Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC XÊMINA CHO HỌC VIÊN TIỂU ĐOÀN 4 TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.57 KB, 19 trang )

TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC HỌC VIÊN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC
XÊMINA CHO HỌC VIÊN TIỂU ĐỒN 4 TRƯỜNG SĨ
QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

Đơn vị chủ trì: Tiểu đồn 4
Chủ nhiệm chun đề: Hạ sỹ Trần Anh Quân
Học viên Đại đội 4


HÀ NỘI - 2017


TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ

ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC HỌC VIÊN

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC
XÊMINA CHO HỌC VIÊN TIỂU ĐỒN 4 TRƯỜNG SĨ
QUAN CHÍNH TRỊ HIỆN NAY

Đơn vị: Tiểu đoàn 4
Hạ sỹ Trần Anh Quân, Học viên Đại đội 4 - Chủ nhiệm

HÀ NỘI- 2017


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan chuyên đề khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng Xêmina
cho học viên Tiểu đồn 4 Trường Sĩ quan Chính Trị” là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi, không sao chép, không trùng lặp với bất cứ cơng trình nào đã được cơng bố,
nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học các cấp.
TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ

Hạ Sỹ Trần Anh Quân


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

HV

Học viên

2

TSQCT

Trường Sĩ quan Chính trị



MỤC LỤC
Trang

1

MỞ ĐẦU
Phần thứ nhất CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG TỔ

3

CHỨC XÊMINA CỦA HỌC VIÊN TIỂU
ĐOÀN 4 TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
1.1. Một số quan niệm cơ bản và các tiêu chí trong

3

nâng cao chất lượng Xêmina
1.2. Cơ sở thực tiễn trong nâng cao chất lượng

4

Xêmina ở Tiểu đồn 4, Trường Sĩ quan Chính
Trị
Phần thứ hai

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG

7

THỰC HÀNH XÊMINA CỦA HỌC VIÊN TIỂU

ĐOÀN 4 TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
2.1. Những yêu cầu khi xây dựng giải pháp nâng cao

7

chất lượng tổ chức Xêmina ở Tiểu đoàn 4
TSQCT
2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hành

7

Xêmina của HV Tiểu đoàn 4
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

10


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, cùng với những tác
động của xu thế tồn cầu hố và nền kinh tế tri thức, đã và đang đòi hỏi con người
hiện đại ngày càng cần có nhiều năng lực hơn. Tại điều 2 Luật giáo dục, năm 2005
khẳng định: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện,
có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và
năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc”[27, tr.8].
Để thực hiện được mục tiêu trên Tiểu đoàn 4, TSQCT đã và đang phát huy tính
chủ động, độc lập sáng tạo của HV trong từng buổi học nhằm tạo điều kiện thuận lợi

cho hoạt động nhận thức của người học, khắc phục hiện tượng truyền thụ tri thức một
chiều, theo kiểu thầy giảng trò ghi nhớ. Xêmina là một hình thức tổ chức dạy học góp
phần thực hiện tốt u cầu trên.
Hình thức tổ chức Xêmina giúp cho người học nắm được kiến thức môn học,
phát triển tư duy sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học, phẩm chất nhân cách cần
thiết, đồng thời giúp cho người học kiểm tra được trình độ của bản thân.
Thực tế q trình tiến hành Xêmina ở Tiểu đồn 4, TSQCT luôn được quan tâm
chú ý thông qua các buổi Xêmina việc củng cố, đào sâu, mở rộng kiến thức đã góp
phần giúp HV phát triển tư duy lý luận, tư duy lơgíc, óc phê phán, kỹ năng giao tiếp,
năng lực tổ chức hoạt động, thói quen làm việc và tranh luận khoa học,…Tuy nhiên
bên cạnh đó vẫn cịn nhiều buổi Xêmina kết quả chưa cao, nặng về củng cố kiến thức
cho HV, chưa phát huy được vai trò, tác dụng của Xêmina.
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn chủ đề “Nâng cao chất lượng tổ chức Xêmina
cho HV Tiểu đoàn 4, TSQCT hiện nay” để nghiên cứu.


2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu nhằm đề xuât một số biên pháp nâng cao chất lượng tổ
chức Xêmina cho HV Tiểu đoàn 4 TSQCT.
*Nội dung nghiên cứu
Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức xêmina cho
HV Tiểu đoàn 4, TSQCT hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức Xêmina của HV Tiểu đoàn 4
TSQCT.
*Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề tập trung nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức
xêmina cho HV Tiểu đoàn 4,TSQCT hiện nay.

