Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

k2 gtiep nơi công công t2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.34 KB, 8 trang )

TRUNG TÂM KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC TRÍ

GIÁO ÁN KỸ NĂNG SỐNG
BÀI 2: GIAO TIẾP NƠI CƠNG CỘNG (TIẾT 1)
(Khối 2 - Tuần 2)
Ngày dạy:
Người dạy:
Trường:
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh biết thế nào là nơi cơng cộng, biết nói lời văn minh, lịch sự nơi cơng cộng.
- Học sinh ứng xử bằng lời nói lịch sự nơi công cộng.
2. Kĩ năng: Kĩ năng ứng xử, giao tiếp.
3. Thái độ: Hào hứng, thay đổi suy nghĩ tích cực về cách giao tiếp nơi cơng cộng.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị giáo viên: Đồ dùng liên quan đến bài học
2.Chuẩn bị của học sinh: Vở kĩ năng sống.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp và khởi động
- Mục tiêu: Ổn định lớp và tạo không khí vui vẻ.
- Phương pháp: Trị chơi.
- Cách tiến hành: GV cho HS tham gia trị chơi: “ Nào mình cùng lên xe buýt”.
+ Luật chơi: GV chia lớp thành 3 nhóm( hoặc 2 nhóm tùy dãy bàn) đứng bám lấy vai
nhau. Giáo viên hô: Xe buýt nổ máy, học sinh hô: brừm...brừm.... Giáo viên và học
sinh cùng hát: Nào mình cùng lên xe buýt, nào mình cùng đi chơi nhé(2 lần). Sau đó
giáo viên hơ các khẩu lệnh như: rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng, lên dốc, phanh kít... để học
sinh thực hiện theo. Nhóm nào làm đúng, đều hơn thì nhóm đó giành chiến thắng.
- GV hỏi học sinh:
+ Các em đã được đi xe buýt bao giờ chưa?
+ Các em đi xe buýt đến những nơi nào?


Đức Trí – Đức người Việt nâng tầm trí tuệ Việt

1


TRUNG TÂM KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC TRÍ
=> GV dẫn vào bài: Các em thân mến, xe buýt người ta gọi là phương tiện công cộng
và những nơi mà chúng mình vừa kể tên được gọi là nơi cơng cộng đấy. Vậy thì nơi
cơng cộng là gì và chúng mình cần ứng xử ở những nơi cơng cộng như thế nào là văn
minh, lịch sự thì cơ trị chúng ta cùng tìm hiểu trong tiết học ngày hơm nay nhé.
2. Tiến trình hoạt động
2.1. Hoạt động 1: Khám phá nơi công cộng
- Mục tiêu: HS biết được những địa điểm công cộng là những nơi như thế nào? Và lợi
ích mà những nơi cơng cộng đem lại cho con người.
- Phương pháp: Vấn đáp, trải nghiệm.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
- Giáo viên tổ chức cho học sinh trả lời câu hỏi theo hình thức:
“Truyền điện”: Em hãy kể một số nơi công cộng mà em biết?
+ Những nơi công cộng mà chúng ta kể có đặc điểm chung là gì?
- GV chốt: Nơi cơng cộng là: nơi dành chung cho tất cả mọi
người, không phân biệt giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình
độ.... khơng chỉ có người Việt Nam mà có cả người nước ngồi
nữa.
- GV cho HS tham gia trị chơi “ Ghép tranh” để tìm ra lợi ích của
nơi cơng cộng.
+ Giáo viên chuẩn bị 1 bộ tranh về nơi công cộng.Viết các lợi ích
của nơi cơng cộng lên bảng. Sau đó mời 3 học sinh lên dán tranh
tương ứng với lợi ích của nơi cơng cộng đó.
- Chốt: Lợi ích của nơi cơng cộng:

+ Giải trí, thư giãn
+ Chữa bệnh
+ Học tập
+ Phương tiện đi lại

Hoạt động của học sinh
- HS trả lời

- HS lắng nghe

- HS tham gia hoạt động trải nghiệm

- HS lắng nghe

2.2 Hoạt động 2: Lời nói nơi công cộng
- Mục tiêu: HS biết kĩ năng ứng xử nơi cơng cộng bằng những lời nói văn minh, lịch
sự.
- Phương pháp: vấn đáp, trực quan.
- Cách tiến hành:
Đức Trí – Đức người Việt nâng tầm trí tuệ Việt

2


TRUNG TÂM KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC TRÍ
Hoạt động của giáo viên
- Giáo viên cho học sinh xem clip:

Hoạt động của học sinh
- Học sinh xem clip.


h “Giữ trật tự nơi công cộng”
+ Bạn Tuấn trong clip đã mắc những lỗi gì khi

- Học sinh trả lời câu hỏi.

