Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
----  ----

NGUYỄN THU LỤA

HÀNH VI NGÔN NGỮ CHỬI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Ngơn ngữ học

Hà Nội, tháng 05 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
----  ----

NGUYỄN THU LỤA

HÀNH VI NGÔN NGỮ CHỬI
TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chun ngành: Ngơn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học

TS. ĐỖ THỊ HIÊN


Hà Nội, tháng 05 năm 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện khóa luận, tơi đã nhận được sự hướng dẫn chu đáo và
tận tình từ TS. GVC. Đỗ Thị Hiên – Giảng viên tổ Ngơn Ngữ cùng sự ủng hộ và góp
ý của tồn thể các thầy, cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các
thầy, cô, đặc biệt là TS. GVC. Đỗ Thị Hiên – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tơi
hồn thành khóa luận này.
Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô!
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2022
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thu Lụa


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài khóa luận tốt nghiệp mang tên “Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp” được thực hiện trực tiếp dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của TS.GV. Đỗ
Thị Hiên.
Tôi xin cam đoan rằng:
- Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
- Kết quả này khơng trùng với kết quả của bất kì tác giả nào đã được cơng bố
trước đó.
Nếu những cam đoan trên là sai, tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2022
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thu Lụa




DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

C-V

Chủ - vị

SP1

Người nói

SP2

Người nghe

tr.

trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................................................... 2
2.1. Nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ chửi ................................................. 2

2.2. Nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp..................................................................... 4
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................. 5
3.1. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................................ 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................................... 5
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................ 6
5. Nội dung chính của khóa luận, các vấn đề cần giải quyết........................................................ 6
6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 7
7. Dự kiến kết quả và đóng góp của khóa luận .............................................................................. 7
8. Bố cục của khóa luận................................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................. 8
1.1. Hành vi ngơn ngữ.................................................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ ................................................................................................. 8
1.1.2. Cấu trúc của hành vi ngôn ngữ .......................................................................................... 10
1.1.3. Dấu hiệu nhận biết các hành vi ngôn ngữ ......................................................................... 10
1.1.4. Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ.................................................................................. 12
1.1.5. Phân loại hành vi ngôn ngữ ................................................................................................ 13
1.1.6. Dạng thức thể hiện của hành vi ngôn ngữ ......................................................................... 17
1.2. Hành vi ngôn ngữ chửi......................................................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................................. 18
1.2.2. Điều kiện xác định hành vi chửi ......................................................................................... 18
1.2.3. Dấu hiệu nhận biết............................................................................................................... 19
1.2.4. Dạng thức và phân loại hành vi chửi ................................................................................. 21
1.2.4.1. Dạng thức hành vi chửi .................................................................................................... 21
1.2.4.2. Phân loại hành vi chửi ...................................................................................................... 22


1.2.5. Phân biệt hành vi chửi trong giao tiếp đời sống với hành vi chửi trong văn bản nghệ thuật
......................................................................................................................................................... 23
1.3. Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp......................................................................................... 25
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................................ 26

CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ HÀNH VI NGÔN NGỮ CHỬI TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN HUY THIỆP ............................................................................................................. 28
2.1. Đặc điểm cấu trúc của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
......................................................................................................................................................... 28
2.1.1. Hành vi chửi có cấu trúc một từ ......................................................................................... 29
2.1.2. Hành vi chửi có cấu trúc một ngữ ...................................................................................... 33
2.1.3. Hành vi chửi có cấu trúc một câu (Cụm C-V/ Kết cấu C-V) ............................................ 38
2.1.4. Hành vi chửi có cấu trúc một đoạn văn ............................................................................. 41
2.2. Dạng thức thể hiện của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
......................................................................................................................................................... 45
2.2.1. Hành vi chửi trực tiếp.......................................................................................................... 46
2.2.1.1. Hành vi tự chửi ................................................................................................................. 47
2.2.1.2. Hành vi chửi một đối tượng khác .................................................................................... 47
2.2.2. Hành vi chửi gián tiếp ......................................................................................................... 50
2.2.1.1. Hành vi tự chửi ................................................................................................................. 50
2.2.1.2. Hành vi chửi một đối tượng khác .................................................................................... 51
2.3. Vai trị của hành vi ngơn ngữ chửi trong việc thể hiện nội dung và nghệ thuật của truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.............................................................................................................. 53
2.3.1. Góp phần thể hiện tính cách, đặc điểm số phận nhân vật ................................................ 53
2.3.2. Góp phần thể hiện diễn biến tâm lý nhân vật .................................................................... 55
2.3.3. Góp phần thể hiện ý đồ, phong cách nghệ thuật của tác giả............................................ 56
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................................ 58
KẾT LUẬN................................................................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 61
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................... 63


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Cấu trúc hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ....... 28
Bảng 2.2: Dạng thức thể hiện của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy

Thiệp............................................................................................................................... 45
Bảng 2.2.1: Hành vi chửi trực tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................... 46
Bảng 2.2.2: Hành vi chửi gián tiếp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp ................... 50


