Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài báo cáo môn dựng phim truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.96 KB, 9 trang )

Bài thu hoạch môn Dựng phim
Sinh viên: Lại Ngọc An – Truyền hình 34A1
Mã số SV: 34.19.001


A/Kiến thức lý thuyết
DỰNG PHIM LÀ GÌ?
Dựng phim được hiểu nôm na là một công việc kỹ thuật, nhiệm vụ của
người dựng phim là dùng các ứng dung phần mềm ráp nối, cắt tỉa xử lý các phân
đoạn, trường đoạn, của một bộ phim từ bản thô được quay từ tiền kỳ trở thành một
tác phẩm điện ảnh (hoặc truyền hình) hồn chỉnh về mặt hình ảnh theo u cầu của
kịch bản và của đạo diễn. Hay nói một cách dễ hiểu, công việc của một người dựng
phim như một người mài rũa viên kim cương, từ một khối tinh thể thơ thành một
món đồ trang sức đáp ứng đúng u cầu và tiêu chuẩn, trước khi cơng chiếu.
Có thể nói từ thuở sơ khai cho đến thời đại cơng nghệ ngày nay, dựng phim
vẫn luôn được đánh giá là một quy trình kỹ thuật với những bước xử lý như in,
tráng, cắt, ghép trước đây cho đến những kỹ thuật xử lý hình ảnh bằng các phần
mềm dựng phim chuyên dụng ngày nay. Nhưng trên thực tế, dựng phim cũng được
xem là một mơn nghệ thuật, trong đó nó bao gồm rất nhiều những kiến thức mang
tính nền tảng, chính vì thế để trở thành một người dựng phim giỏi hồn tồn khơng
chỉ dựa trên đánh giá về kỹ năng sử dụng phần mềm mà nó cịn phụ thuộc vào rất
nhiều các yếu tố khác nhau.
HỌC DỰNG PHIM NHƯ THẾ NÀO?
Ngày nay việc tiếp cận và làm quen với một trình ứng dụng xử lý video, hay
cịn gọi là phần mềm dựng phim, hồn tồn khơng có gì khó khăn. Bạn có thể lên
Internet vào những trang chia sẻ video trực tuyến như Youtube hay Vimeo, hoặc
các diễn đàn chia sẻ về phim ảnh…Và chỉ cần một cú nhấp chuột, bạn đã có thể dễ
dàng sở hữu hàng tá tài liệu chia sẻ từ A- Z những kiến thức về sử dụng phần mềm
dựng phim. Nhưng như đã nói ở trên, việc sử dụng tốt phần mềm dựng không đồng



nghĩa với việc bạn có đủ khả năng và trình độ trở thành một kỹ thuật viên dựng
giỏi, hoặc có thể dễ dàng bước vào phòng hậu kỳ của các Hãng phim hoặc Đài
Truyền Hình nào đó.
NHỮNG KIẾN THỨC CẦN CÓ:
Nếu ai đã từng theo học về Mỹ thuật hay thiết kế đồ họa, có lẽ sẽ khơng qn
những bài học đầu tiên là Màu sắc, Nguyên lý Thị giác, Đường, nét, Mảng, khối.
Những kiến thức nền tảng ấy chính là bệ đỡ cho những nguyên tắc về thiết kế của
bạn sau này, trong dựng phim cũng như thế, trước khi bạn chạm vào bàn phím và
những kiến thức mang tính kỹ thuật. Bạn hãy nên bắt đầu bằng những kiến thức
nên tảng gần cơ bản nhất.
HÃY TRỞ THÀNH MỘT PHOTOGRAPHER
Nghe có vẻ khơng liên quan, nhưng nó lại hồn tồn liên quan đến cơng việc
tương lai của bạn đấy, nói về lĩnh vực hậu kỳ phim có rất nhiều người giỏi mà
không cần phải học về nhiếp ảnh, hay đại loại một kiến thức bổ trợ nào cả. Những
người như thế được xem là có tố chất, tức họ có khả năng cảm thụ bẩm sinh, giống
như việc bạn khơng thuộc bất cứ khng nhạc nào vẫn có thể chơi chính xác, dù
chỉ nghe qua bản nhạc đó 1 lần và tất nhiên số người có khả năng như thế khơng
nhiều. Việc bạn có kiến thức về nhiếp ảnh, nó sẽ giúp bạn hiểu rõ về bố cục, các
nguyên tắc cơ bản để tạo nên một bố cục đẹp và chặt chẽ, từ đó bạn có thể dễ dàng
trong việc chọn lựa những khung hình đẹp nhất.
 Có kiến thức của một Camera Man
Ánh sáng và các kiến thức về góc máy là một trong những phần vơ cùng
quan trọng để lột tả được hết tinh thần của một tác phẩm, điều mà các đạo diễn và


