Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÁN PHÁ GIÁ từ lý THUYẾT đến THỰC TIỄN ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.01 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ & KẾ TOÁN

Bài tiểu luận môn Kinh tế quốc tế
ĐỀ TÀI: BÁN PHÁ GIÁ: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN Ở
VIỆT NAM
Nhóm: 02
BÌNH ĐỊNH, THÁNG 5/2022


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thống kê các vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá do Việt Nam
tiến hành với hàng nhập khẩu..................................................................................................9
Bảng 3.2: Thống kê các vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam tại thị
trường nước ngồi từ năm 2021 đến đầu năm 2022...............................................................11


DANH MỤC CỤM VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
CBPG
PVTM

NGUYỄN CHỮ
Chống bán phá giá
Phòng vệ thương mại

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................. 3
1. Giới thiệu............................................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................... 1



1.2 Mục tiêu chủ đề nghiên cứu..........................................................................................1
1.3 Cấu trúc bài viết............................................................................................................2
1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu..............................................................................2
2. Tổng quan tài liệu................................................................................................................ 2
2.1 Lý thuyết về bán phá giá...............................................................................................2
2.1.1 Khái niệm về bán phá giá.......................................................................................2
2.1.2 Bản chất của bán phá giá........................................................................................2
2.1.3 Phân loại về bán phá giá.........................................................................................3
2.1.4 Tác động của bán phá giá.......................................................................................4
2.2 Tổng quan về chống bán phá giá...................................................................................6
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của luật chống bán phá giá.................................6
2.2.2 Các khái niệm liên quan đến chống bán phá giá....................................................7
2.2.3 Mục tiêu và bản chất của chống bán phá giá.........................................................8
3. Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam..........................8
3.1 Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá ở Việt Nam............................................9
3.2 Thực trạng bán phá của Việt Nam ở thế giới...............................................................10
3.3 Nhận xét...................................................................................................................... 14
3.4.1 Ưu điểm............................................................................................................... 15
3.4.2 Hạn chế................................................................................................................ 15
4. Giải pháp chống bán phá giá ở Việt Nam..........................................................................16
KẾT LUẬN........................................................................................................................... 18
Tài liệu tham khảo................................................................................................................. 19


1

BÁN PHÁ GIÁ: TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN
Ở VIỆT NAM
1. Giới thiệu

1.1 Đặt vấn đề
Việc mở cửa nền kinh tế, tham gia ngày càng tích cực vào thị trường khu vực và quốc tế
đang đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam nhiều vấn đề của thương mại quốc tế, trong đó có vấn
đề bán phá giá. Việt Nam vừa có nguy cơ là đối tượng của hành vi bán phá giá của các nước
xuất khẩu khác, đồng thời cũng có nguy cơ bị áp đặt các biện pháp chống bán phá giá đối
với hàng xuất khẩu ra nước ngoài.
Thực tiễn thương mại quốc tế trong những năm qua cho thấy, đã xuất hiện ngày càng
nhiều vụ tranh chấp, kiện tụng liên quan đến pháp luật về chống bán phá giá, v.v., ảnh hưởng
đến mơi trường thương mại tồn cầu và khu vực... Việt Nam đang trong quá trình xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng, nên trên thực tế, khái niệm bán phá giá mới được biết đến ở nước ta không lâu và
chúng ta có rất ít kinh nghiệm trong lĩnh vực này... Do đó, việc nghiên cứu lý luận và tham
khảo kinh nghiệm thực tiễn việc áp dụng pháp luật về chống phá giá là điều cần thiết, nhằm
nâng cao trình độ nhận thức của cá nhân, tổ chức có liên quan, góp phần bổ sung, hồn thiện
các quy định pháp luật về chống phá giá.
1.2 Mục tiêu chủ đề nghiên cứu
Bài viết với mục tiêu tìm hiểu xem thực trạng của việc bán phá giá và chống bán phá giá
trong những năm gần đây của nước ta. Thơng qua đó có thể phân tích, xác định những ưu
nhược điểm hiện tại và gợi ý một số chính sách cho các cấp chính quyền có liên quan, bài
viết chủ yếu dựa trên các số liệu tổng quát để nhận xét tình hình chung của nước ta hiện nay,
thông qua trả lời một số câu hỏi:
• Tình trạng của bán phá giá ở Việt Nam những năm gần đây như thế nào?
• Những hạn chế của Việt Nam trong công cuộc chống bán phá giá?


2
• Giải pháp thích hợp để giải quyết vấn đề về bán phá giá của Việt Nam?
1.3 Cấu trúc bài viết
Bài nghiên cứu gồm 3 phần: phần đầu tiên là giới thiệu vế các lý thuyết liên quan, phần
thứ hai là thực trạng về bán phá giá và chống bán phá giá của nước ta trong những năm qua

và cuối cùng là những gợi ý về giải pháp để giải quyết tình trạng bán phá giá hiện nay.
1.4 Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
Phương pháp tổng hợp số liệu: tổng hợp các thông tin, số liệu trên các phương tiện thơng
tin, các trang web có liên quan, các báo cáo nghiên cứu khác..
Phương pháp so sánh, phân tích: sử dụng những dữ liệu thu thập được, tiến hành phân
tích so sánh để rút ra tình hình thực tế về các vụ kiện chống bán phá giá của Việt Nam, nhận
biết rõ thiệt hại và nguy cơ.
Phương pháp đánh giá: từ những phân tích về tình hình thực tế rút ra những kinh nghiệm
thu được và đưa ra giải pháp góp phần phịng ngừa và hạn chế thiệt hại từ việc bị kiện chống
bán phá giá ở Việt Nam.
2. Tổng quan tài liệu
2.1 Lý thuyết về bán phá giá
2.1.1 Khái niệm về bán phá giá
Bán phá giá là tổng hợp những biện pháp bán hạ giá một số mặt hàng xuất khẩu nào đó
để cạnh tranh nhưng có hiệu quả với những bạn hàng khác trên thị trường thế giới. Mục tiêu
là đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường ngồi nước hoặc kiếm ngoại tệ khẩn cấp, có khi cả
mục tiêu chính trị.
2.1.2 Bản chất của bán phá giá
Bán phá giá là hành vi bán hàng hóa hoặc dịch vụ ở mức giá quá thấp so với giá thông
thường nhằm giành thị phần, loại bỏ đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Bản chất của việc
bán phá giá nằm ở chỗ đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh chấp nhận bán hàng ở mức lỗ
nào đó trong hiện tại để sớm tiêu diệt đối thủ cạnh tranh.


