CHUYÊN ĐỀ II
NGUYÊN PHÂN , GIẢM PHÂN VÀ SỰ SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
( LÍ THUYẾT )
A.LÍ THUYẾT CHUYÊN SÂU
1. Chu kì tế bào
Chu trình tế bào (cell cycle)
Các tế bào trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau
và kết thúc bằng sự phân chia tạo ra tế bào mới.
Tồn bộ q trình từ tế bào đến tế bào thế hệ kế
tiếp được gọi là chu trình tế bào, gồm 4 giai đoạn:
M, G1, S, G2.
Sự phân chia tế bào chỉ chiếm một phần của chu
trình tế bào
- M (mitosis) là giai đoạn nguyên phân.
- Giai đoạn G1 (Gap) kéo dài từ sau khi tế bào
phân chia đến bắt đầu sao chép vật chất
di truyền. Sự tích luỹ vật chất nội bào đến một lúc nào đó đạt điểm hạn định (restriction) thì tế
bào bắt đầu tổng hợp ADN.
- Giai đoạn S (synthesis) là giai đoạn tổng hợp ADN. Cuối giai đoạn này, số luợng
ADN tăng gấp đôi và chuyển sang giai đoạn G2
- Giai đoạn G2 là giai đoạn được nối tiếp sau S đến bắt đầu phân chia tế bào. Trong
suốt giai đoạn này số lượng ADN gấp đôi cho đến khi tế bào phân chia.
Khoảng thời gian gồm G1, S, G2 tế bào không phân chia và được gọi chung là gian kỳ
hay kỳ trung gian (interphase). Chính ở kỳ trung gian này, tế bào thực hiện các hoạt động
sống chủ yếu khác và sao chép bộ máy di truyền.
2. Sự phân bào nguyên nhiễm
Quá trình nguyên nhiễm là quá trình phức tạp, gồm nhiều thời kỳ nối tiếp nhau: kỳ
đầu, kỳ giữa, kỳ sau, và kỳ cuối. Mỗi kỳ có đặc trưng về cấu trúc và tập tính về NST, bộ máy
phân bào.
Trong chu kỳ sống của tế bào thì thời kỳ phân bào là thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc
trong cấu trúc và tập tính của NST. Qua đó các NST đã
được nhân đơi trong gian kỳ sẽ phân bố đồng đều cho 2 tế bào con.
a.Kì Đầu
Trong thời gian kỳ đầu nhờ sự tăng cao sức ép của bào chất mà tế bào có đường nét tròn hơn, tế
bào chất nhớt hơn, tăng thêm sức căng bề mặt và chiết quang mạnh hơn. Nhiễm sắc thể (NST)
xuất hiện ở dạng các sợi xoắn, mảnh, sắp xếp trong nhân. Về sau NST thấy rõ hơn, nó gồm 2 sợi
xoắn kép có tên là nhiễm sắc tử (chromatide). Hai nhiễm sắc tử trong 1 NST được đính lại với
nhau bởi tâm động chung. Số nhiễm sắc tử trong một nhân là gấp đôi số 2n (2n x 2). Vì đây là
kết quả của sự nhân đơi NST qua giai đoạn S. Dần dần các NST xoắn lại và co ngắn lại, dầy lên.
Ở cuối kỳ đầu NST chuyển ra phía ngồi màng nhân và màng nhân dần bị biến mất.
Bộ máy phân bào xuất hiện gồm có 2 sao và thoi phân bào.
b.Kì Giữa
Các NST tập trung vào giữa tế bào, các tâm động cùng nằm trên một mặt phẳng xích
đạo. Thoi vơ sắc được hình thành đầy đủ và có thể thấy 2 dạng sợi của nó. Một dạng sợi kéo
dài qua suốt tế bào, nối với 2 cực của tế bào. Dạng sợi thứ 2 dính một đầu mút vào cực của tế
bào và đầu mút kia vào tâm động của thể nhiễm sắc.
Ở cuối kỳ giữa các thể nhiễm sắc bắt đầu tách nhau ở ra phần tâm.
c.Kì Sau
Kỳ sau bắt đầu từ lúc các NST phân tách nhau ra và di chuyển về các cực khác nhau.
Bắt đầu tâm động phân đôi, các tâm động con tách nhau ra mang theo các nhiễm sắc tử, và
như vậy 2 nhiễm sắc tử trong 1 NST tách nhau ra và nhờ tâm động sẽ di chuyển về hai cực
của tế bào theo sợi của thoi phân bào. Và các nhiễm sắc tử đã trở thành NST con.
Ở thời kỳ này bắt đầu hình thành nhân nhỏ, các màng nhân xuất hiện màng ngăn cách
các tế bào chị em, các cơ quan
tử phân phối đều giữa các tế bào
mới.
d. Kì cuối
Ở giai đoạn này các NST con đ.
chuyển đến 2 cực, chúng dần
mở xoắn và ẩn vào dịch
tế bào giống như lúc bắt đầu kỳ
đầu. Màng nhân được tái tạo
hoàn toàn, hạch nhân xuất hiện.
Đồng thời xảy ra quá trình phân
chia tế bào chất.
Quá trình phân chia tế bào chất
xảy ra ở động vật và thực vật
khác nhau.
• Ở động vật: Ở phần xích
đạo tế bào hình thành eo
thắt ngày càng phát triển
và cuối cùng phân thành
2 tế bào con.
• Ở thực vật: Khác với
động vật là ở xích đạo
hình thành một vách
ngăn và phân tế bào
thành 2 tế bào con.
Người ta cho rằng
sự hình thành vách ngăn
ở thực vật là do sự hoạt
động di chuyển tích cực
của mạng lưới nội chất,
phức hệ Golgi và các cấu
thành màng khác về
miền xích đạo của tế bào
và tạo nên vách phân cắt.
+ Tính chất lý hố của tế bào trong thời kỳ phân bào:
Trong q trình phân bào nhiều tính chất lý hoá của tế bào thay đổi: Độ nhớt tăng cao
ở kỳ đầu và kỳ giữa, giảm ở kỳ cuối.
Độ chiết quang tăng cao, pH, tính thẩm thấu thay đổi, các quá trình tổng hợp bị ức
chế.
Về mặt thời gian cũng khác nhau: Dài nhất là kỳ đầu và kỳ cuối, kỳ giữa và kỳ sau nhanh.
+ Bộ máy phân bào:
Trong nguyên phân xuất hiện bộ máy phân bào gồm:
- 2 sao tạo nên 2 cực của tế bào.