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cấu trúc hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp .............. 28
Biểu đồ 2.1.1: Hành vi ngơn ngữ chửi có cấu trúc một từ trong truyện ngắn Nguyễn Huy
Thiệp............................................................................................................................... 29
Biểu đồ 2.1.2: Hành vi ngơn ngữ chửi có cấu trúc một ngữ trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp ....................................................................................................................... 33
Biểu đồ 2.1.3: Hành vi ngơn ngữ chửi có cấu trúc câu (C-V) trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp ....................................................................................................................... 39
Biểu đồ 2.1.4: Hành vi ngơn ngữ chửi có cấu trúc một đoạn văn trong truyện ngắn
Nguyễn Huy Thiệp ......................................................................................................... 42
Biểu đồ 2.2: Dạng thức thể hiện của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp ....................................................................................................................... 45


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1.5.1: Sơ đồ phân loại hành vi ngôn ngữ của Recanati ................................................. 16
Sơ đồ 1.1.5.2: Sơ đồ phân loại hành vi ngôn ngữ của Bach và Harnish .................................... 16


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngữ dụng học là một ngành quan trọng của ngôn ngữ học. Với ngữ dụng học,
ngôn ngữ học đã vượt qua những yếu tố nội tại của nó để tiếp cận và đi vào đời sống. Dù
được giới thiệu vào Việt Nam chưa lâu nhưng ngữ dụng học đã mở ra nhiều hướng
nghiên cứu mới mẻ, hấp dẫn và thú vị. Trong số đó, nhóm hành vi ngơn ngữ được xem

là những vấn đề cơ bản và cốt lõi của ngữ dụng học. Hành vi ngơn ngữ được chia thành
nhiều tiểu nhóm. Chửi là một trong số hành vi ngôn ngữ đặc trưng của hoạt động nói
năng và thường được xem là hiện tượng “phản chuẩn”. Dù mang tính chất kiêng kị
nhưng hành động này vẫn xuất hiện khơng ít. Chúng ta có thể bắt gặp hành vi chửi trong
cuộc sống hằng ngày ở nhiều nơi, ở nhiều đối tượng với nhiều sắc thái và mục đích khác
nhau. Ở lĩnh vực văn chương nghệ thuật, các nhà văn cũng sử dụng hành vi này trong
việc xây dựng ngôn ngữ của nhân vật. Như vậy, hành vi ngơn ngữ chửi khơng hồn tồn
là hành vi “phản chuẩn” như nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định.
1.2. Nguyễn Huy Thiệp là một trong những cây bút nổi bật của văn đàn Việt Nam
thời kì đổi mới. Ông thể nghiệm ngòi bút ở nhiều thể loại nhưng thành công hơn cả với
truyện ngắn. Truyện ngắn của ông phản ánh chân thực cuộc sống với đề tài vô cùng
phong phú. Ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp vừa lạnh lùng, dửng
dưng nhưng cũng rất “xăm xoi” khó chịu. Do đó, khi tìm hiểu và nghiên cứu những hành
vi ngôn ngữ, cụ thể là hành vi chửi, chúng ta có thể nhận thấy hành vi này biểu hiện rất
phong phú, đa dạng trong các sáng tác truyện ngắn của ơng. Điều này góp phần thể hiện
nội dung, tư tưởng của tác phẩm, tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả.
Đồng thời, nhờ hành vi chửi, các truyện ngắn của ông đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét
trong lòng người đọc, ngày càng hấp dẫn và thu hút nhiều độc giả hơn nữa.
Từ những cơ sở trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hành vi ngôn ngữ
chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” với mục đích muốn tìm hiểu và lý giải việc
sử dụng hành vi ngơn ngữ này. Qua đó, chúng ta có thể thấy những biểu hiện đa dạng
cũng như vai trò của hành vi này trong việc thể hiện phong cách nghệ thuật độc đáo của
nhà văn.

1


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ chửi
Hành vi ngôn ngữ là một loại hành vi đặc biệt được thực hiện bằng phương tiện

ngôn ngữ. Vào những năm 60 của thế kỉ XX, Austin – một nhà triết học người Anh – là
người đầu tiên phát hiện ra bản chất của hành vi trong lời nói. Theo Austin, “khi chúng
ta nói năng là chúng ta đang thực hiện một loại hành động đặc biệt mà phương tiện là
ngôn ngữ. Một hành động ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (người viết) nói
ra một phát ngơn cho người nghe (người đọc) trong ngữ cảnh”. Cũng theo Austin, hành
động ngơn ngữ được phân loại thành 5 nhóm bao gồm:
Nhóm (1) phán xử
Nhóm (2) hành xử
Nhóm (3) cam kết
Nhóm (4) trình bày
Nhóm (5) ứng xử
Hành vi chửi được xếp vào phạm trù của nhóm (5). Hành vi này thể hiện cách
ứng xử giữa con người với con người, giữa con người với các sự vật, sự việc có mối liên
quan với nhau.
Cách phân loại của Austin được các nhà nghiên cứu khác cơng nhận, tuy nhiên
vẫn cịn nhiều ý kiến trái chiều cho rằng cách phân loại của Austin còn những hạn chế
nhất định. Một trong những nhà nghiên cứu đã chỉ ra những hạn chế trong cách phân
chia của Austin là Searle. Searle đưa ra 12 tiêu chí phân loại. Từ đó, Searle đã phân lập
thành 5 nhóm hành vi:
- Nhóm tái hiện (miêu tả, trần thuật, khẳng định, thơng báo,...)
- Nhóm điều khiển (ra lệnh, u cầu, đề nghị, sai, mời, khuyên,...)
- Nhóm cam kết (hứa hẹn, cam đoan, đe doạ, thề, tặng, biếu,...)
- Nhóm biểu cảm (xin lỗi, cảm ơn, khen, phê bình, chê,...)
- Nhóm tun bố (tuyên bố, tuyên án, buộc tội, bổ nhiệm, từ chức,...)