3
2.1.3 Phân loại về bán phá giá
Bán phá giá được phân thành 2 loại sau đây:
Bán phá giá chớp nhoáng hay bán phá giá độc quyền
Là hình thức bán giá xuất khẩu tạm thời thấp hơn giá nội địa để tăng sức cạnh tranh, loại
trừ đối thủ. Khi đã đạt được mục đích thì mức giá sẽ được nâng lên ở mức giá độc quyền.

Phá giá độc quyền là hành vi vi phạm nguyên tắc cạnh tranh vì bản chất của nó là hành
vi nhằm độc quyền hóa. Phá giá độc quyền làm hủy hoại cạnh tranh và là nguyên nhân trực
tiếp gây ra những bất ổn về kinh tế.
Phá giá độc quyền được chia làm 2 loại:
Phá giá chiến lược: Là hành vi bán phá giá nằm trong một chiến lược cạnh tranh tổng
thể của nước xuất khẩu
Phá giá cướp đoạt: Là hành vi định giá thấp nhằm mục đích đẩy đối thủ cạnh tranh vào
tình trạng phá sản để giành vị trí độc quyền tại nước nhập khẩu
Bán phá giá không độc quyền
Bán phá giá không độc quyền được thể hiện ở 2 loại hình thức sau:
Bán phá giá bền vững hay cịn gọi là chính sách phân biệt về giá cả bán phá giá bền
vững là xu hướng bán sản phẩm trên thị trường thế giới với giá thấp hơn giá nội địa nhằm
cực đại lợi nhuận của nhà sản xuất, xuất khẩu.
Bán phá giá không thường xuyên (Phá giá chu kì): Là bán giá xuất khẩu thấp để tránh
rủi ro của thị trường thế giới và giải quyết vấn đề khó khăn về tài chính mà cơng ty đang cần
giải quyết gấp. Đây là hình thức phá giá mà nhiều doanh nghiệp sử dụng nhằm giải quyết
hậu quả của việc sản xuất quá dư thừa loại hàng hóa đó.
Ngồi 2 loại trên, bán phá giá cịn được chia thành 2 loại:


4
Bán phá giá đảo ngược hay bán phá giá mở rộng thị trường: Là định giá đối với thị
trường nước ngoài cao hơn so với trong nước. Đây là việc nhà sản xuất bán hàng hóa với giá
cao ở trong nước nhằm hỗ trợ cho giá thấp ở thị trường xuất khẩu.
Bán phá giá qua lại: Đây là loại bán phá giá tạo ra sự chênh lệch về giá (khi hàng hóa
trong nước và nước ngồi khơng có sự khác biệt về giá), từ đó thương mại quốc tế sẽ xảy ra.
2.1.4 Tác động của bán phá giá
Hành động bán phá giá có thể có lợi trong một số trường hợp ,nhưng nếu lạm dụng quá
thì sẽ gây nhiều tác hại đối với nước nhập khẩu cũng như nước xuất khẩu.
Đối với nước xuất khẩu

Mặt tích cực
Bán phá giá giúp cho các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, tăng thu được ngoại tệ, giúp tiêu thụ được lượng hàng tồn kho, đặc biệt là các
mặt hàng lương thực, thực phẩm, quần áo lỗi mốt...Tiêu biểu như ở Pháp, ngay từ khi mới
vào mùa đã có lượng hàng tồn đọng như: thực phẩm sắp hết thời hạn sử dụng, quần áo , giầy
dép hết mốt...lên tới 50% số dự trữ bán ra. Hàng tồn kho này được mang bán với mức giá
thấp hơn 30% giá thị trường. Đến cuối mùa, hàng tồn đọng chỉ còn vài phần trăm lại đựơc
bán lại cho những người chuyên nghiệp với giá bằng 1/10 giá cũ, họ sẽ đẩy số hàng hố này
ra nước ngồi bán phá giá.
Ngồi ra biện pháp bán phá giá cịn là cơng cụ quan trọng trong chính sách Ngoại
thương của đất nước nhằm giúp cho việc thực hiện những mục tiêu cụ thể trong chiến lược
phát triển kinh tế xã hội của nước đó.
Mặt tiêu cực
Người tiêu dùng trong nước phải chịu thiệt do phải chịu giá cao hơn so với trước đây do
có sự thoả thuận về giá giữa các doanh nghiệp.


5
Việc các doanh nghiệp bán phá giá, lượng hàng hoá đó lại được bán cho chính các doanh
nghiệp trong nước mình, do đó lại quay lại lũng đoạn thị trường trong nước.
Do việc bán phá giá nhằm mục đích thu được siêu lợi nhuận nên một vài nước đã sử
dụng lao động trẻ em, phụ nữ, lao động tù nhân với giá rẻ mạt. Hậu quả là người lao động bị
ngược đãi nặng nề. Trung Quốc là một trong những nước tiêu biểu sử dụng lao động tù
nhân.Theo số liệu mới đây của văn phòng Quốc tế về lao động trẻ em (BIT) thì trên tồn thế
giới có trên 250 triệu trẻ em từ 5-14 tuổi đang tham gia hoạt động kinh tế.
Đối với nước nhập khẩu
Tác động tích cực
Người tiêu dùng có cơ hội để lựa chọn , tiêu dùng những mặt hàng mới, lạ giá cả dễ
chấp nhận.
Đối mặt với những mặt hàng từ nước ngoài đưa vào với giá rẻ, buộc các dịch vụ trong