- Thoi phân bào.
Sao được tạo thành do trung tử và trung cầu, nó tạo nên 2 cực của phân bào. Sao có
nhiệm vụ định hướng cho sự phân ly của NST.
Thoi được tạo thành bởi các sợi nối 2 cực. Số lượng các sợi thay đổi từ hàng chục đến
hàng ngàn. Sợi thường được cấu tạo từ các vi ống có kích thước từ 140 - 230 A0 .
Quan sát kỹ người ta thấy có hai loại sợi:
- Loại sợi nối 2 sao lại với nhau.
- Loại thứ 2 xuất phát từ tâm động dần nối với sao. Loại sợi này lôi kéo nhiễm
sắc tử về 2 cực.
+ Điều kiện cần phải có của q trình phân bào:
Q trình phân bào là một q trình phức tạp, tất nhiên phải có cơ chế tự điều hoà và
điều khiển chung. Nhưng đến nay người ta chưa biết thật rõ cơ chế này của sự phân bào.
Tuy nhiên người ta khẳng định: điều kiện cần thiết cho sự phân bào là tế bào phải trải
qua giai đoạn S. Nghĩa phải có sự tái bản AND và nhân đơi NST. Lượng AND được tăng lên
gấp đôi vào gian kỳ và giữ nguyên cho đến kỳ sau, ở kỳ cuối tế bào phân đơi thì AND mới trở
lại mức ban đầu. Và hàng loạt yếu tố nội bào và ngoại bào có ảnh hưởng: ức chế, kích thích
sự phân bào. Ví dụ chất dinh dưỡng, hormone, các độc tố, các tác nhân vật lý: nhiệt độ, tia tử
ngoại, tia phóng xạ, các yếu tố sinh thái: nhịp độ ngày đêm.
+ Trong cơ thể đa bào: có 1 số tế bào có hoạt động phân chia cao như tế bào tuỷ
xương .., có tế bào thấp như tế bào gan.. và cũng có những tế bào hồn tồn khơng phân chia
như các nơron thần kinh. Các mơ ung thư có hoạt tính phân bào cao.
3. Sự phân bào giảm nhiễm
Như ta đã biết nhờ phân bào nguyên nhiễm mà có sự phân bố đồng đều NST về các tế
bào con, và các tế bào con dù ở thế hệ thứ bao nhiêu đi nữa vẫn mang bộ NST lưỡng bội. Đối
với cơ thể sinh sản vơ tính thì khơng có vấn đề gì xảy ra. Nhưng đối với cơ thể sinh sản hữu
tính là những cơ thể được phát triển từ hợp tử thì có vấn đề vì hợp tử là tế bào lưỡng bội (2n)
được hình thành do thụ tinh là quá trình kết hợp các bộ NST của giao tử đực và giao tử cái.
Và nếu như giao tử là lưỡng bội 2n thì hợp tử ở thế hệ 1 là 4n, thế hệ 2 là 8n và .v.v. Nhưng
số lượng NST con cái và bố mẹ theo đúng quy luật là khơng thay đổi. Vì vậy trong thiên
nhiên thực tế khơng xảy ra như trên vì cơ thể hữu tính có một cơ chế phân chia tế bào đặc
biệt: Sự phân bào giảm nhiễm- đặc trưng cho sự phân chia của các tế bào sinh dục. Do phân
bào giảm nhiễm mà các giao tử có bộ NST đơn bội 1n và qua quá trình thụ tinh hợp tử lại có
bộ NST lưỡng bội 2n.
Cơ thể mang tế bào lưỡng bội được gọi là pha lưỡng bội (diplophase). Ví dụ ở thực vật
bậc cao pha lưỡng bội chính là cây mang lá, và trên các cây này sẽ tạo thành cơ quan sinh sản.
Các cây như thế được gọi là cây mang bào tử -thể bào tử: bởi vì các bào tử được tạo thành ở
cây (tiểu bào tử trong các bao phấn, đại bào tử trong phơi tâm của nỗn). Các bào tử được
hình thành do kết quả phân bào giảm nhiễm đánh dấu sự kết thúc pha lưỡng bội và tiến sang
giai đoạn đơn bội.
Ở động vật phân bào giảm nhiễm xảy ra ở giai đoạn chín (giai đoạn tạo thành nỗn
bào và tinh trùng). Như vậy ở các cơ thể sinh sản hữu tính trong q trình hình thành các giao
tử và thụ tinh có khác sự thay thế các pha bội thể (lưỡng bội- đơn bội- lưỡng bội). Sự thay thế
các pha này ở các nhóm cơ thể khác nhau mang đặc tính tiến hố rõ rệt.
Người ta thường phân biệt 3 kiểu phân bào giảm nhiễm: khởi đầu, trung gian, tận
cùng. Đó sự phân bào giảm nhiễm xảy ra ngay sau sự thụ tinh, tức là ngay bước đầu phân chia
hợp tử. (Thấy ở tảo và nguyên sinh động vật).
a. Phân bào giảm nhiễm trung gian: còn gọi là phân bào giảm nhiễm bào tử xảy ra
trong quá tình hình thành bào tử. Thời kỳ nằm giữa 2 giai đoạn thể bào tử và thể giao tử. Kiểu
phân chia giảm nhiễm này đặc trưng cho phần lớn thực vật.
b. Phân bào giảm nhiễm cuối cùng: còn gọi là phân bào giảm nhiễm giao tử, đặc trưng
cho bọn động vật đa bào, một số đơn bào và thực vật bậc thấp (ví dụ: tảo nâu).
Sau đây trình bày sự phân bào để hình thành giao tử ở động vật làm ví dụ:
Quá trình phân bào giảm nhiễm gồm hai lần phân chia tiếp nhau được gọi là phân chia
I và phân chia II. Lần phân chia I là lần phân chia giảm nhiễm, phân chia II là phân chia cân
bằng- giống phân bào nguyên nhiễm.
