Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích các điều kiện cụ thể để hộ gia đình, cá nhân được thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất ? Hãy chỉ rõ những điều kiện đặc thù trong việc áp dụng các điều kiện đối với quyền thừa kế quyền sử dụng đất và đối với đất nông nghiệp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (441.12 KB, 16 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KÌ
MƠN: LUẬT ĐẤT ĐAI VIỆT NAM
ĐỀ SỐ 19:
Phân tích các điều kiện cụ thể để hộ gia đình, cá
nhân được thực hiện các giao dịch về quyền sử
dụng đất ? Hãy chỉ rõ những điều kiện đặc thù
trong việc áp dụng các điều kiện đối với quyền
thừa kế quyền sử dụng đất và đối với đất nơng
nghiệp.

HỌ VÀ TÊN:
LỚP:
MSSV:
NHĨM:

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Dù trong thời đại nào thì những vấn đề liên quan đến đất
đai luôn là những vấn đề được quan tâm hàng đầu bởi lẽ nó
ln gắn liền với cuộc sống của mỗi chúng ta. Hơn nữa, trong
xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì
việc thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất cũng từ đó
mà được chú trọng. Trong đó, các chủ thể phổ biến nhất của
các quan hệ đất đai là cá nhân và hộ gia đình. Với lý do đó,


em xin chọn đề bài số 19:“ Phân tích các điều kiện cụ thể để
hộ gia đình, cá nhân được thực hiện các giao dịch về quyền
sử dụng đất? Hãy chỉ rõ những điều kiện đặc thù trong việc
áp dụng các điều kiện đối với quyền thừa kế quyền sử dụng
2


đất và đối với đất nông nghiệp” làm đề bài tập học kỳ của
mình.

NỘI DUNG
I. Một số khái niệm
1. Hộ gia đình

“Tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn
nhân, huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh
các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của
Luật Hôn nhân và gia đình. Gia đình Việt Nam thường bao
gồm nhiều thế hệ cùng chung sống như: ông bà, cha mẹ, con
cháu... Họ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau về vật chất
và tinh thần, sinh đẻ hay nuôi dạy thể hệ trẻ dưới sự giúp đỡ
của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích và tạo điều
kiện để các thế hệ trong gia đình chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau
nhằm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình
Việt Nam.”
2. Giao dịch về quyền sử dụng đất

Người sử dụng đất thực hiện các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế
chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất

được thực hiện các quyền của mình khi đủ các điều kiện quy
định tại Điều 188 Luật Đất Đai 2013.
3. Đất nông nghiệp
3


Theo Khoản 1. Điều 10. Luật Đất Đai 2013 :
“1. Nhóm đất nơng nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất
trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng
nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể
cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng
chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật
khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi
trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh”
II. Các điều kiện cụ thể để hộ gia đình, cá nhân được

thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất
Các điều kiện chung để thực hiện giao dịch quyền sử
dụng đất được quy định tại Điều 188. Luật Đất Đai 2013 cụ
thể như sau :
4



“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế
chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển
đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,
thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng
đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản
3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1
Điều 168 của Luật này ;
b) Đất khơng có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất khơng bị kê biên để bảo đảm thi
hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này,
người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho
quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất cịn phải có đủ điều kiện theo
quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật
này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại,
thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng

