Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

BÁO cáo THỰC tập TỔNG hợp đơn vị THỰC tập sở kế HOẠCH và đầu tư TỈNH HƯNG yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.55 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP

ĐƠN VỊ THỰC TẬP

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HƯNG YÊN

Giáo viên hướng dẫn:
Ths Lê Quốc Cường

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nga
Lớp: K54EK1
Mã sinh viên: 18D260100

Hà Nội, tháng 01 năm 2022

1


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................3
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................5
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HƯNG YÊN
.....................................................................................................................................6
1.1.

Khái quát quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ ...............6



1.2.

Khái quát quát trình hình thành và phát triển ................................................6

1.3

Vị trí và chức năng ........................................................................................7

1.4.

Nhiệm vụ và quyền hạn .................................................................................7

Cơ cấu tổ chức của Sở KHĐT tỉnh Hưng Yên ........................................................9
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ............................................................................9
Cơ cấu nhân sự ...................................................................................................11
1.4.1.

Giới thiệu về Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và tư nhân ..........12

1.4.2.

Cơ cấu tổ chức Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và tư nhân .......13

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH HƯNG YÊN. ..................................................................................................15
2.1 . Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài của
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên. ................................................................15
2.1.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi vào tỉnh Hưng n ......................15

2.1.2. Tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi quý đãi năm
2021 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên .......................................................................21
2.1.3. Công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngồi tỉnh Hưng n ..............21
2.2. Đánh giá cơng tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài tại Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên ......................................................................25
2.2.1. Những thành tựu đạt được .......................................................................25
2.2.2. Những khó khăn, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ...........27
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ
ĐẦU TƯ TỈNH HƯNG YÊN VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................28
3.1. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân ....................................................28
3.2. Đề xuất vấn đề nghiên cứu .............................................................................30
1


DANH MỤC BẢNG BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

STT

Tên

1

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên

2

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và
tư nhân


3

Biểu đồ 2.1: Số lượng dự án đầu tư trong nước và nước ngoài vào
tỉnh Hưng Yên 2019-2021

4

Bảng 2.1: Thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn
2019-2021

5

Bảng 2.2: Dự án FDI trên địa bàn tỉnh theo quốc gia tính đến hết
năm 2021

6

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tổng thuế các DN trong KCN và ngoài KCN
nộp trong 3 năm 2019-2021

7

Bảng 2.3: Tổng số thuế của các doanh nghiệp nộp cho ngân sách
nhà nước giai đoạn 2019-2021

2

Trang



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Danh mục từ viết tắt tiếng Việt
Từ viết tắt

STT

Nghĩa Tiếng việt

1

SL

Sắc lệnh

2

NQ

Nghị quyết

3



Quyết định

4

UBND


Ủy ban nhân dân

5

V/v

Về việc

6

UB

Ủy ban

7

TTLT

Thông tư liên tịch

8

KHĐT

Kế hoạch và đầu tư

9

KTXH


Kinh tế xã hội

10

VHXH

Văn hóa xã hội

11

BNV

Bộ nội vụ

12

TT

Thơng tư

13

DN

Doanh nghiệp

14

KCN


Khu cơng nghiệp

15

NQ

Nghị quyết

16

KH

Kế hoạch

17

TW

Trung ương

18

CP

Chính Phủ

19

BKHĐT


Bộ kế hoạch đầu tư

20

TU

Tỉnh ủy

3


Danh mục từ viết tắt tiếng nước ngoài
STT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng nước ngồi

Nghĩa tiếng việt

1

ODA

Official Development

Hỗ Trợ Phát Triển

Assistance


Chính Thức

Provincial

Chỉ số năng lực cạnh

Competitiveness

tranh

Index

cấp tỉnh

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại

2

3

PCI

FTA

tự do
4

FDI


Foreign Direct Investmen

Đầu tư trực tiếp nước
ngồi

5

USD

6

GRDP

United States dollar

Đơ la Mỹ

Gross Regional Domestic

Tổng sản phẩm trên

Product

địa bàn

4


LỜI CẢM ƠN

Để có thể hồn thành báo cáo thưc tập tổng hợp này, em đã nhận được giúp
đỡ tận tình của các thầy cơ trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng và
trong Trường Đại học Thương Mại nói chung.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã dành thời gian để giúp
đỡ em trong suốt quá trình em làm bài! Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy
cô trong Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, đặc biệt là thầy Nguyễn Quốc Cường
đã tận tình hướng dẫn, góp ý để em có thể hồn thành báo cáo thực tập tổng hợp!
Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn các bác/chú/anh/chị là công tác tại
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên giúp đỡ em trong q trình thực tập. Nếu
khơng có khoảng thời gian thực tập cùng những lời chỉ bảo của cô giáo và các bác,
chú, anh, chị thì em khó có thể hồn thành báo cáo này.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện hoàn thành báo cáo thực tập tổng hợp của em
vẫn còn những hạn chế về mặt kiến thức cũng như những kinh nghiệm nên trong bài
không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét,
góp ý của thầy cơ.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2021
Sinh viên thực hiện
Nga
Nguyễn Thị Hồng Nga

5


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH HƯNG YÊN
1.1.

