩ, văn hóa geisha, các tiệc trà đạo, vật sumo hay các suối
nước nóng (Onsen)…
Nhờ các chiến lược phù hợp trong phát triển du lịch trải nghiệm văn hóa Nhật, khai
thác tốt tiềm năng du lịch trong các giá trị văn hóa truyền thống, Nhật Bản đã rất
thành công trong loại hình du lịch văn hóa.
2.2. Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng-vật chất phục vụ du lịch
2.2.1. Đường giao thông và phương tiện vận chuyển trong du lịch
Nhật Bản đã chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thu hút
ngày càng nhiều khách du lịch, tăng cường những dự án đầu tư giao thông
phục vụ cho các hoạt động du lịch.
• Đường hàng không: hiện nay Nhật Bản có số lượng lớn các sân bay hiện đại
phục vụ cho hoạt động di chuyển của du khách:
o 5 sân bay cấp một có thế phục vụ các chuyến bay giữa các châu lục.
o 24 sân bay cấp 2 có thể phục vụ cả các chuyến bay khu vực và quốc tế.
o 55 sân bay cấp 3 phục vụ các chuyến bay nội địa nhánh.
• Đường bộ: Các thành phố lớn ở Nhật đều được đầu tư hệ thống xe điện ngầm
rất thuận tiện, có thể đưa du khách đi tham quan quanh thành phố mà không
phải tốn nhiều tiền. Ngòai ra còn có tàu Shinkanshen - biểu tượng của nước
Nhật hiện đại. Tàu có thể chạy với tốc độ tối đa là 300km/h. Hãng tàu
shinkanshen nổi tiếng ở Nhật đó là Japan Rail Pass.
• Đường thủy: Nhật Bản đã thiết lập mạng lưới phà dày đặc, kết nối Kyushyu
với phía Nam của bờ biển Honsyu. Phà cũng nối liền các đảo lớn với các đảo
nhỏ, xuống tận cả đảo Okinawa ở gần Đài Loan.
2.2.2. Cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí
Tại Nhật, chính phủ đã đầu tư xây dựng và cấp phép xây dựng hàng ngàn khách sạn

đạt tiêu chuẩn để phục vụ hoạt động lưu trú của khách du lịch từ khắp nơi trên thế
giới.
2.3. Yếu tố con người trong hoạt động du lịch
3.1. Hướng dẫn viên du lịch
• Nâng cao chất lượng đào tạo hướng dẫn viên du lịch
• Nâng cao ý thức của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trong việc tham
gia thiết kế và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
• Hướng dẫn viên phải được thường xuyên đào tạo, cung cấp các thông
tin về tình hình du lịch hiện nay.
3.2. Điều hành du lịch
Tại Nhật Bản, đội ngũ điều hành luôn phối hợp chặt chẽ với đội ngũ hướng
dẫn viên để cùng nhau tiến hành tổng hợp, nghiên cứu và phân tích để từ đó
đưa ra được những áp dụng thực tế cho những vấn đề còn tồn tại trong ngành.
Từ đó đưa ra các chương trình phù hợp và thu hút lượng du khách ngày càng
nhiều hơn.
3.3. Các đối tượng khác
Nhân viên trong ngành: Trên các chuyến bay của hãng hàng không Japan
Airlines, nụ cười hiền hoà luôn nở trên môi các tiếp viên. Kèm theo nụ cười
là những động thái cần thiết. Chẳng hạn, họ sẵn sàng ngồi sụp, chính xác là
"quỳ xuống", giúp hành khách sửa tư thế của đôi chân tê mỏi vì ngồi lâu. Họ
luôn niềm nở, vui vẻ tiếp nhận yêu cầu của mọi hành khách khó tính nhất.
Không phải chất lượng của máy bay khiến hành khách hài lòng, mà cái chính
là thái độ và cung cách phục vụ của tiếp viên, khiến mọi người nghĩ tốt về
người Nhật, nước Nhật. Chỉ vài phút khởi hành trễ, ngay sau đó, toàn bộ nhân
viên phục vụ mặt đất và tiếp viên, phi công… tất cả dàn thành hàng ngang,
cúi thấp người xin lỗi khách.
2.4. Kinh nghiệm từ những chính sách và những sáng kiến thiết thực của nhà cung
cấp dịch vụ du lịch và các cơ quan quản lý du lịch
2.4.1. Loại bỏ các phiền toái và lo lắng cho du khách trong chuyến du lịch
Nhật Bản chú trọng đảm bảo vấn đề an ninh và an toàn cho khách du lịch.