2


Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ chửi, chúng tôi nhận thấy các cơng trình nghiên
cứu về hành vi này được khai thác ở hai nguồn chính là lời nói hàng ngày và lời thoại

của nhân vật trong văn học. Một số cơng trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này như:
Cuốn “Ngoa ngữ trong dân gian Việt Nam” (1998), Nguyễn Văn Hoa đã sưu tầm,
tập hợp các lời chửi trong dân gian Việt Nam. Theo tác giả, “ngoại trừ tiếng chửi nựng
yêu con cháu hoặc tiếng răn đe... còn lại, theo tôi, do tâm trạng nặng nề, cáu giận, thù
ghét mà phải bật lên tiếng chửi. Đó là võ miệng cần thiết để hạ nhục đối phương”. Như
vậy, tác giả đã lí giải về nguồn gốc và tính chất của tiếng chửi trong dân gian một cách
sinh động.
Theo tác giả Trần Ngọc Thêm trong cuốn “Cơ sở văn hóa Việt Nam” (1999), ông
đã nhận xét tiếng chửi người Việt ở góc độ nghệ thuật ngơn từ như sau: “Thậm chí ngay
cả trong việc chửi nhau, người Việt cũng chửi bài bản, cân đối, nhịp nhàng, đầy chất
thơ, không chỉ chửi lời mà cả cách chửi, dáng chửi, điệu chửi,... cũng mang tính nhịp
điệu... Đó là một nghệ thuật độc đáo mà có lẽ khơng một dân tộc nào trên thế giới có thể
có được” [15-tr.162]. Tác giả đã cho người đọc thấy được tính hài hịa cân xứng của
nghệ thuật ngơn từ Việt Nam nói chung và lời chửi nói riêng.
Trong luận án tiến sĩ “Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của hành động chửi qua lời
thoại nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam” (2013), Trần Thị Hoàng Yến đã chỉ ra và
phân tích chi tiết các đặc điểm ngữ nghĩa hành động chửi từ đó cho thấy phong cách
nghệ thuật của các nhà văn trong việc sử dụng ngôn từ để xây dựng nhân vật.
Bài báo “Xác định và phân loại hành động ngôn ngữ chửi mắng trong tiếng Việt”
(tạp chí Văn hóa và Đời sống, số 7 (235), 2014) của tác giả Mai Thị Hảo Yến đã đi xác
định và phân loại hành động chửi trên nhiều tiêu chí: các từ chửi mắng, chức năng chửi
mắng, biểu thức ngữ vi, mối quan hệ giữa các thành phần của mệnh đề với ngữ cảnh,...
Qua đó, chúng ta có những hiểu biết sâu sắc hơn về hành vi chửi trong cuộc sống và
trong văn học nghệ thuật.
Trong bài báo “Văn hóa giao tiếp của người Việt qua hành động ngơn ngữ chửi”
(tạp chí Văn hóa và Đời sống, số 3 (233), 2015), tác giả Mai Thị Hảo Yến đã chú ý đến
tiêu chí văn hóa của hành vi chửi. Tác giả đưa ra nhận định “Chửi là một hành động
ngôn ngữ khá đặc trưng và hết sức nhạy cảm trong nói năng của người Việt. Có rất
nhiều sắc thái văn hóa giao tiếp khác nhau được thể hiện qua hành động này”. Hành


