Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

BÀI TẬP GIỮA KÌ HỌC PHẦN KHOA HỌC HÀNH VI VÀ SỨC KHỎE Đề tài CÁC BỆNH THỜI HIỆN ĐẠI LIÊN QUAN ĐẾN LỐI SỐNG CÔNG NGHIỆP VÀ TÁC HẠI ĐẾN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.78 KB, 26 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
Khoa Du lịch - Ẩm thực

BÀI TẬP GIỮA KÌ
HỌC PHẦN: KHOA HỌC HÀNH VI VÀ SỨC KHỎE

Đề tài:

CÁC BỆNH THỜI HIỆN ĐẠI LIÊN QUAN ĐẾN LỐI
SỐNG CÔNG NGHIỆP VÀ TÁC HẠI ĐẾN SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG
GVHD: Nguyễn Văn Chung
Nhóm TH: 02
Huỳnh Thanh Vy

2028190290

10DHDD2

Nguyễn Thị Thùy Linh

2028192085

10DHDD2

Phạm Ngọc Đoan Trang

2028190281

10DHDD2



Đoàn Thanh Trúc

2028190283

10DHDD2

Tp.HCM, tháng 9 năm 2021


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
Khoa Du lịch - Ẩm thực

BÀI TẬP GIỮA KÌ
HỌC PHẦN: KHOA HỌC HÀNH VI VÀ SỨC KHỎE

Đề tài:

CÁC BỆNH THỜI HIỆN ĐẠI LIÊN QUAN ĐẾN LỐI
SỐNG CÔNG NGHIỆP VÀ TÁC HẠI ĐẾN SỨC KHỎE
CỘNG ĐỒNG

GVHD: Nguyễn Văn Chung
Nhóm TH: 02
Huỳnh Thanh Vy

2028190290

10DHDD2


Nguyễn Thị Thùy Linh

2028192085

10DHDD2

Phạm Ngọc Đoan Trang

2028190281

10DHDD2

Đoàn Thanh Trúc

2028190283

10DHDD2

Tp.HCM, tháng 9 năm 2021


DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
STT
1
2

Họ va tên
Huỳnh Thanh Vy
Nguyễn Thị Thùy Linh


MSSV
2028190290
2028192085

3
4

Phạm Ngọc Đoan Trang
Đoàn Thanh Trúc

2028190281
2028190283

Nội dung thực hiện
Phần 1.1.2, 1.2.2
Phần 1.1, 2, 4,
chỉnh sửa Word
Phần 1.2.2, 2, 3
Phần 1.2.2, 2


MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH................................................................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................iii
1. Tổng quan....................................................................................................................1
1.1

Khái niệm về lối sống cơng nghiệp.......................................................................1


1.2

Các hình thái và đặc điểm của lối sống cơng nghiệp ngày nay..............................1

1.2.1

Hình thái của lối sống công nghiệp.................................................................1

1.2.2

Đặc điểm của lối sống công nghiệp................................................................4

2. Khảo sát liệt kê các nhóm đối tượng trong cộng đồng bị tác động nhiều bởi lối sống
công nghiệp và đô thị..........................................................................................................4
3.Tác động của lối sống công nghiệp tới việc gia tăng tình trạng bệnh của cơ thể..............5
4.Các giải pháp hạn chế và khắc phục ảnh hưởng của lối sống đơ thị và cơng nghiệp tới
tình trạng bệnh và dinh dưỡng của cá nhân và cộng đồng................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................16


MỤC LỤC HÌNH
Hình 3.1 Tăng cường hoạt động.........................................................................................8
Hình 3.2 Chế độ ăn uống khơng khoa học..........................................................................9
Hình 3.3 Căng thẳng, lo lắng............................................................................................10
Hình 3.4 Uống nhiều rượu làm ảnh hưởng đến cơ thể nghiêm trọng................................11
Hình 3.5 Ngủ khơng đủ có thể gây ra vấn đề về thị lực....................................................12
Hình 3.6 Thiếu ngủ...........................................................................................................12

i



LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế phát triển con người, lối sống của người dân đã và đang thu hút sự quan tâm,
chú ý của mọi người. Lối sống được biết và nhắc đến rất nhiều trong sách, báo, đặc biệt
mối quan tâm hiện giờ là lối sống công nghiệp ngày nay.
Khảo sát của phóng viên Báo Hà Nội mới tại nhiều bệnh viện trên địa bàn Thủ đô cho
thấy, lối sống công nghiệp, lười vận động, chế độ ăn uống thiếu khoa học… đang khiến
mơ hình bệnh tật ở nước ta thay đổi. Đáng báo động, nhiều căn bệnh trước đây chỉ gặp ở
người cao tuổi thì hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Khơng chỉ ở quy mơ Hà Nội,
suy ra cả nước thì những vấn đề liên quan đến lối sống công nghiệp gây ra là vô cùng bất
cập, đặc biệt lối sống công nghiệp xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Con người chạy đua với lối
sống cơng nghiệp hóa khiến hành vi sức khỏe thay đổi theo. Làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe con người, gây ra các bệnh cực kỳ nguy hiểm như tim mạch, đái tháo
đường,…
Vì vậy, để điều tra và biết rõ thực trạng sức khỏe trong một lối sống công nghiệp đó như
thế nào, nhóm em đã tiến hành tìm hiểu rõ hơn “Các bệnh thời hiện đại liên quan đến lối
sống công nghiệp và tác hại đến sức khỏe cộng đồng”.

ii


LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy Nguyễn Văn
Chung là giáo viên giảng dạy môn “Khoa học hành vi và sức khỏe”. Trong q trình
học tập và tìm hiểu mơn học, chúng em đã nhận được sự giúp đỡ, quan tâm hướng
dẫn rất tận tình và tâm huyết của thầy, giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức
để hiểu biết hơn về những hành vi sức khỏe của con người trong lối sống hiện nay.
Trong điều kiện kiến thức và khả năng phân tích cịn hạn chế, q trình làm bài tập
giữa kì sẽ khơng thể tránh khỏi những thiếu xót, vì vậy chúng em rất mong nhận được

sự thơng cảm và góp ý đến từ thầy, mong thầy xem xét và bỏ qua.
Một lần nữa, chúng em xin chân thành cảm ơn thầy !

iii


1.