nước phải tìm cách cải tiến mẫu mã hàng hóa, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất
lượng sản phẩm, tích cực áp dụng công nghệ tiên tiến, tận dụng nguồn nhân lực để hạ chi phí
sản xuất nhằm giữ vững vị trí trên thị trường và thu được lợi nhuận tối ưu.
Tác động tiêu cực
Bán phá giá hàng hoá cũng gây ra khơng ít những khó khăn cho nước nhập khẩu, nhất là
đỗi với các nước đang phát triển, có thị trường hẹp.
Trước hết với người tiêu dùng của nước nhập khẩu họ phải sử dụng những mặt hàng
kém chất lượng, hàng giả, đôi khi cả hàng quá thời hạn sử dụng, khơng đảm bảo về an tồn
về an tồn thực phẩm, vệ sinh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân.
Các chủ doanh nghiệp, những người kinh doanh do hám lợi, thu được lợi nhuận cao, do
đó tìm mọi cách nhập lậu hàng hoá, trốn thuế gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước. Hơn
nữa do không thể cạnh tranh đựơc với hàng nước ngồi nên nhiều xí nghiệp trong nước bị


6
đình trệ sản xuất, bị phá sản hồn tồn. Khi đó nó là nguyên nhân quan trọng gây ra hiện
tượng trì trệ, hạn chế tốc độ phát triển nền kinh tế của nước nhập khẩu.
Về mặt xã hội, việc các xí nghiệp bị đóng cửa sản xuất hoặc ở bên bờ của sự phá sản
hoạt động cầm chừng đã làm cho nhiều cơng nhân khơng có việc làm, đời sống khó khăn,
thất nghiệp tăng, kèm theo nó là các tệ nạn xã hội cũng gia tăng gây khó khăn cho sự phát
triển kinh tế xã hội của nước nhập khẩu.
2.2 Tổng quan về chống bán phá giá
2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của luật chống bán phá giá
Khái niệm về bán phá giá được ghi nhận trong pháp luật Việt Nam lần đầu tiên ở Điều 1
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số
04/1998/QH10 được Quốc hội Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ ba thơng qua ngày 20-5-1998.
Điều này cho phép cơ quan nhà nước áp dụng thuế bổ sung đối với hàng nhập khẩu được trợ
cấp và bán phá giá vào Việt Nam. Tuy nhiên, Luật này chưa quy định hình thức thuế cụ thể
áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu bán phá giá.
Ba năm sau đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày

04/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2001 – 2005, trong đó quy định
việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp và thuế chống bán phá giá trong năm
2001. Tuy nhiên, cho đến thời điểm đó, pháp luật Việt Nam chưa hình thành được một cơ
chế pháp lý cụ thể và ổn định để phát hiện và xử lý các hành vi bán phá giá hàng hóa nhập
khẩu vào Việt Nam. Với lý do đó, theo đề nghị của Bộ Tư pháp, ngày 27-9-2001, Bộ
Thương mại Việt Nam (nay là Bộ Cơng Thương) đã có tờ trình lên Chính phủ đề nghị đưa
vào kế hoạch xây dựng pháp lệnh về chống bán phá giá. Sau ba năm soạn thảo, ngày
29/4/2004, Pháp lệnh chống bán phá giá được ban hành, đánh dấu sự ra đời của một lĩnh vực
pháp luật mới – pháp luật về chống bán phá giá của Việt Nam.
Hơn một năm sau khi Pháp lệnh chống bán phá giá được ban hành, ngày 11-7-2005,
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều
của Pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Cũng trong năm đó,


7
Quốc hội Việt Nam khóa XI cũng ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005,
trong đó quy định hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam ngồi thuế nhập khẩu và các loại thuế
khác có thể bị đánh thuế chống bán phá giá theo quy định của pháp luật Việt Nam (Điều 1).
Cho đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh trực tiếp các hoạt động
chống bán phá giá tại Việt Nam bao gồm: Luật quản lý ngoại thương 2017, Nghị định
10/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện
pháp phòng vệ thương mại, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016.
Luật Quản lý ngoại thương 2017 đã được Quốc hội thông qua với 8 Chương 113 Điều,
quy định về biện pháp quản lý ngoại thương, phát triển hoạt động ngoại thương, giải quyết
tranh chấp về áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương. Trong đó, Mục 2 Chương IV quy
định các vấn đề về chống bán phá giá.
Nghị định 10/2018/NĐ-CP được chính phủ thơng qua với 7 chương và 96 Điều, “quy
định về căn cứ tiến hành, trình tự, thủ tục, thời hạn, nội dung, căn cứ chấm dứt điều tra vụ
việc phòng vệ thương mại; cách xác định thiệt hại của ngành sản xuất trong nước; chống lẩn
tránh biện pháp phòng vệ thương mại; áp dụng, rà sốt biện pháp phịng vệ thương mại;

trách nhiệm phối hợp của các cơ quan liên quan trong quá trình điều tra; miễn trừ áp dụng
biện pháp phòng vệ thương mại; xử lý biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng đối với hàng
hóa xuất khẩu của Việt Nam.”
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 được Quốc hội thông qua với 5 Chương, 22
Điều, quy định về “đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời Điểm tính
thuế, biểu thuế, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu”.
2.2.2 Các khái niệm liên quan đến chống bán phá giá
Chống bán phá giá là tổng hợp những biện pháp cách thức nhằm chống lại các hành
vi bán phá giá vào thị trường của một nước hay vùng lãnh thổ. Khi các hành vi bán phá
giá thực hiện gây thiệt hại cho các nước nhập khẩu thì tất yếu sẽ có các biện pháp mà nước
nhập khẩu đặt ra nhằm ngăn cản sự vi phạm đó.


