Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CÁCH DÙNG NHÂN sâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.81 KB, 15 trang )

CÁCH DÙNG NHÂN SÂM
1Cách chế biến món ăn với Nhân Sâm
Có nhiều cách để chúng ta chế biến và sử dụng nhân sâm, sau đây là một vài món ăn được chế biến với sâm giúp ta
vừa ngon miệng vừa có một sức khoẻ tốt.
Canh Nhân Sâm Hạt Sen
Nguyên liệu: 3g nhân sâm, 30 hạt sen, đường phèn vừa đủ.
Cách làm: đem nhân sâm bỏ vào bát nhỏ, đặt vào nồi hấp mềm rồi thái miếng mỏng. Lấy 10 hạt sen, bỏ vào bát
đựng miếng nhân sâm, đổ nước vào ngâm, rồi cho nước đường phèn vào đậy nắp hấp cách thủy 1 giờ, ăn hạt sen,
uống nước canh. Ngày hôm sau cho 10 hạt sen vào bát đựng miếng nhân sâm còn hôm trước, đổ thêm nước đường
phèn vào đậy kín, hấp cách thủy 1 giờ, lấy ra ăn hạt sen uống nước canh. Ngày thứ ba cũng làm như vậy với 10 hạt
sen còn lại.
Nhân sâm có thể điều tiết chức năng của hệ thống thần kinh, chủ yếu là tăng cường quá trình hưng phấn ở vỏ ngoài
đại não đối với hệ thống trung khu thần kinh, đồng thời cũng có thể tăng cường quá trình ức chế, từ đó cải thiện hoạt
động linh hoạt của hệ thống thần kinh.
Hạt sen và nhân sâm đều là đồ ăn ngon, đem hấp cùng đường phèn, tác dụng của nó càng rõ rệt hơn, có thể nâng
cao hiệu suất công tác của những người lao động trí óc. Do hạt sen, nhân sâm có rất nhiều chất bổ, nên những
người bị bệnh thấp nhiệt, nóng trong hoặc có ứ trệ bên trong cơ thể không nên ăn, người bị cảm chưa khỏe hẳn
cũng không nên ăn.
Cháo Nhân Sâm
Nguyên liệu :Bột nhân sâm 3g, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ.
Cách chế biến :
Một loại thức ăn rất bổ dưỡng, thích hợp với người già yếu, có các chứng suy yếu khí huyết và tân dịch như ngũ
tạng suy nhược, mỏi mệt hư tổn, ăn uống không ngon miệng, tâm hoảng, thở dốc, mất ngủ, hay quên, hoạt động
sinh dục suy yếu.
1. Vo sạch gạo, trộn với bột nhân sâm, cho vào nồi đất hoặc nồi nhôm, cho thêm đủ nước.
2. Đun to lửa cho sôi, chuyển sang nhỏ lửa sắc cho tới lúc cháo chín.
3. Cho đường phèn và nước vào một nồi khác, nấu thành nước đường đặc, rồi đổ từ từ vào cháo đã chín, khuấy đều
thành cháo đường.
4. Trong khi nấu cháo phải tránh dùng các dụng cụ bằng sắt.
Cách dùng: Nên ăn lúc đói, hai bữa sáng tối trong mùa đông.
Chú ý: Những người thể chất âm hư hỏa vượng hoặc người trung niên, người cao tuổi khỏe mạnh cường tráng


không nên dùng, cũng không nên dùng trong mùa hè nóng nực. Khi ăn cháo nhân sâm, không được ăn củ cải và
uống nước trà.
Nhân Sâm Nấu Tôm
Hương vị đậm đà, thơm mềm bổ dưỡng.
Nguyên liệu:
- 1 củ nhân sâm nước (nặng khoảng 1kg), 25g tương, 25g đường cát trắng, 5 g bột ngọt, 25g dầu hành, 25g bột bắp
hòa nước, 10g rượu vang, 25g hành tím xắt lát, 150g nước thịt kho tàu.
Cách làm:
- Nhúng củ nhân sâm vào chảo đang sôi, vớt ra để ráo dầu. Chiết dầu dư trong chảo ra, chừa lại một ít, cho hành tím
vào xào qua cho thơm, cho tiếp nước thịt kho tàu, rượu vang, đường cát trắng, tương, tôm và củ nhân sâm vào nấu
trong 5 phút, rồi cho bột ngọt vào, nước bột bắp vào nấu cho đến khi sệt lại thì cho dầu hành vào, bắc chảo xuống
bày món ăn ra dĩa.