Tổng quan

1.1 Khái niệm về lối sống công nghiệp
Lối sống là phương thức sống của con người trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội nhất
định, được biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống như: lao động sản xuất, hoạt động
chính trị, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động hằng ngày.
Lối sống là những nét điển hình, được lặp đi lặp lại và định hình thành phong cách, thói
quen trong đời sống cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc hay là cả một nền văn hóa.
Lối sống cơng nghiệp hóa là lối sống biến con người trở nên lười vận động, thụ động,
trong đó chế độ ăn uống của họ thiếu khoa học, dẫn đến việc bệnh tật ngày càng gia tăng.
1.2 Các hình thái và đặc điểm của lối sống cơng nghiệp ngày nay
1.2.1 Hình thái của lối sống công nghiệp
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, lối sống thuộc hình thái ý thức xã
hội, phản ánh tồn tại xã hội và do tồn tại xã hội quyết định. Và vì vậy, cũng như tất cả sự
vật và hiện tượng khách quan, đạo đức, lối sống ln ln vận động, biến đổi. Biến đổi có
thể theo chiều hướng phát triển và ngược lại. Biến đổi mang tính “đột phá”, “bước ngoặt”
trong q trình hình thành và phát triển của đạo đức, lối sống là sự hình thành đạo đức
cách mạng và lối sống tương ứng với nó.
- Một là, xu thế tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Hiện nay, tồn cầu hóa với những biểu hiện chủ yếu như: thị trường được mở rộng, giao
lưu hàng hóa ngày càng thơng thống, sự trao đổi hàng hóa trong phạm vi khu vực và
quốc tế, giữa các quốc gia, dân tộc; sự ra đời nhiều hình thức đầu tư, liên kết và hợp tác

sản xuất. Toàn cầu hóa dẫn đến thế giới gắn bó chặt chẽ lẫn nhau và được gọi là hội nhập
quốc tế. Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ
với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế
vì mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong thời đại ngày nay, có thể
thấy q trình hội nhập quốc tế đã phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực, diễn ra trên
nhiều cấp độ, sâu sắc và toàn diện. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đã tạo ra diện mạo
mới của bức tranh toàn cảnh thế giới, vừa có sự hợp tác vừa cạnh tranh với nhau vì lợi ích
quốc gia, dân tộc. Qua đó, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mở rộng thương mại, hợp
tác lao động, thu hút đầu tư, du lịch, văn hóa, giáo dục... tạo cơ hội để các tầng lớp nhân
dân tiếp cận tri thức và giá trị tốt đẹp của nhân loại. Mặt khác, trong mơi trường tồn cầu
1


hóa - hội nhập quốc tế, các biến động bất lợi cũng tác động không nhỏ đến đời sống xã
hội. Các rủi ro, bất ổn về kinh tế, an ninh chính trị, trật tự và an tồn xã hội... gây những
biến đổi đến đạo đức và lối sống trong xã hội.
- Hai là, phát triển kinh tế thị trường.
Mơ hình kinh tế thị trường là bậc thang cao của kinh tế kinh tế hàng hoá. Kinh tế thị
trường khẳng định được ưu thế của mình. Nó tạo ra động lực cạnh tranh phát triển và mở
rộng quan hệ giữa các quốc gia, trước hết là các quan hệ kinh tế, sau đó tới các quan hệ
khác như chính trị, văn hóa... Hệ thống kinh tế thị trường càng phát triển theo hướng mở
và đó là mơi trường thuận lợi cho q trình tự nhiên xích lại gần nhau của các cộng đồng
dân cư, các thể chế toàn thế giới.
Kinh tế thị trường luôn tồn tại hai mặt đối lập, vừa có ảnh hưởng tích cực, vừa có ảnh
hưởng tiêu cực đối với đạo đức, lối sống. Dưới tác động rất lớn của nền kinh tế thị trường,
con người với những biểu hiện mang tính tích cực như: Tính quyết đốn, năng động, sáng
tạo. Bên cạnh những tác động tích cực, kinh tế thị trường có xu hướng vận động tự phát
dưới sự tác động của các quy luật thị trường nên dễ nảy sinh những hiện tượng tiêu cực.
Sự phân hóa xã hội diễn ra một cách nhanh chóng, sâu sắc, từ đó làm sâu sắc thêm những
mâu thuẫn xã hội. Mặt khác, cơ chế thị trường đề cao giá trị đồng tiền, lối sống thực dụng,

chủ nghĩa cá nhân… đã và sẽ gây hệ lụy tiêu cực đến đạo đức của xã hội. Trong điều kiện
nền kinh tế thị trường chưa được hoàn thiện, Việt Nam đã và đang chứng kiến những biến
đổi, “xáo động” lớn của kinh tế và tất yếu về xã hội, gây “đảo lộn” về cấu trúc xã hội với
tính đa dạng của các giai cấp, tầng lớp, các nhóm lợi ích, vị thế, lứa tuổi, thế hệ, đi kèm
theo những khác biệt về xu hướng, định hướng giá trị và lựa chọn giá trị, trong đó có cả
giá trị về đạo đức, lối sống.
- Ba là, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Theo nhận thức chung, nhân loại đã trải qua bốn cuộc cách mạng trong lĩnh vực khoa học
- công nghệ. Mỗi cuộc cách mạng ấy đã làm đảo lộn cấu trúc kinh tế và toàn bộ đời sống
xã hội. Hiện nay, thế gới đang chứng kiến một cuộc cách mạng mới - Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được mô tả như là sự ra đời
của một loạt các công nghệ mới, kết hợp tất cả các kiến thức trong lĩnh vực vật lý, kỹ
thuật số, sinh học và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực.
- Bốn là, sự hội nhập, giao lưu văn hóa.

