Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Bài thu hoạch môn dựng phim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.85 KB, 7 trang )

Bài thu hoạch môn Dựng phim
Sinh viên: Lại Ngọc An – Truyền hình 34A1
Mã số SV: 34.19.001


A/Kiến thức lý thuyết
I/Các cỡ cảnh trong dựng phim:
-

-

-

Đại cảnh: giới thiệu không gian, thời gian, nơi sự việc xảy ra
Tồn cảnh: Nhận biết khơng gian
Trung cảnh: Từ ngực hoặc từ hông trở lên
Cận cảnh: Gần chi tiết, loại bỏ chi tiết thừa
Cảnh đặc tả: Nhấn mạnh vào nhân vật, lấy cảm xúc của nhân vật
Cảnh tĩnh (fix): Giúp người xem tập trung quan sát được các sự vật, sự
việc đang diễn ra trong khung hình
Cảnh lia (pan): Quay quanh trục để mô tả bối cảnh của một sự kiện, định
vị nó trong khơng gian. Thường được sử dụng khi muốn dõi theo một đối
tượng đang chuyển động hoặc liệt kê sự vật, sự việc trong cảnh hoặc
nhằm chuẩn bị cho một đối tượng bước vào khung hình
Cảnh thu, phóng (zoom): Điều khiển ống kính mà khơng cần di chuyển,
những vật xa được đưa gần chủ thể, làm rõ chủ thể đang được nói đến.
Zoom shot khơng được khuyến khích sử dụng vì tốn thời gian và kỹ năng
của người quay không tốt
Cảnh quay cầm tay: tạo cảm giác chân thực
Góc cao: thể hiện tâm trạng nhân vật
Góc thấp: đặt máy quay thấp hơn nhân vật nhằm nâng vị thế nhân vật



II/Quy trình dựng phim truyền hình
1. Khởi tạo và quản lý dữ liệu
2. Xem và lựa chọn dữ liệu
3. Biên tập hình ảnh
4. Biên tập âm thanh
5. Biên tập tiêu đề
6. Xuất bản phim
* Typefaces: Oldstyle(Thế kỷ 15 – 17), Transitional(Giữa thế kỷ 18),
Modern(Cuối thế kỷ 18), Slab Serif(Thế kỷ 19), Sans serif(Thế kỷ 19 – 20)


B/Q trình thực hiện
I/Tóm tắt nội dung chương trình “Nơng dân tập sự”: Mỗi số của
chương trình sẽ có 2 bạn trẻ tham gia thử thách “một ngày làm nông dân”.
Một bạn trẻ là người Việt Nam sống ở thành phố, chỉ quen với cuộc sống
ngột ngạt ở thành phố, chưa bao giờ đặt chân đến vùng nông thôn và một
người nước ngồi u thích khám phá văn hóa Việt Nam. Ê kíp sẽ đưa họ
đến một vùng q khơng được biết trước để thực hiện thử thách tại một nhà
dân. Tại đây họ sẽ làm quen với gia đình nơng dân đó và làm những cơng
việc của một người nông dân và sinh hoạt theo nếp sống nông dân, dưới sự
phân công và hướng dẫn của chủ nhà. Những cơng việc đó có thể là: làm
những cơng việc đồng áng, phơi thóc, chăn dê, trâu bị, trồng rau, đánh bắt
cá, mị cua bắt ốc; phụ giúp làm cơm q(nhóm lửa, bắt gà, làm gà, hái rau,
giã đồ bằng cối đá…), sinh hoạt(đi ngủ sớm, thức dậy sớm, sử dụng những
đồ dùng dân dã…)
Chương trình sẽ chọn ra vùng quê chưa bị pha tạp quá nhiều lối sống
hiện đại, vẫn cịn giữ được những nét đặc trưng của nơng thơn, đa dạng về
văn hóa, ẩm thực, điều kiện sống cịn thiếu thốn. Ê kíp liên hệ trước với chủ
nhà và trao đổi trước nội dung chương trình. Tồn bộ q trình ghi hình sẽ

được diễn ra một cách tự nhiên, khách mời sẽ cùng làm những công việc mà
chủ nhà làm. Bên cạnh đó, ê kíp sẽ sắp đặt trước một vài thử thách cho nhân
vật dưới hình thức sự phân công, nhờ vả của chủ nhà
Mỗi vùng nông thôn có thể sẽ có những cơng việc và đặc điểm văn
hóa khác nhau. Qua q trình tham gia chương trình, nhân vật và khán giả có
thể nhận thấy rõ điều này. Nhân vật chỉ được mang quần áo và đồ dùng cá
nhân cơ bản. Chương trình sẽ thu lại ví tiền và điện thoại trong suốt quá
trình thực hiện ghi hình
Thời gian thực hiện thử thách là 1,5 ngày. Các nhân vật sẽ có mặt
trước giờ khởi hành khoảng 30 phút để gặp gỡ ê kíp cũng như bạn đồng
hành. Cả hai có thể trao đổi, trị chuyện để tìm hiểu thêm về nhau trong suốt
quãng đường xe di chuyển. Ê kíp thực hiện ghi hình từ điểm xuất phát, từ lúc
hai nhân vật làm quen nhau, lên xe. Sau đó, máy quay sẽ theo sát 2 nhân vật
cho đến khi kết thúc trải nghiệm làm nông dân, lên xe trở về thành phố