Yến sào nhân sâm gà ác táo đỏ (món ăn bổ khí - huyết, tốt nhất dành cho phụ nữ sau khi sanh)
Một trong những món ăn tuyệt vời là yến sào nhân sâm, được chế biến như sau:
Thành phần:
• Yến sào: 10g
• Gà ác nhỏ: 1 con
• Táo đỏ: 10 trái
• Nhân sâm: 20g
• Trần bì: miếng nhỏ
• Muối ăn: một ít
Cách nấu:
- Gà ác làm sạch lông. Rửa và ngâm táo tàu cho nở, bỏ hột. Trần bì rửa sạch, nhân sâm cắt lát mỏng.
- Đổ vào nồi hai chén nước và cho tất cả vào chung chưng cách thuỷ khoảng hai giờ. Sau đó mới cho yến sào (đã
được ngâm nước ngay từ khi làm bếp) vào tiếp tục chưng cách thuỷ thêm hai giờ nữa. Cuối cùng nêm ít muối vào
cho vừa ăn.
2Cách ngâm rượu bổ nhân sâm
1. Rượu nhân sâm - linh chi: + Thành phần gồm có: 20gr nhân sâm, 30gr linh chi, và một lít rượu trắng (loại
ngon).
Cach ngam ruou bo nhan sam

+ Thành phần gồm có: 20gr nhân sâm, 30gr linh chi, và một lít rượu trắng (loại ngon)
+ Cách ngâm: cho nhân sâm và linh chi vào cùng ngâm trong rượu, ngâm với thời gian hơn hai tuần là có
thể dùng được. Mỗi lần dùng một cốc nhỏ, ngày dùng hai lần. Món rượu này có tác dụng chữa: mất ngủ,
tình trạng ăn uống kém, người suy nhược sau cơn bệnh
2. Rượu nhân sâm - câu kỷ tử
+ Thành phần gồm: 30gr nhân sâm, nửa kg câu kỷ tử, 200gr thục địa, 2 kg đường phèn, và 5 lít rượu trắng
loại ngon.
+ Cách làm: cho tất cả những nguyên liệu trên vào một cái khạp, rồi đổ rượu vào để ngâm, đậy kín lại. Một
tháng sau thì gạn lọc, lấy nước dùng. Bài rượu này có tác dụng bổ ích khí huyết, hiệu nghiệm thấy rõ đối
với các chứng như: suy nhược lâu ngày ăn kém, mất sức, ra mồ hôi trộm, mất ngủ, choáng váng, đau
lưng
3. Rượu nhân sâm - hoàng kỳ
+ Nguyên liệu gồm: nhân sâm (50gr), hoàng kỳ (50gr), cùng một lượng rượu ngon vừa đủ. Đem nhân sâm,
hoàng kỳ ngâm vào rượu khoảng vài tuần là có thể dùng được. Loại rượu ngâm này có tác dụng bổ trung
ích khí, cường tráng thân thể, tăng tuổi thọ và chống lão hóa.
Ngoài ra, để bồi bổ cơ thể, bổ tinh, tăng tủy, còn có thể chế biến món Gà niêu nấu nhân sâm - với nguyên
liệu gồm: một con gà giò, 50gr nhân sâm (tươi), 20gr nấm hương, cùng gừng, hành, các gia vị. Cách làm:
gà làm sạch, chặt khúc, nhân sâm, hành, gừng, nấm hương cùng cho vào niêu, và một lượng nước vừa đủ
(nước phải ngập qua mặt nguyên liệu). Cho niêu vào trong lò hấp, hấp trong 1 giờ, món ăn thơm ngon,
khoái khẩu, có công hiệu ôn trung ích khí (điều chỉnh chức năng tiêu hóa, tạo sức), bổ tinh tăng tủy.