2


Hội nhập, giao lưu về văn hóa là q trình trao đổi, chia sẻ, hợp tác những giá trị văn hóa
vật chất và tinh thần với các nước trong khu vực và trên thế giới. Q trình này có thể làm
biến đổi, loại bỏ những cái cũ, lạc hậu, lỗi thời để thay thế bằng các giá trị mới phù hợp
với xu thế phát triển của thời đại. Mặt khác, nó cũng tạo ra khơng ít sự thách thức đối với
việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống văn hóa trong
xã hội Việt Nam được hình thành hàng ngàn năm như: Ý thức tự cường, tinh thần đồn
kết dân tộc, lịng nhân ái, khoan dung, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế
trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… vừa là cơ sở vừa là thành tố cơ bản hình thành
nên bản sắc văn hóa của dân tộc và ln phát huy có hiệu quả trong suốt chiều dài lịch sử
người Việt.
- Năm là, ý chí của giai cấp cầm quyền Mỗi giai cấp có hệ ý thức của nó.
Mỗi chế độ xã hội có một hệ ý thức thống trị, đồng thời cùng tồn tại nhiều hệ ý thức khác.

Trong xã hội có giai cấp, bên cạnh hệ tư tưởng thống trị, nhiều hệ tư tưởng của giai cấp,
tầng lớp bị trị cùng tồn tại với những mức đậm nhạt khác nhau. Để xác lập được địa vị
của mình, giai cấp cầm quyền ln có ý thức xác lập, duy trì hệ tư tưởng và đây là nhân tố
chính làm biến đổi hệ giá trị nói chung và đạo đức nói riêng. Nhìn chung, giai cấp cầm
quyền đại diện cho tư tưởng tiến bộ, cho lợi ích chung sẽ xây dựng được hệ giá trị tốt đẹp
và ngược lại. Và đó chính là bước ngoặt gây nên các đứt gãy của văn hóa nói chung, đạo
đức, lối sống nói riêng.
- Sáu là, sự tác động của gia đình và xã hội.
Trong tiến trình lịch sử và ở hầu hết các quốc gia, gia đình ln được xem là chiếc nơi
hình thành, giáo dục, ni dưỡng nhân cách con người. Gia đình trong xã hội hiện đại
ngày nay càng có vai trị quan trọng. Ðối với Việt Nam, gia đình ln là mối quan tâm
hàng đầu của mỗi người và xã hội. Gia đình được xem là “tổ ấm”. Xây dựng hạnh phúc
gia đình cũng chính là vun đắp và lan tỏa tình yêu thương cho tất cả mọi người. Gia đình
mang tính liên kết chặt chẽ, gắn bó, quan hệ máu thịt giữa các thành viên trong gia đình.
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam tồn tại và phát triển với những chuẩn mực, giá
trị tốt đẹp, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam, gia đình truyền thống Việt Nam
hịa thuận, hiếu thảo, khoan dung, chung thủy. Do đó, gia đình và rộng hơn là cộng đồng
dân cư là “pháo đài” trong sự “va chạm” các loại hình đạo đức, lối sống. Nó có thể làm
chậm hoặc thúc đẩy nhanh những biến đổi đạo đức, lối sống mỗi người.

3


- Bảy là, sự lựa chọn, tiếp nhận của chủ thể Văn hóa nói chung, đạo đức, lối sống nói
riêng tác động đến mỗi cộng đồng, tầng lớp, các giới và tùy theo đặc điểm riêng, mỗi
thành phần ấy có mức độ tiếp nhận khác nhau.
Nhìn chung, giới trẻ có độ “nhạy” trong sự biến đổi. Giới trẻ với đặc điểm nổi bật là
hướng ngoại và năng động, yêu lý tưởng, khơng thích bị ràng buộc khn mẫu và đơi khi
“phá cách”. Chính những đặc điểm đó, giới trẻ rất dễ tiếp thu cái mới và hấp thụ nhanh
các ảnh hưởng những chuẩn mực mới. Dễ nhận thấy, sự tiếp thu và biến đổi của giới trẻ

trong quá trình giao lưu hội nhập diễn ra nhanh và mạnh hơn những đối tượng khác trong
xã hội.
Biến đổi lối sống của con người Việt Nam nói chung và biến đổi về đạo đức, lối sống của
giới trẻ hiện nay có thể coi là tổng hợp những biến đổi xã hội dưới tác động của đổi mới,
của hội nhập, tác động của nền kinh tế thị trường và ngay cả những nhân tố từ nội tại bên
trong chủ thể.
1.2.2 Đặc điểm của lối sống cơng nghiệp
Trong xu hướng đơ thị hóa xã hội cộng đồng hiện nay, kinh tế phát triển dẫn đến tình hình
các đơ thị nhằm phục vụ giao thương và kinh tế vì thế nên con người càng phải chạy theo
lối sống như thế, còn được gọi là lối sống công nghiệp kéo theo hành vi sức khỏe thay
đổi. Cụ thể đặc điểm của một lối sống công nghiệp là:
- Tuân thủ chặc chẽ về giờ giấc, cụ thể như giữa thành thị và nơng thơn. Nơng thơn có
thể tự do giờ giấc làm việc, còn so với thành thị thì cho dù có xảy ra các vấn đề ngồi ý
muốn nhưng phải luôn tuân thủ đúng giờ giấc làm việc theo một lối sống cơng nghiệp.
Vấn đề này có thể được xem xét theo một cách khác bằng cách xem giờ làm việc kể từ
khi cơng nghiệp hóa. Dữ liệu ước tính của Schor kéo dài 800 năm từ 1200 đến 1988 và
chúng cho thấy rõ ràng rằng giờ làm việc đã tăng lên đáng kể khi cuộc Cách mạng Công
nghiệp bắt đầu vào giữa những năm 1600. Chỉ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giờ làm
việc ở Anh và Mỹ mới giảm xuống mức tương đương với 300 năm trước đó.
- Để chạy theo lối sống cơng nghiệp vội vã, nhân viên và công nhân trên mọi lĩnh vực
phải làm việc liên ca, không ngừng đấu tranh để cải thiện hiệu suất của tất cả các hệ thống
– vật chất và xã hội.