5


quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai

và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Như vậy, để thực hiện các giao dịch liên quan đến quyền
sử dụng đất, chủ thể sử dụng đất phải đáp ứng được bốn điều
kiện chung:
Thứ nhất, đất đưa vào giao dịch phải có Giấy chứng nhận
(trừ một số trường hợp đặc biệt tại Khoản 1 điều 168 và
khoản 3 điều 186). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là văn
bản có giá trị pháp lý cao nhất ghi nhận quyền của một chủ
thể đối với một diện tích đất nhất định nào đó. Dựa vào các
thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chúng ta
có thể xác nhận được ai có quyền chuyển nhượng; quyền sử
dụng đất có được phép chuyển nhượng không (căn cứ vào
nguồn gốc sử dụng đất được Nhà nước giao, thuê đất trả tiền
một lần cho cả thời gian thuê hay trả tiền hàng năm,…); vị trí
thửa đất, mục đích sử dụng đất,…
Hiện nay, trên thực tế việc giao dịch quyền sử dụng đất
khơng có Giấy chứng nhận diễn ra rất phổ biến, do đất khơng
có Giấy chứng nhận nên không thể thực hiện các thủ tục công
chứng hợp đồng chuyển nhượng để sang tên được, điều này
tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho bên nhận chuyển nhượng nhất là
việc người bán thực hiện chuyển nhượng cho nhiều người
cùng một lúc và trên cùng một thửa đất.
Thứ hai, đất khơng có tranh chấp thì mới được đưa vào
giao dịch chuyển quyền sử dụng đất. Tranh chấp đất đai là
tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai
6


hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Về các loại tranh chấp
đất đai, theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 8 Nghị quyết số

05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012, tranh chấp đất đai được
chia thành “tranh chấp ai có quyền sử dụng đất” và “tranh
chấp về giao dịch, thừa kế, tài sản chung vợ chồng liên quan
đến quyền sử dụng đất”.
Thứ ba, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm
thi hành án. Kê biên quyền sử dụng đất theo pháp luật tố tụng
dân sự là một trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời được
áp dụng trong giai đoạn giải quyết vụ án và chưa có bản
án/quyết định có hiệu lực pháp luật. Đương sự, người đại diện
hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức khởi kiện để
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có quyền u
cầu Tịa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều
biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo đảm thi hành án. Nếu
quyền sử dụng đất là tài sản đang bị kê biên để đảm bảo thi
hành án thì sẽ khơng được đưa vào giao dịch bởi lẽ việc kê
biên là đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ của đương sự,
nếu đem tài sản đó vào giao dịch sẽ ảnh hưởng đến quyền và
nghĩa vụ của đương sự cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của
người mua, người nhận.
Thứ tư, quyền sử dụng đất phải trong thời hạn sử dụng.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở
hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất
cho người sử dụng đất theo quy định. Việc nhà nước giao đất
cho người sử dụng đất thông qua mục đích sử dụng đất, chính
sách phát triển kinh tế,… do đó khi hết thời hạn sử dụng thì

7


người sử dụng đất phải trả lại đất cho nhà nước, khi đó đương

nhiên người sử dụng đất khơng cịn các quyền đối với thửa đất
đó nên khơng được thực hiện các quyền liên quan đến chuyển
quyền sử dụng là đương nhiên.
 Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi,

chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế
chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi
đủ các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm
2013.
III. Những điều kiện đặc thù trong việc áp dụng các điều

kiện đối với quyền thừa kế quyền sử dụng đất và đối
với đất nông nghiệp
1. Những điều kiện đặc thù trong việc áp dụng các điều

kiện đối với quyền thừa kế quyền sử dụng đất
1.1. Điều kiện về chủ thể

Chủ thể để thừa kế quyền sử dụng đất phải là thực thể có
sự sống chết về mặt sinh học và có quyền sử dụng đất một
cách hợp lệ, hợp pháp. Quan hệ thừa kế quyền sử dụng đất
chỉ phát sinh khi người để thừa kế chết, nghĩa là, chủ thể có
quyền phải là những thực thể có sự sống chết. Vì vậy, trong
quan hệ này chủ thể có quyền được pháp luật quy định chỉ có
thể là cá nhân, hoặc thành viên hộ gia đình, khơng có chủ thể
là pháp nhân như các giao dịch khác. Bên cạnh đó, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với
quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam cũng có quyền để thừa kế