các nhà quay phim đã dồn hết tâm huyết để theo đuổi. Việc bạn nắm vững những
kiến thức đó sẽ tạo nên một sự kết nối bền vững và xuyên suốt giữa cơng tác tiền
kỳ và hậu kỳ. Thậm chí chính bạn đóng vai trị đẩy cao trào của tác phẩm lên cao
hơn so với mong đợi, bằng chứng là có rất nhiều tác phẩm điện ảnh, những bộ
phim bom tấn của Điện ảnh Hollywood, được giải cứu thành công bởi sự sáng tạo

của những nhà dựng phim. Việc nắm vững những kiến thức về quay phim, chính là
mấu chốt quan trọng nhất, nó sẽ giúp bạn mau chóng hịa nhập và thành công với
nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi.
 Xem và Đọc
Không chỉ những đạo diễn mới dành nửa sự nghiệp của mình cho việc đọc và
xem, thực tế dù bất cứ ở ngành nghề gì, việc trang bị những kiến thức bổ trợ như
Văn hóa, xã hội, khoa học, giải trí, lịch sử, địa lý..vv. đều là việc nên làm. Bạn xem
nhiều đọc nhiều, những kiến thức đó sẽ giúp cho bạn có cái nhìn rộng về kiến văn
và nó cho bạn nhìn thấy những ý tưởng sáng tạo mới của các đồng nghiệp được
truyền tải trong các bộ phim mà bạn xem.
 Vai trò Phần mềm với người dựng phim
Khơng phủ nhận vai trị của phần mềm trong quá trình biên tập xử lý, nhưng
bạn hãy nhớ rằng Phần mềm nó chỉ là cơng cụ và bất cứ phần mềm dựng phim nào
cũng có những thế mạnh và điểm yếu. Nếu dùng giá trị của nghệ thuật để phân tài
cao thấp của các phần mềm ứng dụng thì đó là hành động ngu ngốc nhất. Phần
mềm được đánh giá dựa trên giá trị kinh tế và những tiện ích đơn thuần về mặt
chất lượng hình ảnh, nói dễ hiểu thì càng đầu tư nhiều thì bạn sẽ có những chất
lượng hình ảnh tốt.


Nhưng bạn hãy nhớ hình ảnh tốt và một tác phẩm được dàn dựng tốt là hai điều
hoàn toàn khác nhau, việc tiếp cận về kỹ thuật sử dụng cũng không phải là điều
tiên quyết đánh giá về khả năng sáng tạo của người dựng. Đơn cử như việc bạn ra
tiệm rửa ảnh, bạn nhìn thấy một người thợ chỉnh sửa ảnh, “múa” bàn phím đến
kinh ngạc.
Nhưng nếu bạn nhờ người thợ ấy thiết kế một mẫu Logo, thì có lẽ họ sẽ
không biết phải bắt đầu như thế nào, chính vì thế việc dùng phần mềm nào, kỹ
năng nhanh chậm ra sao hồn tồn khơng ảnh hưởng đến việc bạn trở thành một
Chuyên gia dựng phim giỏi. Điều quan trọng hơn cả là sự ham học hỏi, tìm tịi với
tinh thần cầu tiến và sự đam mê đối với cơng việc dựng phim thì chắc chắn sẽ

thành cơng.