4


- Bữa ăn trở nên không đúng giờ giấc, thậm chí bỏ bữa quá nhiều, 1 ngày/ 1 bữa ăn. Và
đặc biệt do tính chất cơng việc nên họ sử dụng thức ăn nhanh thay vì nấu một bữa đầy đủ
dinh dưỡng.
- Tách biệt thời gian giải trí với cơng việc, khơng có thời gian giải trí nhiều. Làm việc

được coi là hoạt động quan trọng, hữu ích và cần thiết trong khi giải trí được coi là những
gì người ta làm trong bất kỳ thời gian nào cịn sót lại. Trong khi có hy vọng về một cuộc
sống tốt đẹp và nhàn nhã hơn, thực tế là công việc đã được ưu tiên hàng đầu. Kết quả là
thời gian giải trí đã khơng tăng lên. Thay vào đó, ngày càng có nhiều hoạt động chuyển từ
lĩnh vực giải trí sang lĩnh vực công việc
- Lười biếng hoạt động thể chất, sử dụng các thiết bị điện tử ở mọi nơi mọi lúc rãnh rỗi,
các tiện ích như máy tính xách tay và điện thoại di động đã bắt đầu chiếm hết không gian
tâm thức của mỗi thiếu niên ngày nay thay vì hoạt động thể chất sau một ngày dài làm
việc bởi vì càng ngày các hoạt động giải trí càng được cơng nhận là một loại hoạt động
cơng nghiệp mới và đang phát triển. Trên thực tế, họ nhận thấy rằng hoạt động thể chất
không quan trọng bằng tuổi tác, thu nhập gia đình, khu vực địa lý cư trú, giáo dục, nghề
nghiệp và ngôn ngữ trong việc dự đốn tình trạng sức khỏe. Nếu thu nhập có ảnh hưởng
nhiều hơn việc tập thể dục đến mức độ cảm thấy của mọi người, thì những người có mức
thu nhập thấp sẽ có động lực để giải quyết các vấn đề về công việc của họ trước tiên.

2. Khảo sát liệt kê các nhóm đối tượng trong cộng đồng bị tác động nhiều bởi
lối sống công nghiệp và đô thị
Trong nhịp sống gấp gáp của thời đại công nghiệp, con người ta thường bận rộn đến mức
quên mất sức khỏe của bản thân là quan trọng hơn cả. Cuộc sống ngày càng phát triển
song thời gian qua chúng ta phải đối mặt với nhiều bệnh không lây nhiễm, như: Tim
mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh mãn tính về đường hô hấp. Đây là những căn bệnh
hiện chiếm hơn 70% số ca tử vong hằng năm. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực
trạng này là do các yếu tố về hành vi lối sống chưa lành mạnh, khoa học.
Khơng khó để nhận diện những thói quen thiếu lành mạnh của nhiều người dân, nhất là
người trẻ, như: Lười tập thể dục, ít vận động, “nghiện” mạng xã hội, ăn uống không điều
độ, hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia… Những hành vi lối sống thiếu tích cực như vậy làm
5


cho xu hướng “trẻ hóa” bệnh tật gia tăng trong cộng đồng, gây nhiều hệ lụy cho sự phát

triển của đất nước và xã hội.
 Nhóm người lao động văn phịng: Lao động trí óc thường liên quan đến những cơng
việc kéo dài nhiều giờ trong buồng kín và tư thế ngồi. Sự làm việc căng thẳng của hệ thần
kinh làm tăng trương lực của mạch máu não.
 Nhóm học sinh- sinh viên: Thói quen ăn sai giờ, bỏ bữa khiến nhiều bạn trẻ dễ mắc phải
bệnh về đường tiêu hố. Nhiều sinh viên vì tiết kiệm thời gian, giảm cân… hình thành thói
quen nhịn ăn sáng. Thói quen này gây hại cho sức khoẻ, bởi dạ dày tiết ra dịch vị nhiều mà
khơng có đồ ăn để tiêu hố, có thể dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày. Việc gộp hai bữa
sáng - trưa rất dễ bị đau dạ dày khi dồn một lượng thức ăn lớn một lúc. Điều này khiến cơ
thể trở nên mệt mỏi vào khoảng thời gian tiếp theo trong ngày. Không ăn đúng giờ sẽ làm
chậm sự trao đổi chất, dẫn đến thức ăn khó tiêu hoá, hoặc được lưu trữ ở dạng chất béo.
 Nhóm cơng nhân: Lối sống bao gồm tất cả các lĩnh vực hoạt động sống cơ bản của con
người, từ lao động, sinh hoạt, hoạt động xă hội và giải trí. Theo đó, lối sống cơng nhân thể
hiện trên nhiều lĩnh vực hoạt động, từ lao động, sản xuất kinh doanh, đến đời sống sinh hoạt
trong gia đ́ nh, cộng đồng và các hoạt động chính trị- xă hội của công nhân. Lối sống công
nhân chịu sự tác động của phương thức sản xuất công nghiệp và các điều kiện sống của công
nhân. Đặc trưng bản chất của lối sống công nhân là hoạt động lao động sản xuất công nghiệp
nên từ đó hình thành lối sống cơng nghiệp. Thời gian đi làm và sinh hoạt chênh lệch nghiêm
trọng nên ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe cũng như ăn uống của họ.
 Nhóm người lao động nặng: đa số lối sống của những người này thường là ăn cho no để
có sức làm việc chứ họ khơng chú trọng tới các vấn đề về sức khỏe của mình. Có khi họ cịn
bỏ thời gian ăn uống của mình để thời gian làm việc của họ nhiều hơn. Thế nên các bệnh về
dạ dày và tổn thương phần mềm thường phổ biến ở nhóm người này. Thời gian đi làm và
sinh hoạt đời thường của họ chênh lệch nhiều nên ảnh hưởng rất nhiều tới tình trạng sức
khỏe của họ.