8



nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. Quan hệ sở hữu và
quan hệ thừa kế ln có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Theo quy định tại Điều 634 BLDS 2005 “Di sản bao gồm
tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết
trong tài sản chung với người khác”. Tức là để được định đoạt
phần tài sản của của mình sau khi chết thì người để thừa kế
phải là chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó. Nếu một người
chết để lại tài sản không phải với tư cách chủ sở hữu mà với
tư cách người quản lý tài sản thì tài sản này không phải là di
sản của người đã chết. Tương tự, quyền sử dụng đất muốn
được để thừa kế thì NSDĐ phải là chủ sở hữu quyền sử dụng
đất. Để xác định vấn đề này cần dựa vào GCNQSDĐ và các
giấy tờ quyền sử dụng đất có liên quan.
1.2. Điều kiện về hình thức sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 113 LĐĐ 2003 quyền sử dụng của
hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc khơng phải là đất th có
quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo di chúc hoặc theo
pháp luật. Đối với đất thuê về nguyên tắc không đặt ra vấn đề
để thừa kế, tuy nhiên để giải quyết những trường hợp hộ gia
đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất trước ngày
01/7/2004 mà đã trả tiền thuê đất cho cả thời gian thuê hoặc
đã trả tiền thuê đất cho nhiều năm mà thời hạn th đất đã
được trả tiền cịn lại ít nhất là 5 năm nên những chủ thể này
cũng có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định
tại khoản 2 Điều 114 LĐĐ 2003.

9



NSDĐ dưới hình thức thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm
chỉ có quyền sử dụng đất trong thời gian ngắn và muốn đảm
bảo quyền sử dụng đất được liên tục thì họ phải thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ tài chính mỗi năm. Nhận thấy tính chất tạm thời,
khơng ổn định của hình thức này nên pháp luật khơng cho
phép NSDĐ được để thừa kế. Tuy nhiên, để tạo cho NSDĐ trả
tiền thuê đất hằng năm tâm lý thoải mái yên tâm lao động
sản xuất, cũng như đảm bảo quyền lợi tương xứng với số tiền
họ đã bỏ ra, pháp luật quy định cho phép cá nhân, thành viên
hộ gia đình được để thừa kế tài sản thuộc sở hữu của mình
gắn liền với đất thuê và người nhận thừa kế được Nhà nước
tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định. Chủ
thể nhận thừa kế tài sản gắn liền với đất thuê cũng có đầy đủ
các quyền lợi, nghĩa vụ khơng khác gì so với chủ thể để lại di
sản. Có thể thấy, về bản chất quy định này không tạo ra
nhiều sự khác biệt về hệ quả so với cho phép để thừa kế
quyền sử dụng đất trả tiền thuê đất hằng năm, cho thấy quy
định của pháp luật về vấn để này khá hợp lý.
2.

Những điều kiện đặc thù trong việc áp dụng các điều
kiện đối với đất nông nghiệp
Đối với đất nông nghiệp, trong các quyền năng của người

sử dụng đất thì quyền thừa kế có vị trí hết sức đặc biệt.
Quyền thừa kế được xác định là quyền tài sản (Điều 105 Bộ
luật Dân sự 2015). Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền tài
sản chỉ còn mang một đặc điểm duy nhất “có thể trị giá được

bằng tiền” - tức là bất kỳ quyền nào đem lại giá trị kinh tế cho
con người sẽ được coi là quyền tài sản. Bộ luật Dân sự 2015
không quy định về thừa kế quyền sử dụng đất, khi giải quyết
10


việc chia thừa kế quyền sử dụng đất, Tòa án phải căn cứ vào
quy định thừa kế tài sản và quy định của Luật Đất đai năm
2013 để giải quyết. Luật Đất đai 2013 quy định “cá nhân sử
dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình
theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Đất đai do người chết để
lại (khơng phân biệt có tài sản hay khơng có tài sản gắn liền
với đất đai đó) mà đất đai này đã có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo thì quyền sử dụng đất là di sản thừa kế.
Thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam dựa
trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Theo đó, Hiến pháp
2013 quy định đất đai là tư liệu là tài sản cơng thuộc sở hữu
tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý, các chủ thể có quyền sử dụng và khai thác lợi ích từ đất.
Theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai quyền sử dụng
đất là một loại quyền tài sản mà đối tượng của quyền thừa kế
chính là quyền tài sản nên khi người có quyền sử dụng chết đi
thì người thừa kế của họ có quyền nhận thừa kế theo quy định
của pháp luật về thừa kế.
Quy định thừa kế quyền sử dụng đất có sự kế tục và bổ
sung thêm quyền của người sử dụng đất nông nghiệp từ Bộ
luật Dân sự 1995 với quy định người thừa kế cần phải có nhu
cầu và trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích, chưa có đất.
Trong trường hợp khơng có người thừa kế có đủ điều kiện
quy định có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện trực tiếp sử