Khái quát quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ

1.1.1. Hồ sơ đơn vị

Bảng 1.1: Hồ sơ Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hưng Yên
Tên đầy đủ

Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư Tỉnh Hưng Yên

Tên viết tắt

Sở KH &ĐT Tỉnh Hưng Yên

Giám đốc sở
Địa chỉ

Ơng Trịnh Văn Diễn
Số 08, đường Chùa Chng, phường Hiến Nam, thành phố Hưng
Yên, tỉnh Hưng Yên.
02213 863 456
02213 550 834



Điện thoại
Fax
Email
Website

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hưng Yên

1.2.

Khái quát quát trình hình thành và phát triển

Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hưng Yên được hình thành từ khi tái lập tỉnh

ngày 01/01/1997, ban đầu chỉ có 8 cán bộ, cơng chức được chia tách từ Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Hải Hưng.
Qua quá trình phát triển đến năm 2012 biên chế của Sở đạt số lượng cao nhất
44 người và 02 lao động hợp đồng theo NĐ 68 tại 8 phòng và một Trung tâm xúc tiến
đầu tư & Hỗ trợ doanh nghiệp với 05 viên chức; đến nay Sở Kế hoạch và Đầu tư có
39 cán bộ, cơng chức và 01 lao động hợp đồng theo NĐ 68 tại 7 phòng và một Trung
tâm xúc tiến đầu tư & Hỗ trợ doanh nghiệp với 13 viên chức và 05 định biên biên chế
tự chủ đối với Văn phịng đại diện khu vực phía bắc tỉnh.
Số lượng Đảng viên tại cơ quan đến nay có 52 đồng chí, ln chấp hành, gương
mẫu, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong hoạt động nội bộ cơ quan.
Về nhiệm vụ quyền hạn của Sở Kế hoạch và Đầu tư theo Điều 2 Quyết định
số 56/2021/QĐ-UBND ngày 18/8/2021 gửi kèm.
➢ Các đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư từ năm 1997 đến nay:
6


1. Đồng chí Nguyễn Bật Khách (1997 - 2004)
2. Đồng chí Dỗn Anh Qn (2004 - 2010)
3. Đồng chí Đặng Ngọc Quỳnh (2010 - 2014)
4. Đồng chí Trần Quốc Văn (2014 - 2018)
5. Đồng chí Trịnh Văn Diễn từ tháng 01/2018 đến nay
1.3 Vị trí và chức năng
Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh
Hưng Yên, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về quy
hoạch, kế hoạch đầu tư, gồm: tổng hợp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên
địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ
trợ phát triển chính thức (ODA), nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, nguồn

viện trợ phi chính phủ nước ngồi; đấu thầu; đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa
phương; tổng hợp và thống nhất các vấn đề về doanh nghiệp, kinh tế tập thể, hợp tác
xã, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Sở theo quy định của pháp luật.
Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh;
đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
1.4.

Nhiệm vụ và quyền hạn
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở được quy định tại Thông tư liên tịch số

21/2015/TTLT-BKHĐT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi tắt là Sở) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định của pháp luật về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư và các nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh

7


2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo các văn bản thuộc thẩm quyền
ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân công.
3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thông tin,
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch,
chương trình, dự án, đề án, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở sau khi được cấp
có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

4. Về quy hoạch và kế hoạch:
5. Về đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài:
6. Về quản lý nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ và các
nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài:
7. Về quản lý đấu thầu
8. Về doanh nghiệp và đăng ký doanh nghiệp
9. Về kinh tế tập thể, hợp tác xã và kinh tế tư nhân
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch và đầu tư theo
quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
11. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm
vi quản lý của ngành Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
12. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật; xây dựng hệ thống
thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về
lĩnh vực được giao.
13. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở; phòng, chống
tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
14. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ cơng tác của
văn phịng, phịng chun mơn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở,
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư và theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh.
15. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch cơng chức; vị trí
việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc
8


trong các đơn vị sự nghiệp công lập; thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế
độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên
chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật và

sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
16. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định của
pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
17. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực
hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ
Kế hoạch và Đầu tư.
18. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo quy định
của pháp luật.
1.5.