Nửa ngày đầu tiên, hai vị khách mời sẽ đến làm quen với chủ nhà, đi
thăm thú vùng quê. Ngày tiếp theo, 2 nhân vật sẽ tập làm nông dân, thực
hiện các công việc dưới sự phân công và hướng dẫn của chủ nhà, qua đó trải
nghiệm, tìm hiểu và khám phá những đặc điểm của vùng quê đó. Buổi tối họ
sẽ tự tìm nguyên liệu dân dã ở vùng quê và nấu tiệc chia tay với gia đình chủ
nhà
Quá trình ghi hình tại vùng quê sẽ kết thúc vào sáng hôm sau, sau khi
nhân vật chia tay với gia đình chủ nhà. Mỗi số của chương trình sẽ có video
clip giới thiệu hai khách mời (sau hình hiệu), clip giới thiệu về vùng quê mà
khách mời sẽ tham gia thử thách. Trong q trình ghi hình, biên tập có thể
phỏng vấn nhanh cảm xúc của khách mời khi họ đang sinh hoạt hoặc làm
việc. Sau khi kết thúc thử thách, biên tập sẽ xem lại file, ghi lại những vấn
đề mà các khách mời đã gặp phải, những tình huống mà khách mời đã xử
lý…để phỏng vấn về cảm xúc, suy nghĩ của họ trong từng phần việc, từng

tình huống đó, lý giải về những hành động lời nói đáng lưu ý, cảm nhận về
người bạn đồng hành, cảm nhận sau khi tham gia và hoàn thành thử thách…
Phần phỏng vấn này sẽ được thực hiện trong studio, ngay khi nhân vật trở
về. Những đoạn phỏng vấn này sẽ được xen kẽ với các phần khác trong khâu
biên tập – dựng để tạo sự liên kết và chân thực
II/Mục đích thực hiện chương trình
 Giúp những bạn trẻ ở thành phố và người nước ngồi có cơ hội khám
phá và trải nghiệm các công việc cũng như nếp sống, nếp sinh hoạt
của người nông dân ở các vùng quê Việt Nam. Thực tế có rất nhiều
bạn trẻ ở thành phố từ nhỏ đã được bao bọc, che chở, không được va
chạm thực tế cuộc sống của người nông dân. Tham gia chương trình
sẽ là cơ hội để họ mở rộng tầm hiểu biết của mình, được chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của các vùng quê Việt Nam cũng như tự mình trải
nghiệm những điều thú vị của thôn quê mà ở thành phố họ khơng có
cơ hội để trải nghiệm. Đồng thời, qua đó họ cũng trân trọng hơn
những gì mình đang có, hiểu được người nơng dân làm ra những vật
phẩm nông nghiệp cực nhọc như thế nào. Bên cạnh đó, cũng có rất
nhiều người có sở thích được khám phá, trải nghiệm những môi
trường sống khác nhau, và môi trường sống ở nông thôn sẽ đem lại


cho họ cảm giác khác biệt thực sự và những trải nghiệm thú vị. Đặc
biệt là người nước ngoài, họ rất thích khám phá những điểm đặc biệt
trong văn hóa của Việt Nam, các vùng đất, con người…Các vùng quê
Việt Nam hội tụ đầy đủ các yếu tố kích thích sự tị mị khám phá của
họ. Đó là những hình ảnh, cung cách sinh hoạt mang tính đặc trưng
mà họ khơng nhìn thấy ở đất nước của họ
 Quảng bá những nét đặc sắc trong văn hóa cũng như nếp sống, nếp
sinh hoạt của các vùng quê Việt Nam. Các vùng thơn q ở Việt Nam
có rất nhiều nét văn hóa đặc trưng mà nhiều nơi vẫn cịn lưu giữ. Khi