Bên cạnh đó, ở Nhật tỉ lệ trộm cắp khá thấp. Vì vậy du khách có thể mang
theo số lượng tiền mặt lớn để thuận tiện trong giao dịch mua bán, chi tiêu
mua sắm…
Tại các con đường mua sắm, các đại siêu thị ở Hokkaido, Sapporo hay
Osaka, không nơi nào du khách phải lo gửi giỏ hay túi xách.
2.4.2. Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du
lịch di sản văn hóa
Phác thảo khung pháp lý
Hệ thống quản lý về bảo tồn di sản văn hóa tại Nhật Bản được hình
thành từ những năm 1910 với việc ban hành luật Bảo tồn di tích lịch sử -
danh lam thắng cảnh tự nhiên, luật Bảo tồn nguồn tài nguyên quý hiếm quốc
gia năm 1929, luật Bảo vệ tài sản Văn hóa năm 1950.
Luật Bảo vệ tài sản văn hóa được sửa đổi năm 1975, hệ thống các khu
bảo tồn nằm trong các nhà truyền thống cũng được giới thiệu trong luật sửa
đổi. Hệ thống này bao gồm các địa danh lịch sử như: làng chài, làng nghề
truyền thống, cảng biển, đền chùa…. Hiện tại, hơn 100 địa danh đã được
công nhận là khu di tích cổ quan trọng của Nhật Bản, những nơi này đang trở
thành những điểm du lịch nổi tiếng. Vào những năm gần đây, trong bộ luật
quy hoạch thành phố lịch sử ban hành năm 2008, các vấn đề giữa phát triển
vùng và bảo tồn di sản văn hóa có thể được giải quyết song song trong cùng
một chính sách.
Về du lịch, bộ luật xây dựng đất nước du lịch đã được ban hành
năm 2006, cơ quan du lịch Nhật Bản được thành lập năm 2008.
  Từ bối cảnh trên, các biện pháp quản lý với di sản văn hóa được
thực hiện trước, các biện pháp đối với du lịch được thực hiện ngay sau đó.
2.4.3 Chính sách giá
Nếu biết bạn là khách nước ngoài đến Nhật, toàn bộ các cửa hàng ở Nhật sẽ
tự động trừ thuế, giảm 5 - 10% mọi phí tổn.
Nếu bạn đi máy bay để sang các hòn đảo nhỏ thì nên kiểm tra xem mình có
thuộc diện được giảm giá hay không nhé. Ví dụ như hãng JAL thường giảm

giá cho nhóm có 3 phụ nữ đi với nhau hay cho những cặp vợ chồng mà tổng
số tuổi của họ từ 88 tuổi trở lên.
2.4.4. Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch ( vẽ mô hình)
Phân tích mối quan hệ giữa khách (du lịch) và chủ (cộng đồng)
2.4.5. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm
bảo phát triển bền vững
2.5. Những kinh nghiệm từ các yếu tố khác
2.5.1. Lễ hội
Nhật Bản là quốc gia rất biết tận dụng sự phong phú, đa dạng trong các lễ hội
của mình để phát triển du lịch, đưa du lịch khám phá văn hóa Nhật thông qua
việc tham gia các lễ hội trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, đã thu hút
được một lượng lớn du khách trên thế giới đến với Nhật Bản vào các dịp lễ
hội suốt các mùa, các vùng miền của đất nước trong năm.
Những lễ hội Nhật là các sự kiện lễ hội rất truyền thống, tuy rằng một vài
trong số đó có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng chúng đã trải qua nhiều sự
thay đổi đáng ghi nhận bởi sự hoà trộn của văn hoá địa phương.
Những lễ hội thường được tổ chức với 1 hoặc 2 sự kiện chính, gồm các hoạt
động ăn uống, giải trí và các trò chơi đầy màu sắc. Một vài lễ hội khác thì
được tổ chức quanh đền chùa, ngoại trừ Hanabi (lễ hội pháo hoa), và những
cuộc thi thể thao xung quanh.
Các lễ hội có ngày cố định
• Seijin Shiki : Ngày thêm tuổi mới (Ngày thứ 2 của tuần thứ 2 của
tháng 1)
• Hinamatsuri : Lễ hội búp bê (ngày 3 tháng 3)
• Hanami : Lễ hội ngắm hoa (cuối tháng 3 đầu tháng 4)
• Tanabata : Lễ hội sao (ngày 7 tháng 7)
• Shichi-Go-San: Lễ hội cho trẻ ở độ tuổi 3, 5,7 (ngày 15 tháng 11)
• Ōmisoka : Đêm giao thừa (31 tháng 12)
Các lễ hội nhiều ngày
• Setsubun : phân mùa (bắt đầu mỗi mùa trong năm)

• Ennichi : lễ hội chùa (ngày linh thiêng này có liên hệ đến Kami hay
Buddha)
Ngoải ra còn rất nhiều các lễ hội đặc biệt thu hút khách du lịch như: lế
hội hoa anh đào, lễ hội hoa hướng dương, lễ hội đom đóm, lễ hội khỏa
thân…
2.5.5. Vấn đề môi trường và vệ sinh trong du lịch
Khi nhắc tới một đất nước công nghiệp, tiêu thụ hàng tấn đồ điện tử mỗi năm, hoạt
động săn bắt cá voi hay những thảm họa hạt nhân, người ta thường nghĩ ngay đến
"đất nước mặt trời mọc". Ít ai hình dung tới một Nhật Bản xanh và thân thiện với
môi trường. Tuy nhiên, du khách sẽ dễ dàng nhận thấy không ở đâu có sáng kiến đột
phá về các giải pháp cho môi trường như Nhật Bản ngay từ khi đặt chân tới đất
nước
Chú trọng đảm bảo vấn đề môi trường hiện nay, trong lĩnh vực du lịch, chính
phủ Nhật Bản đã có những chính sách, biện pháp cụ thể, phù hợp để đảm bảo
phát triển du lịch song song với giữ gìn và bảo vệ môi trường thiên nhiên. Sự
ra đời của các công ty du lịch, các tour du lịch xanh hấp dẫn du khách là
minh chứng rõ nhất cho điều này. Hiện nay, du khách tới Nhật có thể dễ dàng
tìm được những khôn gian xanh yên bình, đầy sáng tạo trong lòng thủ đo
Tokyo hiện đại và sôi động như vườn Pasona (quận Marunouchi), công viên
Shinijuku Gyoen, làng Yoyogi…
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM
PHÁT TRIỂN CỦA NHẬT BẢN CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VIỆT NAM
3.1. Xu hướng vận động của thị trường du lịch ở Việt Nam
Việt Nam có đủ các yếu tố để phát triển ngành du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, với tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.
Năm 2008, Việt Nam đã đón 4,218 triệu lượt khách quốc tế, con số này năm 2009 là
3,8 triệu lượt, giảm 11% so với năm trước. Năm 2012, số khách quốc tế đến Việt
Nam là 6,8 triệu lượt. Doanh thu ngành du lịch Việt Nam năm 2009 đạt từ 68.000
đến 70.000 tỷ đồng 160.000 tỷ đồng năm 2012. Du lịch đóng góp 5% vào GDP của
Việt Nam.