Cơ cấu tổ chức của Sở KHĐT tỉnh Hưng Yên

1.5.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ tổ chức Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
* Lãnh đạo Sở
Giám đốc: Là người đứng đầu Sở KHĐT quản lý và điều hành cơ quan theo
chế độ thủ trưởng, trực tiếp chỉ đạo các phòng. Chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Hội
9


đồng nhân dân và UBND tỉnh Thái Nguyên về toàn bộ các hoạt động của Sở Kế hoạch
và Đầu tư và chịu sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Kế hoạch
và Đầu tư.
Phó giám đốc: Giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về
một số lĩnh vực công tác được phân cơng.
* Các phịng nghiệp vụ: 8 phịng chun mơn, nghiệp vụ
Văn phòng Sở: Là bộ phận giúp Giám đốc thực hiện chức năng tổng hợp, điều
phối các hoạt động của các đơn vị thuộc Sở theo chương trình, kế hoạch làm thực

hiện cơng tác hành chính, quản trị đối với các hoạt động của đơn vị phòng Sở.
Phòng Đăng ký kinh doanh: có chức năng tham mưu cấp giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp, Hợp tác xã; Tham mưu cho Sở
trình UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Phòng Khoa giáo – Văn xã: Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý Nhà nước
vực kế hoạch, đầu tư các ngành trong khối Văn hóa - Xã hội (VHXH)
Phịng Tổng hợp – Quy hoạch: Tham mưu cho Giám đốc về quản lý Nhà nước
các lĩnh vực, kế hoạch, quy hoạch phát triển KTXH.
Phòng Kinh tế ngành: Tham mưu cho Giám đốc Sở quản lý nhà nước về lĩnh
vực quy hoạch, kế hoạch, đầu tư các ngành nông nghiệp, tài nguyên môi trường và
cơng nghiệp.
Phịng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư: có nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc quản lý Nhà nước về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch, đầu tư các ngành xây
dựng, giao thông, các Đảng - đồn thể, các tổ chức chính trị xã hội và giám sát, đánh
giá đầu tư.
Phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và tư nhân: có nhiệm vụ tham mưu cho
Giám đốc quản lý Nhà nước về lĩnh vực hợp tác và kinh tế đối ngoại.
Thanh tra Sở: có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý
Nhà nước về thanh tra.
10


Trung tâm xúc tiến đầu tư: trung tâm có chức năng tham mưu giúp giám đốc
Sở tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư và tư vấn đầu tư, tham gia đề xuất
cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Các phòng ban giúp việc cho Sở được bố trí và phân bổ hợp lí, bao qt được
các đầu cơng việc thuộc thẩm quyền của Sở KHĐT Hưng Yên. Mỗi phòng ban đều
phụ trách một mảng riêng, có nhiệm vụ và quyền hạn thuộc phạm trù quản lí của
phịng ban đó.
1.5.2. Cơ cấu nhân sự

❖ Tổng số: 59 cán bộ công chức và hợp đồng
Được sắp xếp như sau:
-

Ban Giám đốc Sở (01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc): 04 người

-

Nhân sự các phòng ban:

● Văn phòng Sở: 05
● Thanh tra: 04
● Phòng Tổng hợp - Quy hoạch: 05
● Phòng Đăng ký kinh doanh: 05
● Phòng Kinh tế ngành: 04
● Phòng Đấu thầu, Thẩm định và Giám sát đầu tư: 04
● Phòng Phòng Doanh nghiệp, kinh tế tập thể và tư nhân ( trước là phòng Kinh
tế đối ngoại ): 05
● Phòng Khoa giáo, Văn xã: 03
● Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm tư vấn & Xúc tiến đầu tư: 19
-

Về giới tính:

● Nam: 35 chiếm 59,4 %
● Nữ: 24 chiếm 40,6%
Tỷ lệ lao động nam nhiều hơn tỷ lệ lao động nữ là 18,8%, tỷ lệ lao động nữ
chiếm khoảng 2/5 tổng số lao động là tương đối phù hợp với cơ cấu nhân sự.
-


Về trình độ chun mơn nghiệp vụ:

● Sau đại học: 28 chiếm 47,5%
11


● Đại học- Cao đẳng: 30 chiếm 50,8%
● Trình độ khác: 1 chiếm 1,7 % ( lái xe)
Trình độ học vấn của cán bộ, công chức, viên chức trong Sở KHĐT tỉnh Hưng
Yên khá cao đáp ứng cho công việc mang nặng đặc điểm lao động trí óc và những
cơng việc cần sự linh hoạt trong tư duy, nhạy bén, chính xác trong xử lý cơng việc.
-