Các kỳ của phân bào giảm nhiễm được biểu thị bằng sơ đồ sau đây:
Kỳ đầu I (prophase): - Leptonem (sợi mảnh)
- Zigonem (sợi tiếp hợp)
- Pachinem (co ngắn)
- Diplonem (sợi kép)
- Diakinese (hướng cực)
Kỳ giữa I (metophase)
Kỳ sau I (anaphase)
Kỳ cuối I (telophase)
Kỳ xen kẽ: interkinese
Kỳ giữa II
Kỳ sau II
Kỳ cuối II
3.1. Phân chia I:
3.1.1. Kỳ đầu I: Kỳ đầu I có thể kéo dài vài giờ, vài ngày hoặc vài tuần lễ, có khi kéo dài hàng
năm như q trình sinh trứng ở động vật có vú. Sở dĩ kéo dài như vậy vì trong thời gian này là
giai đoạn sinh trưởng của tế bào sinh dục. Và dài hay ngắn tuỳ theo các nhóm động vật khác
nhau.
Mặt khác chính trong thời kỳ này xảy ra những q trình phức tạp có liên quan đến sự
tiếp hợp và trao đổi chéo của các NST tương đồng nên cần có thời gian.
*Giai đoạn Leptonem: Ở giai đoạn này trong nhân xuất hiện nhiều sợi nhiễm sắc dài,
có hạt nhiễm sắc và có vân ngang.
Số lượng sợi nhiễm sắc tương ứng với số lượng NST 2n. Các sợi này có cấu trúc xoắn
đơi và rất khó nhận biết các NST trong giai đoạn này.
*Giai đoạn zigonem: Giai đoạn này bắt đầu khi các NST tương đồng liên kết với nhau
từng đôi một. Một chiếc trong cặp NST tương đồng có nguồn gốc từ bố, chiếc kia có nguồn
gốc từ mẹ (từ giao tử đực và giao tử cái). Sự tiếp hợp của các NST tương đồng xảy ra một
cách chính xác. Có thể đính với nhau từ đầu mút sau đó kéo dài dọc NST, cũng có thể đính
với nhau ở nhiều đoạn cùng một lúc. Nhờ sự tiếp hợp mà các hạt nhiễm sắc, các điểm của sợi
nhiễm sắc tương đồng này có thể tiếp cận với các hạt, các điểm của sợi tương đồng kia. Trong
suốt quá trình tiếp hợp NST vẫn giữ nguyên là một thể toàn vẹn.
Điểm đặc trưng để nhận biết giai đoạn Zigonem là sự tiếp hợp của các cặp NST tương
đồng.
*Giai đoạn pachinem:
Giai đoạn này tương đối dài, trong giai đoạn này sự tiếp hợp của các NST tương đồng
kết thúc. Các NST tương đồng vẫn nằm tiếp cận nhau, chúng dày lên và co ngắn lại.
Các NST ở đây đều là sợi đơi do 2 NST tương đồng dính sát vào nhau theo chiều dọc
và được gọi là thể lượng trị (bivalent) gồm 2 đơn trị (mỗi NST tương đồng). Chúng có cặp
tâm động riêng. Mỗi lưỡng trị có hai tâm động và gồm 4 sợi NST (chromatid).
Trong giai đoạn này xảy ra hiện tượng trao đổi chéo giữa các cặp NST tương đồng.
Quá trình này được gọi là sự trao đổi chéo, trong đó 2 NST tương đồng trao đổi các cấu thành
có chứa gen cho nhau.
Hiện tượng trao đổi chéo có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt di truyền vì nó dẫn đến
sự tái tổ hợp của gen.
*Giai đoạn diplonem:
Ở giai đoạn này các NST tiếp tục co ngắn lại.
Đặc trưng của diplonem là xuất hiện các lực đẩy giữa các thành viên tiếp hợp mà bắt
đầu là từ tâm động, kết quả là các NST tương đồng tách nhau ra (các đơn vị tách ra).
Nhưng sự tách ra khơng xảy ra tồn bộ chiều dọc, mà chúng vẫn dính với nhau ở điểm
trao đổi chéo, điểm đó gọi là hình chéo. Thường người ta xem hình chéo là dẫn chứng tế bào
của hiện tượng trao đổi chéo đã xảy ra ở diplonem.
Ở diplonem xảy ra hiện tượng chuyển dịch hình chéo dọc theo NST từ tâm động về đầu
mút. Sự chuyển dịch này gọi là mút hóa. Đồng thời có 1 dạng chuyển động nữa là sự quay của
NST.
*Giai đoạn diakinese.
Ở giai đoạn này NST càng co ngắn lại. Các đơn trị tách nhau ra và thường nằm ở
ngoại vi của nhân. Q trình mút hóa của hình chéo tiếp tục, số hình chéo giữa NST mất dần
vào đầu kỳ giữa I các NST chỉ dính với nhau ở chéo tận cùng.
3.1.2.Kỳ giữa I:
Bắt đầu khi màng nhân bị phá hủy, các
lưỡng trị xếp ở xích đạo và thoi phân chia
được hình thành.
Các lưỡng trị xếp ở xích đạo theo kiểu cả
2 NST của mỗi cặp tương ứng đều hướng
tâm động của mình về các cực đối diện.
Các tâm động càng đẩy nhau mạnh hơn
và các NST
chuẩn bị để phân ly về 2 cực.
Trong bộ 4 (lưỡng trị) mỗi đơi NST (đơn
trị)vẫn dính với nhau ở tâm động tách
khỏi
đôi kia và lập thành 2 bộ 2, và mỗi bộ 2 đi về 1
cực cuả tế bào.
3.1.4.Kỳ cuối I:
Ở Kỳ cuối các đơn trị (bộ 2) -gồm 2 nhiễm sắc
tử đã đến các cực. Màng nhân, hạch
nhân được tái tạo và vào cuối kì cuối thì tế bào
chất phân chia để hình thành nên hai tế bào
con.
Như vậy các tế bào con có nhân chứa bộ nhiễn
sắc thể đơn bội nên người ta gọi lần
phân chia I là phân chia giảm nhiễm. Nghĩa là từ
bộ NST lưỡng bội thành bộ NST đơn bội.
3.1.5. Kì xen kẽ (interkinez):
Kì xen kẽ là kì nằm giữa lần phân chia I và II
của giảm phân. Kỳ xen kẽ không xảy ra
hiện tượng nhân đơi nhiễm sắc thể cũng như
khơng có nhân đơi AND như ở gian kì, kì xen
kẽ nói chung rất ngắn.
3.2. Phân chia II:
Lần phân chia II của giảm phân xảy ra giống như nguyên phân.
Kỳ đầu II:
Kỳ này nói chung rất ngắn, có khi khơng có, các bộ hai vẫn cịn dính với nhau ở tâm
động, nhưng các vai đã bắt đầu đẩy nhau ra.