Theo dự báo của Tổng cục du lịch Việt Nam, dự kiến năm 2013 số lượng khách
quốc tế đạt 7,2 triệu lượt, (tăng 5,15% so với năm 2012), tổng thu từ khách du lịch
đạt 190.000 tỷ đồng (tăng 18,75% so với năm 2012) và năm 2015 ngành du lịch Việt
Nam sẽ thu hút 7-8 triệu lượt khách quốc tế, 32-35 triệu khách nội địa, con số tương
ứng năm 2020 là 11-12 triệu khách quốc tế; 45-48 triệu khách nội địa. Doanh thu từ
du lịch dự kiến sẽ đạt 18-19 tỷ USD năm 2020

Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho rằng, năm 2013, kinh tế
thế giới và trong nước còn không ít khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu về
du lịch, nhất là thay đổi thói quen lựa chọn điểm đến của du khách. Khách du lịch
quốc tế sẽ ưu tiên cho các chuyến đi ngắn ngày, khoảng cách gần với mức chi tiêu
hợp lý. Do đó, song song với việc tiếp tục đẩy mạnh thu hút khách tại các thị trường
gần và có truyền thống như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN và ở khu
vực Thái Bình Dương, ngành du lịch sẽ hướng tới thị trường Đông Âu và nghiên
cứu mở rộng thị trường sang khu vực Nam Á và Trung Đông.
Nhiều hãng lữ hành cũng bắt đầu dồn sự tập trung cho việc khai thác những thị
trường mới, ít chịu sự tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Theo ông Nguyễn
Công Hoan, Phó Tổng Giám đốc Hanoi Redtours, Âu - Mỹ từng là thị trường tiềm
năng nhất của du lịch Việt Nam nhưng cuộc khủng hoảng nợ công bao trùm Châu
Âu thời gian qua khiến cho các chuyến bay từ thị trường này tới Việt Nam thưa thớt.
Vì thế, các doanh nghiệp lữ hành chuyển hướng sang khu vực Trung Đông, Ấn Độ,
Sri Lanka và các nước ASEAN. Riêng đối với các thị trường trong khu vực Đông
Nam Á, theo ông Nguyễn Công Hoan, sự gần gũi về mặt địa lý, chi phí đi lại rẻ, dễ
kết hợp các chương trình quảng bá… là những điều kiện thuận lợi để khai thác thị
trường tiềm năng này. Thế nhưng, lâu nay thị trường này lại ít được các doanh
nghiệp lữ hành quan tâm.
Đại diện hãng lữ hành Saigontourist cho biết, Ấn Độ và Trung Đông là thị trường
khách có khả năng chi tiêu cao cũng như có nhu cầu đi du lịch cao. Bởi theo khảo
sát mới đây, lượng khách Ấn Độ đi du lịch tại Singapore chiếm đa số và ngày càng
tăng mạnh. Còn du khách đến từ Trung Đông thường là các thương gia, chi tiêu

mạnh tay. Để khai thác tốt nguồn khách này, các đơn vị lữ hành cần xây dựng các
dòng sản phẩm tour cao cấp cùng với việc tăng cường các chương trình xúc tiến,
quảng bá.
Dự báo của trang tư vấn du lịch trực tuyến Cheapflights về xu hướng du lịch năm
2013 trên thế giới là tăng nhu cầu du lịch giảm giá và đây là quan tâm hàng đầu của
du khách. Ngành du lịch sẽ chứng kiến sự gia tăng nhu cầu đối với các chuyến đi
giảm giá như kỳ nghỉ trọn gói, dịch vụ trọn bộ và du lịch biển…
Cùng với việc đổi hướng khai thác thị trường, nhiều đơn vị lữ hành lớn trên cả nước
đã bắt tay với các đối tác nhằm giảm giá tour, tăng sức cạnh tranh. Ông Nguyễn
Minh Mẫn, đại diện Công ty Du lịch Vietravel cho hay, thời điểm khó khăn như
hiện nay cũng là lúc phân chia lại thị trường với ưu thế thuộc về công ty tiên phong
đổi mới và nắm bắt thời cơ. Đa dạng các sản phẩm, phối hợp với hàng không và hệ
thống nhà hàng, khách sạn để cung cấp mức giá tốt, hợp lý nhất dành cho du khách
là cách mà Vietravel vượt qua khó khăn.
Còn với Saigontourist, để bảo đảm tình hình kinh doanh trong năm 2013, đơn vị này
đã phối hợp với các đối tác cung ứng dịch vụ, vận chuyển, khách sạn… đẩy mạnh
các sản phẩm du lịch tiết kiệm. Ngoài ra, Saigontourist cũng sẽ liên kết khai thác
nguồn khách quốc tế đến Việt Nam theo đường hàng không, biển, sông và đường
bộ, mở thêm nhiều tour mới, cả du lịch tiết kiệm lẫn cao cấp…
Trong khi đó, Tổng cục Du lịch cũng đang tích cực hoàn thiện đề án chương trình
kích cầu du lịch năm 2013 với chính sách dành cho các doanh nghiệp tham gia như
miễn giảm thuế, giảm giá vé hàng không, đơn vị lưu trú, nhà hàng, chính sách tính
giá điện, nước ưu đãi… Đây là giải pháp để "tăng sức" cho ngành du lịch trước cơn
"bão khủng hoảng", đưa Việt Nam trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách quốc.
3.2. Một số hạn chế và điểm yếu dễ nhận thấy ở hoạt động du lịch của Việt Nam
a) Về quản lý khai thác tài nguyên du lịch
- Mặc dù Việt Nam sở hữu nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
phong phú và đa dạng nhưng cho tới nay chưa khai thác tương xứng với tiềm
năng đó, thể hiện hệ thống sản phẩm du lịch vẫn còn nghèo nàn, đơn điệu.
- Cho đến nay tài nguyên du lịch cả tự nhiên và nhân văn chưa được thống kê,