Về độ tuổi:

• Trên 45 tuổi: 12 chiếm 20,3%
• Từ 35-45 tuổi: 17 chiếm 28,8%
• Từ 25-35 tuổi: 30 chiếm 50,9%
• Dưới 25 tuổi: 0
Tỷ lệ lao động lao động phù hợp với tính chất công việc. Tỷ lệ 20,3% lao động
trên 45 tuổi có nhiều kinh nghiệm trong việc dẫn dắt, xử lý công việc; tỷ lệ lao động
trong độ tuổi từ 35-45 với sự cẩn thận, chắc chắn khi làm việc; và tỷ lệ lao động 2535 tuổi chiếm nhiều nhất với sự năng động và sáng tạo, nhạy bén ham học hỏi của
tuổi trẻ giúp tỉnh phát triển hơn nữa.
1.6.

Giới thiệu về Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và tư nhân
❖ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng
Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và tư nhân ( trước là Phòng Kinh tế đối

ngoại). Tham mưu giúp Giám đốc Sở chỉ đạo, điều hành các mặt công tác: quản lý

hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy
định của pháp luật; Thẩm định, trình UBND tỉnh cấp, điều chỉnh, thu hồi Quyết định
chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài
thuộc thẩm quyền Quyết định chủ trương đầu tư của UBND tỉnh; thẩm định trình cấp,
điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu trong nước
và đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư theo
phân cấp; thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điểm a (về kế hoạch xúc tiến đầu
tư, danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh) Khoản 1; Điểm c Khoản 2; Điểm c (làm
đầu mối thẩm định các dự án đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách), Điểm d Khoản 5;
Điểm a Khoản 6; Khoản 10 Điều 2 Thông tư liên tịch số 21/2015/TTLT-BKHĐT12


BNV; thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật, các chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, thuộc
phạm vi, nhiệm vụ của Phịng sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê
duyệt; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư thuộc phạm
vi, nhiệm vụ của Phòng đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện; thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao và theo quy định của
pháp luật.
1.6.1. Cơ cấu tổ chức Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và tư nhân
Sơ đồ 1.2.4: Cơ cấu tổ chức quản lý Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và tư
nhân
Trưởng phịng

Phó phịng

Chun viên phòng

Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Hưng Yên

1.6.2. Cơ cấu nhân sự
-

Tổng số: 05 gồm, được sắp xếp:

+ Trưởng phịng: 01
+ Phó phịng: 02
+ Chun viên: 02
Cơ cấu nhân sự được sắp xếp hợp lý với lượng công việc, mức độ chuyên môn
nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Phịng.
-

Về giới tính: Nam (3 người), Nữ (2 người)
Số lượng nhân sự nam và nữ phù hợp với tính chất cơng việc địi hỏi sự giao

tiếp tốt của Phòng.
13


-

Về trình độ chun mơn nghiệp vụ:

+ Sau Đại học: 03
+ Đại học – Cao đẳng: 02
Cán bộ, công chức, viên chức của Phòng Doanh nghiệp, Kinh tế tập thể và tư
nhân trình độ cao là động lực thúc đẩy tăng trưởng hiệu suất làm việc, nâng cao tính
chuyên nghiệp trong công việc.

14



CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
TỈNH HƯNG YÊN.
2.1 . Thực trạng công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài của Sở
Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên.
Trong những năm qua đầu tư nước ngoài đã đóng một vai trị vơ cùng quan
trọng đối với sự phát triển của tỉnh, tạo việc làm cho hơn 1 triệu lao động và đóng
góp một phần rất lớn cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, chủ yếu là hoạt động đầu
tư nước ngồi vào tỉnh, cịn hoạt động đầu tư ra nước ngồi chiếm tỉ lệ nhỏ, vì vậy
báo cáo chủ yếu đi sâu vào công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài
vào tỉnh của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng n.
2.1.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngồi vào tỉnh Hưng Yên
a. Tình hình cấp phép đầu tư mới dự án và vốn đầu tư
Trong nhiều năm qua, thu hút FDI vào tỉnh Hưng Yên có nhiều kết quả tích
cực, khu vực FDI đã có những đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế của tỉnh.
Kết quả phân tích cơ cấu theo thành phần kinh tế chỉ ra vai trò và sức ảnh hưởng lớn
của khu vực FDI với phát triển kinh tế tỉnh Hưng Yên .