Kỳ giữa II:
Các NST kép xếp hàng 1 ở mặt phẳng xích đạo.
Kỳ sau II:
Tâm động của mỗi bộ hai chia đôi, các NST con (nhiễm sắc tử ) trượt trên thoi, phân
ly về hai cực và mỗi nhiễm sắc tử lúc này được gọi là 1 NST
Kỳ cuối II: Ở kỳ cuối hai xảy ra sự phân chia tế bào chất.
Vì ở lần phân chia hai, yếu tố phân chia về hai cực là các NST con (nhiễm sắc tử)
nên được gọi là phân chia cân bằng. Kết quả ta có các tế bào con với bộ NST đơn bội.
Ý nghĩa của giảm phân:
1. Nhờ có giảm phân mà các giao tử được hình thành mang bộ NST đơn bội và qua
thụ tinh số NST được khôi phục lại thành lưỡng bội ở hợp tử .Giảm phân đóng vai trò quan
trọng bảo đảm cho cơ thể sinh sản hữu tính
2. Do sự tiếp hợp và trao đổi gen của các cặp NST tương đồng nên các giao tử được
hình thành không chỉ chứa các gen gốc nghĩa là chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, mà chứa cả gen bố
lẫn gen mẹ. Như vậy sự trao đổi chéo đã tái tạo lại thành phần gen của NST và đó là cơ chế
quan trọng bảo đảm cho sự tổ hợp đa dạng của vật chất di truyền.
3. Giảm phân bảo đảm sự phân bố lại các NST ở các tế bào con. Ta thấy sự phân ly
các phân tử của cặp lưởng trị (các NST tương đồng) xảy ra một cách ngẫu nhiên và phân bố
về các cực với xác suất như nhau. Do đó qua giảm phân các NST có thể được sắp xếp lại.
Nghĩa là sẽ tăng tầng số tổ hợp đa dạng của NST bố và mẹ trong đơn bội của tế bào sinh dục.
Số lượng các tổ hợp đối với bất kỳ bộ NST lưỡng bội (2n) là 2n (n là số NST đơn bội).
Ví dụ người 2n = 46 thì tổ hợp có thể có trong khi phân bố của các NST tương đồng là
223. Như vậy qua giảm phân một cơ thể sẽ hình thành nên nhiều tế bào sinh dục khác nhau và
do đó sẽ xuất hiện các thế hệ con cái rất đa dạng.
B.LÍ THUYẾT CẦN NHỚ
I. LÍ THUYẾT CƠ BẢN
1. Mỗi chu kỳ tế bào gồm thời kì trung gian và nguyên phân. Kì trung gian là thời kì tế bào sinh
trưởng, gồm 3 pha : G1, S và G2 .
− Pha G1: tổng hợp prơtêin, ARN, bào quan, phân hóa các thành phần cấu trúc.
− Cuối pha G1 có thời điểm R, mà nếu tế bào vượt qua được thì sang pha S, nếu khơng sẽ biệt
hóa.
− Pha S: NST tháo xoắn, nhân đôi ADN.
− Pha G2 : tạo thoi phân bào.
2. Nguyên phân là hình thức sinh sản của tế bào sinh dưỡng (xơma), trong đó một tế bào mẹ 2n
sinh ra hai tế bào con, mỗi con có bộ nhiễm sắc thể 2n như tế bào mẹ, vì bộ NST nhân đôi 1 lần
và phân ly 1 lần. Nguyên phân giúp các tế bào con được thừa hưởng toàn bộ hệ gen trên NST
giống như nhau.
3. Giảm phân là hình thức phân chia tế bào sinh dục tạo thành giao tử, gồm 2 lần phân bào liên
tiếp, nhưng NST chỉ nhân đơi một lần, nên giao tử có bộ NST giảm đi 1/2 so với tế bào ban đầu.
Giảm phân tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST, từ đó phát sinh nhiều biến dị
tổ hợp làm nguồn nguyên liệu phong phú cho tiến hóa và chọn giống. Trao đổi chéo (nếu có) ở
giảm phân phát sinh thêm loại giao tử mới, từ đó làm sinh vật có thêm nhiều dạng.
II. LÍ THUYẾT CẦN NHỚ Ở CÁC KÌ CỦA NGUYÊN PHÂN
1. Phân chia nhân
- Ở kì đầu, các crơmatit trước đó đã nhân đơi tạo thành các cặp dính nhau ở tâm động bắt đầu
đóng xoắn. Thoi phân bào (tơ vơ sắc) hình thành nối 2 cực tế bào. Ở động vật, sự hình thành thoi
phân bào gắn liền với hoạt động của trung thể từ sự nhân đôi của trung tử diễn ra trước đó.
- Vào kì giữa, crơmatit xoắn cực đại, tạo thành NST kép. Các NST kép tập trung ở mặt phẳng
xích đạo (trên sơ đồ hình học phẳng biểu diễn chúng xếp thành một hàng), mỗi NST kép gồm 2
NST đơn chung nhau tâm động gắn vào thoi phân bào.
- Đến kì sau, tâm động chia ra làm mỗi NST kép tách thành 2 NST đơn. Nhờ sự co rút của thoi
phân bào, mỗi NST đơn phân li về một cực.
- Ở kì cuối 2 màng nhân hình thành bao quanh 2 nhóm NST đơn. NST đơn tháo xoắn thành
crơmatit.
2. Phân chia tế bào chất
Sự phân chia tế bào chất song song với phân chia nhân, nhưng rõ nhất là ở kì cuối. Khi 2 màng
nhân mới hình thành, thì tế bào chất phân chia thành 2. Ở tế bào động vật, tế bào chất được chia
do tế bào mẹ thắt lại ở giữa. Ở thực vật có sự hình thành vách ngăn xenluylơ.
III. LÍ THUYẾT CẦN NHỚ Ở CÁC KÌ CỦA GIẢM PHÂN
1. Giảm phân I
Khi tế bào sinh dục đã chín và qua kì trung gian thì chuyển sang GP I.
- Kì đầu I (tức kì đầu của GP I) có sự tiếp hợp của các NST kép tương đồng, từ đó có thể dẫn đến
sự trao đổi chéo gây đổi chỗ các gen giữa hai NST tương đồng khác nguồn (NST không chị em).
Các sự kiện khác tương tự như ở kì đầu của nguyên phân.
- Kì giữa I: các NST kép tương đồng tập trung ở mặt phẳng xích đạo thành từng nhóm, (trên hình
học phẳng thường biểu diễn là “tập trung thành 2 hàng”).