dụng đất đúng mục đích; chưa có đất hoặc đang sử dụng đất
dưới hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc có
nhưng khơng được hưởng di sản, từ chối nhận di sản, thì Nhà
nước sẽ thu hồi. Đến Bộ luật Dân sự 2005 thì: "cá nhân

11


được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển quyền sử
dụng đất có quyền thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định
tại phần thứ tư của Bộ luật này và pháp luật về đất đai" (Điều
734).
Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về thừa kế quyền sử
dụng đất nông nghiệp mà quy định tại Luật Đất đai 2013 hộ
gia đình, cá nhân sử dụng đất nơng nghiệp được Nhà nước
giao trong hạn mức, đất được Nhà nước giao có thu tiền sử
dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời
gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất
nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận
thừa kế có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình
theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước
giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng
đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật.
Từ các quy định trên, có thể đưa ra khái niệm: “Thừa kế
quyền sử dụng đất nông nghiệp là để lại quyền sử dụng đất
nông nghiệp theo di chúc hoặc theo pháp luật của cá nhân và
hộ gia đình cho người được thừa kế theo quy định Luật Đất
đai”.
Các quy định pháp luật ngày càng có sự đồng bộ, thống

nhất và phù hợp với sự phát triển của đất nước qua từng thời
kỳ. Giữa luật chung (Bộ luật Dân sự) và luật chuyên ngành đã
có sự đồng bộ, khơng chồng chéo khi Bộ luật Dân sự quy định
quy tắc chung, hình thức thực hiện và Luật Đất đai quy định
điều kiện cụ thể và trình tự thực hiện.

12


Thừa kế quyền sử dụng đất nơng nghiệp có một số điểm
đặc thù về chủ thể sử dụng đất và chủ thể nhận thừa kế:
Chỉ những chủ thể pháp luật đất đai quy định được để lại
thừa kế quyền sử dụng đất mới được để lại quyền thừa kế.
Người được để lại thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp
theo quy định của Luật Đất đai bao gồm 2 chủ thể là hộ gia
đình, cá nhân sử dụng đất nơng nghiệp. Hộ gia đình, cá nhân
được Nhà nước giao trong hạn mức, đất được Nhà nước giao
có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần
cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử
dụng đất, đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận
tặng cho, nhận thừa kế thì có quyền để thừa kế quyền sử
dụng đất của mình theo di chúc và theo pháp luật. So với các
tài sản khác như động sản, vật, tiền thì người để lại thừa kế
đã thu hẹp. Cụ thể: Tổ chức khơng có quyền để lại thừa kế
quyền sử dụng đất trong đó có đất nơng nghiệp, người Việt
Nam định cư ở nước ngồi khơng có quyền để lại thừa kế
quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Về hình thức việc để lại thừa kế quyền sử dụng đất nông
nghiệp phải được công chứng, chứng thực và đáp ứng điều
kiện về diện tích tối thiểu tách thửa. Tại Khoản 3 Điều 167

Luật Đất đai 2013 quy định: Văn bản về thừa kế quyền sử
dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được
công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về
dân sự. Theo Luật Công chứng, di chúc phải được công chứng
để đảm bảo tính hợp pháp đối với diện tích đất để lại thừa kế.
Đối với di chúc thừa kế quyền sử dụng đất nơng nghiệp thì
nếu thửa đất để lại cho nhiều người thừa kế mà người thừa kế