3


động chửi thể hiện những bản sắc của người Việt trong giao tiếp. Đồng thời tác giả đã
phân tích các biểu hiện phong phú của tiếng chửi nhằm chứng minh cho một nét văn hóa
bản sắc của người Việt khi thể hiện thái độ, tình cảm. Tác giả cũng đã khẳng định rằng
hành vi chửi khơng hồn tồn “phản chuẩn”, “thiếu văn hóa”.
2.2. Nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp có sức hút mạnh mẽ với người đọc và các nhà
nghiên cứu. Có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về truyện ngắn của
ông như:
Bài báo “Diễn ngôn nhân vật trong nhóm truyện ngắn thế sự của Nguyễn Huy
Thiệp” của tác giả Phan Thị Điệp đăng trên Hội thảo khoa học sinh viên lần thứ IX
(2016) đã tiến hành khảo sát, phân loại, phân tích các diễn ngơn độc thoại, đối thoại
(song thoại, đa thoại) trong truyện ngắn thế sự của Nguyễn Huy Thiệp trên các phương
diện: đặc điểm, tính chất, hình thức, chức năng nghệ thuật,...
Tác giả Phan Thị Hồi trong luận văn “Đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa lời chửi
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” (2004, Đại học Vinh) phân tích cụ thể về cấu trúc
hành vi chửi và các nhân tố chi phối đến ngữ nghĩa lời chửi trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp. Đồng thời, tác giả đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của ngữ nghĩa trong lời
chửi để rút ra những bản sắc văn hóa dân tộc.
Luận văn tốt nghiệp của tác giả Hồng Khánh Hưng với đề tài “Đặc điểm về ngôn
ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” (2005) đã làm sáng tỏ những đặc điểm ngôn
ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những cảm
nhận ban đầu về việc sử dụng ngôn ngữ trong sáng tác của nhà văn.
Khóa luận “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” của tác giả Nguyễn Chí
Cơng (2013) đã phân tích, lý giải những đặc sắc về cách lựa chọn đề tài, xây dựng cốt
truyện, xây dựng nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu,... một cách sâu sắc.
Luận văn “Lớp từ, ngữ thông tục trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp”
(2017) của tác giả Vũ Thị Thanh Hà miêu tả cụ thể, chi tiết về các lớp từ ngữ thông tục

trong cách xưng hô, lời chửi, câu chửi của nhân vật trong truyện. Vũ Thị Thanh Hà khẳng
định từ ngữ thông tục thuộc nhóm kiêng kị trong giao tiếp. Đồng thời, khóa luận cho

4


người đọc nhận thấy vai trò, tác dụng của lớp từ ngữ thông tục trong việc thể hiện nội
dung, ý đồ và phong cách nghệ thuật nhà văn.
Như vậy, những cơng trình trên, các nhà nghiên cứu ngơn ngữ học, văn hóa học
đã phần nào làm sáng tỏ các yếu tố của hành vi chửi: nguồn gốc, đặc điểm, tính chất,...
Có thể thấy nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khá phong phú trên các góc độ:
nội dung, nghệ thuật, ngôn ngữ, ngữ dụng học,... Tuy nhiên, nghiên cứu về hành vi chửi
trong văn học của một tác giả cụ thể thì chưa được dồi dào, phong phú. Vì vậy, “Hành
vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” sẽ là một đề tài có những hấp
dẫn, mới mẻ riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
- Khóa luận nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm cấu trúc, dạng thức thể hiện của hành
vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Đồng thời, khóa luận chỉ ra và
phân tích tác dụng, vai trị của hành vi này trong việc thể hiện nội dung cũng như nghệ
thuật của tác phẩm.
- Khóa luận góp phần làm sáng tỏ một số biểu hiện về phong cách nghệ thuật
ngôn từ của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua các tác phẩm của ơng.
- Khóa luận góp phần phục vụ cho hoạt động tiếp nhận, học tập, nghiên cứu và
giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nói riêng và các tác phẩm
văn học nói chung từ lý thuyết ngữ dụng học cụ thể là từ góc độ hành vi ngơn ngữ học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được được những mục đích trên, khóa luận cần thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu cụ thể như sau:
- Nghiên cứu, phân tích các lý thuyết có liên quan đến khóa luận.

- Khảo sát, thống kê và phân loại hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn
Huy Thiệp.
- Phân tích, đánh giá về hành vi chửi được tác giả Nguyễn Huy Thiệp đưa vào
truyện ngắn của mình. Qua đó, đưa ra những nhận xét về vai trị của hành vi này trong
việc thể hiện nội dung, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.

5


4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu lý thuyết, làm cơ sở cho các phát
hiện, kết quả nghiên cứu ở các nội dung trong khóa luận.
- Phương pháp miêu tả: Đi sâu vào miêu tả các đặc điểm, cấu trúc, dạng thức, tiểu
loại của hành vi ngơn ngữ chửi.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Trên cơ sở khảo sát, thống kê, phân loại,
chúng tơi thực hiện phân tích từng đặc điểm cấu trúc, dạng thức thể hiện của hành vi
ngôn ngữ chửi. Từ đó khái qt các đặc điểm, tìm ra vai trị hành vi ngôn ngữ chửi trong
truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
- Thủ pháp thống kê, phân loại: Thống kê các hành vi ngôn ngữ chửi trong
“Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp”, phân loại, tính tỉ lệ các cấu trúc, dạng thức thể hiện
hành vi ngôn ngữ chửi đã khảo sát, thống kê trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
- Thủ pháp so sánh, đối chiếu: So sánh, đối chiếu các nhóm cấu trúc, dạng thức
để phân loại, phân tích. So sánh với những tác phẩm, tác giả cùng thời để tìm ra điểm
độc đáo.
5. Nội dung chính của khóa luận, các vấn đề cần giải quyết
- Khái quát lý luận về hành vi ngôn ngữ: Khái niệm, cấu trúc, dấu hiệu nhận biết,
điều kiện sử dụng, dạng thức thể hiện, phân loại,...
- Tìm hiểu lý thuyết về hành vi ngơn ngữ chửi: Khái niệm, dấu hiệu nhận biết,
điều kiện xác định, phân loại,...