- Kì sau I có sự phân li các NST kép : tâm động của mỗi NST kép không chia, nên sự phân li này
là sự phân li của cặp NST khác nguồn, trong khi các NST cùng nguồn vẫn dính nhau.
- Kì cuối I: 2 tế bào “con” tạo thành, mỗi tế bào chỉ có n NST kép .
2. Giảm phân II
GP II nối tiếp ngay GP I, không có nhân đơi ADN và NST nữa.
GP II giống y như nguyên phân :
+ Kì đầu II : thoi phân bào mới hình thành vng góc với thoi cũ (đã tan biến).
+ Kì giữa II : các NST kép tập trung ở mặt phẳng xích đạo (1 hàng).
+ Kì sau II : tâm động của NST kép chia, làm 2 NST đơn tách nhau rồi phân li (sự phân li NST
đơn).
+ Kì cuối II : 4 tế bào “cháu” được tạo thành, mỗi tế bào chỉ có n NST đơn (bộ đơn bội) .
Chú ý:
- Ở nhiều sinh vật nhân thực bậc cao, trong giảm phân của tế bào sinh nỗn thường có hiện tượng
biệt hóa giao tử : Sau khi 4 tế bào “cháu” được tạo ra, thì chỉ có mỗi một tế bào trở thành giao tử
cái trực tiếp tham gia thụ tinh, còn các tế bào kia trở thành thể định hướng.
- Tế bào sinh dục “mẹ” tạo ra giao tử còn được gọi là tế bào sinh dục sơ khai (hoặc nguyên thủy)
gồm tế bào sinh dục đực (tạo giao tử đực) và tế bào sinh dục cái (tạo ra giao tử cái). Tuy nhiên,
hiện ở ta còn một số cách gọi khác vẫn được sử dụng :
Tế bào sinh dục đực Tế bào sinh dục cái
Tế bào sinh tinh
Tế bào sinh noãn
Tinh nguyên bào
Noãn nguyên bào
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP
I. CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ PHẦN NGUYÊN PHÂN
DẠNG 1 . Tính khối lượng của 1 tế bào sinh dưỡng qua từng pha ở kì trung gian khi đã biết khối
lượng AND.
Gọi khối lượng của AND là m thì khối lượng của 1 tế bào sinh dưỡng ở từng pha ở kì trung gian
sẽ là:
Khối lượng / 1 tế bào
Pha G1
m
Pha S
2m
Pha G2
2m
Kì đầu
2m
Kì giữa
2m
Kì sau
2m
Kì cuối
M
m
DẠNG 2. Xác định số NST , số cromatit , số tâm động của tế bào và số tế bào con tạo thành qua
các kì nguyên phân.
2a. Xác định số NST , số cromatit , số tâm động của tế bào qua các kì trong nguyên phân
Các kì/ Nguyên
phân
Kì trước
Kì giữa
Kì sau
Kì cuối
Số NST
2n kép
2n kép
4n đơn
2n đơn
Số cromatit
4n
4n
0
0
Số tâm động
2n
2n
4n
2n
2b. Xác định số tế bào con được tạo thành sau k lần nguyên phân.
Bài toán đặt ra : Cho tế bào x nguyên phân k1 lần liên tiếp còn tế bào y nguyên phân k2 lần liên
tiếp . Xác định tổng số tế bào con được tạo thành.
Công thức :
TBC x.2
k1
y.2 k2
DẠNG 3. Xác định số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp trong q trình tự nhân đơi của nhiễm
sắc thể
3a. Số nhiễm sắc thể tương đương với nguyên liệu được cung cấp cho 1 tế bào 2n phải trải qua k
đợt nguyên phân.
NST= 2n.(2k-1)
3b.Số nhiễm sắc thể trong tế bào con mà mỗi nhiễm sắc thể này đều được cấu thành từ nguyên
liệu mới do môi trường nội bào cung cấp.
NSTmới = 2n.(2k-2)
DẠNG 4. Xác định số thoi vô sắc xuất hiện ( bị phá hủy)
Nếu có x tế bào đều ngun phân k lần thì số thoi vơ sắc xuất hiện ( bị phá hủy ) = x. (2k-1)
* Những chú ý khi làm bài tập liên quan số lần nguyên phân- bộ NST lưỡng bội của loài – chu kì
nguyên phân – Sự tương quan giữa chu kì nguyên phân với số lần và tốc độ nguyên phân.
- Số lần nguyên phân là số nguyên dương.
- Bộ NST lưỡng bộ của loài là số nguyên , chẵn.
- Chu kì nguyên phân là thời gian xảy ra một lần ngun phân tính tư đầu kì trung gian đến cuối
kì cuối.
- Trong một đơn vị thời gian , chu kì nguyên phân tỉ lệ nghịch với số đợt nguyên phân.
- Trong cùng một đơn vị thời gian , số đợt nguyên phân tỉ lệ thuận với tốc độ nguyên phân.
II. CÁC CÔNG THỨC CẦN NHỚ PHẦN GIẢM PHÂN VÀ THỤ TINH
DẠNG 1. Xác định nhanh số NST , số cromatit , số tâm động của tế bào qua các kì trong giảm
phân .
Loại phân bào
Kì trước I
Kì giữa I
Kì sau I
Kì cuối I
Số NST
2n kép
2n kép
2n kép
n kép
Số Cromatit
4n
4n
4n
2n
Số tâm động
2n
2n
2n
n
Loại phân bào
Kì trước II
Kì giữa II
Kì sau II
Kì cuối II
Số NST
n kép
n kép
2n đơn
n đơn
Số Cromatit
2n
2n
0
0
Số tâm động
n
n
2n
n
DẠNG 2. Xác định số giao tử hình thành, số thoi vơ sắc và số hợp tử tạo ra qua các kì trong
giảm phân, hiệu suất thụ tinh.
Số tinh trùng được tạo ra = số tế bào sinh tinh x 4
Số trứng được tạo ra = số tế bào sinh trứng x 1
Số thể định hướng được tạo ra = số tế bào sinh trứng x 3
Chú ý: - Ở con đực số tinh trùng X hình thành = số tinh trùng loại Y hình thành
-
1 tế bào sinh tinh giảm phân tạo ra 4 tinh trùng n đều có khả năng thụ tinh khi gặp trứng
nhưng chỉ có 2 loại đó là X, Y.