8
Bán phá giá là một khái niệm cơ bản của thương mại quốc tế, được hiểu là việc bán sản
phẩm ra nước ngồi với giá thấp hơn giá thơng thường của nó, mà trong hầu hết các trường
hợp là giá tại thị trường nội địa của nhà xuất khẩu.
Theo đó, chống bán phá giá là một trong các biện pháp phòng vệ thương mại được nhà
nước áp dụng nhằm đối phó với những ảnh hưởng xấu của các sản phẩm được bán phá giá
trong thị trường. Một biện pháp thượng được áp dụng nhất là đánh thuế nhằm phá bỏ lợi thế
về giá “không công bằng” của những sản phẩm này.
2.2.3 Mục tiêu và bản chất của chống bán phá giá
Như trên đã phân tích, bán phá giá bị coi là hành vi thương mại quốc tế không công
bằng. Như vậy, để tạo dựng lại thế cạnh tranh cân bằng giữa sản phẩm trong nước và sản
phẩm nhập khẩu, bảo vệ thị trường nội địa chống lại các hành vi cạnh tranh quốc tế khơng
lành mạnh, các quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp chống bán phá giá. Do đó mục tiêu
của các biện pháp chống bán phá giá là để bù đắp lại những thiệt hại cho ngành sản xuất nội
địa phải gánh chịu do hành vi bán phá giá gây ra.
Về bản chất, chống bán phá giá bao gồm các biện pháp có tác dụng trong ngắn hạn làm

giảm lượng nhập khẩu đối với hàng hóa được bán phá giá tại nước nhập khẩu. Khi nước
nhập khẩu chứng minh được hành vi bán phá giá có tồn tại và hành vi đó đã gây ra hoặc đe
dọa gây ra tổn hại cho nền sản xuất của mình thì nước nhập khẩu được quyền sử dụng các
biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành vi đó. Trong đa số các trường hợp, biện pháp chống
bán phá giá là áp đặt thuế chống bán phá giá lên sản phẩm được bán phá giá đó. Mức thuế
chống bán phá giá thường tương đương với phần chênh lệch giữa giá trị thống thường và giá
xuất khẩu. Như vậy, bản chất của thuế chống bán phá giá chính là phần bù cho mức giá đã bị
đánh thấp xuống nhằm đưa về đúng mức giá thông thường của sản phẩm.
3. Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá trên thế giới và ở Việt Nam
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Bộ Công thương là cơ quan nhà nước có nhiệm
vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật chống bán phá giá đối với
hàng hóa nhập khẩu từ nước ngồi vào Việt Nam ( Nghị định số 98/2018/NĐ-CP quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ công thương) và Cục phòng vệ


9
thương mại là cơ quan nhà nước có nhiệm vụ thụ lý hồ sơ, tổ chức điều tra việc nhập khẩu
hàng hóa nước ngồi vào Việt Nam để đề xuất áp dụng các biện pháp chống bán theo quy
định của pháp luật ( Quyết định Số: 3752/QĐ-BCT của Bộ Công Thương).
Tin từ Bộ Cơng Thương cho biết tính đến năm 2020, nhiều mặt hàng của Việt Nam như
thủy sản , sắt thép, đồ gỗ... liên tiếp bị kiện chống bán phá giá ở nhiều quốc gia từ Mỹ đến
Châu Âu và các nước Châu Á. Tuy dưới áp lực của khá nhiều vụ kiện trong thời gian ngắn
đã gây ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu của Việt Nam nhưng nhờ nổ lực hợp tác và giải trình,
Việt Nam đã kháng nghị thành công 65/ 151 vụ việc giúp các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp
tục được hưởng mức thuế 0% hoặc rất thấp, giúp duy trì tăng trưởng xuất khẩu, nhất là sang
các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu ( EU), Canada...
Tính đến hết tháng 9-2020, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã bị điều tra gần 200 vụ
việc phòng vệ thương mại với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỉ đô la Mỹ. Đáng lưu ý,
số lượng và kim ngạch các vụ việc đang tăng nhanh trong thời gian qua. Trong cả năm 2019
mới ghi nhận 16 vụ việc khởi xướng mới nhưng chỉ 9 tháng đầu năm 2020 đã ghi nhận số

lượng vụ việc tăng gấp đôi (32 vụ việc).
3.1 Thực trạng bán phá giá và chống bán phá giá ở Việt Nam
Bảng 3.1: Thống kê các vụ điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá do Việt
Nam tiến hành với hàng nhập khẩu
Năm
2013
2016
2018

2019

2020

Mặt hàng
Thép không rỉ cán nguội
Thép mạ ( Tơn mạ)
Thép hình chữ H
Thép phủ màu
Nhơm, Hợp kim hoặc không

Nước bị kiện
Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan
Trung Quốc( bao gồm Hồng Kông), Hàn Quốc
Trung Quốc( bao gồm Hồng Kông)
Trung Quốc, Hàn Quốc
Trung Quốc

hợp kim,..
Sản phẩm ván sợi bằng gỗ,..
Sản phẩm plastic được làm từ


Thái Lan, Malaysia
Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia

các polyme từ propylen
Sản phẩm thép cán nguội dạng

Trung Quốc

cuộn hoặc tấm
Một số sản phẩm bột ngọt
Sợi dài làm từ polyester

Trung Quốc, Indonesia
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia


10

2021

Đường lỏng từ tinh bột ngơ
Trung Quốc, Hàn Quốc
Thép hình chữ H
Malaysia
Đường mía
Thái Lan
Một số sản phẩm Sorbitol
Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia
Sản phẩm vật liệu hàn

Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia
Sản phẩm bàn, ghế
Trung Quốc, Malaysia
( Nguồn: Trung tâm WTO- phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam)