4. Kết cấu
Chuyên đề gồm: Phần mở đầu; 02 phần (3 tiết); kết luận; danh mục tài liệu
tham khảo.


Phần thứ nhất
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC XÊMINA CHO HỌC
VIÊN TIỂU ĐOÀN 4, TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
1.1. Một số quan niệm cơ bản và các tiêu chí trong nâng cao chất lượng
Xêmina
1.1.1. Một số quan niệm về Xêmina
Theo từ điển của Anh [4, tr .119], seminar được hiểu là một lớp học của sinh
viên ở một tường đại học, trong đó sinh viên nghiên cứu một vấn đề và tiến hành thảo
luận với một thầy giáo, nhằm mục đích nâng cao trình độ chun mơn, nghề nghiệp.
Theo từ điển quốc tế của Mỹ[4, tr.119], seminar được hiểu là: một nhóm sinh
viên có thành tích học tập tốt nghiên cứu một vấn đề, một môn học mới dưới sự chỉ
dẫn của một giáo viên. Mỗi sinh viên trong nhóm phải tự mình hồn thành một vài
cơng trình nghiên cứu nhỏ, rồi tiến hành báo cáo kết quả nghiên cứu của mình trước
nhóm để cả nhóm trao đổi, thảo luận.
Qua các định nghĩa trên chúng ta có thể nhận thấy xêmina có rất nhiều nghĩa,
nhưng nếu xét về phương diện người học, có thể nhận thấy trong quá trình xêmina
diễn ra sự trao đổi, thảo luận giữa một nhóm, hoặc một lớp học dưới sự chỉ đạo của
giảng viên. Những vấn đề trao đổi, thảo luận thường là những vấn đề mới mẻ trọng
tâm của bài,những vấn đề mà HV chưa hiểu, phức tạp đòi hỏi HV phải có sự chuẩn bị
chu đáo.
Từ đó chúng ta có thể hiểu một cách khái quát: Xêmina là một hình thức tổ
chức dạy học cơ bản ở đại học, trong đó dưới sự hướng dẫn, điều khiển của giảng
viên, HV tranh luận, thảo luận các vấn đề học tập đã được chuẩn bị từ trước nhằm
thực hiện tốt nội dung làm sáng tỏ vấn đề.
Thứ nhất, xêmina là một hình thức tổ chức dạy học cơ bản. Theo “Từ điển tiếng

Việt” của Hồng Phê, hình thức là cách thể hiện, cách tiến hành một hoạt động, còn tổ


chức là làm những gì cần thiết để tiến hành một hoạt động nào đó nhằm có được hiệu
quả tốt nhất.
Thứ hai, trong xêmina HV tranh luận, thảo luận các vấn đề học tập dưới sự
hướng dẫn, điều khiển của giảng viên. Nếu ở hình thức bài giảng HV có phần bị động
và giảng viên đóng vai trị chủ động, thì ở hình thức xêmina HV được phát huy đầy đủ
tính năng động chủ quan.
1.1.2. Tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức Xêmina
Nhóm tiêu chí 1: Xác định nội dung Xêmina
Nhóm tiêu chí 2: Mức độ chuẩn bị và tính tích cực phát biểu, tranh luận của
HV.
1.2. Cơ sở thực tiễn trong nâng cao chất lượng tổ chức Xêmina ở Tiểu
đồn 4, Trường Sĩ quan Chính Trị
1.2.1.Những nhân tố chủ yếu tác động ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức
Xêmina
Chất lượng tổ chức xêmina chịu sự tác động ảnh hưởng của nhiều nhân tố,
trong đó có một số nhân tố tác động ảnh hưởng trực tiếp sau:
- Kế hoạch Xêmina của môn học
Kế hoạch xêmina bao gồm các vấn đề sau: chủ đề xêmina, các nội dung chính
đưa ra trong buổi xêmina, các yêu cầu cần đạt được về mặt nội dung, phương pháp và
thời gian.
Kế hoạch xêmina phải đảm bảo cho HV có đủ thời gian chuẩn bị và tiến hành
xêmina.
-Đặc điểm HV


HV đóng vai trị chủ thể chủ động tích cực trong hình thức tổ chức xêmina. Quá
trình xêmina, HV phải huy động tổng hợp kiến thức, vốn kinh nghiệm đã có, tích cực