2
Cách dùng nhân sâm với mật ong
Theo dược học cổ truyền, nhân sâm là một trong những vị thuốc quý, có công dụng đại bổ nguyên khí, bổ ích ngũ
tạng, sinh tân dưỡng huyết. Nhân sâm có thể được dùng độc vị dưới các dạng sâm lát, viên nang, trà tan, rượu
thuốc hoặc có thể phối hợp với các vị thuốc khác tùy theo mục đích trị liệu, trong đó có mật ong, một dược liệu có
công dụng bổ trung ích khí, nhuận táo chỉ thống, hoãn cấp giải độc, an ngũ tạng, hòa bách dược. Đây là cách sử
dụng nhân sâm dưới dạng phối ngũ khá độc đáo mà nhiều người chưa được biết. Bài viết này xin được giới thiệu
một số ví dụ điển hình để độc giả có thể tham khảo và vận dụng.
Công thức 1: Nhân sâm 500g, mật ong 250g, nhân sâm thái vụn sắc kỹ 3 lần, sau đó bỏ bã, hòa với mật ong rồi cô
đặc thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g. Công dụng: diên niên ích

thọ, rất thích hợp cho người già cần bồi bổ sức khỏe để kéo dài tuổi thọ.
Nhân sâm
Mật ong
Công thức 2: Nhân sâm 3g, mật ong 15g, nhân sâm thái vụn sắc kỹ lấy chừng 200ml (bã thuốc có thể nhai nuốt),
sau đó cho mật ong vào hòa đều, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: bổ khí đề tỉnh thần, tráng dương hưng
dục, diên niên ích thọ, dùng làm thuốc bồi bổ cho những người suy nhược cơ thể, nam giới liệt dương, suy giảm khả
năng tình dục, xuất tinh sớm, di tinh
Công thức 3: Nhân sâm tươi 30g, sữa bò 150g, lê tươi 500g, mật ong 120g. Nhân sâm thái vụn, sắc kỹ 3 lần, bỏ bã
lấy nước cốt; lê gọt vỏ bỏ hạt, rửa sạch, ép lấy nước; đổ mật ong, sữa bò, nước lê và dịch chiết sâm vào nồi, cô
bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20g. Công dụng: bổ khí
dương âm, thanh phế nhuận táo, dùng đặc biệt tốt cho những người bị bệnh đường hô hấp thể Khí âm lưỡng hư
biểu hiện bằng các triệu chứng mệt như mất sức, khó thở, dễ bị cảm mạo, hay vã mồ hôi, ho khan ít đờm, môi khô
miệng khát, hoa mắt chóng mặt, hay có cảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay bàn chân nóng, tai ù tai điếc, đại tiện
táo
Công thức 4: Nhân sâm 5g, hạnh đào nhân 50g, mật ong 300g. Nhân sâm thái vụn, hạnh đào nhân sao thơm tán
vụn, hai thứ đem sắc thật kỹ lấy nước rồi hòa với mật ong, cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, mỗi ngày uống 2
lần, mỗi lần 10g với nước ấm. Công dụng: bổ nguyên dương, làm đen râu tóc, phòng chống rụng tóc, chuyên dùng
bồi bổ cho những người thể lực suy yếu, thị lực giảm sút, râu tóc sớm bạc, rụng tóc nhiều
Công thức 5: Nhân sâm 100g, can khương 100g, cam thảo 150g, bạch truật 150g, phụ tử chế 100g, mật ong 650g.
Các vị thuốc sấy khô, tán bột, luyện với mật ong thành viên hoàn, mỗi viên 7g, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên
với nước ấm. Công dụng: đại bổ nguyên khí, ôn vị tán hàn, chuyên dùng bồi bổ và trị liệu cho những người bị bệnh
lý dạ dày - đại tràng thuộc thể hư hàn, biểu hiện bằng các triệu chứng, mệt như mất sức, bụng lạnh đau âm ỉ,
chườm nóng thì đỡ đau, buồn nôn và nôn ra nước trong, đại tiện lỏng nát, sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt nhợt nhạt,
chất lưỡi nhợt
Công thức 6: Nhân sâm 30g, sinh địa tươi 320g, bạch linh 60g, mật ong 400g. Nhân sâm và bạch linh sấy khô tán
bột, sinh địa rửa sạch, giã nát, ép lấy nước, sau đó cho tất cả vào nồi cô bằng lửa nhỏ thành dạng cao đặc, đựng
trong lọ kín dùng dần, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g. Công dụng: tư âm nhuận phế, ích khí bổ tỳ, chuyên dùng
để bồi bổ cho những người bị bệnh đường hô hấp, suy nhược thần kinh, thiểu năng tuần hoàn não, di tinh, liệt
dương thuộc thể Khí âm lưỡng hư.
