Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bài tập môn phân tích tác phẩm truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.23 KB, 4 trang )

Họ tên: Lại Ngọc An
Mơn học: Phân tích tác phẩm truyền hình
Lớp: Truyền hình 34A1

Bài tập: Tập hợp 10 tin truyền hình và phân tích theo tiêu chí
A.Bảng tập hợp 10 tin
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tin

Thời lượng

Ngày phát sóng

2 phút 30s

Kênh phát
sóng
VTV1


Tơn vinh nơng dân xuất sắc 30
năm đổi mới
Khai mạc đại hội đồng liên minh
nghị viện thế giới IPU 137
Nguy cơ sạt lở đất tại các địa bàn
vùng núi Hà Tĩnh
Chiến thắng sông Lô – niềm tự
hào của người dân đất Bưởi
Phát hiện trang web mạn danh Sở
tư pháp Hà Nội đăng tin thất thiệt
Kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia
nhập Liên hợp quốc
Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho
Apec 2017
Chủ động nâng cao chất lượng đào
tạo nhân lực ngành sư phạm
North Korea: Nukes “nonnegotiable” US must “co-exist”
Putin says Trump should be
“respected”

2 phút 15s

VTV1

15/10/2017

2 phút

VTC1


16/10/2017

3 phút 30s

PTV

17/10/2017

45s

H1

17/10/2017

55s

H1

17/10/2017

3 phút 50s

VTV1

18/10/2017

1 phút 20s

NDTV


18/10/2017

2 phút 20s

CNN

20/10/2017

1 phút 30s

BBC

20/10/2017

15/10/2017

B.Phân tích và đánh giá
a.Nội dung
Xu hướng đưa tin của truyền hình hiện nay là tính thời sự với nội dung
thơng tin ngắn gọn, kịp thời và nhanh chóng. Dung lượng của tin thường kéo dài từ
45-60s tới khoảng 3 phút( tương đương với tin ngắn, dài). Truyền hình Việt Nam


cũng đang học hỏi truyền hình quốc tế để có xu hướng đưa tin mới mẻ và cập nhật.
Còn đối với các đài địa phương có sự học hỏi từ đài truyền hình Việt Nam . Nội
dung chủ yếu là cập nhật tin tức, đưa nội dung thông tin đến với người xem chứ
khơng tập trung phân tích, bình luận vấn đề mà để người xem bình luận đánh giá
Trong một tin truyền hình hầu hết đều trả lời được các câu hỏi lấy thơng tin
là 5W + 1H, đó là What, Where, When, Who, Why và How. Đối với những tin
ngắn thì ít nhất cũng phải trả lời được 4W đầu, còn tại sao và như thế nào sẽ

thường nằm ở những tin dài, tin sâu. Nhà báo Nguyễn Siển của Báo Phú Thọ cũng
có giới thiệu một cấu trúc viết tin với các từ khóa là thời gian, địa điểm, sự kiện,
nhân vật, đánh giá và bình phẩm. Cấu trúc này vẫn là sự Việt hóa cấu trúc 5W +
1H, nhưng nó sẽ giúp cho một tin truyền hình khơng bị thiếu thơng tin
Nội dung thơng tin của tin truyền hình phải đảm bảo tính khách quan, sự
kiện như thế nào thì phải phản ánh như thế ấy, tránh sự dàn dựng, sắp xếp. Tránh
đưa những thông tin khơng đúng sự thật, hoặc làm méo mó sự thật để đăng tin thu
hút sự chú ý, phải đảm bảo tuân thủ theo luật báo chí và đạo đức nghề nghiêp
người làm báo. Với những nội dung thông tin nhạy cảm như ma túy, mại dâm, tai
nạn...thì phải có sự xử lý hình ảnh phù hợp như làm mờ, che đen...để tránh gây
phản cảm và sự sợ hãi cho người xem
b.Hình thức
Hình thức thể hiện của tin truyền hình nay cũng rất đa dạng: có thể là tin
truyền hình, tin hình ảnh, tin lời với những hình ảnh quay trực tiếp tại hiện trường,
sử dụng hình ảnh tư liệu, chữ, đồ họa...khiến cho người xem cảm thấy mới mẻ và
hấp dẫn. Cách thức đưa tin cũng rất sáng tạo, có thể là tin hội nghị truyền thống
với góc quay, hình ảnh và những phần phát biểu; tin hiện trường được thực hiện
trực tiếp tại nơi diễn ra sự kiện với sự xuất hiện của phóng viên; hoặc chỉ là phần
phát biểu của một nhân vật chính trị là Putin như tin của BBC...
Tittle của tin truyền hình trực tiếp phản ánh nội dung thơng tin, nhìn thấy
tittle là người xem có thể nắm bắt được trọn vẹn được nội dung thơng tin chính
như Tơn vinh nơng dân xuất sắc 30 năm đổi mới, Kỷ niệm 40 năm Việt Nam gia
nhập Liên hợp quốc...rất ngắn gọn và dễ hiểu chứ không mang tính mơ hồ hay giật
gân để thu hút lượt xem
Hình ảnh:
 Tập trung vào “tâm” sự kiện, ví dụ như tin Nguy cơ sạt lở đất tại các
địa bàn vùng núi Hà Tĩnh thì “tâm” sự kiện chính là nguy cơ sạt lở đất