Nguồn: Báo cáo thu hút đầu tư tỉnh Hưng Yên 2019,2020,2021

Bảng 2.1. Thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2019-2021
15


Dự án đầu tư trong nước
Số dự án
Năm


Dự án đầu tư nước ngoài

Tổng số vốn đăng Số dự án

Tổng số vốn đăng

ký ( tỷ VNĐ)

ký ( triệu USD)

2019

76

6,571

46

357.3

2020

77

56,163

26

247.4


2021

62

50,101

24

219

112,835

96

823.7

Tổng số 215

Nguồn: Báo cáo thu hút đầu tư tỉnh Hưng Yên 2019,2020,2021
Năm 2019: tồn tỉnh có 122 dự án đầu tư mới như dự án sản xuất sản phẩm từ
cao su và plastic; dự án sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; dự án sản xuất, dệt
may, sản xuất, gia cơng sản phẩm du lịch ngồi trời như: lều bạt, túi ngủ, túi bao, vali;
dự án sản xuất linh kiện điện tử… được cấp phép mới. Trong đó gồm có 76 dự án
trong với tổng vốn đăng ký 6,571 và 46 dự án nước ngoài với số vốn đăng ký đạt
357.3 triệu USD, chiếm 37,7% tổng mức đầu tư trên địa bàn.
Trong năm 2020, tỉnh Hưng Yên đã tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng
ký đầu tư cho 26 dự án có vốn đầu tư nước ngồi (trong đó: Ban quản lý các khu công
nghiệp cấp mới 17 dự án, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp mới 9 dự án), với số vốn đầu
tư đăng ký là 247,4 triệu USD (trong các KCN 238 triệu USD, ngoài KCN 9,4 triệu
USD) bằng 60,46% về số lượng dự án cấp mới, bằng 70,58% tổng vốn đầu tư đăng

ký so với năm 2019.
Ngồi ra, trên địa bàn tỉnh Hưng n có 08 dự án FDI thực hiện chấm dứt hoạt
động trước thời hạn do khơng có khả năng tiếp tục triển khai hoặc không thực hiện
dự án sau 12 tháng với tổng vốn đầu tư đăng ký 83,3 triệu USD. Như vậy, tổng số dự
án có vốn đầu tư nước ngồi còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2020 là 487
dự án (trong khu công nghiệp: 261 dự án, ngồi khu cơng nghiệp: 226), với tổng vốn
đầu tư đăng ký đạt khoảng 5.181 triệu USD (trong khu công nghiệp: 4.434 triệu USD,
ngồi khu cơng nghiệp: 747 triệu USD).
Năm 2021, trên địa bàn tỉnh thu hút được 86 dự án. Trong đó có 24 dự án có
vốn đầu tư nước ngoài; tổng vốn đăng ký đạt 219 triệu USD và 62 dự án trong nước,
16


tổng vốn đăng ký đạt 50.101 tỷ đồng. Đưa tổng số dự án trên địa bàn tỉnh lên 2.062
dự án, trong đó có 500 dự án FDI, vốn đầu tư đăng ký 5.706 triệu USD; 1.562 trong
nước, vốn đăng ký 237.859 tỷ đồng.
Từ số liệu trên có thể thấy, tỉnh Hưng Yên được đầu tư bởi phần lớn các dự án
trong nước, các dự án đầu tư FDI còn thấp, thậm chí đang có xu hướng giảm trong
giai đoạn 2019-2021. Tuy nhiên, lượng vốn đăng ký của các doanh nghiệp FDI lại
khá cao cho thấy được tiềm năng thu hút của tỉnh sẽ cịn phát triển hơn nữa.
b. Tình hình điều chỉnh vốn đầu tư FDI:
Năm 2019: Có 62 dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư. Trong đó, gồm 36 dự
án trong nước với vốn điều chỉnh tăng thêm là 1.153 tỷ đồng tổng và 26 dự án FDI
tăng thêm đạt trên 134,2 triệu USD.
Tính năm 2020, tỉnh Hưng Yên đã thực hiện điều chỉnh tăng vốn cho 34 dự án
(trong đó: Ban quản lý các khu cơng nghiệp cấp điều chỉnh 25 dự án, Sở Kế hoạch và
Đầu tư cấp điều chỉnh 9 dự án) với tổng vốn đăng ký điều chỉnh tăng khoảng 245
triệu USD, bằng 82,92% về số lượt dự án tăng vốn và bằng 182,56% vốn đầu tư đăng
ký tăng thêm so với cùng kỳ năm 2019. Bên cạnh đó, đã thực hiện điều chỉnh giảm
vốn cho 02 dự án với tổng vốn đăng ký giảm 15,8 triệu USD;