-
1 tế bào sinh trứng giảm phân tạo ra 1 trứng (n) và 3 thể định hướng ( Lưu ý chỉ có trứng
mới có khả năng thụ tinh khi gặp tinh trừng , thể định hướng sẽ bị tiêu biến ).
Số hợp tử được hình thành = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh
Hiệu suất thụ tinh :
H% thụ tinh của tinh trùng = Số tinh trùng thụ tinh / Tổng số tinh trùng hình thành
H%thụ tinh của trứng = Số trứng thụ tinh/ Tổng số trứng hình thành.
Mỗi tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng qua hai lần phân bào của giảm phân xuất hiện (
cũng như bị hủy) 3 thoi vô sắc ( 1 thoi lần phân bào thứ nhất , 2 thoi lần phân bào thứ 2) .
Vậy nếu x tế bào giảm phân sẽ xuất hiện ( hoặc bị hủy) 3x thoi vô sắc.
DẠNG 3. Xác định số NST môi trường cung cấp cho q trình tạo giao tử .
Nếu có x tế bào sinh dục sơ khai đều trải qua k đợt nguyên phân liên tiếp
x.(2k-1).2n + x.2k.2n
DẠNG 4. Số loại giao tử ,hợp tử khác nhau về nguồn góc và cấu trúc NST ( NÂNG CAO)
A.Xác định số kiểu giao tử trường hợp xảy ra trao đổi đoạn.
* Theo lí thuyết , một cặp gồm 2 NST cấu trúc khác nhau , q trình giảm phân khơng xảy ra
trao đổi đoạn và không đột biến sẽ tạo hai kiểu gen giao tử. Gọi n cặp gen như trên , số kiểu giao
tử của lồi được xác định theo cơng thức :
2n kiểu
1. Xảy ra trao đổi đoạn một điểm.
Theo lí thuyết ta có n cặp NST tương đồng cấu trúc khác nhau có k cặp xảy ra trao đổi đoạn tại 1
điểm thì:
4k kiểu giao tử có xảy ra trao đổi đoạn
Số kiểu giao tử được tạo ra từ n-k cặp khơng có trao đổi đoạn sẽ là 2n-k
Số kiểu giao tử của loài là 2n-k.4k=2n+k
2.Xảy ra trao đổi đoạn hai điểm khơng cùng lúc.
Chứng minh tương tự có số kiểu giao tử của loài là : 2n-k.6k=2n.3k
3.Xảy ra trao đổi đoạn kép .
Xét cả n cặp tương đồng , trong đó có k cặp NST trao đổi đoạn , số kiểu giao tử của loài : 2nk
.8k=2n-k.23k=nn+2k
B. Xác định số loại giao tử , số loại hợp tử được di truyền từ bố mẹ ông bà.
+ Số loại giao tử chứa NST có nguồn gốc từ bố hoặc mẹ ( x ≤ n ) : C nx
+ Số loại hợp tử được di truyền x NST từ ông nội ( hoặc bà ngoại) : C nx .2x
+ Số loại hợp tử được di truyền x NST từ ông nội và y từ bà ngoại : C nx . C ny
DẠNG 5 . SỰ SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Tăng trưởng thực tế hay tăng trưởng giới hạn của vi sinh vật sách giáo khoa lớp 10 có đề cập đến
cơng thức sau :
N= No.2k
Ngồi ra trong sách bài tập sinh học cịn đề cập đến bài tốn thời gian ni (t) và số lần phân
chia (n=k) được xác định bằng công thức : g
t
n
Ứng dụng của các công thức trên :
Các bài toán sinh thái về khả năng tăng trưởng của 1 quần thể xuất phát ban đầu.
Ghép giữa bài toán nguyên phân giảm phân vào bài toán sinh trưởng của quần thể vi
khuẩn , vi sinh vật .
A.BÀI TẬP LÍ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG CƠ BẢN
Câu 1. Trong nguyên phân đặc điểm nào sau đây không liên quan đến việc phân chia đồng đều
NST ?
A.NST được nhân đơi ở kì trung gian , rồi lại được chia đơi ở kì cuối.
B.Các NST chị em tách nhau ở tâm động , cùng đóng xoắn và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng
xích đạo của thoi phân bào.
C.NST đóng xoắn cực đại rồi tách nhau ở tâm động , phân li đồng đều về hai cực của tế bào.
D.Sự phân chia tế bào chất.
Câu 2.Các kiểu phân bào khác nhau đều có đặc điểm chung là
A.Thu nhận tín hiệu , nhân đơi vật chất di truyền , đóng xoắn NST , phân đơi NST về 2 phía và
phân chia tế bào chất .
B.Tổng hợp protein , sợi thoi phân bào , phân chia đều vật chất di truyền .
C.Trải qua các kì trung gian , kì đầu , kì giữa , kì sau , kì cuối.
D.Ln mang tính chu kì , sinh trưởng rồi lại phân chia.
Câu 3.Trong cơ thể đa bào , một tế bào nào đó phân chia liên tục , khơng theo cơ chế điều hịa
phân bào sẽ dẫn đến:
A.Cơ thể cao hơn , khỏe mạnh.
B.Tạo khối u , gây bệnh ung thư.
C. Cơ thể béo phì.
D.Cơ thể sinh trưởng , phát triển khơng cân đối .
Câu 4.Điều gì sẽ xảy ra nếu ở pha G2 không tổng hợp được sợ thoi phân bào ?
A.NST không nhân đôi , tế bào không phân chia nên số lượng NST sẽ bị giảm đi 1 nữa.
B.NST nhân đôi , bộ NST không phân li về 2 cực tế bào nên số lượng NST trong tế bào tăng lên
gấp đôi.
C.NST không nhân đôi và cũng phân li nên số lượng NST giữ nguyên là 2n.
D.NST vẫn khơng nhân đơi và phân li bình thường nên số lượng NST là 2n.
Câu 5.Trong một bức ảnh chụp tiêu bản của tế bào có 7 NST kép . Tế bào đó đang ở
A.Kì giữa của q trình ngun phân.
B.Kì sau của quá trình nguyên phân.
C.Kì giữa của quá trình giảm phân I.
D.Kì giữa của quá trình giảm phân II.
Câu 6.Nếu khơng có trao đổi chéo , sau khi giảm phân từ 1 tế bào có các cặp NST là
AaBBccDdEeHhGG có thể tạo ra mấy loại giao tử ?
A.32.
B.16.
C.64.
D.128.