3. Tác động của lối sống công nghiệp tới việc gia tăng tình trạng bệnh của cơ
thể
Hiện nay, quá trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa, phát triển kinh tế và tồn cầu hóa thị
trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến lối sống, chế độ ăn, tình trạng dinh dưỡng

và sức khỏe của quần thể dân cư, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Mức sống cải
thiện, thực phẩm sẵn có tràn ngập… đã làm gia tăng các hậu quả liên quan đến thay đổi
6


lối sống và thói quen ăn uống khơng hợp lý, ít hoạt động thể lực và sử dụng thuốc lá
thường xuyên dẫn đến sự gia tăng các bệnh  không lây nhiễm.
Tỷ lệ các bệnh về tim mạch gia tăng và sức khỏe suy giảm đang là vấn đề rất đáng báo
động của người dân Việt Nam, đặc biệt là người thành thị. Lối sống cơng nghiệp, đơ thị
hóa đang là một vấn đề đáng nan giải ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến đời sống của
người dân.
 Vận động ít, bệnh tật gia tăng
Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất năm 2008 dành cho người Mỹ, người lớn cần hoạt
động thể chất cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần. Hầu hết những người có lối sống ít
vận động khơng đáp ứng được khuyến nghị này.
Báo cáo năm 2017 của Mạng nghiên cứu hành vi ít vận động (SBRN) đã định nghĩa hành
vi ít vận động là bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc ngồi, ngồi tựa hoặc nằm có tiêu
hao năng lượng rất thấp. Số đo tiêu hao năng lượng là tương đương trao đổi chất (METs),
và các tác giả xem xét các hoạt động tiêu tốn 1,5 MET trở xuống là ít vận động.
Nghiên cứu cho thấy chỉ có 21% người trưởng thành đáp ứng các nguyên tắc hoạt động
thể chất, trong khi chưa đến 5% thực hiện 30 phút hoạt động thể chất mỗi ngày.
Đại diện Viện Tim mạch quốc gia cũng cảnh báo, tỷ lệ người trẻ từ 25 - 40 tuổi mắc các
bệnh về tim mạch đang gia tăng. Các trường hợp bệnh nhân nhập viện, hoặc tử vong vì
nhồi máu cơ tim trước tuổi 40 cũng ngày càng nhiều. Trong 3 năm trở lại đây, số bệnh
nhân phải nhập viện vì đột quỵ đang tăng từ 1,7 - 2,5%. Tỷ lệ người trẻ và trung niên
chiếm 1/3 tổng số ca đột quỵ.
Hội Tim mạch Thế giới cũng đưa ra dự đoán, đến năm 2017, Việt Nam sẽ có khoảng 20%
dân số mắc các bệnh về tim mạch và huyết áp. Tình trạng bệnh nhân mắc các bệnh về
huyết áp cũng được cảnh báo nguy hiểm, bởi người mắc bệnh ngày càng trẻ hóa và đang
trong độ tuổi lao động. Một khảo sát của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện tại Việt

Nam, năm 2014, cũng cho thấy các bệnh về tim mạch do lối sống cơng nghiệp hóa tại
Việt Nam đang rất đáng báo động, khi tỷ lệ tử vong do các bệnh lý về tim mạch đứng
hàng đầu (chiếm 33%), cao hơn cả ung thư (18%) và tai nạn giao thông (10%).
7


áng chú ý, tỷ lệ rối loạn chuyển lipid và glucose máu ở khu vực thành thị cao hơn nhiều
so với các khu vực khác, với tỷ lệ lên tới trên 44% và tăng dần theo lứa tuổi. Các kết quả
này không chỉ là hậu quả của chế độ dinh dưỡng khơng hợp lý, của thừa cân béo phì, mà
theo các chun gia, đó cịn là tiền đề dẫn đến hình thành các mảng vữa xơ động mạch,
các bệnh lý tim mạch…
Các nghiên cứu hiện đã chứng minh một cách nhất qn rằng lối sống ít vận động có thể
góp phần vào:
• Béo phì
• Bệnh đái tháo đường týp 2
• Một số loại ung thư
• Bệnh tim mạch
• Tử vong sớm
Thời gian ít vận động kéo dài có thể làm giảm trao đổi chất và giảm khả năng kiểm soát
lượng đường trong máu, điều hịa huyết áp và tiêu hóa chất béo.
Một nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập trong hơn 15 năm thấy rằng lối sống ít vận
động có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong sớm bất kể mức độ hoạt động thể chất.
Điều này cho thấy rằng cần giảm lượng thời gian ít vận động ngồi việc tập thể dục nhiều
hơn.
Ngồi ra lối sống ít vận động, lười vận động cũng có tác hại đến sức khỏe tâm thần. Sự
kết hợp của các tác động về thể chất và tinh thần đến sức khỏe khiến lối sống ít vận động
đặc biệt tai hại. Một nghiên cứu với 10.381 người đã liên hệ lối sống ít vận động và thiếu
hoạt động thể chất với nguy cơ phát triển rối loạn sức khỏe tâm thần cao hơn. Một tổng
kết gần đây bao gồm dữ liệu từ 110.152 người tham gia tìm thấy mối liên quan giữa hành
vi ít vận động và tăng nguy cơ trầm cảm.

Những giải pháp cho lối sống công nghiệp lười vận động:
 Tăng cường hoạt động thể chất
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất, bao gồm tập thể dục và thể thao, có thể làm
giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường týp 2, béo phì và tử vong sớm.
Tốt nhất là kết hợp nhiều bài tập tim mạch, chẳng hạn như chạy hoặc đi xe đạp, với các
bài tập rèn luyện sức mạnh, có thể bao gồm tập tạ hoặc các bài tập mang trọng lượng cơ
8


thể. Dành ít nhất ba 30 phút chạy bộ và thực hiện hai buổi tập sức mạnh, mỗi buổi 30 phút
mỗi tuần sẽ đủ để đáp ứng các hướng dẫn hoạt động thể chất tối thiểu.
 Giảm thời gian ít vận động
Có thể giảm lượng thời gian ít vận động bằng cách:
- Đứng thay vì ngồi trên phương tiện giao thông công cộng
- Đi bộ đi làm, đi học
- Đi bộ trong giờ ăn trưa
- Đi dạo hoặc đứng trong khi nghỉ giải lao uống cà phê hoặc trà
- Dành thêm thời gian để làm việc nhà, đặc biệt là làm đồ thủ công hoặc làm vườn
- Dành thời gian rỗi rãi để hoạt động thay vì xem tivi hoặc chơi trò chơi điện tử
- Đi cầu thang bộ thay vì sử dụng thang máy
Nhiều người khơng đáp ứng được các hướng dẫn hoạt động thể chất tối thiểu và có nguy
cơ phát triển các vấn đề sức khỏe do dành quá nhiều thời gian để ngồi.
Có thể giảm thiểu nguy cơ của lối sống ít vận động bằng cách tăng lượng hoạt động thể
chất và sử dụng các kỹ thuật ở trên để giảm thời gian ít vận động.