đánh giá, phân loại và xếp hạng để quản lý khai thác một cách bền vững, hiệu
quả. Dẫn tới tài nguyên du lịch thì nhiều nhưng khai thác bừa bãi, mới dừng ở
bề nổi, khai thác cái sẵn có chưa phát huy giá trị của tài nguyên.
- Sự khai thác bừa bãi, cạn kiệt tài nguyên du lịch gắn với quá trình cạnh tranh
và trách nhiệm của các bên không rõ ràng dẫn tới nguy cơ suy thoái nhanh
giá trị của tài nguyên. Sự xung đột về lợi ích kinh tế giữa các chủ thể kinh tế
và các ngành, tầm nhìn ngắn hạn và hạn chế về công nghệ dẫn tới một số tài
nguyên du lịch bị tàn phá, sử dụng sai mục đích tác động tiêu cực tới phát
triển du lịch bền vững.
b) Về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
- Hệ thống cơ sở hạ tầng tiếp cận điểm đến còn nghèo nàn, thiếu đồng bộ. Hiện
tại trong số ít các sân bay quốc tế chỉ có Hà Nội và TP Hồ Chí Minh là 2 cửa
ngõ chính đón khách quốc tế bằng đường không; chưa có cảng biển đáp ứng
yêu cầu đón tàu du lịch; hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông đến các
điểm du lịch chưa đồng bộ và chất lượng thấp, chưa kết nối thành mạng lưới.
Vì vậy những trở ngại về cơ sở hạ tầng tiếp tục là điểm yếu cần đầu tư dài
hơi.
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển
nhanh nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mô, tính chất tiện nghi và phong cách
sản phẩm du lịch còn nhỏ lẻ, chưa đồng bộ, vận hành chưa chuyên nghiệp do
vậy chưa hình thành được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương hiệu
nổi bật.
c) Về nguồn nhân lực du lịch
- Đây cũng vẫn là điểm yếu trường kỳ. Mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác
phát triển nguồn nhân lực du lịch thời gian qua nhưng so với yêu cầu về tính
chuyên nghiệp của ngành dịch vụ hiện đại và hội nhập, toàn cầu hóa thì nhân
lực du lịch chưa đáp ứng kịp về kỹ năng chuyên nghiệp, hội nhập, liên kết
toàn cầu.
- - Lực lượng lao động du lịch tuy đông đảo nhưng tỷ lệ được đào tạo bài bản
chuyên nghiệp du lịch thấp, hơn nữa chất lượng đào tạo du lịch vẫn còn nhiều

hạn chế, chưa thích ứng kịp với xu hướng hội nhập, cạnh tranh toàn cầu.
- Đánh giá mặt bằng chung chất lượng nhân lực du lịch vẫn chưa đáp ứng yêu
cầu đòi hỏi về tính chuyên nghiệp, kỹ năng quản lý, giao tiếp và chất lượng
phục vụ. Ngành du lịch thực sự thiếu đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp du lịch
kiểu mẫu của thời đại với yêu cầu cạnh tranh và hội nhập cao. Đội ngũ hướng
dẫn viên chuyên nghiệp với nhiều loại hình du lịch và ứng với các ngôn ngữ
thuộc thị trường mục tiêu vẫn chưa sẵn sàng đầy đủ.
d) Về phát triển sản phẩm và thị trường
- Sản phẩm du lịch chậm đổi mới; phần lớn các doanh nghiệp du lịch có quy
mô vừa và nhỏ, thiếu vồn, công nghệ nên khai thác những tài nguyên có sẵn
hoặc sao chép để hình thành sản phẩm du lịch. Vì vậy tính chất độc đáo, giá
trị nguyên bản và ý tưởng của sản phẩm du lịch rất nghèo nàn và trùng lắp
giữa các vùng miền. Quá trình phát triển sản phẩm chưa được nghiên cứu bài
bản vì vậy chất lượng và giá trị hàm chứa trong sản phẩm thấp. Sự nghèo
nàn, ít sáng tạo, thiếu tính độc đáo, đặc sắc; thiếu đồng bộ và thiếu liên kết là
thuộc tính phổ biến của sản phẩm du lịch hiện nay và là điểm yếu chính của
du lịch Việt Nam. Kết quả là sản phẩm, dịch vụ du lịch có hàm lượng giá trị
gia tăng thấp, sản phẩm trùng lắp, suy thoái nhanh.
- Sự hạn chế, yếu kém trong nghiên cứu thị trường du lịch cả ở tầm vĩ mô và ở
cấp doanh nghiệp. Việc nghiên cứu phân đoạn thị trường để xác định thị
trường mục tiêu chưa thực sự đi trước một bước và thường thụ động. Kết quả
nghiên cứu thị trường chưa được ứng dụng, theo đuổi triệt để, dẫn tới các
chính sách thị trường rất cảm tính, thiếu cơ sở và bị nhiễu loạn thông tin, biểu
hiện trong sự a rua, bày đàn trong đầu tư và cạnh tranh trên thị trường.
- Xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả;
mới dừng ở quảng bá hình ảnh chung, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp
dẫn đặc thù cho từng sản phẩm, thương hiệu du lịch. Một số địa danh du lịch
được quốc tế biết đến như Hạ Long, Sapa, Hà Nội, Huế, Hội An, Đà Lạt, Sài
Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) nhưng hình ảnh vẫn chưa đậm nét.
e) Về vốn và công nghệ