I.Tổng quan dựng phim truyền hình
1.Khái niệm dựng phim truyền hình
Dựng phim có thể được hiểu là q trình tổ chức, rà soát, lựa chọn và lắp ráp
các đoạn phim, cảnh phim, âm thanh…thành một bộ phim có câu chuyện, có ý
nghĩa về giải trí, thơng tin, truyền thơng…
2.Lịch sử dựng phim
Phim vào thuở ban đầu chỉ là những đoạn phim ngắn, được camera ghi hình
lại chỉ 1 cảnh quay duy nhất kéo dài đến hết đoạn phim (thường chỉ khoảng từ vài
chục giây đến vài phút), khơng có sự dàn dựng, khơng có những cú máy (chuyển
động của camera) phức tạp, chưa có sự can thiệp chỉnh sửa (editing), khơng có kỹ
xảo, khơng có âm thanh (âm nhạc mà bạn nghe thấy khi xem phim của thời kỳ này
là do lúc chiếu phim sẽ có nhạc cơng đánh live ngay tại chỗ). Do đó phim vào thời
này thường là những đoạn ghi hình lại các hoạt động bình thường trong cuộc sống,
và nội dung phim không tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh như ngày nay.


Tiến bộ hơn, người ta đã nghĩ đến việc ghép những đoạn phim lại với nhau
để tạo sự nối tiếp liên tục về diễn biến và hành động, nhằm tăng sự phong phú
cho nội dung của đoạn phim. Tiên phong thực hiện điều này chính là Robert
William Paul vào năm 1898, với phim “Come along, do!”. Đây cũng là phim đầu
tiên có 2 cảnh quay khác nhau. Cảnh thứ nhất là cặp vợ chồng già ngồi ăn trưa ở
chiếc ghế chờ bên ngoài của bảo tàng triển lãm nghệ thuật, sau đó đứng dậy và
bước vào cánh cửa của bảo tàng. Cảnh thứ 2 cho thấy những gì diễn ra tiếp
theo bên trong, khi ông lão đang dán mắt chăm chú vào bức tượng một cơ gái khỏa
thân thì bị bà vợ phát hiện và vội vàng túm áo lôi đi. Khá là hài hước!
Việc phát hiện ra hiệu quả của dựng phim đã giúp cho những nhà làm phim
thời đó như “cá gặp nước”, có thể tha hồ phát huy trí tưởng tượng khơng giới hạn
của mình. Một trong những người nổi bật nhất là Georges Melies, ông đã cố gắng

ứng dụng tối đa kỹ thuật dựng phim và nhen nhóm lên thuở sơ khai của “kỹ xảo
điện ảnh”. Đối với những người sống ở thời kỳ đó khi xem phim của ơng thì cảm
giác như xem những phép thuật thật sự hiện ra trên màn ảnh. Và càng ngày thì con
người đã bắt đầu gửi gắm ước mơ của mình vào những bộ phim (Ước mơ thám
hiểm mặt trăng, trong phim “A trip to the moon” của Georges Melies – năm 1902).
Tua nhanh thời gian một chút, mời bạn đến năm 1925 và xem trích đoạn
trong bộ phim câm kinh điển “Battleship Potemkin” (Chiến hạm Potemkin) của
đạo diễn Sergei Eisenstein để thấy được dấu ấn ngày càng đậm nét rằng việc Dựng
Phim mang lại hiệu quả to lớn như thế nào. Trong trích đoạn, người dân thị trấn vui
mừng tập trung tại bến cảng để tiếp tế lương thực cho thủy thủ đoàn trên chiến
hạm, quân đội phe đối nghịch phát hiện đã ra tay đàn áp dã man và giết sạch dân
thường vơ tội có mặt lúc đó. Với kỹ thuật Dựng Phim khéo léo, Eisenstein đã mang
lại cảm xúc rất mạnh cho người xem bằng cách đan xen những cảnh bạo lực đẫm
máu, những đôi giày bốt diễu hành thật lạnh lùng tàn bạo, những họng súng đen
ngịm nã đạn khơng thương tiếc, những người dân yếu ớt khơng có khả năng chống
trả phải gào thét van xin thảm thiết, và đẩy sự bàng hoàng lên đến tột cùng khi
chứng kiến cái chết của người mẹ trẻ để rồi buông tay khiến đứa bé sơ sinh nằm
chới với trong chiếc xe nôi lao nhanh xuống những bậc thang la liệt xác người…
Một vài ví dụ trên hy vọng phần nào giúp bạn mường tượng ra được thế giới
của những người Dựng Phim ngày đó, khi chỉ bằng những thao tác nghe có vẻ “thơ
sơ” là dùng kéo cắt những đoạn phim ra và nối lại với nhau bằng keo và băng dính,
để tạo thành cuộn phim hồn chỉnh. Nhưng sự thật là việc này khơng hề dễ dàng
chút nào, người dựng phim đã phải “căng mắt” xem xét kỹ lưỡng những dải phim
mà tổng độ dài lên đến hàng ki-lô-mét, cắt ghép với nhau một cách mạch lạc và