- Khái quát về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp: Khái quát về tác giả; đặc điểm,
phong cách truyện ngắn của nhà văn.
- Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp:
+ Đặc điểm cấu trúc hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
+ Dạng thức thể hiện hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
+ Phân tích vai trị của hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp.

6


6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hành vi ngôn ngữ chửi trong truyện ngắn của nhà văn
Nguyễn Huy Thiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Cuốn tuyển tập “Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” – NXB
Văn hóa Sài Gịn, 2007.
7. Dự kiến kết quả và đóng góp của khóa luận
- Về mặt lý luận: Khóa luận góp phần làm phong phú các tài liệu chuyên ngành,
góp phần thúc đẩy sự phát triển của chuyên ngành ngữ dụng học cụ thể ở phương diện
hành vi ngôn ngữ qua việc nghiên cứu hành vi ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương.
Đồng thời, khóa luận góp phần thể hiện hướng tiếp cận khác cho văn học: từ hành vi
ngôn ngữ để tìm hiểu nội dung, nghệ thuật và phong cách của tác giả.
- Về mặt thực tiễn: Khóa luận giới thiệu một cách nhìn về hành vi ngơn ngữ chửi
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Khóa luận hi vọng sẽ là một tài liệu tin cậy, cung
cấp, bổ sung những kiến thức hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu các truyện ngắn của
nhà văn Nguyễn Huy Thiệp.
8. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khóa
luận có cấu trúc gồm 2 chương như sau:
- Chương 1: Cơ sở lí luận
- Chương 2: Miêu tả hành vi ngơn ngữ chửi trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp


7


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Hành vi ngơn ngữ
1.1.1. Khái niệm hành vi ngôn ngữ
Hành vi ngôn ngữ là một loại hành vi đặc biệt, hành vi được thực hiện nhờ phương
tiện ngôn ngữ. Austin là nhà triết học gia người Mỹ đầu tiên phát hiện ra bản chất của
hành vi ngơn ngữ. Lí thuyết về hành vi ngơn ngữ trở thành xương sống của Ngữ dụng
học và được nhiều nhà khoa học quan tâm. Sau này, lý thuyết về hành vi ngôn ngữ tiếp
tục được các nhà nghiên cứu kế thừa và phát triển.
C.Austin và J.Searle đều tin rằng ngôn ngữ không chỉ dùng để miêu tả hay thông
báo mà cịn được dùng để “làm cái gì đó”. Theo đó, trong cuốn “Dụng học Việt ngữ”,
Nguyễn Thiện Giáp đã đưa ra nhận định “các hành động được thực hiện bằng lời gọi là
hành động ngôn từ (speech act)” [5-tr.38].
Theo nghĩa rộng (theo Austin), “hành vi ngơn ngữ trong nói năng bao gồm ba
hành vi: hành vi tạo lời, hành vi mượn lời và hành vi ở lời” [1-tr.88]. Trong đó:
Hành vi tạo lời là hành vi sử dụng các yếu tố và quy tắc của ngôn ngữ để tạo ra
một phát ngơn, diễn ngơn về hình thức và nội dung. Sản phẩm của hành vi tạo lời thuộc
về phạm vi nghiên cứu của cú pháp học.
Hành vi mượn lời là hành vi “mượn” các phát ngôn nhằm gây ra một hiệu quả
nào đó ngồi ngơn ngữ ở người nghe, người nhận hay chính người nói. Hiệu lực mượn
lời thuộc về phạm vi nghiên cứu của xã hội học.
Hành vi ở lời (còn gọi là hành vi tại lời, hành vi ngơn trung) là hành vi người nói
thực hiện ngay khi nói năng tức đích của nó nằm ở trong chính phát ngơn đó. Hành vi ở
lời tạo ra các hiệu lực ở lời. Nó là đối tượng nghiên cứu chính của Ngữ dụng học.
Ví dụ (1):
SP1: Bao giờ cậu lên trường vậy?

SP2: Hai tuần nữa.