Năm 2021, tỉnh tiếp tục điều chỉnh tăng vốn cho 67 dự án. Trong đó, có 36 dự
án FDI, vốn điều chỉnh tăng thêm là 325,3 triệu USD và 31 dự án trong nước, vốn
điều chỉnh tăng thêm là 1.327 tỷ đồng.
Từ những sự điều chỉnh trên có thể thấy, các dự án đi vào hoạt động và mở
rộng quy mơ đã đóng góp khơng nhỏ trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, tạo
việc làm cho 1.192 nghìn người lao động và góp phần bảo đảm các vấn đề an sinh xã
hội của tỉnh.
c. Tình hình thu hút đầu tư trực tiếp theo quốc gia

Bảng 2.2: Dự án FDI trên địa bàn tỉnh theo quốc gia tính đến hết năm 2021

17


Nguồn: Báo cáo thu hút đầu tư theo quốc gia của tỉnh
Hưng Yên (tính đến hết năm 2021)
Trước khi tái lập năm 1997 trên địa bàn tỉnh chỉ có 04 dự án FDI được cấp
phép với tổng vốn đầu tư đăng ký 67 triệu USD. Tính đến hết tháng năm 2021, trên
địa bàn tỉnh đã có 495 dự án đầu tư trực tiếp nước ngồi cịn hiệu lực của nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp, Hoa
Kỳ, Đức, Thái Lan, Úc, Belarus,... với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,640 triệu USD.
Trong đó, ngồi KCN là 228 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 776 triệu USD, trong
KCN là 267 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 4,864 triệu USD.
Trong số các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh, các nhà đầu tư
Nhật Bản đứng thứ 1 về số dự án (172 dự án) cũng như tổng vốn đầu tư đăng ký
(3440.2 triệu USD), Hàn Quốc đứng thứ 2 với số dự án đầu tư là 143 dự án với tổng
vốn đầu tư đăng ký đạt 801.7 triệu USD. Các dự án đầu tư nước ngoài trên địa bàn
tỉnh tập trung vào một số lĩnh vực chính như: sản xuất các sản phẩm từ thép, nhôm
và các sản phẩm từ nhôm, gia công kim loại; Linh kiện phụ tùng ô tô xe máy; linh
kiện thiết bị điện, điện tử, tin học, điện thoại di động; Chế biến thực phẩm và sản xuất

thức ăn chăn nuôi, dệt may và các sản phẩm phụ trợ phục vụ cho ngành dệt may,....
Trong đó một số dự án có vốn đầu tư lớn, hàm lượng công nghệ kỹ thuật cao như: Dự
18


án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN của Công ty TNHH Khu công nghiệp
Thăng Long II (Tập đoàn Sumitomo), tổng vốn đầu tư 153,4 triệu USD; Công ty
TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam II, tổng vốn đầu tư 200 triệu USD; Công ty TNHH
Điện tử Canon Việt Nam, tổng vốn đầu tư 128,5 triệu USD; dự án “Nhà máy sản
xuất nhôm Hyundai Aluminum Vina” của Công ty CP Hyundai Aluminum Vina với
tổng vốn đầu tư đăng ký 204,6 triệu USD; Nhà đầu tư Hanesbrands Inc -Hoa Kỳ số
vốn đầu tư là 24,09 triệu USD, các dự án của Công ty TNHH Kyocera Việt Nam với
tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 180 triệu USD,…
Nhìn chung đa số các dự án FDI có tiến độ triển khai nhanh (so với các dự án
có vốn đầu tư trong nước), về cơ bản phù hợp với tiến độ đăng ký và được chấp thuận,
tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh - trật tự, xây dựng, phịng cháy chữa
cháy vào bảo vệ mơi trường trong các doanh nghiệp, khu, cụm công nghiệp. Việc
triển khai đầu tư và đưa dự án đi vào hoạt động của các doanh nghiệp đã đóng góp
tích cực vào q trình phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên.
Tuy nhiên, do tác động từ dịch Covid-19, việc hạn chế đi lại của các quốc gia
dẫn đến công tác thu hút đầu tư các dự án FDI trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn 20192021 gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc thu hút đầu tư mới đã không đạt được các
chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Đồng thời, dịch cũng xảy ra rất phức tạp từ đầu năm cũng đã
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trong
đó sự sụt giảm của nhu cầu thị trường tiêu thụ đối với các mặt hàng không thiết yêu
cũng đã khiến một số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô, chấm dứt hoạt động và
giải thể doanh nghiệp. Nhân thức được vấn đề trên, nên trong thời gian qua tỉnh Hưng
Yên đã luôn sát cánh cùng doanh nghiệp, thực hiện tốt khâu phòng tránh, giảm nhẹ
nhất khả năng ảnh hưởng của dịch bệnh đến nền kinh tế, đồng thời đón nhận các
luồng đầu tư chuyển dịch từ nước ngoài tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội tình được

đảm bảo, giảm nhẹ tối đa ảnh hưởng của dịch bệnh đến tăng trưởng của tỉnh.