truyền tải được hoàn chỉnh câu chuyện muốn kể qua bộ phim, đó là cả một q
trình gian khổ.
Việc lưu trữ và bảo quản các bộ phim cũng là thách thức, vì phim nhựa là
loại vật liệu nhạy cảm với ánh sáng, độ ẩm và dễ bị trầy xước, nên cứ sau mỗi lần

sử dụng thì chất lượng của bề mặt bản phim sẽ giảm đi nhiều. Đó là lý do mà khi
bạn xem lại các bộ phim xưa sẽ thấy xuất hiện nhiều hạt li ti và các vệt vơ định
hình cứ “nhảy lăn tăn” trên màn ảnh, phim càng cũ thì càng bị nhiều, đó chính là
các vết xước hoặc bị ố vàng trên bề mặt bản phim.
3.Cảnh và cỡ cảnh
- Cảnh là đơn vị hình ảnh nhỏ nhất của một bộ phim. Một cảnh thường từ 1
đến 10 giây.
+ Cảnh dạo đầu: thường dùng để làm cảnh đầu tiên trong phim hoặc trong
các giai đoạn khác nhau của bộ phim nhằm giới thiệu các không gian mới và thay
đổi nhịp điệu của bộ phim. Mục đích: Một cảm giác về không gian hoặc nhịp điệu
của bộ phim.
+ Đại cảnh: Không gian, thời gian, địa điểm rộng lớn để cho nhân vật thấy
nhỏ bé hoặc bất lực…
+ Cảnh tồn: là một cảnh rộng mà trong đó tồn bộ cơ thể (từ chân đến đầu)
của một nhân vật hoặc đối tượng được nhìn thấy: khơng gian, thời gian, hành
động…
+ Trung cảnh: cỡ cảnh trung gian giữa cảnh toàn và cảnh cận. Từ ngực,
hông, đầu gối của một hay nhiều đối tượng trở lên qua đó tính chất, sự vật, sự việc
được mô tả kỹ hơn.
+ Cảnh cận là cỡ cảnh quay gần vào chi tiết của đối tượng.
+ Cảnh đặc tả: dùng để nhấn mạnh 1 đối tượng: mắt, miệng, chân, tay…hoặc
một chi tiết nào đó của các đồ vật…Cảnh đặc tả thường xuất hiện trước hoặc sau
những cảnh quay rộng hơn về sự vật, con người nào đó.
+ Cảnh tĩnh: là một cảnh mà người quay phim cố định vị trí của máy quay
để ghi lại hình ảnh.


+ Cảnh lia: là một cảnh mà người quay phim sử dụng máy quay quay quanh
trục để mô tả bối cảnh của một sự kiện, định vị nó trong khơng gian – dõi theo đối
tượng đang chuyển động.