nghiên cứu những tài liệu liên quan, những cơ sở thực tiễn cần thiết, đối chiếu những
kiến thức đã học với những kiến thức tìm được qua tài liệu, với thực tiễn xây dựng,
chiến đấu của quân đội. khả năng tư duy, lập luận, trình bày để tiến hành tranh luận,
thảo luận các vấn đề.
-Đối với người giảng viên, người chủ trì Xêmina
Là người đóng vai trị chủ đạo và quyết định đến nội dung chất lượng hiệu quả
của buổi xêmina. Kiến thức thu được từ bài giảng sẽ là cơ sở lập luận cho quá trình
chuẩn bị, tranh luận, thảo luận trong buổi xêmina. Do vậy đối với giảng viên là người
trực tiếp truyền thụ kiến thức cho HV và là người quan trọng trong việc nhấn mạnh và
định hướng xêmina.
- Giáo trình, tài liệu
Để nâng cao chất lượng tổ chức xêmina, trong quá trình chuẩn bị địi hỏi HV
phải nghiên cứu giáo trình và các tài liệu có lien quan. Nếu nguồn tài liệu càng phong
phú, đa dạng, dẫn đến có nhiều quan điểm, tư tưởng khác nhau về vấn đề thảo luận.
Ngược lại nếu tài liệu nghèo nàn, lạc hậu không được cập nhật, rõ ràng buổi xêmina
sẽ chỉ bó hẹp trong phạm vi giáo trình, bài giảng. Buổi xêmina vì thế sẽ khơng hấp
dẫn có thể trở thành giờ ơn tập, củng cố kiến thức.
Tóm lại, trên đây là các nhân tố cơ bản tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng tổ chức xêmina, nghiên cứu nắm vững các nhân tố trên là cơ sở giúp chúng ta
tìm hiểu thực trạng hình thức này trong tổ chức xêmina.

1.2.2.Thực trạng tổ chức Xêmina ở Tiểu đoàn 4 TSQCT


Tiểu đoàn 4 là đơn vị đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội của Nhà trường cho
tồn qn, việc trình bày mật vấn đề, ý kiến trước đám đơng là kỹ năng quan trọng.
Bên cạnh đó, việc tổ chức và thực hành xêmina trong các môn học là vơ cùng cần
thiết và quan trọng để từng HV có thể rèn luyện khả năng trình bày, thuyết trình trước
đám đông. Tuy nhiên, đa số HV xem tổ chức xêmina là hình thức khơng thể thiếu
trong trong q trình học tập. Bên cạnh đó cịn bộ phận nhỏ HV cho rằng tổ chức

xêmina là khơng cần thiết, có cũng được, khơng có cũng được, xem nhẹ hình thức tổ
chức xêmina. Do đó có thể khẳng định, đó chính là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng tới chất lượng tổ chức xêmina.
Nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tổ chức Xêmina
-Do nhận thức chưa đúng về vai trò của xêmina và xây dựng chủ đề xêmina
chưa phù hợp.
-Do năng lực và trình độ tham gia xêmina của một số HV cịn hạn chế, ý thức
chưa tốt
-Do điều kiện vật chất, giáo trình, tài liệu và thời gian cho xêmina chưa đảm
bảo.

Phần thứ hai


GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC XÊMINA CỦA HỌC
VIÊN TIỂU ĐỒN 4 TRƯỜNG SĨ QUAN CHÍNH TRỊ
2.1. Những yêu cầu khi xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức
Xêmina ở Tiểu đoàn 4 TSQCT
Xêmina là một trong những hình thức học tập cơ bản trong quá trình học tập
của HV, việc xây dựng những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức xêmina
của HV ở Tiểu đoàn 4,TSQCT là rất cần thiết. Trên cơ sở đó, bản thân đưa ra một số
yêu cầu nhằm nâng cao chất lượng xêmina cho HV Tiểu đoàn 4, TSQCT như sau:
Các biện pháp đưa ra phải thống nhất với nơi dung, tránh chồng chéo hoặc tản
mạn trong q trình thực hiện.
Các biện pháp ln có quan hệ biện chứng với nhau, liên kêt với nhau và phát
huy được tính tích cực của HV.
Các biện pháp phải phù hợp với khả năng của HV đồng thời phải chú ý đến yêu
cầu của quân đội nói chung và TSQCT nói riêng. Nếu không chú ý đến điều này các
biện pháp đưa ra sẽ thiếu tính thực tiễn.
Các biện pháp khi được thực hiện phải góp phần nâng cao chất lượng tổ chức

xêmina cho HV Tiểu đoàn 4, TSQCT
2.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hành Xêmina của HV Tiểu
đoàn 4
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho HV về lý luận tổ chức Xêmina
Nâng cao nhận thức về lý luận của hình thức tổ chức xêmina sẽ giúp cho HV có
thái độ và động cơ đúng đắn về xêmina.