Hình 3.1 Tăng cường hoạt động

 Sống không khoa học
Ngày nay, sự nghiệp cách mạng của đất nước ta có những bước chuyển biến tích cực. Tuy
nhiên, cịn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức và nguy cơ. Mặt trái của q trình cơng

9


nghiệp hóa, đơ thị hóa, tồn cầu hóa, sự già hóa dân số và biến đổi khí hậu, lối sống thành
thị, công nghiệp đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Thực trạng đáng lo ngại này cho thấy, người Việt Nam cần thay đổi lối sống thiếu khoa
học hiện nay để tránh những hậu quả về lâu dài. Theo các chuyên gia, vấn đề cần thay đổi
đầu tiên là lối sống khoa học và tích cực hơn. Các biều hiện tiêu biểu của lối sống công
nghiệp, không lành mạnh chủ yếu là:
 Chế độ ăn uống khơng dinh dưỡng

Hình 3.2 Chế độ ăn uống không khoa học

Trong thời buổi hiện đại, các bữa ăn tự nấu và thực phẩm lành mạnh đã khơng cịn quan
trọng nữa. Đặc biệt là ở thế hệ trẻ, thức ăn nhanh và ăn tại nhà hàng đã trở thành xu
hướng mới. Mặc dù đó có thể là niềm vui và thú vị nhưng nó khơng hoàn toàn lành mạnh.
Ăn thực phẩm giàu calo nhưng thiếu chất dinh dưỡng lành mạnh về lâu dài có thể gây ra
các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng. Nó có thể dẫn đến tăng cân không lành mạnh và tăng
nguy cơ mắc nhiều bệnh.
Đồ ăn nhanh có thể làm bạn thấy ngon miệng hơn đồ ăn được chế biến tại nhà, song hầu
hết các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, lượng đường và muối cao, các chất
phụ gia khơng đảm bảo an tồn, chế biến khơng đảm bảo vệ sinh,… gây hại tới sức khỏe
và có nhiều nguy cơ dẫn tới các bệnh về chuyển hóa như xơ vữa động mạch, tiểu đường,
gan nhiễm mỡ,…
10


PGs.Ts Châu Ngọc Hoa, cho biết: “Mọi người nên có chế độ ăn giàu kali, ít muối sẽ làm
giảm đáng kể nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và các bệnh liên quan đến tim mạch. Trong
khẩu phần ăn hàng ngày, nguồn cung cấp natri chủ yếu là muối, do đó hãy ưu tiên chọn

các thức ăn có ít natri như rau tươi, sữa không béo.
Với người bị cao huyết áp nên hạn chế ăn mặn, sẽ giúp kiểm soát huyết áp tốt hơn. Bên
cạnh đó, cần bổ sung thêm kali từ đậu nành, trái cây khơ, hạt có dầu, rau tươi, cá hồi,
chuối, cà chua, bí đỏ, dưa leo… Mọi người cũng cần tập lối sống lành mạnh, năng vận
động, kiểm sốt stress tốt, khơng để tình trạng thừa cân béo phì sẽ phịng tránh được bệnh
tim mạch”.
 Sống một cuộc sống căng thẳng

Hình 3.3 Căng thẳng, lo lắng

Căng thẳng và lo lắng trở nên vô cùng phổ biến trong thời đại ngày nay. Nhiều nguyên
nhân trong cuộc sống có thể làm bạn căng thẳng. Nếu bạn căng thẳng cao độ, sức khỏe
tinh thần sẽ yếu dần. Ngoài ra, các nghiên cứu cho biết mối liên hệ giữa căng thẳng với sự
gia tăng nồng độ cortisol trong cơ thể, có thể gây tăng cân khơng thể kiểm sốt được dẫn
đến béo phì.
 Uống rượu quá nhiều

11


Rượu ở bất kỳ hình thức nào đều khơng có lợi cho sức khỏe và bạn phải tránh, đặc biệt
nếu bạn mắc các bệnh mãn tính. Nó có thể tác động đến bạn ngay lập tức, cũng có thể ảnh
hưởng từ từ đến các cơ quan quan trọng của bạn và có thể gây ra các biến chứng nghiêm
trọng về lâu dài. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những người uống nhiều rượu, bia trong
quá khứ sẽ tăng gấp đơi nguy cơ suy giảm trí nhớ. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim
mạch, dạ dày, gan, làm tổn thương tuyến tụy, gây tiểu đường, ung thư, có làm tăng nguy
cơ mắc bệnh Gout,…

Hình 3.4 Uống nhiều rượu làm ảnh hưởng đến cơ thể nghiêm trọng


Chúng ta nên tránh dung nạp quá nhiều rượu, chỉ uống 1-2 ly rượu mỗi ngày.
 Thiếu ngủ
Trong lối sống công nghiệp hiện nay, ngủ không đủ giấc có thể tác động xấu đến cuộc
sống của bạn. Nó có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khi hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu
đi, dễ bị mắc nhiều bệnh hay nhiễm trùng. Đặc biệt là hệ hô hấp, khi bạn ngủ không đủ
giấc, cảm lạnh, cúm hay các vấn đề về phổi sẽ có tỷ lệ “ghé thăm” bạn nhiều hơn, hơn
nữa còn gây ra các vấn đề về nhận thức và dẫn đến tăng cân. Đây chính là ngun nhân
gây ra tình trạng phản ứng chậm, thiếu nhanh nhẹn, tâm trạng thay đổi thất thường, mệt
mỏi, khó chịu trong người. Thiếu ngủ khơng chỉ gây rối loạn cảm xúc mà còn gây ra các
bệnh tâm lý và thần kinh nghiêm trọng. Chúng bao gồm các ảo giác, trầm cảm mãn tính,
hoang tưởng và các hành vi mất kiểm soát…
12


Khơng những thế thiếu ngủ cịn gây những vấn đề về thị lực và ảo giác dẫn tới hội chứng
tầm nhìn hình ống, song thị và mờ mắt. Thức càng lâu, bạn càng dễ mắc các tật khúc xạ.