+ Cảnh thu phóng: Những vật ở xã được đưa gần lại, thể hiện sự mở đầu,
tiến lại hay làm rõ chủ thể đang được nói đến.
+ Cảnh quay cầm tay là cảnh mà người quay phim cầm máy quay trên tay và
di chuyển theo đối tượng – làm cho cảnh quay rung giật để có thể diễn tả cảnh hỗn
loạn.
+ Góc cao: là 1 cảnh có góc máy đặt cao hơn và chúc xuống đối tượng.
Cảnh quay được quay ở góc cao thể hiện nỗi buồn, thất vọng, yếu thế, nhỏ bé.
+ Góc thấp là một cảnh có góc máy đặt thấp và chúc lên đối tượng. Cảnh
quay được quay ở góc thấp nhằm khẳng định vị thế của nhân vật.
- Cụm cảnh: Là đơn vị căn bản của phim, mỗi cụm cảnh có nhiều cú
máy để nêu lên nội dung câu chuyện xảy ra tại một địa điểm hoặc
chuỗi hoạt động của nhân vật nào đó. Cuối mỗi cụm cảnh được đánh
dấu bằng sự thay đổi về bối cảnh, đặc điểm hoặc thời gian.
- Trường đoạn là đoạn phim được ráp nối bởi nhiều cụm cảnh đều miêu
tả một tình huống. Thời lượng trường đoạn tùy thuộc vào nội dung,
tiết tấu và phong cách của người dựng phim.
 Những kỹ năng cần có:
- Kiến thức về ngành điện ảnh và truyền hình.
- Kiến thức về các phần mềm dựng phim, cơng cụ dựng phim.
- Kiến thức về nhiếp ảnh, mỹ thuật, âm nhạc.
- Có quan điểm nghệ thuật riêng.
- Kiên trì, tỉ mỉ và cẩn thận, có óc tư duy sáng tạo.
- Có kỹ năng làm việc độc lập.
- Có đầu óc logic, tư duy hình ảnh tốt.
- Kỹ năng giao tiếp tốt với ê kíp làm việc.
- Bình tĩnh và tự tin trong môi trường làm việc căng thẳng.

II. Thủ pháp dựng phim



1. Thủ pháp dựng nối tiếp
- Nối tiếp về kịch bản: kết nối không gian và thời gian
- Nối tiếp về cảnh: toàn – trung – cận
2. Thủ pháp dựng song song - ẩn dụ - hoán dụ
- Dựng song hành: 2 hoặc nhiều hđ diễn ra cùng 1 thời điểm, tạo cao trào
(càng về cuối thời lượng cảnh phải ngắn đi)
- Dựng ẩn dụ: giống ẩn dụ trong văn học
- Nhân hóa: cho sự vật, sự việc có suy nghĩ giống con người
III.Quy trình dựng phim truyền hình
1. Khởi tạo và quản lý dữ liệu
2. Xem và lựa chọn dữ liệu
3. Biên tập hình ảnh
4. Biên tập âm thanh
5. Biên tập tiêu đề
6. Xuất bản phim
Bên cạnh đó, ngồi việc tiếp thu những kiến thức trên giảng đường thông
qua mơn học để có những kiến thức về dựng phim thì hiện nay do sự phát triển của
cơng nghệ hiện đại, chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận với các phương tiện cũng như
bài học về dựng phim trực tuyến mà chúng ta có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.
Thơng qua q trình học mơn dựng phim, bản thân đã nắm bắt được những
kỹ thuật dựng phim cơ bản và những kỹ năng này đã được áp dụng vào những lần
dựng bài cho bài tập các môn chun ngành trong q trình học tập. Để có nhiều
kinh nghiệm cũng như sự chắc chắn hơn nữa trong dựng phim thì bản thân cần có
sự cố gắng và kiên trì hơn nữa để thực hiện được mục tiêu.



×