8


SP1 đã thực hiện hành vi hỏi ngay trong phát ngơn “Bao giờ cậu lên trường
vậy?”. Đích đặt ra của hành vi hỏi trong phát ngôn này là SP1 bày tỏ mong muốn được
giải đáp “thời gian lên trường” của SP2. SP2 tiếp nhận hành vi hỏi của SP1 và hồi đáp
đúng vào đích đã đặt ra. Lời hồi đáp của SP2 chứng tỏ hiệu quả của hành vi ở lời hỏi.
Khác với hành vi mượn lời, “hành vi ở lời là hành vi có ý định, có quy ước và thể
chế, được mọi người trong một cộng đồng ngôn ngữ tuân theo một cách không tự giác”
[1-tr.89]. Bên cạnh đó, hành vi ở lời có thể làm thay đổi tư cách pháp nhân của người
đối thoại “chúng đặt người nói, người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với
tình trạng của họ trước khi thực hiện hành vi ở lời đó” [1-tr.90]. Thí dụ, khi ta hứa với
ai một điều gì thì ngay lúc hứa ta đã bị ràng buộc vào trách nhiệm thực hiện lời hứa đó
và người nghe có quyền lợi chờ đợi lời hứa thực hiện.
Theo nghĩa hẹp, hành vi ngôn ngữ được dùng để chỉ hành vi ở lời. Ở khóa luận,
chúng tôi sẽ dùng thuật ngữ hành vi ngôn ngữ theo nghĩa hẹp, đồng nghĩa với thuật ngữ
hành vi ở lời để đi miêu tả, phân tích hành vi ngơn ngữ chửi của nhân vật trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Bởi lẽ, chỉ có hành vi ở lời và hiệu lực của hành vi ở lời là đối
tượng nghiên cứu của Ngữ dụng học. Theo đó, hành vi ngơn ngữ được xem là những
hành động ở lời của nhân vật được thực hiện trong hồn cảnh nhất định. Hành vi ngơn
ngữ đó có chủ ý và nhằm mục đích nhất định. Về cơ bản, hành vi ngôn ngữ chửi sẽ tạo
ra những tác động trực tiếp, sâu sắc, mạnh mẽ tới đối tượng bị chửi.
Ví dụ (2): “Tiên sư bố nhà mày, tao cho mày ăn học mà thế à?”
Đây là hành vi chửi của bà mẹ với người con trong cuộc sống hàng ngày.
Hay trong văn học, dù được coi là hành vi kiêng kị song cũng xuất hiện không ít
hành vi chửi:
Ví dụ (3):
“Chém cha cái kiếp lấy chồng chung”

(“Làm lẽ” – Hồ Xn Hương)
Ví dụ (4): “Đồ chó, nếu muốn đánh nhau thì ra ngồi kia chứ trong bụi gai thế
này thì làm gì được.” [16- tr.231].
(Nguyễn Huy Thiệp, “Những người thợ xẻ”)

9


Khi thực hiện hành vi chửi, người phát ngôn đã thực hiện được mục đích của
mình: thỏa mãn cơn cáu giận, khinh thường, nhục mạ, hạ thấp đối phương,... đồng thời
các phát ngôn được tạo ra đạt mức độ thậm xưng cao.
1.1.2. Cấu trúc của hành vi ngơn ngữ
Theo lí thuyết hành vi ngôn ngữ, trong một phát ngôn gồm 2 thành phần:
Nội dung miêu tả (hay còn gọi là nội dung mệnh đề, nội dung biểu hiện, nội dung
sự tình) là phần nội dung trong phát ngơn phản ánh thế giới khách quan được người nói
nhận thức và đưa vào phát ngôn. Ký hiệu là (p).
Hiệu lực ở lời là hiệu lực do hành vi ngôn ngữ được thực hiện đem lại; biểu thị
quan hệ. Ký hiệu là (F).
Như vậy, công thức của một phát ngôn như sau (theo Searle):
F(p)
Xem xét các thí dụ sau:
(5) Chị Lan đi chợ.
(6) Chị Lan đi chợ đi!
(7) Chị Lan đi chợ phải khơng?
Cả 3 phát ngơn cùng có chung một nội dung mệnh đề (p): Chị Lan đi chợ nhưng
chúng lại thực hiện các hành vi ngơn ngữ khác nhau, do đó, chúng có hiệu lực ở lời khác
nhau. Phát ngơn (5) có hiệu lực ở lời của hành vi thơng báo. Phát ngơn (6) có hiệu lực ở
lời của hành vi rủ. Phát ngơn (7) có hiệu lực ở lời của hành vi hỏi.
Như vậy, nghĩa của một phát ngôn bất kì là sự tổ hợp hai thành phần nghĩa F và
(p). Về nguyên tắc hai thành phần ngữ nghĩa này phải có sự thống nhất. Như vậy, nắm

được cả hai thành phần này thì mới hiểu đúng phát ngơn để hồi đáp phát ngôn một cách
thỏa đáng.
1.1.3. Dấu hiệu nhận biết các hành vi ngôn ngữ
Nhận diện hành vi ngôn ngữ cần phụ thuộc vào nhiều dấu hiệu. Mỗi một hành vi
ngôn ngữ (hành vi ở lời) được đặc trưng hóa bởi một biểu thức ngữ vi. Biểu thức ngữ vi
cịn gọi là biểu thức ở lời, biểu thức ngơn trung. Nhờ vào biểu thức ngữ vi, người ta có