Hình 3.5 Ngủ khơng đủ có thể gây ra vấn đề về thị lực

Hơn nữa gần như ai cũng cảm thấy cáu kỉnh sau một đêm mất ngủ, ngay cả với các tình
huống hàng ngày. Cáu gắt thường xảy ra khi một người không được ngủ đủ giấc theo nhu
cầu và do sự thay đổi trong hormone. Những người thiếu ngủ thường dễ nổi cáu mà
khơng vì bất cứ lý do cụ thể nào. Những người hay cáu gắt thường cũng dễ bị kích động
dẫn đến cuộc sống sinh hoạt và lối sống trở nên bức bối, khó chịu hơn.
Theo các chuyên gia sức khỏe, chúng ta cần ngủ ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để đảm bảo cơ
thể trẻ hóa ở mức bình thường. Bất kỳ việc giảm giờ ngủ nào đều có tác động bất lợi đến
hệ thống miễn dịch, hệ hơ hấp và hệ tiêu hóa.

Hình 3.6 Thiếu ngủ


13


4. Các giải pháp hạn chế và khắc phục ảnh hưởng của lối sống đơ thị và cơng
nghiệp tới tình trạng bệnh và dinh dưỡng của cá nhân và cộng đồng
 Giải pháp hạn chế
Không nên ăn các thức ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn vì có nhiều muối/ngọt/mỡ, thức ăn
có chỉ số đường huyết cao. Ăn đủ nhu cầu, cần phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày
(tùy theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động).
Hạn chế đường và thực phẩm nhiều đường tinh (bánh ngọt, kẹo, nước ngọt...) vì sẽ làm
đường huyết khơng ổn định. Khi chúng ta ăn quá nhiều carbs hoặc có vấn đề về chức
năng insulin, q trình này sẽ thất bại và lượng đường trong máu có thể tăng lên. Nên ăn
các loại thực phẩm có GI thấp.
Khơng nên ăn mặn, sử dụng muối iod trong chế biến thức ăn
Hạn chế sử dụng điện thoại, máy tính quá nhiều, có thể ảnh hưởng đến não bộ và giấc ngủ
của mỗi chúng ta.
Hạn chế rượu bia, thuốc lá. Thay vì uống rượu thì chúng ta nên bổ sung nước, cụ thể là 2
lít nước mỗi ngày sẽ giảm được 54% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cần hạn chế tối đa chất sinh ung thư như thức ăn bị mốc, không sử dụng chất béo chiên đi
chiên lại, hạn chế thịt muối xơng khói, phơi khơ, thịt nướng cháy, hạn chế các chất gây ô
nhiễm bằng cách rửa sạch rau quả nhiều lần, gọt vỏ khi ăn.
 Khắc phục ảnh hưởng của lối sống đơ thị và cơng nghiệp tới tình trạng bệnh và
dinh dưỡng của cá nhân và cộng đồng
Hiện nay, chế độ dinh dưỡng hợp lý phòng chống bệnh trong thời kỳ cơng nghiệp hóa
được khuyến nghị là: chế độ ăn cần đủ các chất dinh dưỡng so với nhu cầu cơ thể, ăn đa
dạng các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn gốc động vật và
nguồn gốc thực vật.
Thực hiện lối sống lành mạnh: Không hút thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, tăng cường
vận động mỗi ngày và duy trì cân nặng ở mức vừa phải là những yếu tố quan trọng để có
sức khỏe tốt, phịng chống mắc các bệnh không lây nhiễm.

Vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất, phát triển khối
cơ, giảm khối mỡ, chắc xương, hạn chế mất cơ, tích mỡ và lỗng xương khi có tuổi. Tập
thể dục thường xun giúp tránh tăng cân và tăng độ nhạy cảm với insulin. Độ nhạy
14


insulin tăng có nghĩa là các tế bào có thể sử dụng hiệu quả hơn lượng đường có sẵn trong
máu. Tập thể dục cũng giúp cơ bắp sử dụng lượng đường trong máu để tạo năng lượng và
co cơ, đồng thời có thể làm chúng ta tỉnh táo.
Nên áp dụng các hình thức vận động ưa thích và phù hợp với sức khỏe để có thể duy trì
thường xun ít nhất 30 phút một ngày và 5 lần một tuần. Một số bài tập được có lợi như
cử tạ, đi bộ, chạy, đi xe đạp, khiêu vũ, bơi lội... Nếu bạn khơng có nhiều thời gian để tập
thể dục trong cả tuần thì có thể tập các buổi ngắn hơn ví dụ 10 phút trong 3 lần một ngày
và 5 ngày với mục tiêu 150 phút mỗi tuần.
Ngủ đủ giấc, thư giãn, phịng tránh stress tích cực, khơng ngừng học tập, giao lưu, giao
tiếp xã hội... để duy trì lối sống năng động. Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia khuyến cáo người
lớn nên ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn nên cố gắng
theo một lịch trình ngủ, tránh caffein và rượu vào cuối ngày, tập thể dục thường xuyên,
cắt giảm thời gian sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, giữ cho phòng ngủ mát mẻ,
tắm nước ấm, ngồi thiền trước khi ngủ...
Lối sống công nghiệp khiến nhiều người bỏ bê gia đình, hầu như mỗi bữa ăn đều khơng
đầy đủ, làm mất bữa cơm gia đình dẫn đến ăn khơng đủ bữa, khơng đủ chất thiếu dinh
dưỡng. Vì vậy, nâng cao bữa cơm gia đình, cùng ăn uống trị chuyện với gia đình cũng là
một giải pháp tốt giúp con người có thể thoải mái hơn.
Năng cao tâm lí, tránh xa các thiết bị công nghệ như điện thoại, laptop, máy tính bảng,
dành nhiều thời gian để nghĩ ngơi vào thời gian rãnh. Đọc sách, tập thể dục hoặc vui chơi
cùng bạn bè để có tinh thần sảng khối, thoải mái, khỏe mạnh.
Dựa vào lối sống, hoạt động thể lực đưa ra chế độ dinh dưỡng cho từng nhóm đối tượng
được nêu ở trên:
Nhóm nhân viên phịng: lao động thể lực nhẹ, ít vận động, ăn uống khơng đều đặn

nên sẽ gây béo phì, vì thế nên cần chế độ dinh dưỡng phù hợp
+ Chế độ ăn đơn điệu sẽ dẫn tới sự mất cân bằng và thiếu hụt dinh dưỡng. Vậy nên
việc lựa chọn đủ các nhóm thực phẩm dưới đây mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu tình trạng
này: hoa quả và rau xanh, ngũ cốc nguyên cám, khơng sát kỹ và có bổ sung thêm chất xơ,
cây họ đậu (các loạ đỗ, đậu và đậu lăng), sữa không béo và các sản phẩm từ sữa, thịt nạc,
cá hay trứng, các loại dầu hay bơ thực vật không có cholesterol.