Theo thống kê, từ năm 2013 đến năm 2021, có tới 16 vụ kiện của nước ta đối với các
nước khác vì vi phạm bán phá giá. Có thể kể đến như vụ Việt Nam điều tra chống bán phá
giá một số sản phẩm bột ngọt cuối năm 2019. Cụ thể, này 31 tháng 10 năm 2019, Bộ Công
Thương ban hành Quyết định số 3267/QĐ-BCT về việc tiến hành áp dụng biện pháp CBPG
đối với một số sản phẩm bột ngọt có mã HS 2922.42.20 có xuất xứ từ Trung Quốc và
Indonesia do các nguyên đơn: Công ty Ajinomoto Việt Nam, Công ty CP hữu hạn Vedan
Việt Nam và Công ty TNHH Miwon Việt Nam khởi kiện. Đến 6/4/2022, Bộ Công Thương
ban hành Quyết định 640/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp
CBPG, áp thuế CBPG đối với sản phẩm bột ngọt với mức thuế của các cơng ty xuất khẩu
hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc là từ 3.445.645 VNĐ/ tấn – 6.385.289 VNĐ/ tấn; mức
thuế của các cơng ty xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Indonesia là 5.289.439 VNĐ/ tấn.
Vụ điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm Sorbitol: ngày 11 tháng 12 năm 2020, Bộ
Công Thương ban hành Quyết định số 3298/QĐ-BCT về việc tiến hành điều tra áp dụng
biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm Sorbitol thuộc các mã HS 2905.44.00
và 3824.60.00 có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia với nguyên đơn là Công ty Cổ
phần Sorbitol Pháp – Việt. Qua quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định rằng có tồn tại
hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu bị điều tra. Ngày 23/11/2021, Bộ Công Thương
ban hành Quyết định số 2644/QĐ- BCT về việc áp thuế CBPG chính thức với mức thuế: Ấn
Độ 52,75 %; Indonesia: 44,39% - 57,55%; Trung Quốc: 44,99% - 68,50%.
3.2 Thực trạng bán phá của Việt Nam ở thế giới
Bảng 3.2: Thống kê các vụ điều tra chống bán phá giá đối với hàng hóa Việt Nam tại
thị trường nước ngoài từ năm 2021 đến đầu năm 2022
Năm
2021


Mặt hàng
Sản phẩm mạ thép

Nước điều tra
Mê- xi- cô


11

2022

Sợi kéo dãn toàn phần
Thổ Nhĩ Kỳ
Pin năng lượng mặt trời
Ấn Độ
Mật ong
Hoa Kỳ
Xi măng
Phi-líp-pin
Ống đồng
Australia
Thép cuộn/ ống cán nguội
Pakistan
Sản phẩm tấm trải sàn vinyl
Ấn Độ
( Nguồn: Trung tâm WTO- phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam)

Trong giai đoạn từ năm 1994 đến đầu năm nay, Việt Nam đã liên quan đến 119 vụ điều tra
chống bán phá giá đối với hàng hóa tại thị trường nước ngồi, song cho đến nay vụ kiện gần
nhất được công bố là vụ kiện của Austrailia về sản phẩm ống đồng Copper tube có mã HS là

7411.10.00 được khởi kiện vào ngày 22/3/2021. Kết luận ngày 21/9/2021, cho thấy hàng hóa
sản xuất từ Việt Nam sẽ không bị áp thuế chống bán phá giá do có biên độ bán phá giá nhỏ,
chỉ 1,9% và đến ngày 29/10/ 2021 báo cáo điều tra kết luận hàng xuất khẩu Việt Nam không
bán phá giá, đề xuất chấm dứt điều tra CBPG với ống đồng Việt Nam.
Các báo cáo cũng chỉ ra rằng, chỉ trong 3 tháng cuối năm 2020, Việt Nam đã bị kiện 4 vụ
liên qua đến bán phá giá , ngoài 1 vụ chưa được cơng bố thì 3 vụ kiện cịn lại Việt Nam đều
bị áp phạt thuế chống bán phá giá ( 28/10/2020 Đài Loan khởi kiện nước ta trong việc bán
phá giá sản phẩm gạch men với mức áp phạt từ 0% - 19,41%; 17/11/2020 Hoa kỳ kiện nước
ta bán phá giá sản phẩm sợi dún polyester và mức áp thuế là từ 2,58% - 22,36%; 21/12/2020
Canada khởi kiện nước ta trong việc bán phá giá sản phẩm ghế bọc đệm khiến Việt Nam
chịu mức áp phạt từ 9,9% - 179,5%). Và không thể không nhắc đến vụ giải quyết tranh chấp
đầu tiên của Việt Nam tại WTO - vụ kiện “ Tôm đông lạnh nước ấm” đã tạo ra ý nghĩa bước
ngoặt và nhiều bài học lớn cho Chính phủ cũng như các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh
nghiệp ở Việt Nam.
Cụ thể, ngày 20/1/2004 Bộ thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra
chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam. Việc điều tra này
được tiến hành đối với 3 doanh nghiệp bị đơn có lượng xuất khẩu lớn nhất( bao gồm: Minh
Phú, Minh Hải và Camimex- gọi là bị đơn bắt buộc). Tháng 2/2005, DOC chính thức áp thuế
chống bán phá giá với các thuế suất từ 4,3% - 5,24% đối với từng đơn vị bắt buộc; mức
4,57% ( là mức bình quân gia quyền của thuế suất áp dụng cho 3 bị đơn bắt buộc) đối với


12
các bị đơn tự nguyện không được lựa chọn điều tra và mức thuế suất toàn quốc 25,76% cho
tất cả các doanh nghiệp còn lại. Theo nội luật Hoa Kỳ về chống bán phá giá, sau tròn mỗi
năm kể từ ngày lệnh áp thuế chống bán phá giá của DOC được ban hành, DOC sẽ tiến hành
rà sốt hành chính để xét lại mức thuế chính thức mà mình đã áp đối với khoảng thời gian 1
năm liền trước đó. Theo đó, tính tới thời điểm tháng 2/2010 (thời điểm Việt Nam đệ đơn yêu
cầu tham vấn Hoa Kỳ), DOC đã tiến hành 3 cuộc rà sốt hành chính (POR) (bên ngun đơn
đã khơng u cầu rà sốt hành chính năm đầu tiên sau khi đã thống nhất với phía Việt Nam).