10


thể nhận diện được hành vi ngôn ngữ. Đồng thời, mỗi biểu thức ngữ vi lại phân biệt với
nhau bởi các dấu hiệu hình thức nhất định. Những dấu hiệu đó được Searle gọi là
“phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời”. Các phương tiện này chính là dấu hiệu nhận biết
các hành vi ngôn ngữ, gồm:
Kiểu kết cấu: là các kiểu câu theo ngữ pháp truyền thống như cầu khiến, trần
thuật, câu hỏi,... Kiểu câu tương ứng với các hành vi ở lời. Kiểu kết cấu “có... khơng?”,
“sao... thế?”, “tại sao...như thế?” đặc trưng cho hành vi hỏi; Kiểu kết cấu
“anh/chị/cô/cậu/... cứ yên tâm, tôi sẽ...”, “tôi/chúng tôi/...hứa/ cam đoan/ chắc chắn/
nhất định sẽ...” đặc trưng cho hành vi hứa;...
Từ ngữ chuyên dùng: Các từ ngữ chuyên dùng có chức năng cấu tạo nên các kết
cấu câu. Mỗi loại biểu thức ngữ vi có thể chứa những từ ngữ đặc trưng cho hành vi ở lời
đó. Ví dụ biểu thức ngữ vi hỏi thường chứa các từ ngữ chuyên dùng như ai, gì, nào, đâu,
có... khơng, đã... chưa, phải không,... Biểu thức ngữ vi cầu khiến thường chứa các từ
hãy, đừng, chớ, đi, thôi, nào,... Biểu thức ngữ vi cảm thán thường chứa các từ ngữ chuyên
dùng như ôi, chao ơi, giời ơi,...
Ngữ điệu: Ngữ điệu có vai trị quan trọng trong việc tạo nên hiệu lực của một
hành vi ở lời. Ngữ điệu phát ra khác nhau sẽ tạo ra các biểu thức ngữ vi ứng với hành vi
ở lời khác nhau dù chúng có cùng một tổ chức từ vựng, ngữ pháp.
Ví dụ (8): SP1: Tao sẽ chờ ở đây.
Tùy thuộc vào ngữ điệu của người nói mà phát ngôn trên mang bản chất của biểu

thức ngữ vi hứa hoặc thách thức. Nếu người nói phát ngơn với ngữ điệu nhẹ nhàng,
không kèm theo yếu tố phi ngơn ngữ thì đây có thể được xem là biểu thức ngữ vi hứa.
Nếu người phát ngôn kèm theo ngữ điệu gay gắt, quyết liệt, kèm theo yếu tố phi ngơn
ngữ như ánh mắt, cử chỉ,... thì chúng thể hiện sự thách thức rõ ràng.
Quan hệ cấu trúc ngữ nghĩa của các thành tố tạo nên nội dung mệnh đề: Sự xác
định loại biểu thức ngữ vi còn tùy thuộc vào bản chất quan hệ giữa các yếu tố xuất hiện
trong biểu thức ngữ vi ấy, tức là “mối quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ tham thể tạo ra nội dung mệnh đề được nêu trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố của
ngữ cảnh” [1-tr.94]. Những tính chất như tự nguyện hay bắt buộc, tích cực hay tiêu cực,
xấu hay tốt,... của hành vi đối với cả người phát ngôn và người nhận cũng được coi là
phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời.

11


Động từ ngữ vi: Động từ ngữ vi biểu thị cho một biểu thức ngữ vi tường minh.
Đó là những động từ nói năng biểu thị hành vi ngơn ngữ. “Động từ ngữ vi là những động
từ mà khi phát âm, chúng ra cùng với biểu thức ngữ vi là người nói thực hiện ln hành
vi ở lời do chúng biểu thị” [1-tr.97]. Thí dụ, khi nói “Anh nên cai thuốc lá.”, người nói
đã thực hiện ln hành vi khun thể hiện qua động từ ngữ vi “nên” hoặc “Tôi hứa tơi
sẽ hồn thành đúng hạn.”, trong cuộc giao tiếp, người nói đã thực hiện ngay hành vi ở
lời hứa bằng cách phát âm động từ “hứa”.
1.1.4. Điều kiện sử dụng hành vi ngôn ngữ
Khi xem xét hành vi ngôn ngữ, đặc biệt trong chuyên ngành ngôn ngữ học, chúng
ta thường xem xét hành vi ở lời. Giống với các hành vi khác (sinh lý, vật lý,...), hành vi
ở lời cũng cần phải có những điều kiện nhất định. Hơn nữa, hành vi ở lời thuộc nhóm
hành vi xã hội, vì vậy, điều kiện sử dụng hành vi ở lời lại càng nghiêm ngặt hơn. Nhiều
nhà nghiên cứu nổi tiếng đã đưa ra những hệ thống lý thuyết về điều kiện sử dụng hành
vi ngôn ngữ (hành vi ở lời). Tiêu biểu là hệ thống những điều kiện sử dụng của Austin
và Searle.
Austin đã xem xét các điều kiện sử dụng hành vi ở lời “là những điều kiện may

mắn (felicity conditions) nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới thành cơng, đạt hiệu
quả. Nếu khơng thì nó sẽ thất bại” [1-tr.112].
Theo đó, những điều kiện “may mắn” gồm:
“Thứ nhất, phải có thủ tục có tính chất quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả
cũng có tính quy ước. Hồn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định
trong thủ tục.
Thứ hai, thủ tục phải được thực hiện một cách đúng đắn và đầy đủ.
Thứ ba, thông thường những người thực hiện hành vi ở lời phải có suy nghĩ, tình
cảm và ý định như đã đề ra trong thủ tục và khi hành động diễn ra thì ý nghĩ, tình cảm,
ý định đúng như nó đã có” [1-tr.112].
Sau này, Searle đã có những chỉnh sửa và bổ sung vào những điều kiện “may
mắn” của Austin và gọi chúng là điều kiện sử dụng hay điều kiện thỏa mãn. Có tất cả
bốn điều kiện:

12


Điều kiện nội dung mệnh đề là điều kiện chỉ ra bản chất nội dung của hành vi.
Khơng có nội dung mệnh đề thì sẽ khơng thể thực hiện được hành vi ngơn ngữ.
Ví dụ (9): Cái áo này bạn mua ở đâu?
Ở ví dụ trên, để thực hiện hành vi "hỏi", người nói phải xác định rõ nội dung
mệnh đề là hành vi hỏi cái gì (hỏi địa điểm mua áo, hỏi cửa hàng bán áo đó), quyền lợi,
trách nhiệm,... của người nghe và các quan hệ giữa người nói và người nghe.
Điều kiện chuẩn bị bao gồm những hiểu biết của người nói về năng lực, lợi ích, ý
định, quyền lợi, trách nhiệm,... của người nghe và các quan hệ giữa người nói và người
nghe. Thí dụ, hành vi ra lệnh địi hỏi khi ra lệnh người nói phải tin người nghe có khả
năng thực hiện được lệnh, người nói ở vị thế cao hơn và có đủ quyền để buộc người nghe
thực hiện lệnh.
Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người nói. Điều
kiện này cho thấy sự chân thành, mong mỏi của người nói vào hiệu quả ở lời.

Ví dụ (10): SP1: Anh yêu em.
Khi SP1 bày tỏ tình cảm mà trên thực tế người nói chỉ lợi dụng tình cảm thì lời
bày tỏ này khơng chân thành.
Điều kiện căn bản đưa ra kiểu trách nhiệm mà người phát ngôn hoặc người nghe
bị ràng buộc khi hành vi ở lời được phát ra. Trách nhiệm có thể rơi vào hành động sẽ
được thực hiện hoặc rơi vào tính chân thực của nội dung. Thí dụ khi người nói thực hiện
hành vi hỏi thì người nghe phải có trách nhiệm đưa ra đáp án cho câu hỏi đó.
1.1.5. Phân loại hành vi ngôn ngữ
Trong thực tiễn giao tiếp, các hành vi ngôn ngữ được thực hiện vô cùng phong
phú và đa dạng. Việc phân chia các hành vi ngôn ngữ đã gặp khơng ít khó khăn. Hiện
nay, các cách phân loại chưa đạt được sự thống nhất cao, tồn tại nhiều cách phân chia
(cách phân loại của Austin, Wittgenstein...).
Austin đã thử nghiệm phân loại. Theo Austin, có tất cả 5 phạm trù, bao gồm: (1)
Phán xử; (2) Hành xử; (3) Cam kết; (4) Trình bày; (5) Ứng xử. Ngồi 5 phạm trù trên,
Vendler đã bổ sung 2 phạm trù nữa là: phạm trù thao tác (chỉ định, bổ nhiệm, đề bạt,...)
và phạm trù nghi vấn (hỏi, chất vấn,...).

13


Một trong những cách phân chia đáng chú ý nhất là của Searle. Ông là người đầu
tiên vạch ra hạn chế trong cách phân loại của Austin và cho rằng kết quả phân loại của
Austin bị dẫm đạp lên nhau là do chưa đặt ra các tiêu chí phân loại một cách cụ thể.
Searle đã đưa ra 12 tiêu chí phân loại trong đó có 4 tiêu chí quan trọng:
1. Đích ở lời
2. Hướng khớp ghép lời - hiện thực
3. Trạng thái tâm lý
4. Nội dung mệnh đề
Từ 4 tiêu chí, Searle đã phân lập thành 5 nhóm hành vi:
- Nhóm tái hiện (miêu tả, trần thuật, khẳng định, thơng báo,...)

+ Đích ở lời: người nói qua phát ngơn để miêu tả một sự tình đang được nói đến.
+ Hướng khớp ghép là: lời - hiện thực (lời phải phù hợp với hiện thực).
+ Trạng thái tâm lý là niềm tin vào điều trình bày.
+ Nội dung mệnh đề: là một mệnh đề được đánh giá theo tiêu chí đúng sai.
Thí dụ (11): SP1: Tơi đã đến thăm Vịnh Hạ Long vào một ngày đẹp trời.
Bằng phát ngơn của mình, SP1 đã xác nhận sự việc đến thăm Vịnh Hạ Long. Các
hành vi ngôn ngữ tiêu biểu: miêu tả, xác nhận, trần thuật,...
- Nhóm điều khiển (ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, sai, mời, khuyên,...)
+ Đích ở lời là người nói thơng qua phát ngơn để đặt người nghe vào trách nhiệm
thực hiện một hành vi trong tương lai.
+ Hướng khớp ghép là hiện thực - lời (hiện thực phải phù hợp với lời).
+ Trạng thái tâm lý là sự mong muốn của SP1.
+ Nội dung mệnh đề là hành động trong tương lai của SP2.
Ví dụ (12): SP1: Con đi học mau! (hành vi ra lệnh)
Bằng phát ngôn của mình, SP1 đã đặt SP2 vào trách nhiệm thực hiện hành động
“đi học” ở tương lai.

14


×