2.2.2 . Bồi dưỡng cho HV kỹ năng chuẩn bị và tiến hành Xêmina


Kỹ năng là sự nắm và vận dụng những kiến thức của con người vào thực tiễn.
Kỹ năng là sự biểu hiện của trình độ thao tác tư duy, năng lực hành động và sự thực
hiện chính xác các thao tác hành động.
Muốn thực hiện có hiệu xêmina HV cần phải có một hệ thống kỹ năng cần
thiết, từ khâu chuẩn bị đến tiến hành xêmina
2.2.3 . Xây dựng Xêmina khoa học phù hợp với mục đích, nhiệm vụ, nội
dung từng chủ đề
Do các môn học khác nhau dẫn đến mục đích, nhiệm vụ , nội dung của các mơn
học khác nhau. Chính vì vậy, khi xây dựng chủ đề xêmina phải phù hợp với mục đích,
nhiệm vụ nội dung từng mơn học. Đây cũng là sự thể hiện tính khoa học của chủ đề
xêmina.
Do đó chúng ta phải xây dựng chủ đề xêmina phù hợp với mục đích yêu cầu nội
dung của chủ đề.
2.2.4. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất cho HV trong tổ chức xêmina
Giáo trình, sách giáo khoa, tài liệu là một trong những nguồn tri thức cơ bản,
chính thống và quan trọng nhất để phục vụ hoạt động học tập của HV. Đối với
xêmina, chất lượng phụ thuộc vào kết quả tranh luận, thảo luận những vấn đề học tập
có tính khoa học, có giá trị về lý luận và thực tiễn của HV dưới sự chỉ đạo, định
hướng của giảng viên. Điều đó đòi hỏi HV khi tổ chức tiến hành xêmina phải tích cực
nghiên cứu các quan điểm, tư tưởng khác nhau về một vấn đề đang tranh luận từ đó

đưa ra nhận xét, ý kiến của mình, chứ khơng phải nhắc lại những điều trong bài giảng
của giảng viên, hoặc giáo trình theo kiểu một chiều. Để làm được điều đó, HV trước
khi đến với xêmina phải tích cực tìm đọc, nghiên cứu rất nhiều giáo trình, sách giáo
khoa và tài liệu có liên quan. Vì vậy, đảm bảo giáo trình, sách và tài liệu là điều kiện
cần thiết để nâng cao chất lượng xêmina.
Nâng cao chất lượng tổ chức xêmina cho học viên ở Tiểu đoàn 4, TSQCT là
một vấn đề cấp bách trong tình hình hiện nay. Để thực hiện được điều đó HV cần thực


hiện một cách đồng bộ các giải pháp đã xác định trong chuyên đề. Tuy các biện pháp
có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất, nhưng trong
quá trình vận dụng cần linh hoạt, sáng tạo căn cứ vào đặc điểm từng môn học, từng
chủ đề để có phương pháp tốt.


KẾT LUẬN
Nhóm giải pháp trên có mối quan hệ biện chứng, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Mỗi
giải pháp có vị trí, vai trị, giải quyết những nội dung cụ thể khác nhau và chỉ có áp
dụng đồng bộ hệ thống các giải pháp trên mới mang lại hiệu quả cao nhất, nhằm nâng
cao chất lượng tổ chức Xêmina của HV Tiểu đồn 4 nói riêng và HV TSQCT nói
chung.
Những nội dung trình bày trong chuyên đề mới chỉ là những nghiên cứu bước
đầu, góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn tổ chức
Xêmina của HV TSQCT.
Với ý nghĩa đó, bản thân mỗi người HV cần nghiên cứu nắm chắc nội dung thứ tự
các bước tổ chức Xêmina nhằm nâng cao kiến thức đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo
của Nhà trường.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Như An Phương pháp dạy học giáo dục học, Nxb Đại học
sư phạm, Hà Nội (1991).
2. Đặng Đức Thắng, Chủ biên, Lý luận dạy học đại học quân sự, Nxb QĐND,
Hà Nội, (2003).
3.Từ điển bách khoa Việt Nam , Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội(1995) .
4. Từ điển giáo dục học , Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội,(2001).
5. Nguyễn Như Ý, Chủ biên, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb VH-TT, Hà Nội,
(1999).
6. Hoàng Phê, Chủ biên, , Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, (2002).



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Như An Phương pháp dạy học giáo dục học, Nxb Đại học
sư phạm, Hà Nội (1991).
2. Đặng Đức Thắng, Chủ biên, Lý luận dạy học đại học quân sự, Nxb QĐND,
Hà Nội, (2003).
3.Từ điển bách khoa Việt Nam , Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội(1995) .
4. Từ điển giáo dục học , Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội,(2001).
5. Nguyễn Như Ý, Chủ biên, Đại từ điển tiếng Việt, Nxb VH-TT, Hà Nội,
(1999).
6. Hoàng Phê, Chủ biên, , Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, (2002).



×