đến bệnh viện?
+ Khi đến nơi công cộng các em cần chú ý gì về
lời nói của mình?
=> Khi đến nơi cơng cộng cần chú ý:
+ Đi nhẹ nói khẽ, không la hét nô đùa.
+ Chào hỏi lễ phép lịch sự, khơng to tiếng.
+ Khơng nói bậy
+ Khơng gây sự, cãi cọ ở nơi công cộng
- Gv cho học sinh thực hành cách nói lời lịch sự

- Học sinh thực hành.

trong từng tình huống cụ thể:
+ Tình huống 1: hỏi đường
+ Tình huống 2: bị người khác va vào mình.
+ Tình huống 3: Mua đồ.
=> Chốt: Ơng cha ta có câu: Lời nói chẳng mất
tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lịng nhau. Các
em chú ý, khi đến nơi cơng cộng cần nói lời lịch
sự lễ phép. Khi nhờ người khác giúp đỡ, khi giúp
đỡ người khác hoặc khi xảy ra mâu thuẫn đều
cần ứng xử với thái độ nhẹ nhàng và lời nói dịu
dàng. Có như vậy mới được mọi người tơn trọng
và u q. Ngồi ra, khi đến nơi cơng cộng cần

có những hành động thể hiện sự văn minh như
thế nào thì cơ trị chúng ta tìm hiểu trong tiết học
sau nhé.
3. Củng cố và dặn dị
Đức Trí – Đức người Việt nâng tầm trí tuệ Việt

3


TRUNG TÂM KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC TRÍ
- Nội dung: Học sinh biết được nơi cơng cộng là nơi như thế nào và biết được kỹ
năng ứng xử bằng lời nói nơi cơng cộng.
- Dặn dị: Thực hành nói lời văn minh, lịch sự nơi cơng cộng.

GIÁO ÁN KỸ NĂNG SỐNG
BÀI 2: GIAO TIẾP NƠI CÔNG CỘNG (TIẾT 2)
(Khối 2 - Tuần 3)
Ngày dạy:
Người dạy:
Trường:
II. CHUẨN BỊ
Đức Trí – Đức người Việt nâng tầm trí tuệ Việt

4


TRUNG TÂM KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC TRÍ
1. Chuẩn bị giáo viên: Đồ dùng liên quan đến bài học
2.Chuẩn bị của học sinh: Vở kĩ năng sống.
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp và khởi động
- Mục tiêu: Ổn định lớp và tạo không khí vui vẻ.
- Phương pháp: Trị chơi.
- Cách tiến hành: GV đưa ra tình huống để học sinh xử lý: 1 anh thanh niên hút thuốc
trên xe buýt, em sẽ làm gì?
=> GV dẫn vào bài: các em thân mến, khi đến nơi cơng cộng chúng ta khơng chỉ biết
nói lời hay mà cịn phải có những hành động đẹp nữa. Vậy những hành động như thế
nào được xem là văn minh, lịch sự thì cơ trị chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
2. Tiến trình hoạt động
2.1. Hoạt động 1: Hành động đẹp nơi công cộng
- Mục tiêu: HS biết được những hành động văn minh lịch sự nơi công cộng.
- Phương pháp: phân tích clip, xử lý tình huống.
- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
- Giáo viên cho học sinh theo dõi clip: “Lịch sự khi ở nơi cơng
cộng”
+ Bạn nhỏ trong clip có lịch khơng?
+ Những hành động nàocủa bạn nhỏ thể hiện sự lịch sự nơi công
cộng?
Các em thân mến, bạn nhỏ trong clip rất đáng khen phải khơng
nào? Bạn ấy đã biết nói lễ phép với ngừoi lớn, mời cụ già đi
trước, nhường chỗ trên xe buýt cho bà cụ và đặc biệt còn rất
dũng cảm nhắc nhở 1 anh thanh niên đang hút thuốc trên xe.
Chúng mình cũng đã xử lý tình huống đầu bài rất tốt giống như
bạn đúng không nhỉ? Chúng ta hãy dành cho bạn ấy 1 tràng
pháo tay nào.
Vậy còn chúng mình, các em hãy kể cho cơ và các bạn cùng nghe
về những hành động đẹp của mình khi đến nơi công cộng nào?
- Giáo viên cho học sinh xử lý tình huống: chen lấn xơ đẩy trong
siêu thị.