13


có nhu cầu tách thửa thì cần đáp ứng diện tích tách thửa theo
quy định tại Điều 143 Luật Đất đai 2013. Theo đó, căn cứ vào
quy hoạch phát triển nơng thơn đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền phê duyệt, ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định
diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với
điều kiện và tập quán tại địa phương. Trong thực tế, khi để lại
thừa kế quyền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân viết di chúc
chưa chú ý về diện tích tách thửa khi để lại thừa kế, nên khi
mở thừa kế di chúc khơng có hiệu lực do chưa đủ điều kiện
tách thửa theo quy định của pháp luật đất đai. Nhiều di chúc
viết tay, không có cơng chứng nên đa số di chúc để lại thừa
kế đất nơng nghiệp khơng có hiệu lực.
Đối với đất trồng lúa thì Luật Đất đai quy định hộ gia đình,
cá nhân khơng trực tiếp sản xuất nơng nghiệp khơng được
nhận chuyển nhượng, tặng cho đất trồng lúa. Hiện nay,
trường hợp người được nhận di sản thừa kế quyền sử dụng đất
trồng lúa là cá nhân, thành viên trong hộ trực tiếp sản xuất
nông nghiệp chưa được quy định rõ nếu trong hộ có thành
viên khơng trực tiếp sản xuất đất nơng nghiệp thì có được

nhận thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa hay chỉ được nhận
giá trị thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa. Nếu căn cứ theo
Điều 131 Luật Đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân được Nhà
nước giao đất cho mục đích sản xuất nông nghiệp tiếp tục
được sử dụng đất nông nghiệp trong thời hạn sử dụng đất và
không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi khơng được
Nhà nước cho phép. Theo quy định Luật Đất đai hộ gia đình có
thành viên khơng trực tiếp sản xuất nơng nghiệp sẽ không
được nhận thừa kế quyền sử dụng đất trồng lúa.

14


Với các quy định pháp luật đất đai mặc dù đã có nhiều
điểm bổ sung quyền và nghĩa vụ của người để lại thừa kế
nhưng các quy định vẫn chưa rõ ràng và còn bỏ ngỏ một số
quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của thành viên hộ gia
đình, quyền thừa kế đất nơng nghiệp đối với người Việt Nam
định cư ở nước ngoài.

KẾT LUẬN
Trên thực tế, những giao dịch về quyền sử dụng đất được
thực hiện rất phổ biến. Bởi lẽ đó, việc hiểu và nắm rõ những
quy định về điều kiện cụ thể để hộ gia đình, cá nhân được
thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đấtlà vơ cùng cần
thiết. Khơng chỉ có vậy, những điều kiện đặc thù trong việc áp
dụng các điều kiện đối với quyền thừa kế quyền sử dụng đất
và đối với đất nơng nghiệp cũng có những mức độ quan trọng
nhất định của nó. Hơn ai hết, việc mỗi cá nhân, mỗi hộ gia
đình hiểu và thực hiện đúng những quy định về pháp luật đất

đai sẽ phần nào giảm được những tranh chấp khơng đáng có
trong xã hội.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.

Luật Đất Đai 2013
Luật Đất Đai 2003
/>fbclid=IwAR2MWWg5WRrDfdT5bm2TIZLgM3S6IRfGr1h_X6wlBw

4.

3ihBaQwqp9CqI6sfg
/>ArticleID=50&fbclid=IwAR3mLw95zmsfxab480PiQiXUTtevauDWL

5.

XbVlgD4LdOxitkOgejkyMTPSLw
/>tintucid=210237&fbclid=IwAR0f7QQsTz70W3l8eLItMpllfaST7oClo9

6.

o-YMidJO75LrOLAtaSIAtUjFk
/>fbclid=IwAR1ly6m8EHc2gleVJecBzMm74JrKbA5UvYa6XehFkxblIo


7.

PjqLQCw-HdaT0
/>fbclid=IwAR1sNPhVjACrtxQCUHrjTLXF7Jx6MQwhm13fqiSJ4D5oTsxOWHwOrZ8oz0

16



×