19


Nguồn: Báo cáo thuế thu DN của tỉnh Hưng Yên 2019-2021

Bảng 2.3: Tổng số thuế của các doanh nghiệp nộp cho ngân sách nhà nước giai
đoạn 2019-2021
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Tổng số

Tổng số nộp các DN 5,809,755

6,434,293

6,267,089

18,511,137

Các DN trong KCN


2,446,787

2,533,207

2,498,324

7,478,318

Các DN ngoài KCN

3,362,968

3,901,068

3,768,765

11,032,801

Nguồn: Báo cáo thuế thu DN của tỉnh Hưng Yên 2019-2021
Những đóng góp của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong thời gian qua là một
trong những nhân tố quan trọng giúp Hưng Yên trở thành tỉnh công nghiệp vào năm
2025, giúp Hưng Yên từ tỉnh mất cân đối về thu – chi, một phần điều tiết về Trung
ương từ năm 2019. Qua số liệu thống kê cũng cho thấy các doanh nghiệp ngồi KCN
có đóng góp lớn trong q trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần quan
trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy
còn những hạn chế nhất định như vấn đề mơi trường, song khơng thể phủ nhận vai
trị đóng góp của các doanh nghiệp bên ngồi KCN trong thực hiện mục tiêu đưa
Hưng Yên sớm trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2025.

20



2.1.2. Tình hình tiếp nhận và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi quý đãi năm 2021
trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
Năm 2021, tỉnh không vận động tiếp nhận thêm dự án mới. Tuy nhiên, trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên có 2 dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) được triển khai thực hiện (02 dự án do địa phương làm chủ quản). Cụ thể như
sau:


Dự án Phát triển tồn diện Kinh tế xã hội tại các đơ thị Việt Trì, Hưng n và

Đồng Đăng - Hợp phần dự án đầu tư tại thành phố Hưng Yên do Ngân hàng phát triển
Châu Á (ADB) và Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (Keximbank) tài trợ; đang
trong quá trình triển khai thực hiện dự án;


Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên do Ngân

hàng AFD của Pháp tài trợ.
Tiến độ thực hiện các hạng mục công trình của dự án trong năm 2021: nhìn
chung đã triển khai xây dựng các hạng mục cơng trình theo đúng so với kế hoạch,
hồn thành cơng tác xây dựng, vận hành thử cơng trình, đang tiến hành nghiệm thu
và đưa cơng trình vào sử dụng.
2.1.3. Cơng tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tỉnh Hưng Yên
a. Về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài
Làm đầu mối tổ chức làm việc hoặc trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu tư
về các nội dung liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài; Hướng dẫn các chủ đầu tư về
thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại địa bàn tỉnh; Tiếp nhận
hồ sơ các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu tư; Tham gia

thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để cấp Giấy phép đầu tư theo thẩm quyền.
Thực hiện thủ tục cấp Giấy phép đầu tư sau khi dự án được chấp thuận. Thông
báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy phép đầu tư trong trường hợp
dự án chưa hoặc không được chấp thuận; Thực hiện các thủ tục quyết định giải thể
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh
trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Sở.

21


Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tình hình triển khai các dự
án đầu tư nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị và cơ quan liên quan quy định chế độ
báo cáo thống kê, đánh giá kết quả đầu tư nước ngồi.
Hỗ trợ cơng tác giải phóng mặt bằng, áp dụng chính sách ưu đãi tối đa cho
doanh nghiệp trong khung quy định của Chính phủ về miễn, giảm thuế, tiền thuê đất,
thuê mặt nước...
Tiếp nhận thông tin và giải quyết các kiến nghị từ phía các doanh nghiệp; Hỗ
trợ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp khi có nhu cầu mở rộng sản xuất, thay đổi
phương án sản xuất kinh doanh, điều chỉnh Quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng
nhận đăng ký đầu tư.
b. Về thực hiện các chính sách liên quan đến đầu tư nước ngoài
Ngay sau ngày tái lập, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo các
cấp các ngành tiến hành quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, điểm phát triển cơng
nghiệp để bố trí các dự án đầu tư. Tỉnh uỷ đã có các Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày
20/6/1998 về đẩy mạnh nhiệm vụ hợp tác đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới,
số 09-NQ/TU ngày 31/10/2001 về tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ hợp tác đầu tư giai
đoạn 2001-2005; trên cơ sở đó UBND tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn và
quy định quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh ngoài trên địa bàn tỉnh,
tạo cơ sở pháp lý cho việc thống nhất quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Và sau khi Luật Đầu tư năm 2005 (nay được thay thế bằng Luật Đầu tư năm