- Nhu cầu đầu tư vào du lịch là rất lớn trong khi đó nguồn lực về vốn và công
nghệ của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế. Thị trường vốn của Việt Nam
mới được hình thành nhưng tiềm lực còn yếu và vì vậy chưa ổn định và chưa
phát huy được vai trò điều tiết.
- Các dòng đầu tư FDI trong du lịch chiếm tỷ trọng lớn tuy vậy chỉ tập trung
vào lĩnh vực bất động sản du lịch; nhiều dự án FDI có tình trạng treo do thiếu
điều kiện liên quan như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách hỗ trợ.
- Sự tự lực khánh sinh về công nghệ, kỹ thuật và nguồn nhân lực bậc cao của
Việt Nam còn rất hạn chế và phụ thuộc vào phía đối tác liên doanh liên kết
bên ngoài.
f) Về quản lý du lịch và vai trò của nhà nước
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch chậm được đổi mới; Luật du lịch và các
luật, pháp lệnh liên quan, hệ thống văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành còn
thiếu đồng bộ và chưa huy động được các nguồn lực cho phát triển du lịch.
Nhiều chính sách còn chồng chéo, bó chân lẫn nhau. Hệ thống tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành chưa được hình thành và hợp chuẩn khu
vực và quốc tế; thủ tục hành chính còn rườm rà và chậm đặc biệt là thủ tục
thị thực xuất nhập cảnh và quy trình quản lý chất lượng dịch vụ còn nhiều
yếu kém;
- Tổ chức bộ máy của ngành có nhiều thay đổi, chưa thực sự ổn định để phát
huy hiệu lực, hiệu quả; quản lý liên ngành, liên vùng rất yếu. Công tác quản
lý và thực hiện quy hoạch du lịch còn nhiều bất cập, hiệu quả chưa được như
mong muốn.
- Công tác quản lý đảm bảo phát triển bền vững, an ninh, an toàn, văn minh
du lịch còn thiếu kinh nghiệm và chưa có tầm nhìn dài hạn nên kém hiệu quả
và thiếu tính bền vững; quản lý bảo tồn và phát huy giá trị di sản, bảo vệ môi
trường chưa đáp ứng yêu cầu.
- Nhận thức về du lịch cả ở cấp quản lý nhà nước, quản lý kinh doanh và
trong nhân dân còn thấp, chưa đầy đủ và đồng bộ, tầm nhìn ngắn hạn trong tư
duy chịu tác động của nhóm lợi ích cục bộ do vậy vẫn còn khoảng cách xa so

với yêu cầu phát triển.
g) Thách thức.
- Du lịch Việt Nam sẽ chịu tác động mạnh mẽ của những bất ổn chính trị, xung
đột, khủng bố, dịch bệnh, thiên tai, khủng khoảng kinh tế, tài chính tại ở các
nước đối tác, các thị trường truyền thống. Khi là thành viên của WTO những
tác động tiêu cực này sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn, khó lường hơn trong khi năng
lực thích ứng và ứng phó với những biến động trên thị trường của Việt Nam
còn hạn chế. Tranh chấp, bất đồng khu vực, đặc biệt vấn đề gắn với biển
đông có tác động mạnh, trực tiếp và đột ngột đến hoạt động du lịch của Việt
Nam. Đây là thách thức bao trùm trong quá trình hội nhập du lịch toàn cầu,
ứng phó với khủng khoảng kinh tế, bất ổn an ninh, chính trị trên bình diện
quốc tế.
- Sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, đặc biệt đối với Du lịch Việt
Nam là ngành còn non trẻ và còn nhiều điểm yếu. Cạnh tranh giữa các điểm
đến trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philiphines,
Cămphuchia đang trở lên quyết liệt hơn với quy mô và tính chất mới do có
yếu tố công nghệ mới và toàn cầu hóa. Sự cạnh tranh này cả về dòng vốn đầu
tư và thu hút khách, cả về chất lượng và hiệu quả kinh doanh và xây dựng
hình ảnh, thương hiệu quốc gia. Những yếu tố cạnh tranh quốc tế đòi hỏi Việt
Nam phải đầu tư nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch với lợi thế
quốc gia và sự độc đáo của văn hóa dân tộc Việt Nam nếu không sẽ thua thiệt
trong cạnh tranh toàn cầu.
- Biến đổi khí hậu đang có tác động mạnh mẽ hơn so với dự báo. Du lịch Việt
Nam với thế mạnh tập trung vào biển đảo sẽ đứng trước thách thức vô cùng
lớn và khó lường trước ảnh hưởng của triều cường, mực nước biển dâng ở
các vùng duyên hải, vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những dị
thường của khí hậu tác động trực tiếp gây khó khăn, trở ngại tới hoạt động du
lịch. Trên bình diện thế giới, Việt Nam được xác định là 1 trong các quốc gia
chịu tác động mạnh nhất của biến đổi khí hậu bởi mực nước biển dâng. Ngoài
ra ô nhiễm môi trường cục bộ đang trở thành mối đe dọa đối với điểm đến du