+ Việc chen lấn xơ đẩy trong siêu thị có đúng khơng? Hành động
đó gây ra hậu quả gì?

Hoạt động của học sinh
- Học sinh xem clip.
- Học sinh trả lời câu hỏi.

Đức Trí – Đức người Việt nâng tầm trí tuệ Việt

5


TRUNG TÂM KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC TRÍ
+ Làm thế nào để khơng xảy ra việc chen lấn đó?
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập: Chọn hành động đẹp nơi
công cộng.
- GV chốt: những hành động đẹp nơi công cộng:
+ Biết giúp đỡ mọi người khi có thể
+ biết nhắc nhở mọi người xung quanh thực hiện đúng
+ Có văn hóa xếp hàng văn minh, khơng chen lấn xơ đẩy.
+ Nhường nhịn.

- Học sinh đóng tình huống và
xử lý.
- Học sinh làm bài tập.

2.2 Hoạt động 2: Ý thức nơi công cộng
- Mục tiêu: HS biết nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung nơi
công cộng.
- Phương pháp: kể chuyện, trực quan.

- Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
- GV cho học sinh quan sát hình ảnh các khu du

Hoạt động của học sinh
- Học sinh quan sát

lịch, vui chơi... có rác thải.
+ Rác thải ở nơi cơng cộng do đâu mà có?

- Học sinh trả lời câu hỏi

+ Điều đó đã gây hậu quả gì?
+ Từ những hình ảnh đó các em rút ra bài học gì
cho bản thân?
=> Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không
vứt rác bừa bãi, không bẻ cành hái hoa, giẫm
chân lên cỏ...
- Liên hệ thực tế: các em có thể làm gì để bảo vệ
mơi trường ở chính ngơi trường của chúng mình?
- Giáo viên kể cho học sinh nghe câu chuyện:

- Học sinh lắng nghe

“Tâm sự của cái bàn”
Một ngày đẹp trời nọ, có những chiếc bàn mới
Đức Trí – Đức người Việt nâng tầm trí tuệ Việt

6



TRUNG TÂM KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC TRÍ
tinh được xuất khỏi xưởng gỗ, chở trên 1 chiếc
xe tải lớn để có mặt tại lớp học, chuẩn bị cho
các em học sinh đón năm học mới. Chiếc bàn vui
lắm vì nó được gặp các bạn nhỏ đáng u, chăm
học rồi. Đặc biệt nó rất tự hào vì được khốc
trên mình lớp sơn bóng mới tinh. Nó nghĩ chắc
chắn các bạn nhỏ sẽ vui lắm vì có bàn mới để
học mà. Bỗng có cái gì đó nhọn hoắt, mài vào
mặt bàn làm nó đau nhói. Thì ra 1 bạn học sinh
đang vẽ rất hăng say lên bàn. Ôi các bạn nhỏ ơi
các bạn hãy dừng lại, đừng vẽ lên mặt bàn nữa.
Các bạn sẽ làm bẩn chiếc bàn mới tinh ấy mất.
Đó là tài sản của tất cả chúng mình, khơng phải
của riêng ai nên các bạn hãy biết bảo vệ của
cơng nhé.
+ Chiếc bàn đã có tâm sự gì?
+ Bàn ghế, bảng, đồ dùng trong lớp học có phải
của riêng các em không?
+ Các em hãy cúi xuống xem bàn ghế của chúng
mình như thế nào?
+ Các em cần làm gì để bảo vệ tài sản chung khi
đến nơi công cộng?(không viết vẽ bậy lên tường,

- Học sinh thực hành

bàn ghế...)
- Thực hành: Kê lại bàn ghế, lau sạch vết mực,
chì ở trên mặt bàn...

=> Chốt: Khi đến nơi cơng cộng, hãy biết giữ gìn
tài sản chung nơi công cộng, không chiếm làm
của riêng và hãy nâng cao ý thức bảo vệ mơi
trường. Hãy thể hiện mình là bạn nhỏ có ý thức
Đức Trí – Đức người Việt nâng tầm trí tuệ Việt

7


TRUNG TÂM KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỨC TRÍ
tốt, văn minh và lịch sự các em nhé!
3. Củng cố và dặn dò
- Nội dung: Học sinh biết thực hiện những hành động đẹp nơi công cộng, biết nâng
cao ý thức bảo vệ môi trường và tài sản chung ở nơi cơng cộng.
- Dặn dị: ln thực hiện tốt mọi lúc mọi nơi..

Đức Trí – Đức người Việt nâng tầm trí tuệ Việt

8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×