2014) và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/6/2006 (nay là Nghị định số
118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và
Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý các KCN tỉnh đã thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được phân
cấp và ủy quyền, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành có liên quan và các cơ
quan trung ương, cụ thể:
Thứ nhất, việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự
án đầu tư được thực hiện theo cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” đã tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính đảm
22


bảo tính minh bạch, nhanh chóng, đơn giản và theo đúng quy định của pháp luật. Đảm
bảo theo đúng quy trình về sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở ngành có liên quan.
100% thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu
tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đều sớm hơn quy định (theo kế hoạch PCI đã
được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2382/QĐ-UBND ngày 28/10/2016, thời
gian thực hiện thủ tục hành chính được cắt giảm tối thiểu 20% so với quy định), khơng
có các thủ tục hành chính chậm, muộn. Các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư được
tiếp nhận hỗ trợ và giải quyết nhanh, kịp thời.
Thứ hai, hoạt động phối hợp giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Ban Quản lý
các KCN tỉnh với các ngành địa phương và cơ quan cơ quan trung ương được duy trì
thường xuyên, từ khâu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tới quá trình quản lý dự
án. Trong q trình thực hiện cơng tác thẩm định tiếp nhận dự án đầu tư đảm bảo
đúng quy trình thủ tục, các khó khăn vướng mắc đều được phối hợp với các ngành
địa phương và cơ quan cơ quan trung ương, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước
ngồi giải quyết nhanh các thủ tục hành chính, thuận lợi trong quá trình triển khai dự
án và hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác phối hợp trong thanh tra, kiểm tra hoạt
động của các doanh nghiệp đều được quan tâm chú trọng, nhất là công tác thanh tra
về quy hoạch, đầu tư xây dựng, PCCC và bảo vệ mơi trường trên địa bàn tỉnh. Nhìn

chung các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cơ bản chấp hành tốt các quy định
của pháp luật, không để xảy ra tình trạng vi phạm, kéo dài gây mất trật tự xây dựng,
PCCC, bảo vệ mơi trường,…
Thứ ba, ngồi cơ chế ưu đãi theo quy định của Chính phủ, Tỉnh hỗ trợ đầu tư
cơng trình ngồi hàng rào; dự án nơng nghiệp, công nghệ cao khi đầu tư vào lĩnh vực
nông nghiệp nơng thơn; đối với những dự án có quy mơ lớn và có ý nghĩa quan trọng,
chính quyền tỉnh Hưng Yên sẽ phối hợp với Nhà đầu tư nghiên cứu trình Chính phủ
cho áp dụng các chính sách ưu đãi đặc thù. Dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong
cụm công nghiệp được miễn tiền thuê đất 7 năm và hưởng các ưu đãi khác theo quy
định của pháp luật. Trường hợp nhiều mức ưu đãi thì áp dụng mức ưu đãi cao nhất;
Cam kết cung cấp đủ điện 24/24 giờ cho các doanh nghiệp. Đầu tư lưới điện đến chân
hàng rào dự án cho các doanh nghiệp đầu tư tại các khu, cụm công nghiệp.
23


Thực hiện các ưu đãi về thuế trong khung quy định của Chính phủ như: thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, ưu đãi thuế thu nhập cá nhân.
Thực hiện các Luật, Nghị định, Quyết định, văn bản trong khung quy định của
chính phủ liên quan đến quản lý hoạt động đầu tư nước ngồi:
• Các Luật:
- Luật Doanh nghiệp ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật Đầu tư ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Luật Thương mại 14 tháng 06 năm 2005;
- Luật Quản lý ngoại thương ngày 12 tháng 6 năm 2017;
- Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019;
- Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11
năm 2017;
- Luật Chứng khốn ngày 26 tháng 11 năm 2019;
- Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

- Luật Thi hành án hình sự ngày 14 tháng 6 năm 2019;
- Luật Phá sản ngày 19 tháng 6 năm 2014;
- Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật An tồn thơng tin mạng ngày 19 tháng 11 năm 2015;
- Luật An ninh mạng ngày 12 tháng 6 năm 2018
• Các Nghị định:
- Nghị quyết số 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29/11/2006 phê chuẩn Nghị định
thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

24


×