lịch nếu chậm có giải pháp kiểm soát thích đáng.
- Nhu cầu du lịch thế giới có nhiều thay đổi, hướng tới những giá trị mới được
thiết lập trên cơ sở giá trị văn hoá truyền thống (tính độc đáo, nguyên bản),
giá trị tự nhiên (tính nguyên sơ, hoang dã), giá trị sáng tạo và công nghệ cao
(tính hiện đại, tiện nghi). Du lịch bền vững, du lịch xanh, du lịch có trách
nhiệm, du lịch cộng đồng gắn với xoá đói giảm nghèo, du lịch hướng về cội
nguồn, hướng về thiên nhiên là những xu hướng nổi trội. Chất lượng môi
trường trở thành yếu tố quan trọng cấu thành giá trị thụ hưởng du lịch. Đây là
thách thức vô cùng lớn về quan điểm, nhật thức và chuyên môn kỹ thuật. Du
lịch Việt Nam nếu không nắm bắt kịp xu hướng này sẽ đứng trước nguy cơ
tụt hậu, mất thị phần và hiệu quả thấp. Sự quay lưng của du khách với điểm
đến sẽ là thảm họa.
Những nhận định mang tính tổng quát trên đây là tiền đề cơ sở cho các bên liên
quan xem xét và hóa giải bằng các chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch,
bước đi và hành động cụ thể phù hợp với tình hình. Những quyết định khôn ngoan
được lựa chọn là quyết tâm khắc phục yếu kém, vượt lên thách thức để gặt hái thành
công.
Vấn đề nan giải của ngành du lịch Việt Nam
Du lịch Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề yếu kém như ô nhiễm môi
trường tại các điểm du lịch, nhiều di tích không được bảo quản đúng mức, gây hư
hỏng nghiêm trọng hay bị sửa lại khác xa mẫu cổ và luôn thu phí vào cửa, tình trạng
chèo kéo, bắt chẹt khách, tăng giá phòng tùy tiện, chất lượng hạ tầng cơ sở và giao
thông thấp, dịch vụ kém, trong khi đó công tác quản lý của các cơ quan chức năng
chưa đạt hiệu quả… Theo đánh giá của ngành du lịch, từ năm 2006 đến nay hơn
70% du khách quốc tế sau khi đến Việt Nam đều có ý “một đi không trở lại".
Vì những yếu kém trong những mặt khác so với các nước trong khu vực, nên ngành
du lịch Việt Nam thường chỉ chú trọng khai thác quá đáng các thắng cảnh thiên
nhiên như một điểm mạnh, nhưng việc "xã hội hóa" các danh thắng (cho phép các
công ty đầu tư khai thác và bán vé vào cửa) dẫn đến việc hầu hết các nơi danh thắng
đều thu tiền vào tham quan, thường là khá đắt, và các công ty này lại không quan

tâm bảo trì đúng mức, do đó cảnh quan đang bị xuống cấp hay phá hủy, điển hình là
trường hợp các di tích quốc gia như Thác Voi, Thác Liên Khương.
Lãnh đạo ngành du lịch hứa hẹn, năm 2010, ngành sẽ đột phá cải thiện nhà vệ sinh,
sẽ phát động chiến dịch ở đâu có du lịch ở đó có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, tuy
nhiên đã không đạt được.
Năm 2012, lần nữa, những tin tức tiêu cực và kinh nghiệm xấu về du lịch Việt Nam
được đăng tải trên nhiều báo chí, phản ánh 'Nạn lừa đảo du khách rất đáng báo
động', chất lượng dịch vụ kém và "du khách đua nhau tố các chiêu 'chặt chém' ",
chưa có đấu hiệu thay đổi. Thêm nữa, nạn ô nhiễm môi trường lại tăng lên, theo kết
quả của báo cáo thường niên năm 2012 mang tênThe Environmental Performance
Index (EPI) của hai trung tâm nghiên cứu môi trường thuộc Đại học Yale và
Columbia của Mỹ thực hiện, về ảnh hưởng của chất lượng không khí, Việt Nam
đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng 132 quốc gia khảo sát, được xem là có không khí
bẩn thứ 10 thế giới.)

2. Một số kiến nghị giải pháp để đẩy mạnh hoạt động du lịch ở Việt Nam từ việc
nghiên cứu kinh nghiệm Nhật Bản.
2.1 Giải pháp cho Việt Nam trong phát triển du lịch bền vững và phát huy giá trị di
sản văn hóa.
Dựa trên những phân tích từ kinh nghiệm của Nhật Bản,có thể đưa ra một số giải
pháp cho Việt Nam trong phát triển du lịch bền vững và phát huy giá trị di sản văn
hóa.
(1) Hoạt động bảo tồn nên được quản lý tốt hơn để tiếp đón du khách
Một trong những điều kiện quan trọng có tính chất quyết định trong việc phát
triển du lịch bền vững là việc sử dụng các di sản văn hóa. Mô hình các điểm du lịch
di sản văn hóa thành công bao gồm:
i. Quản lý và bảo tồn hệ thống di sản văn hóa,
ii. Duy trì chất lượng của di sản văn hóa để thu hút du lịch,
iii. Nhận thức của cộng đồng địa phương và chính quyền về tầm quan trọng của bảo
tồn với phát triển bền vững.