Tuy nhiên, vào thời điểm đó mới chỉ có kết quả cuối cùng của đợt rà sốt hành chính lần thứ
hai và lần thứ ba.
Trong đợt rà soát lần thứ hai – POR2 (04/2007), mức thuế suất của các bị đơn bắt buộc
(Minh Phú, Camimex) đạt mức thuế suất không đáng kể (0-0,01%), các bị đơn tự nguyện
không được lựa chọn bị áp thuế theo mức thuế suất từ điều tra ban đầu là 4,57%, mức thuế
suất toàn quốc cũng áp dụng theo điều tra ban đầu là 25,76%
Trong đợt rà soát lần thứ ba – POR3 (04/2008), 3 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc đều
nhận được mức thuế suất tối thiểu (Minh Phú: 0,43%; Camimex: 0,08%; Phương Nam:
0,21%), nhóm các doanh nghiệp bị đơn tự nguyện khơng được hưởng mức thuế suất theo
thực tế điều tra mà tiếp tục bị áp thuế chống bán phá giá theo điều tra ban đầu là 4,57%, thuế
suất toàn quốc là 25,76%.
Ngày 01/2/2010, Chính phủ Việt Nam (thơng qua Phái đồn Việt Nam tại Geneva) chính
thức trao cho phía Hoa Kỳ bản “Yêu cầu tham vấn”, trong đó đề nghị trao đổi một số vấn đề
về “kết quả xem xét hành chính của vụ kiện chống bán phá giá tôm” liên quan tới việc tuân
thủ Điều I, II, VI:1 và V:2 của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994;
Điều 1, 2.1, 2.4, 2.4.4, 6.8,6.10, 9.1, 9.4, 11.2, 11.3, 18.1 và 18.4 Phụ lục II của Hiệp định
chống bán phá giá; Điều XVI:4 của Hiệp định thành lập WTO và Nghị định thư gia nhập
WTO của Việt Nam. Do không đạt được kết quả trong giai đoạn tham vấn, ngày 07/4/2010,
Việt Nam chính thức có đơn đề nghị thành lập Ban Hội thẩm (panel request) để xét xử tranh
chấp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu của Việt
Nam. Nội dung Ban Hội thẩm của Việt Nam tập trung vào các điểm chính sau đây:


13
(1) Phương pháp quy về không (zeroing) của DOC trong tính tốn biên độ phá giá đối
với tơm Việt Nam. Zeroing là phương pháp tính biên độ phá giá cho nhóm sản phẩm thuộc
diện điều tra mà theo đó đối với sản phẩm mà có giá xuất khẩu thấp hơn giá thơng thường
(hay giá trong nước) thì biên độ phá giá là “dương”, nhưng sản phẩm khác có giá xuất khẩu
cao hơn giá thông thường (hay giá trong nước), biên độ phá giá khơng tính là “âm” mà bị
qui về bằng 0. Kết quả là một con số bình quân giữa “dương” và “0” được áp lên tất cả

nhóm sản phẩm thuộc diện điều tra. Hoa Kỳ là nước áp dụng biện pháp này nhiều nhất và vì
vậy cũng bị nhiều khiếu kiện về việc áp dụng các biện pháp này. Nước khởi kiện Hoa Kỳ về
zeroing bao gồm không chỉ những nước đang phát triển mà cịn có cả các nước phát triển,
đối tác thương mại của Hoa Kỳ như EC, Canada, Nhật Bản…;
(2) Giới hạn số lượng các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất được lựa chọn để điều tra
hoặc rà soát đơn lẻ. Điều 6.10 Hiệp định thực thi điều VI của GATT 1994 (Hiệp định chống
bán phá giá-gọi tắt là ADA) cho phép Cơ quan điều tra của một nước có thể tiến hành điều
tra một số nhà xuất khẩu mà không nhất thiết phải tiến hành điều tra đối với tất cả các nhà
xuất khẩu để tính biên độ phá giá. Tuy nhiên ADA cũng có quy định điều kiện đối với việc
lựa chọn nhà xuất khẩu để tiến hành điều tra nhằm để hạn chế việc xác định biên độ phá giá
tùy tiện và không sát thực tế đối với doanh nghiệp không được điều tra (non-mandatory
respondents). Như vậy sẽ có mức thuế suất cụ thể cho từng nhà xuất khẩu được điều tra (bị
đơn bắt buộc – mandatory respondents) và có mức chung cho các nhà xuất khẩu khác (all
others rate). Trên cơ sở này, trong hầu hết các giai đoạn của các vụ kiện chống bán phá giá,
Hoa Kỳ không tiến hành điều tra tất cả các nhà xuất khẩu;
(3) Áp dụng thuế suất toàn quốc (country wide rate) đối với tồn bộ doanh nghiệp xuất
khẩu tơm của Việt Nam với lý do hoạt động của các doanh nghiệp này không có sự độc lập
với Chính phủ. Mức thuế cao nhất lên đến 25,67%. Với mức thuế này, doanh nghiệp xuất
khẩu tôm của Việt Nam phải chịu mức đặt cọc khổng lồ khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Theo
pháp luật Hoa Kỳ, đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường có 3 loại mức thuế như sau:
mức thuế suất cụ thể áp dụng cho từng bị đơn bắt buộc; mức thuế suất chung áp dụng cho
các bị đơn tự nguyện tham gia nhưng không phải là bị đơn bắt buộc; mức thuế suất toàn
quốc dành cho các doanh nghiệp còn lại;


14
Ngày 11/7, WTO đã ra phán quyết, theo đó, Mỹ đã xâm phạm luật thương mại tồn cầu
khi tính tốn thuế chống bán phá giá với mặt hàng tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.
WTO cho rằng Mỹ đã hành động thiếu nhất quán với những điều khoản của Thỏa thuận
chống bán phá giá và Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch. Do đó, phán quyết cơng bố