Công thức 7: Nhân sâm tươi (loại được bảo quản trong túi nilông đã hút chân không) 30g, mật ong lượng vừa đủ.

Nhân sâm giã nát, ép lấy nước rồi hòa với mật ong, chia uống 2 lần trong ngày, bã có thể hãm với nước sôi uống
thay trà. Công dụng: đại bổ nguyên khí, nhuận táo sinh tân, thường được dùng làm nước uống tăng lực cho những
người có thể chất suy nhược. Công thức này cũng có thể gia thêm lê 1 quả, táo (loại to nhập từ Trung Quốc) 1 quả,
cà rốt 1 củ, tất cả rửa sạch, ép lấy nước uống để làm đồ giải khát, tăng lực và cải thiện làn da cho phụ nữ.
Công thức 8: Nhân sâm 30g, bào thai hươu 1 bộ, bạch truật 30g, bạch linh 30g, cam thảo 30g, đương quy 30g,
xuyên khung 30g, bạch thược 30g, thục địa 30g, mật ong lượng vừa đủ. Các vị thuốc đem sắc thật kỹ, lấy nước hòa
với mật ong rồi cô thành dạng cao đặc, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 20g. Công dụng: bổ ích khí huyết, điều kinh trợ
thai, dùng làm thuốc để bồi bổ sức khỏe, đặc biệt tốt cho những phụ nữ muộn con do tử cung lạnh.
Nhân sâm có nhiều loại khác nhau tùy theo nơi khai thác, nguồn gốc địa lý và cách chế biến. Cho đến nay, sâm
Triều Tiên (Cao Ly sâm) vẫn được coi là tốt hơn cả, trong đó hồng sâm (loại to nặng trên 37g, cắt bỏ rễ râu, chế biến
sao tẩm với các phụ gia khác rồi đem chưng cách thủy, sấy khô và
đóng vào hộp gỗ) là tuyệt vời nhất
3Cách sử dụng nhân sâm tươi
Sâm tươi dùng tốt nhất là cắt lát ngâm với mật ong rồi ăn mỗi bữa
một ít. Cách thứ hai là cho 1 ít nhân sâm tươi vào máy xay sinh tố
xay cùng sữa tươi rồi uống mỗi ngày, đây là hai cách hấp thụ nhanh
nhất. Ngoài ra, còn nhiều cách khác. Nếu như không dùng nhân sâm
tươi thì có thể dùng nước cốt hồng sâm hoặc viên đạm hồng sâm
tổng hợp cũng rất tốt cho sức khỏe.
Nếu bạn ngâm với mật ong thì làm như thế này: thái sâm thành lát mỏng, hình tròn, rồi cho vào lọ, để mật ong vào
ngâm. Như thế khi ăn sẽ tiện hơn, vì mình có thể lấy 1 vài lát để ăn dễ dàng hơn. Ngâm sâm với mật ong, hay bị nổi
bọt, bạn nhớ hớt bọt. Ngâm sâm với rượu thì củ sâm vẫn giữ được hình dáng ban đầu, nhưng nếu bạn ngâm với
mật ong (để nguyên cả củ) sẽ thấy nó bị tóm đi.
Nếu ngâm rượu bạn nên ngâm càng sớm càng tốt vì Sâm tươi không để được lâu, để tối đa khoảng một tháng hay
ba tuần ở ngăn mát tủ lạnh.
Bạn rửa sạch sâm, lưu ý không nên nhúng sâm vào hẳn trong chậu nước, mà dùng khăn mềm vớt nước lên để rửa
sạch đất bám trên củ sâm. Để ráo nước, cho vào lọ ngâm
với rượu. Sâm hay được ngâm vào lọ thủy tinh trong.
4 Bảo quản Nhân Sâm
Nhân sâm muốn không bị mốc, mọt, có thể dùng mật ong đổ ngập, cất trong lọ kín. Cách này giúp vị thuốc không

biến chất. Muốn bảo quản được lâu, trước hết phải làm khô bằng cách rang hoặc sấy ở nhiệt độ 60 đến 80 (khoảng
40 phút đến 1 giờ) rồi cho vào lọ để bảo quản.
Sau đó thường kỳ 15 hay 20 ngày, kiểm tra nếu thấy ẩm (lắc kêu không ròn) phải thay chất hút ẩm mới hoặc làm khô
trở lại chất hút ẩm (có thể rang gạo đến vàng làm chất hút ẩm).