lối sống thành thị đang dần phát triển và lấn át dần lối sống nơng thơn
thì những nét đặc sắc ấy rất cần được gìn giữ và phát huy. Đó là
những nét đặc trưng trong nếp sống, nếp sinh hoạt( gắn bó với đồng
ruộng, vật ni, nơng – lâm – ngư cụ, thủ cơng mỹ nghệ, thói quen
dậy sớm, đi chợ phiên ở vùng quê, uống nước chè xanh trò chuyện…
văn hóa làng xã với cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, cổng
làng...cùng với văn hóa ẩm thực vùng miền đa dạng và phong phú của
Việt Nam. Bên cạnh đó, hình ảnh nơng thơn hiện lên với cánh đồng,
ruộng lúa, triền đê, vườn rau, đàn bò, đàn lợn, chợ quê…và những con
người chất phác, hiền lành, quen với cuộc sống lam lũ vất vả cũng góp
phần tạo nên những nét đặc sắc kích thích sự tìm tịi khám phá. Điều
đặc biệt là Việt Nam rất đa dạng các vùng nơng thơn, mỗi vùng q lại
có nét đặc sắc riêng biệt bên cạnh bức tranh làng quê chung. Làng quê
ở Bắc Bộ khác với Trung Bộ hay Nam Bộ, miền Tây. Vùng đồng bằng
khác với vùng biển, vùng núi hay vùng sông nước. Điều này tạo nên
sự mới lạ cho mỗi số của chương trình
 Hiện tại chưa có nhiều chương trình truyền hình thực tế về nơng
nghiệp, nơng thơn. Những chương trình về nơng thơn chủ yếu là các
chương trình chính luận khơ khan. Một chương trình truyền hình thực
tế về nơng thơn sẽ giúp những hình ảnh, câu chuyện về nông thôn
được truyền tải một cách hấp dẫn, sinh động và chân thực hơn.
III/Quá trình dựng
Với những kiến thức đã được thu nhận trong quá trình học tập trên
lớp, cùng với sự tích lũy kinh nghiệm thơng qua những lần làm các bài
tập chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật dựng…Nhóm đã hồn thành sản


phẩm dựng để nộp đến thầy.Sau khi học xong môn Dựng phim , cá nhân
đã có những hình dung đầy đủ, rõ ràng hơn về quy trình, kỹ thuật để
hồn thành một tác phẩm dựng phim. Bài tập cuối kỳ cho mơn học là

thực hiện chương trình truyền hình thực tế với chương trình mang tên
Nơng dân tập sự như đã trình bày ở trên
Trước khi đi quay, hãy chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ về nhân lực và vật
lực, phát huy tối đa sự đóng góp và sự sáng tạo, sức làm việc của các thành
viên trong nhóm. Phân bổ công việc hợp lý cho từng cá nhân để cùng nhóm
hồn thành cơng việc chung. Trước tiên là vấn đề lựa chọn nhân vật, cả
nhóm đã có sự tìm tịi và liên hệ đến những nhân vật có sự phù hợp về cả
mặt nội dung lẫn hình thức của chương trình, quan trọng hơn cả vẫn là nội
dung chương trình. Tiếp đến là sự chuẩn bị về quay phim, máy móc và
phương tiện di chuyển, vì những cảnh quay chủ yếu được thực hiện tại Ninh
Bình nên sự chuẩn bị lại càng trở nên kỹ càng hơn. Có lẽ đây cũng là bài học
kinh nghiệm lớn nhất cho tất cả mọi công việc: SỰ CHUẨN BỊ, đặc biệt là
khi bạn đang tham gia sản xuất một tác phẩm truyền hình. Chuẩn bị sẵn sàng
về thiết bị, máy móc, nhân vật, phương tiện,kịch bản, nội dung chương trình
sẽ giúp mọi người dễ dàng thực hiện được ý tưởng mà có nhóm đã đề ra. Và
sự chuẩn bị là khởi nguồn cho mọi sự hồn thiện
Tinh thần làm việc nhóm: sự hợp tác, gắn kết, phân chia công việc hợp lý
cho mọi thành viên sẽ tạo được sự công bằng và tơn trọng thành quả do chính mình
sáng tạo ra. Khơng nên ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, mà hãy để tự bản thân thực
hiện phần việc của mình và đóng góp vào phần việc chung của cả nhóm.
Nội dung kịch bản và ý tưởng: Hãy chuẩn bị một kịch bản đầy đủ và chi tiết
nhưng đừng quá tỉ mỉ và tiểu tiết để có một khung sườn nội dung chương trình cho
mọi người được xem trước(quay phim, nhân vật) để mọi người hiểu về nội dung ý
tưởng mà cả nhóm muốn xây dựng. Đưa ra những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo để
thực hiện những điều hay ho
Có những phương án dự phòng để sẵn sàng đáp ứng: Đừng quá phụ thuộc
vào một phương án duy nhất, mà phải có những phương án chuẩn bị để sẵn sàng
thay thế. Sự chuẩn bị những phương án dự phòng để sẵn sàng thay thế và linh hoạt,
chủ động trong mọi tình huống



Sau một thời gian cả nhóm làm việc với nhau thì sản phẩm của cả nhóm đã
hồn thành. Cảm ơn thầy đã hướng dẫn và đóng góp để cả nhóm hoàn thành được
sản phẩm!



×