Mỹ đã thực hiện trái với quy định của WTO (thua kiện) ở 2/3 vấn đề chính mà Việt Nam
đưa ra trước Ban hội thẩm. Hai vấn đề này liên quan đến việc Mỹ áp dụng phương pháp quy
về không trong khi tính biên độ phá giá trong các đợt rà sốt hành chính lần thứ 2 và 3 và
việc Mỹ áp đặt thuế suất toàn quốc. Tuy nhiên, về việc Mỹ hạn chế số lượng các công ty
được điều tra riêng lẻ thì Ban hội thẩm kết luận Bộ Thương mại Mỹ không trái với quy định
của WTO. Về nội dung “tiếp tục hành vi bị khiếu kiện” Ban hội thẩm đã không xem xét nội
dung này với lý do không nằm trong phạm vi thẩm quyền. Phán quyết nói trên đã được
chính thức thơng qua tại cuộc họp của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO (DSB) vào
ngày 2/9/2011.
Có thể nói phán quyết nói trên là một thắng lợi lớn đối với Việt Nam xét trên phương
diện pháp lý. Việc thực thi phán quyết của Ban Hội thẩm trong vụ kiện này đang được đặt
dưới sự giám sát chặt chẽ của WTO thông qua việc Hoa Kỳ phải giải trình tại các phiên họp
tồn thể của DSB (thông thường định kỳ hàng tháng).

3.3 Nhận xét
Trong bối cảnh Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng vào các FTA, các vụ việc chống
bán phá giá với hàng xuất khẩu Việt Nam ngày càng nhiều hơn với tính chất phức tạp gia
tăng. Ở chiều hướng ngược lại, một số ngành sản xuất trong nước của Việt Nam cũng phải
chịu áp lực từ việc gia tăng nhập khẩu do các tác động mở cửa thị trường và cần đến những
công cụ chính sách về chống bán phá giá để bảo vệ lợi ích của ngành.
Thực hiện cam kết theo các Hiệp định thương mại đã ký, Việt Nam đã mở cửa thị trường
và cắt giảm thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng từ các đối tác thương mại quan trọng.
Điều này đặt các doanh nghiệp, ngành hàng Việt Nam trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của
hàng hóa nhập khẩu, đặt biệt là từ các nước trong khu vực. Cùng thời gian đó, Bộ cơng


15
thương đã kịp thời áp dụng các biện pháp chống bán phá giá để bảo vệ ngành sản xuất nội
địa nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
3.4.1 Ưu điểm

Các biện pháp PVTM đã góp phần thực hiện chủ trương phát triển các ngành sản xuất
trong nước, cụ thể là bảo vệ công ăn việc làm của gần 150.000 người lao động trong các lĩnh
vực được bảo vệ. Qua theo dõi tác động của các biện pháp PVTM, Bộ Cơng Thương cịn
nhận thấy việc tăng trưởng nhập khẩu ồ ạt với những sản phẩm đã giảm đi đáng kể. Như đối
với mặt hàng tôn mạ trước đây mỗi năm nhập khẩu đều tăng gấp đôi so với năm trước thì
sau khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, lượng nhập khẩu đã giảm đi đáng kể. Nhờ vào
công cụ PVTM, một số doanh nghiệp đã cải thiện đáng kể tình hình sản xuất kinh doanh,
khỏi thua lỗ và từng bước ổn định sản xuất. Cũng như các biện pháp PVTM sẽ góp phần ổn
định giá đầu vào cho một số ngành sản xuất trong nước.
3.4.2 Hạn chế
Thứ nhất, một số quy định của pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu của
Việt Nam cịn khá chung chung và thiếu những quy định cụ thể giúp các doanh nghiệp có thể
áp dụng được ngay mà khơng cần giải thích thêm. Các quy định pháp luật về CBPG của Việt
Nam còn nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật, nội dung các quy định này cịn mang tính
định khung, điều chỉnh những vấn đề thuộc về nguyên tắc mà chưa đi sâu vào những vấn đề
mang tính chất chi tiết, kỹ thuật. Bên cạnh đó, việc điều tra CBPG ở Việt Nam hiện vẫn đang
tiến hành theo luật quốc tế cụ thể là Hiệp định chống bán phá giá mà chưa nội luật hóa trong
quốc gia.
Thứ hai, quá trình điều tra để áp dụng biện pháp chống bán phá giá tốn nhiều thời gian,
kéo dài khiến các doanh nghiệp trong nước phải chịu thiệt hại từ hành vi bán phá giá.
Thứ ba, pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam còn chưa đi sâu vào nhận thức của
giới doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ tư, các thủ tục để có thể khỏi kiện và theo kiện chống bán phá giá là hết sức phức
tạp nhất là trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên WTO, chúng ta sẽ cần phải tuân thủ


16
đầy đủ các quy định của WTO về vấn đề này, điều đó địi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và
công sức.
4. Giải pháp chống bán phá giá ở Việt Nam