Câu 7.Nếu bắt đầu ni 13 tế bào thì sau 3 giờ , lượng tế bào đạt được là 208. Thời gian thế hệ là
bao nhiêu ?
A.30 min .
B.45 min.
C.60 min .
D.120 min.
Câu 8. Nếu bắt đầu ni có 13 tế bào vi khuẩn , thì chúng phải phân chia bao nhiêu lần để có
quần thể gồm 208 tế bào ?
A.1.
B.4.
C.13.
D.208
Câu 9.Khi nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường dinh dưỡng bắt đầu từ 4 tế bào với thời gian pha
tiềm phát dài 1 h, thời gian thế hệ là 20 min . Số lượng tế bào tạo thành sau 1 h, 3h và nếu 1
trong 4 tế bào ban đầu bị chết lần lượt là
A.4,256,192.
B.8,192,256.
C.8,256,256.
D.4,256,256.
Câu 10.Khi nói về quá trình nguyên phân , giảm phân phát biểu nào sau đây là đúng ?
(1) Kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân.
(2) Một tế bào sinh dưỡng ở người có khối lượng AND là 6,6.10-12 gam và có 46 NST. Xét ở chu
kì tế bào thì khối lượng 1 tế bào ở pha G2 sẽ là 13,2.10-12 gam , số lượng NST 1 tế bào là 46 NST
kép.
(3) Xét 1 tế bào mẹ : nguyên phân 1 lần tạo ra 2 tế bào con còn giảm phân cho ra 4 tế bào con.
(4) Kết quả của QTNP , GP tạo ra tế bào con có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của
tế bào mẹ.
(5) Dù là nguyên phân hay giảm phân cũng chỉ có 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân
đôi 1 lần .
(6) Cả nguyên phân và giảm phân đều có hiện tượng sắp xếp NST , phân li , di chuyển NST về 2
cực tế bào.
A.(1),(2),(3).
B.(2),(4),(5).
C.(1),(3),(4).
D.(2),(3),(4).
Câu 11.Phát biều nào sau đây là đúng cho quá trình nguyên phân ?
A.Ở kì đầu của ngun phân có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các sợ cromatit trong cặp NST
kép tương đồng .
B.Ở kì sau nguyên phân các NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
C.Ở kì sau nguyên phân 2 cromatit chị em của NST kép tách ở tâm động và phân li đồng đều.
D.Ở kì đầu ngun phân có sự phân lí của cặp NST kép tương đồng tạo sự đa dạng của các giao
tử.
Câu 12.Một tế bào có 2 cặp NST là B và b , C và c . Khi tự nhân đơi thì B sinh ra B’,b sinh ra
b’,C sinh ra C’, c sinh ra c’. Khi nguyên phân diễn ra bình thường thì phát biểu nào sau đây là
đúng?
A.Tế bào con có bb’Cc hoặc Bb’CC’.
B.Tế bào con có Bb’Cc hoặc B’bC’c’.
C.Tế bào con có BB’CC’ hay BbCc’.
D.Tế bào con có BbCc hoặc BB’cc’.
Câu 13.Một tế bào có 2 cặp NST là B và b , C và c. Khi tự nhân đơi thì B sinh ra B’ , b sinh ra b’
, C sinh ra C’, c sinh ra c’ . Ở kì giữa nguyên phân bình thường thì tế bào khơng thể có cặp NST
là
A. bb’ hoặc cc’.
B.bb’ hoặc CC’.
C.BB’ hay CC’.
D.Bb hay Cc’.
Câu 14. Xét có 2 cặp NST A,a và B, b. Khi nhân đơi thì A sinh A’, a sinh a’, B sinh B’ còn b
sinh b’. Các cặp NST nào dưới đây là cặp NST chị em?
A. A với a, A’ với a’, B với b và B’ với b’.
B. A với A’, a với a’, B với b và B’ với b’.
C. A với a’, A’ với a, B với b’ và B’ với b’.
D. A với A’, a với a’, B với B’ và b với b’.
Câu 15. Số phát biểu sai trong các phát biểu sau khi nói về nguyên phân ?
(1) Tế bào mẹ ban đầu có 2n NST đơn nghĩa là sẽ có 4n cromatit và gồm có 2n tâm động.
(2) Ở kì đầu tế bào có 4n NST hay 2n NST kép gồm 4n cromatit với 2n tâm động .
(3) Ở kì sau mỗi tế bào chỉ còn lại 2n NST nhưng 4n cromatit với 2n tâm động .
(4) Khi 2 con đã hình thành thì mỗi tế bào chỉ có 2n cromatit như tế bào mẹ ban đầu.
(5) Chu kì nguyên phân là thời gian xảy ra 2 lần nguyên phân liên tiếp , tính từ kì trung gian đến
cuối kì cuối.
(6) Trong một đơn vị thời gian , chu kì nguyên phân tỉ lệ nghịch với số đợt nguyên phân.
A.2.
B.3.
C.4.
D.5.
Câu 16.Khi nói về phân bào nguyên nhiễm phát biểu nào đúng trong những phát biểu sau ?
(1) Xảy ra tại cơ quan sinh dưỡng và vùng sinh sản của cơ quan sinh dục.
(2) AND nhân đơi ở kì trung gian dẫn đến NST nhân đơi ở kì này ( Giai đoạn G1)
(3) NST đóng xoắn ở kì trước , đến tối đa ở kì giữa vào kì sau mỗi NST kép đều bị tách thành hai
NST đơn , phân li về hai cực. Sau đó thóa xoắn ở kì cuối.
(4) NST tồn tại dạng kép vào các đầu kì trung gian trước khi AND nhân đơi ,ở kì sau kì cuối ;
NST tồn tại ở dạng đơn ở các kì trung gian trước , giữa.
(5) Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào , chuẩn bị cho quá trình phân bào tiếp theo.
(6) Thoi vô sắc xuất hiện ở kì giữa và bị phá hủy hồn tồn ở kì cuối.
A.(2),(3),(6).
B.(2),(4),(5).
C.(1),(3),(5).
D.(1),(4),(5).
Câu 17.Những định nghĩa nào sau đây là đúng ?
(1) Tại vùng sinh sản , các tế bào có bộ NST 2n , gọi là tế bào sinh dục sơ khai , vùng này xảy ra
quá trình nguyên phân , số lượng tế bào tăng lên.
(2) Tại vùng tăng trưởng ,các tế bào đều mang bộ NST 2n, chúng tích lũy chất dinh dưỡng và lớn
lên.