tại vùng núi Hà Tĩnh chứ không thể lấy thêm những hình ảnh sạt lở ở

Tây Bắc, hay tình trạng ngập lụt ở Đồng bằng Bắc Bộ hay mưa lũ ở
Đông Bắc...Đấy là sự tập trung thông tin trong việc phản ánh sự kiện
 Khơng nên dùng những hình ảnh nhạy cảm. Như đã giải thích ở trên,
những hình ảnh nhạy cảm khi phát sóng phải có sự tham gia của kỹ
thuật như làm mờ, che đen...chứ không nên để lại sự ám ảnh và sợ hãi
cho người xem.
 Không dùng những hình ảnh tượng trưng, mơ hồ...Khác với phát
thanh đường tiếp nhận chính đó là âm thanh thì truyền hình có lợi thế
là cả hình ảnh lẫn âm thanh nên khi khán giả tiếp nhận loại hình thơng
tin nghe nhìn này họ vừa phải lắng nghe và vừa phải xử lý hình ảnh và
đương nhiên hình ảnh này phải mang lại giá trị thơng tin. Nếu những
hình ảnh hồn tồn mơ hồ và khơng giá trị thơng tin thì khơng nên
xuất hiện để làm lỗng thơng tin đã mang đến. Chẳng hạn tin Chiến
thắng sông Lô – niềm tự hào của người dân đất Bưởi...khi bình đến
đoạn người dân lấy quả bưởi sơn đen giả làm thủy lôi để đánh lừa
qn Pháp, lời bình đó được đi kèm với hình ảnh để minh họa rõ nét
cho nội dung thơng tin đang được nhắc đến
Về âm thanh: Cũng quan trọng như phát thanh thì truyền hình cũng phải
trú trọng đến âm thanh
 Âm thanh hiện trường phải mang giá trị thơng tin, đương nhiên sẽ
chẳng có phóng viên nào để những âm thanh tiếng động ồn ào vào
trong tin khi nó khơng mang lại giá trị gì. Ví dụ như tin Tôn vinh
nông dân xuất sắc sau 30 năm Đổi mới có tiếng nhạc chào mừng
thể hiện rõ sự tơn vinh hay những tràng pháo tay thể hiện sự tán
thưởng...
 Lời bình: thể hiện những vấn để chưa được làm rõ. Như đã phân
tích ở trên, nhà báo sẽ khơng nói những thứ để người xem phải thốt
lên rằng: “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” mà đương nhiên lời bình của
họ phải mang tới thông tin cho người xem
 Âm thanh phỏng vấn phải rõ ràng và có chọn lọc. Ví dụ như tin

Nguy cơ sạt lở đất tại các địa bàn vùng núi Hà Tĩnh có xuất hiện 2
phỏng vấn, một là của người dân và một là của chính quyền địa
phương để cho hai nhân vật phát biểu. Câu trả lời của người dân
đương nhiên sẽ là lo lắng, sợ hãi vì sạt lở đất và chính quyền địa
phương thì sẽ là đang có phương án di dời những người dân khỏi


vùng nguy hiểm. Đấy là những câu trả lời là mọi người muốn nghe
nhất chứ lúc này nhà báo lại phỏng vấn một nhà địa chất hay một
nhà nghiên cứu mơi trường thì sẽ khơng hiệu quả bằng 2 đối tượng
trên, vì đó chưa phải là thơng tin mà cơng chúng quan tâm trước
mắt
c.Kỹ thuật
Ghi hình: chủ yếu sử dụng cảnh toàn với động tác máy cố định.
Các tin liệt kê phân tích trên đây có nhiều tin hội nghị nên kết cấu
của một tin hội nghị thường là toàn cảnh, cảnh người phát biểu và
cảnh người xem(đúng trục) phỏng vấn và vỗ tay(cảnh toàn) với
động tác máy cố định. Chẳng hạn như tin của BBC phỏng vấn
Putin chỉ để một khn hình và cho Putin phát biểu. Tin khác với
phóng sự, ký sự và phim tài liệu ở đặc điểm này, vì những thể loại
kia rất kỹ lưỡng ở khâu ghi hình vì hình ảnh khơng những mang
giá trị thơng tin mà cịn mang giá trị cảm xúc, cho nên tác giả sử
dụng nhiều góc quay và động tác máy hơn
Kỹ thuật dựng đối với tin truyền hình cũng đơn giản hơn và
không sử dụng nhiều kỹ xảo như các thể loại khác. Ví dụ như tin
Phát hiện trang Web mạo danh Sở tư pháp Hà Nội đăng tin thất
thiệt, chỉ là chuỗi hình ảnh được kết nối với nhau




×