15


+ Cần phải ăn sáng đều đặn để làm việc hiệu quả hơn, ít mệt mỏi hơn và cũng tràn
đầy sinh lực hơn những người chỉ uống một tách cà phê thay cho bữa sáng.
+ Cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lí, hạn chế làm việc quá nhiều giờ liên tục
+ Kết hợp chế độ ăn giàu chất xơ, ít béo cùng với tập luyện đều đặn sẽ đem đến hiệu
quả tối ưu nhất. Nghiên cứu cho thấy những người đang muốn thon thả mà luyện tập, thực
hiện chế độ ăn kiêng dễ dàng hơn, giảm nhiều cân hơn những người mà chỉ áp dụng chế
độ ăn giảm cân.
+ Lựa chọn chế độ dinh dưỡng cân bằng và khoa học với các thực phẩm ít chất béo,
giàu chất xơ để giảm năng lượng thừa mà không dẫn tới sự thiếu hụt và cảm giác thèm ăn.
-

Nhóm học sinh - sinh viên:
+ Hạn chế tối đa các đồ ăn nhiều dầu mỡ
+ Hạn chế tối đa đồ uống có ga và thực phẩm ăn nhanh, ăn nhiều rau
+ Không bao giờ bỏ bữa sáng
+ Ngủ càng nhiều càng tốt

+ Đảm bảo ngủ đủ giấc: trong mùa thi các em không những chỉ chú ý đến chế độ
dinh dưỡng mà cần phải chú ý đến giấc ngủ. Tâm lý lo lắng vào những ngày gần thi khiến
các em ngủ không đủ giấc, điều đó dẫn đến tình trạng não ln trong tình trạng bị kích

thích làm việc liên tục, khơng hiệu quả. Đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng một ngày, nhiều nhất về
đêm, để khi tỉnh dậy có một bộ óc “mới tinh” hồn tồn tỉnh táo và có khả năng hoạt động
tốt nhất.
+ Không nên tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều, dành thời gian cho các hoạt
động thể lực, nâng cao sức khỏe tránh xa lối sống cơng nghiệp.
-

Nhóm lao động nặng:

+ Dinh dưỡng cho người lao động khơng chỉ để duy trì sức khỏe mà còn là yếu tố
gia tăng năng suất lao động và giảm thiếu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính khi đã có tuổi.
+ Thực hiện chế độ ăn đủ nhu cầu cung cấp các chất dinh dưỡng, cần một chế độ ăn
hợp lí.
+ Bắt buộc ăn sáng trước khi đi làm, bởi vì bữa ăn sáng cung cấp cho cơ thể năng
lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho lao động buổi sáng sau một đêm dài bụng đói.
Khoảng cách giữa các bữa ăn không nên quá 4-5 giờ.
16


+ Bữa ăn giữa giờ (hay ăn trưa) không nên q nhiều, gây buồn ngủ và khơng nên
dùng bia, rượu.
-

Nhóm công nhân:

+ Đối với người lao động nặng, chân tay: chế độ ăn cần đảm bảo giàu năng lượng,
đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu là protein, chất bột, chất béo, sắt. Đây là nguồn dinh
dưỡng quan trọng giúp tăng cường hoạt động, sức bền.
+ Hạn chế tăng ca quá nhiều, làm quá giờ liên tiếp.


5. Kết luận
Theo như chúng em đã tìm hiểu ở trên “ lối sống công nghiệp” đã ảnh hưởng rất nghiêm
trọng đến cuộc sống của con người đặc biệt là các hành vi sức khỏe của họ, khiến cơ thể
sức khỏe giảm súc đáng kể. Về quan điểm riêng, lối sống công nghiệp không có ý nghĩa.
Ngồi ra, việc biến các hoạt động truyền thống vốn nhàn nhã thành công việc không chỉ
phá hủy hoạt động cần thư giản ban đầu trở thành máy móc, cơng nghiệp.
Các lý do cho sự xuất hiện của phong cách sống này rất đa dạng, nhưng cuối cùng đều
liên quan đến việc áp dụng quá mức các khái niệm công nghiệp trong những lĩnh vực mà
lẽ ra chúng không nên được áp dụng, khiến con người chạy theo một lối sống khơng lành
mạnh, sức khỏe giảm súc. Vì vậy, sau khi tìm hiểu, chúng ta cần nhìn nhận và rút ra hậu
quả nghiêm trọng về lối sống này và hạn chế những vấn đề cần hạn chế, thay đổi chúng
đề chúng ra có được một lối sống khơng q chạy theo cơng nghiệp, hình thành lối sống
lành mạnh hơn, giúp sức khỏe của chúng ta trở nên ổn định và tốt hơn.

17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
(1) />(2) Theo Bộ Y Tế Bệnh viện Bạch Mai: />(3) />(4) />loi-song-va-nhung-van-de-dat-ra-trong-viec-xay-dung-loi-song-trong-giai-doanhien-nay-32.html
(5) />(6) Ngô Thị Thanh Thúy và Lê Ngọc Thạch, “Lối sống và vai trò của lối sống trong
q trình cơng nghiệp hóa nơng thơn của khảo sát định lượng ở huyện thanh bình,
tỉnh Đồng Tháp”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.
(7) AriVäänänenPhD, AkiKoskinenMSc, Matti
KivimäkiPhD, Jussi

VahteraMD,

PhD, Anne

JoensuuMA, Mika

KouvonenPhD,

and Paavo

JäppinenMD, PhD, “Lack of Predictability at Work and Risk of Acute Myocardial
Infarction: An 18- Year Prospective Study of Industrial Employees”, American
Journal of Public Health (AJPH), 2018.

18


×