(2) Cân bằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Khách (du khách) và Chủ (cộng đồng địa
phương)
Việc sử dụng một cách bền vững di sản được cho là sẽ phát triển hài hòa được cả
3 mặt:
i. Tái sinh các điều kiện kinh tế xã hội.
ii. Nâng cao mức sống.
iii. Bảo tồn được tài sản văn hóa. Du lịch mang lại một nguồn doanh thu cho cộng
đồng địa phương và cộng đồng địa phương có thể sử dụng doanh thu đó cho việc
bảo tồn và cải thiện đời sống thì có thể mang lại một phong cách sống độc đáo hơn
thu hút du khách.
iiii. Làm cho thị trấn hoặc ngôi làng trở thành một nơi hấp dẫn để sinh sống hoặc
tham quan.
Để phát triển du lịch bền vững cần phải hội đủ hai điều kiện:
Thứ nhất, người dân phải có các hoạt động đời sống năng động và phong phú.
Chính vì vậy du khách có thể thưởng thức lối sống truyền thống nhưng không kém
phần năng động của họ. Thứ hai là cho khách du lịch, khu du lịch phải có những nơi
để du khách thăm quan, để ăn uống, để vui chơi, để đi bộ, để trải nghiệm bằng cách
sử dụng di sản văn hóa và các tài nguyên du lịch của địa phương. Vì vậy, du khách
sẽ có thể đồng thời đi du lịch và trải nghiệm cuộc sống tại địa phương.
Việt Nam đã học tập kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản tại Làng cổ
Đường Lâm Hà Nội.
Tại thủ đô Hà Nội, Nhật Bản đã hợp tác với Việt Nam trong việc bảo tồn và phát
triển du lịch ở Làng cổ Đường Lâm thông qua việc tiến hành nghiên cứu khoa học
cũng như cử chuyên gia Nhật Bản và tình nguyện viên về bảo tồn và phát triển du
lịch dựa vào cộng đồng từ năm 2003.
Làng cổ Đường Lâm cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Tây từ trung tâm Hà
Nội. Đường Lâm là một ngôi làng nông nghiệp đặc trưng của Đồng bằng Bắc Bộ
trong đó hàm chứa nhiều ngôi nhà truyền thống và các hoạt động nông nghiệp.
Đường Lâm đã được công nhận là di sản văn hóa quốc gia vào năm 2005.
Sau khi được công nhận là di sản văn hóa quốc gia, số lượng khách du lịch đến

đây đã tăng lên. Số lượng các hộ gia đình hoạt động dịch vụ du lịch như nhà hàng,
làm kẹo truyền thống, bán hàng lưu niệm cũng ngày càng tăng. JICA gần đây đã tạo
ra một bản đồ du lịch của làng với sự phối hợp của người dân địa phương và Ban
quản lý di tích để giới thiệu không chỉ điểm di tích mà còn giới thiệu các dịch vụ du
lịch của người dân địa phương bao gồm: trải nghiệm về sản xuất hàng hóa ở địa
phương, du lịch nghỉ tại nhà dân, trải nghiệm nông trại và trải nghiệm về quán ăn
làng quê.
Ý tưởng của bản đồ du lịch là để tạo ra sự tương tác giữa khách du lịch và cộng
đồng địa phương nhằm tạo ra một mối quan hệ tốt giữa hai bên. Thực tế là trong
trường hợp của Đường Lâm, những kinh nghiệm của Nhật Bản sẽ là hữu ích trong
bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống, sử dụng một số ý tưởng sau:
Các ý tưởng chủ đạo:
• Hoạt động bảo tồn nên được quản lý tốt, sau đó đến đón tiếp du khách
• Giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa Khách (Du khách) và Chủ ( Cộng đồng)
• Làm cho ngôi làng trở thành một địa điểm hấp dẫn du khách đến sinh sống
hoặc thăm quan
Sắp tới, lượng du khách đến làng sẽ tăng lên nhanh chóng do vị trí gần trung tâm
Hà Nội và sự hấp dẫn của các yếu tố thôn quê và truyền thống mà nó có. Các ý
tưởng cơ bản trên sẽ giúp cho sự phát triển bền vững của làng.
2.2 Giải pháp cho du lịch sinh thái tại Việt Nam.
Với nhiều tiềm năng về tự nhiên, Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch
sinh thái. Tuy vậy, sản phẩm du lịch sinh thái Việt Nam chưa thực sự tạo ra một
điểm nhấn trong khác du lịch mà thay vào đó là sự đa dạng văn hóa, dân tộc hay
thực phẩm. Phát triển du lịch sinh thái gắn với những hình ảnh và sản phẩm du lịch
đã sẵn có có thể là một phương thức phát triển thị trường khách du lịch sinh thái tới
Việt Nam.
Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Nhật Bản cho thấy tầm quan trọng của
một định hướng và kế hoạch phát triển du lịch sinh thái rõ ràng. Định hướng phát
triển du lịch sinh thái vừa có thể được xem là bước đi tiên phong trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, vừa là cơ sở phát triển một loại hình kinh doanh của một quốc gia.