(3) Tại vùng chin , các tế bào tham gia quá trình giảm phân gọi là các tế bào sinh tinh ( hay tế
bào hạt phân ) , tế bào sinh trứng .Chúng mang bộ NST lưỡng bội 2n.
(4) Mỗi tế bào sinh tinh tạo ra 4 loại tinh trùng đều mạng bộ NST đơn bội n và thụ tinh được.
(5) Mỗi tế bào sinh trứng tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng đều mang bộ NST đơn bội n . Trong
đó , chỉ có 1 trứng mới tham gia vào thụ tinh còn 3 thể định hướng thì bị thối hóa .
A.(2),(3),(4).
B.(1),(3),(5).
C.(2),(3),(5).
D.(3),(4),(5).
Câu 18.Ở cây hạt kín , khi giảm phân xong các tế bào được tạo thành là đơn bội (n) gọi là bào tử
. Tiểu bào tử đực phát triển thành hạt phấn , sau sinh ra 1 nhân dinh dưỡng ( nhân ống phấn) và 1
nhân sinh sản. Chỉ có nhân sinh sản mới có khả năng nguyên nhân thành 2 giao tử đực . Sơ đồ
nào dưới đây là đúng cho quá trình hình thành giao tử đực
A.Tế bào sinh hạt phấn (2n) Tiểu bào tử (2n) hạt phấn (2n) Nhân sinh sản (n) giao
tử đực .
B. Tế bào sinh hạt phấn (2n) Tiểu bào tử (n) hạt phấn (2n) Nhân sinh sản (n) giao
tử đực .
C. Tế bào sinh hạt phấn (2n) Tiểu bào tử (n) hạt phấn (n) Nhân sinh sản (n) giao
tử đực .
D. Tế bào sinh hạt phấn (2n) Tiểu bào tử (2n) hạt phấn (n) Nhân sinh sản (n) giao
tử đực .
Câu 19. Ở cây hạt kín , khi giảm phân xong các tế bào được tạo thành là đơn bội (n) gọi là bào
tử.Bào tử cái không bị tiêu biến nguyên phân 3 lần liên tiếp thành túi phơi có 8 nhân đơn bội , 2
trong số đó la nhân sực ,chỉ 1 trong đó là nỗn cầu mới thực sự là giao tử cái . Sơ đồ nào dưới
đây là đúng cho q trình hình thành nhân cực và nỗn cầu ?
A.Tế bào sinh noãn (2n) Đại bào tử (n) Túi phơi (n) nhân cực (2n) và nỗn cầu.
B. Tế bào sinh noãn (2n) Đại bào tử (2n) Túi phôi (2n) nhân cực (2n) và noãn cầu.
C. Tế bào sinh noãn (2n) Đại bào tử (2n) Túi phôi (n) nhân cực (2n) và noãn cầu.
D. Tế bào sinh noãn (2n) Đại bào tử (n) Túi phôi (n) nhân cực (n) và nỗn cầu.
Câu 20. Trong mơ đang phân chia nguyên phân, xét hai nhóm tế bào trong đó hàm lượng ADN
trong mỗi tế bào thuộc nhóm một chỉ bằng một nửa hàm lượng ADN trong mỗi tế bào thuộc
nhóm hai. Tế bào thuộc nhóm một đang ở X, tế bào thuộc nhóm hai đang ở Y. X và Y lần lượt
là:
A.
pha G2 và pha G1
B. pha G1 và kì đầu
C.
kì đầu và kì giữa.
D. pha G2 và kì đầu
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG CÔNG THỨC GIỚI THIỆU Ở BÀI GIẢNG LÍ THUYẾT
I. MỞ RỘNG CƠNG THỨC
Gọi n là số cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau, r là số cặp NST tương dồng xảy ra trao
đổI chéo tại 1 điểm( r ≤ n)
* Nếu không xảy ra TĐC :
- Số loại giao tử tạo ra = 2n
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử = 1/2n
- Số loại hợp tử tạo ra = 4n
* Nếu xảy ra TĐC :
- Số loại giao tử tạo ra = 2n +r
- Tỉ lệ mỗi loại giao tử =1/2n +r
- Số loại hợp tử tạo ra phụ thuộc vào TĐC xảy ra ở 1 hay 2 bên đực , cái
MỘT SỐ CHÚ Ý NHỎ :
Số lượng NST đơn mới cung cấp cho nguyên phân.
- Nguyên liệu cung cấp tương đương: (2k – 1)2n - k là số đợt nguyên phân liên tiếp của một tế
bào, 2n là bộ NST lưỡng bội của loài.
- Nguyên liệu cung cấp tạo nên các NST đơn có ngun liệu mới hồn tồn: (2k – 2)2n
Số lượng thoi tơ vơ sắc được hình thành (hoặc bị phá huỷ) để tạo ra các tế bào con sau k đợt
nguyên phân: (2k – 1)
Số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho 2k tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng qua giảm phân
để tạo ra tinh trùng hoặc trứng: 2k.2n
Số lượng thoi tơ vơ sắc hình thành (hoặc phá huỷ) để cho 2k tế bào sinh dục thực hiện giảm
phân:2k.3
Số tinh trùng hình thành khi kết thúc giảm phân của 2k tế bào sinh tinh trùng: 2k.4
Số lượng trứng hình thành khi kết thúc giảm phân của 2k tế bào sinh trứng là: 2k
Số loại trứng (hoặc số loại tinh trùng) tạo ra khác nhau về nguồn gốc NST: 2n (n là số cặp NST)
Số cách sắp xếp NST ở kỳ giữa I của giảm phân:
Có 1 cặp NST → có 1 cách sắp xếp
Có 2 cặp NST → có 2 cách sắp xếp
Có 3 cặp NST → có 4 cách sắp xếp (9)
Vậy nếu có n cặp NST sẽ có 2n/2 cách sắp xếp NST ở kì giữa I.
Số loại giao tử tạo ra khi có trao đổi đoạn.
- Trường hợp 1: lồi có n cặp NST mà mỗi cặp NST có cấu trúc khác nhau trong đó có k cặp
NST mà mỗi cặp có trao đổi đoạn tại một điểm với điều kiện n>k:
Số loại giao tử = 2n + k (1)
- Trường hợp 2: Lồi có n cặp NST, có Q cặp NST mà mỗi cặp có 2 trao đổi đoạn khơng xảy ra
cùng lúc với n > Q:
Số loại giao tử = 2n.3Q (2)