Trong xu thế toàn cầu khi hàng rào thuế quan của nhiều nước được dỡ bỏ, bên cạnh việc
có nhiều cơ hội thị trường cho sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Việt Nam ở nước ngoài, các
doanh nghiệp Việt Nam đồng thời cũng phải cạnh tranh để có thể giữ vững được thị trường
nội địa và thị phần của mình. Chính vì vậy, việc hồn thiện pháp luật về chống bán phá giá là
nhu cầu thiết thực đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, nếu lạm dụng
pháp luật chống bán phá giá để bảo hộ cho ngành sản xuất trong nước quá nhiều sẽ dẫn đến
độc quyền, gây thiệt hại cho nền kinh tế và người tiêu dùng, tính cạnh tranh của ngành sản
xuất này bị triệt tiêu và đặc biệt là hành động này sẽ vi phạm các cam kết, thỏa thuận quốc
tế.
Sau đây là một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chống bán phá giá:
Thứ nhất, quy định cụ thể về trường hợp cơ quan nhà nước tự khởi xướng điều tra bán
phá giá mà không cần doanh nghiệp nộp đơn, bao gồm các quy định như: cơ quan nhà nước
nào có quyền tự khởi xướng điều tra bán phá giá, các điều kiện để cơ quan đó có thể tự khởi
xướng điều tra, thủ tục tự khởi xướng điều tra, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt việc tự
khởi xướng điều tra,…
Thứ hai, quy định về chứng cứ trong điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá
cần phải thể hiện rõ các nội dung: Xác định nguồn chứng cứ; Thủ tục giao nộp chứng cứ;
Thủ tục xác minh, thu thập chứng cứ; Thủ tục điều tra tại chỗ; Thủ tục trƣng cầu giám định
và giám định chứng cứ bị tố cáo là giả mạo; Thủ tục ủy thác thu thập chứng cứ…
Thứ ba, quy định trách nhiệm của người yêu cầu rà soát, chứng cứ người đề nghị ra soát
đưa ra và các căn cứ để Bộ trưởng Bộ Cơng Thương có quyền quyết định rà soát việc áp
dụng biện pháp chống bán phá giá.
Thứ tư, cần có tổ chức giám sát hoặc tư vấn độc lập để tư vấn cho cơ quan chống bán
phá giá trong một số trường hợp cần thiết.


17
Vì cơ cấu của cơ quan chống bán phá giá của Việt Nam được tổ chức theo mơ hình giống
của EU, nhiệm vụ của cơ quan này là vừa điều tra về bán phá giá và điều tra về thiệt hại,
quyền hạn rất lớn trong quá trình điều tra, trong khi khơng có cơ quan nào giám sát hay tư

vấn độc lập cho q trình điều tra, có thể sẽ dẫn đến sự lạm dụng quyền lực.
Thứ năm, cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục để lấy ý kiến của ngành sản xuất trong
nước, người lao động để xác định sự ủng hộ, phản đối hay là trung lập đối với đơn kiện
chống bán phá giá.
Trong pháp luật Việt Nam chỉ mới quy định đại diện của người lao động là bên liên quan
trong vụ kiện, chưa quy định rõ là người lao động chỉ được tham gia vụ kiện với tư cách là
người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ kiện hay là có quyền tự khởi kiện vụ án. Bản
thân những người lao động là những người chịu thiệt hại không hề nhỏ từ ảnh hưởng của
bán phá giá, không chỉ từ bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà cịn trong
trường hợp hàng hóa Việt Nam bị đánh thuế chống bán phá giá từ nước ngồi. Vì vậy họ có
quyền lợi và nghĩa vụ như nào trong các vụ kiện bán phá giá phải được quy định cụ thể trong
pháp luật.
Thứ sáu, các quy định về cung cấp thông tin và bảo mật thông tin trong điều tra và áp
dụng biện pháp chống bán phá giá ở Việt Nam là chưa thể hiện rõ tầm quan trọng của những
thông tin có giá trị thương mại của bên liên quan, quy định còn sơ sài, thiếu chi tiết.
Đối với các quy định liên quan đến chế độ bảo mật thông tin, cần hoàn thiện ở các nội
dung sau: cần phải hồn thiện bổ sung quy định về thơng tin được bảo mật nên bao gồm: các
thông tin liên quan đến bí mật thương mại, chế biến, sản xuất kinh doanh, sản lượng, bán
hàng, vận chuyển, mua hàng,…cịn các thơng tin đến bí mật quốc gia khơng cần phải đưa
vào quy định trong pháp luật chống bán phá giá, mà đã được điều chỉnh bởi văn bản pháp
luật liên quan đến bí mật quốc gia.


18

KẾT LUẬN
Đề tài: “Bán phá giá: từ lí thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam.” đã khái quát những nội
dung chính về những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật chống bán phá giá, nêu lên được
thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam. Từ đó
đã đề ra được những phương hướng, yêu cầu hoàn thiện pháp luật chống bán phá giá. Để

hoàn thiện lĩnh vực pháp luật này, một số giải pháp đã được đưa ra đối với hệ thống pháp
luật như: quy định cụ thể về trường hợp cơ quan nhà nước tự khởi xướng điều tra bán phá
giá mà không cần doanh nghiệp nộp đơn; quy định về chứng cứ trong điều tra và áp dụng
biện pháp chống bán phá giá một cách chi tiết hơn; quy định trách nhiệm của người yêu cầu
rà soát, chứng cứ người đề nghị ra soát đưa ra và các căn cứ để Bộ trưởng Bộ Cơng Thương
có quyền quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá; cần có tổ chức giám
sát hoặc tư vấn độc lập để tư vấn cho cơ quan chống bán phá giá trong một số trường hợp
cần thiết; cần quy định cụ thể về trình tự, thủ tục để lấy ý kiến của ngành sản xuất trong
nước, người lao động; và quy định chi tiết hơn các quy định về cung cấp thông tin và bảo
mật thông tin trong điều tra và áp dụng biện pháp chống bán phá giá


19
Tính đến thời điểm hiện tại pháp luật chống bán phá giá của Việt Nam đã trải qua hơn
17 năm hình thành và phát triển, pháp luật ngày càng trở nên hoàn thiện hơn theo hướng cụ
thể hơn, gần gũi hơn với thực tiễn kinh doanh của các doanh nghiệp và đã đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, vì nhiều lý do chủ quan và khách quan khác nhau mà vấn đề
chống bán phá giá ở Việt Nam cịn vướng phải nhiều khó khăn từ việc điều tra đến việc áp
dụng pháp luật chống bán phá giá.

Tài liệu tham khảo
Chính phủ, 2018. Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/01/2018: Quy định chi tiết một số
điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại. Truy cập
ND-CP-huong-danLuat-Quan-ly-ngoaithuong-bien-phap-phong-ve-thuongmai-359554.aspx
Trung tâm WTO và hội nhập - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2008. Biên độ
phá giá. Truy cập: /> /> />


×