Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Phân tích tác phẩm "Truyền kì mạn lục" của Nguyễn Dữ - Bài làm 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.08 KB, 4 trang )

Phân tích tác phẩm "Truyền kì mạn
lục" của Nguyễn Dữ - Bài làm 1




Truyền kỳ mạn lục (in 1768, A.176/1-2). Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm
phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ nôm. Truyền kỳ mạn lục
gồm 20 truyện, viết bằng tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện thường
có lời bình của tác giả, hoặc của một người cùng quan điểm với tác giả. Hầu hết các
truyện xảy ra ở đời Lý, đời Trần, đời Hồ hoặc đời Lê sơ từ Nghệ An trở ra Bắc. Lấy
tên sách là Truyền kỳ mạn lục (Sao chép tản mạn những truyện lạ), hình như tác giả
muốn thể hiện thái độ khiêm tốn của một người chỉ ghi chép truyện cũ. Nhưng căn cứ
vào tính chất của các truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục không phải là một công trình
sưu tập như Lĩnh Nam chích quái, Thiên Nam vân lục mà là một sáng tác văn học
với ý nghĩa đầy đủ của từ này. Đó là một tập truyện phóng tác, đánh dấu bước phát
triển quan trọng của thể loại tự sự hình tượng trong văn học chữ Hán. Và nguyên nhân
chính của sự xuất hiện một tác phẩm có ý nghĩa thể loại này là nhu cầu phản ánh của
văn học.
Trong thế kỷ XVI, tình hình xã hội không còn ổn định như ở thế kỷ XV; mâu
thuẫn giai cấp trở nên gay gắt, quan hệ xã hội bắt đầu phức tạp, các tầng lớp xã hội
phân hóa mạnh mẽ, trật tự phong kiến lung lay, chiến tranh phong kiến ác liệt và kéo
dài, đất nước bị các tập đoàn phong kiến chia cắt, cuộc sống không yên ổn, nhân dân
điêu đứng, cơ cực. Muốn phản ánh thực tế phong phú, đa dạng ấy, muốn lý giải những
vấn đề đặt ra trong cuộc sống đầy biến động ấy thì không thể chỉ dừng lại ở chỗ ghi
chép sự tích đời trước. Nhu cầu phản ánh quyết định sự đổi mới của thể loại văn học.
Và Nguyễn Dữ đã dựa vào những sự tích có sẵn, tổ chức lại kết cấu, xây dựng lại nhân
vật, thêm bớt tình tiết, tu sức ngôn từ tái tạo thành những thiên truyện mới. Truyền
kỳ mạn lục vì vậy, tuy có vẻ là những truyện cũ nhưng lại phản ánh sâu sắc hiện thực
thế kỷ XVI. Trên thực tế thì đằng sau thái độ có phần dè dặt khiêm tốn, Nguyễn Dữ
rất tự hào về tác phẩm của mình, qua đó ông bộc lộ tâm tư, thể hiện hoài bão; ông đã


phát biểu nhận thức, bày tỏ quan điểm của mình về những vấn đề lớn của xã hội, của
con người trong khi chế độ phong kiến đang suy thoái.

Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại,
đả kích hôn quân bạo chúa, tham quan lại nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến
quyền sống của con người như tình yêu trai gái, hạnh phúc lứa đôi, tình nghĩa vợ
chồng, có truyện thể hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật Nguyễn Dữ đã phản
ánh hiện thực mục nát của chế độ phong kiến một cách có ý thức. Toàn bộ tác phẩm
thấm sâu tinh thần và mầu sắc của cuộc sống, phạm vi phản ánh của tác phẩm tương
đối rộng rãi, khá nhiều vấn đề của xã hội, con người được đề cập tới. Bất mãn với thời
cuộc và bất lực trước hiện trạng, Nguyễn Dữ ẩn dật và đã thể hiện quan niệm sống của
kẻ sĩ lánh đục về trong qua Câu chuyện đối đáp của người tiều phu trong núi Nưa. ở
ẩn mà nhà văn vẫn quan tâm đến thế sự, vẫn không quên đời, vẫn nuôi hy vọng ở sự
phục hồi của chế độ phong kiến. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho
gia. Ông phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ thuần phong mỹ tục xuất
phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục nát đương thời để
khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả" để đề cao
đạo "thuần vương", phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền thần,
trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết
nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tuy nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư
tưởng nhà nho, mà còn thể hiện sự dao động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý
thức hệ phong kiến. Nguyễn Dữ đã có phần bảo lưu những tư tưởng phi Nho giáo khi
phóng tác, truyện dân gian, trong đó có tư tưởng Phật giáo, Đạo giáo và chủ yếu là tư
tưởng nhân dân. Nguyễn Dữ đã viết truyền kỳ để ít nhiều có thể thoát ra khỏi khuôn
khổ của tư tưởng chính thống đặng thể hiện một cách sinh động hiện thực cuộc sống
với nhiều yếu tố hoang đường, kỳ lạ. Ông mượn thuyết pháp của Phật, Đạo, v.v. để lý
giải một cách rộng rãi những vấn đề đặt ra trong cuộc sống với những quan niệm nhân
quả, báo ứng, nghiệp chướng, luân hồi; ông cũng đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng
nhân dân khi miêu tả cảnh cùng cực, đói khổ, khi thể hiện đạo đức, nguyện vọng của
nhân dân, khi làm nổi bật sự đối kháng giai cấp trong xã hội. Cũng chính vì ít nhiều

không bị gò bó trong khuôn khổ khắt khe của hệ ý thức phong kiến và muốn dành cho
tư tưởng và tình cảm của mình một phạm vi rộng rãi, ông hay viết về tình yêu nam nữ.
Có những truyện ca ngợi tình yêu lành mạnh, chung thủy sắt son, thể hiện nhu cầu
tình cảm của các tầng lớp bình dân. Có những truyện yêu đương bất chính, tuy vượt ra
ngoài khuôn khổ lễ giáo nhưng lại phản ánh lối sống đồi bại của nho sĩ trụy lạc, lái
buôn hãnh tiến. Nguyễn Dữ cũng rất táo bạo và phóng túng khi viết về những mối tình
si mê, đắm đuối, sắc dục, thể hiện sự nhượng bộ của tư tưởng nhà nho trước lối sống
thị dân ngày càng phổ biến ở một số đô thị đương thời. Tuy vậy, quan điểm chủ đạo
của Nguyễn Dữ vẫn là bảo vệ lễ giáo, nên ý nghĩa tiến bộ toát ra từ hình tượng nhân
vật thường mâu thuẫn với lý lẽ bảo thủ trong lời bình. Mâu thuẫn này phản ánh mâu
thuẫn trong tư tưởng, tình cảm tác giả, phản ánh sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến
trong tầng lớp nho sĩ trước nhu cầu và lối sống mới của xã hội. Truyền kỳ mạn lục có
giá trị hiện thực vì nó phơi bày những tệ lậu của chế độ phong kiến và có giá trị nhân
đạo vì nó đề cao phẩm giá con người, tỏ niềm thông cảm với nỗi khổ đau và niềm mơ
ước của nhân dân.

Truyền kỳ mạn lục còn là tập truyện có nhiều thành tựu nghệ thuật, đặc biệt là
nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật. Nó vượt xa những truyện ký lịch sử vốn ít chú
trọng đến tính cách và cuộc sống riêng của nhân vật, và cũng vượt xa truyện cổ dân
gian thường ít đi sâu vào nội tâm nhân vật. Tác phẩm kết hợp một cách nhuần nhuyễn,
tài tình những phương thức tự sự, trữ tình và cả kịch, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn
ngữ tác giả, giữa văn xuôi, văn biền ngẫu và thơ ca. Lời văn cô đọng, súc tích, chặt
chẽ, hài hòa và sinh động. Truyền kỳ mạn lục là mẫu mực của thể truyền kỳ, là "thiên
cổ kỳ bút", là "áng văn hay của bậc đại gia", tiêu biểu cho những thành tựu của văn
học hình tượng viết bằng chữ Hán dưới ảnh hưởng của sáng tác dân gian.

×