Do vậy, tổ chức như một Hội đồng quốc gia với sự tham gia của nhiều Bộ, Ban,
Ngành, của giới kinh doanh và cộng đồng địa phương là cần thiết. Ở một nước đang
phát triển như Việt Nam, xây dựng và vận hành một hội đồng như mô hình này sẽ
gặp phải không ít khúc mắc do khả năng phối hợp, giữa các Ban Ngành; giữa nhà
nước, giới doanh nghiệp và giới nghiên cứu còn hạn chế. Việc điều phối hoặc chỉ
đạo tổ chức ở cấp Chính phủ có thể giải quyết khó khăn này.
Một khó khăn lớn nữa là kinh phí cho việc tổ chức và thực hiện các chương trình
xúc tiến phát triển du lịch sinh thái. Kêu gọi sự tài trợ của các tổ chức quốc tế có thể
là một giải pháp hiệu quả trong ngắn hạn. Trong điều kiện môi trường đang trở
thành vấn đề toàn cầu như hiện nay, nhiều tổ chức và quốc gia rất quan tâm tới du
lịch sinh thái và có thể tham gia tư vấn hay hỗ trợ trực tiếp cho phát triển du lịch
sinh thái của các quốc gia đang phát triển. Thêm vào đó, các mục tiêu, giải pháp và
chương trình hành động có thể được hoạch định với một lộ trình hợp lý, từng bước
giải quyết từng vấn đề trong việc phát triển du lịch sinh thái. Những giải pháp đầu
tiên về nghiên cứu, quy hoạch các vùng có thể phát triển du lịch sinh thái, nâng cao
nhận thức cộng đồng qua tuyên truyền và hệ thống luật (hay quy định), thực hiện
các mô hình thí điểm ở một vài điểm … là những công việc có thể thực hiện được.
Điều quan trọng là định hướng phát triển du lịch sinh thái không chỉ dừng lại ở mức
độ ra chính sách mà cần xây dựng cụ thể các chương trình và dự án hành động, bao
gồm cả các điều kiện thực hiện, cách thức thực hiện, các cơ quan có trách nhiệm và
kinh phí cho tổ chức thực hiện.
Tại từng điểm du lịch, phát triển du lịch sinh thái liên quan tới nhiều khía cạnh từ
kinh doanh tới quản lý địa phương và bảo tồn thiên nhiên. Xây dựng quan hệ giữa
các thành phần tham gia là một trong những yêu cầu cơ bản để phát triển du lịch
sinh thái.
Phát triển du lịch sinh thái mới ở những bước đầu tiên, thậm chí trên phạm vi toàn
thế giới. Du lịch sinh thái có thể mang lại những thời cơ cho phát triển Du lịch Việt
Nam nhưng cũng ẩn chứa không ít thách thức trong việc khuyến khích phát triển.
Nhưng du lịch sinh thái đang dần trở thành một trào lưu và mang lại sự phát triển
bền vững cho điểm du lịch và cho cả quốc gia. Phát triển du lịch sinh thái ở Việt

Nam chỉ còn là bài toán thời gian và quyết tâm của người thực hiện.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua, ngành du lịch Việt Nam đã thu được những thành tựu quan
trọng. Số lượng khách du lịch quốc tế và trong nước đều tăng cao, doanh thu về du
lịch, thu nhập xã hội mà du lịch mang lại tăng, vấn đề quy hoạch dần được nhà
nước, chính quyền địa phương chú trọng, cùng với đó là hoạt động quảng bá hình
ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới được thúc đẩy hơn, cơ sở vật chất ngày một cải
thiện. Nhìn chung, hoạt động du lịch ngày một hoàn thiện và có định hướng rõ ràng.
Tuy nhiên, du lịch Việt Nam vẫn còn tồn tại một số mặt yếu kém. Thông qua bài
tiểu luận: “Kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản”, nhóm em mong muốn làm
rõ được những bài học về công tác quản lí, cơ chế vận hành của ngành du lịch Nhật
Bản. Qua đó, sẽ học hỏi được nhiều cách thức, chiến lược phát triển, chiến lược
quảng cáo du lịch để áp dụng cho thực tiễn du lịch Việt Nam. Đặc biệt, trong lĩnh
vực du lịch làng nghề, bảo tồn các khu di tích lịch sử, nâng cao phong cách ứng xử,
thái độ phục vụ của nhân viên trong du lịch và tạo dựng văn hóa du lịch thân thiện,
hiếu khách. Chúng em cũng mong muốn với những giải pháp mình đưa ra sẽ góp
phần thiết thực cải thiện và nâng cao diện mạo du lịch Việt Nam.
Bài tiểu luận: kinh nghiệm phát triển du lịch của Nhật Bản chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Mong giảng viên và các bạn đóng góp ý kiến để bài tiểu luận
được hoàn thiện hơn. Chúng em xin trân trọng cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế Du lịch- GS. TS. Nguyễn Văn Đính và PGS. TS.
Trần Thị Minh Hòa (NXB ĐHKTQD, Hà Nội 2009)
2. Giáo trình Kinh tế Du lịch- TS. Vũ Đức Minh ( NXB Thống kê, Hà
Nội 2009)
3. Luật Du lịch, NXB Chính trị Quốc gia, 2005
4. www.baodulich.com
5. />6. />7. />8.
9.

×