Cách bảo quản này có nhược điểm là khi quên kiểm tra, quên thay chất hút ẩm thì sâm sẽ bị mốc mọt.
Xin giới thiệu cùng bạn đọc cách bảo quản nhân sâm rất tiện lợi như sau:
- Cắt nhỏ nhân sâm thành từng miếng: nhỏ nhất khoảng 1 gam, to nhất khoảng 3 gam. Vì liều dùng nhân sâm từ 1-4
gam/1 lần.
- Xếp các miếng nhân sâm vào lọ rộng miệng, sạch, khô có nắp đậy kín
- Đổ mật ong (loại tốt không lẫn nước) ngập miếng sâm rồi đậy nắp lại (phòng kiến gió chui vào).
Khi cần dùng, lấy kẹp hoặc đũa sạch gắp miếng sâm ra.
Làm cách này, có thể để cả năm nhân sâm cũng không bị hỏng.
Mật ong vừa là chất bảo quản chống mốc, mọt vừa giữ cho nhân sâm không bị biến chất do độ ẩm của không khí, lại
vừa là thuốc bổ. Người bệnh tiểu đường cũng dùng được mật ong với liều không quá 10 gam mật ong/lần.
Chú ý: Nhân sâm trong hộp sắt hàn kín cũng có hộp không kín (tuy tỷ lệ rất ít) nhân sâm ở hộp này cũng bị mốc. Vì
vậy mua về nên bảo quản ngay theo phương pháp dùng mật ong nêu trên.
Tác dụng xấu của nhân sâm
Bác sĩ khuyến cáo, thai phụ và trẻ em dưới 13 tuổi không nên dùng nhân sâm.
Nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng thẳng và
khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người kiệt sức và giúp tăng sự tập trung.
Nhân sâm có lợi cho người bị mất ngủ, giúp cải thiện những rắc rối sức khỏe tình dục ở nam giới. Nó cũng được
dùng như một loại thuốc hữu ích cho sức khỏe con người nói chung.
Một số nghiên cứu trên loài chuột chứng minh, nhân sâm có thể gây dị tật cho bào thai chuột. Nguyên nhân là vì
một trong những hợp chất của nhân sâm là Rb1 - có liên quan đến những biến đổi bất thường trong bào thai của
chuột. Chỉ sau 9 ngày, các cơ quan trong phôi thai của chuột như tim, mắt, chân, tay đều phát triển bất thường.
Thông tin này vẫn chưa được kiểm định trên cơ thể con người. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ
nên đặc biệt thận trọng khi muốn sử dụng nhân sâm (hoặc các loại thảo mộc khác)trong thời gian mang thai. Bởi vì,
nếu dùng tùy tiện, chúng sẽ khiến thai phụ dễ xuất hiện dấu hiệu ra máu, đau bụng, co bóp tử cung - yếu tố liên
quan đến sảy thai hoặc chuyển dạ sớm. Một số nguồn tin còn cho biết, dùng nhiều nhân sâm dễ gây nên tình trạng
thai quá ngày (chửa trâu - theo cách gọi dân gian).

Các chuyên gia nhận thấy, việc dùng nhân sâm với mục đích bồi bổ sức khỏe không phải chuyện hiếm với phụ nữ
châu Á (thậm chí cả nhóm phụ nữ mang thai). Kết quả của một số cuộc khảo sát cho biết, khoảng 9% thai phụ ở khu
vực châu Á sử dụng nhân sâm hoặc những loại thảo mộc không an toàn khác.
Một số thai phụ còn được truyền kinh nghiệm sai lầm là ngậm một chút sâm sẽ tăng cường sức khỏe trong cơn
chuyển dạ.
Lời khuyên là bạn nên tránh dùng thảo mộc ít nhất trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Sau đó, nếu muốn sử dụng
thảo mộc, bạn nên trao đổi với bác sĩ.
Cách dùng nhân sâm bồi bổ cơ thể
Nhân sâm là một vị thuốc. Mà đã là thuốc, nhất thiết phải sử dụng đúng phương pháp, mới có thể phát huy được tác
dụng tốt.
Vậy, trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng nhân sâm để bồi bổ cơ thể trong những trường hợp sau:
Pha trà uống: Nhân sâm thái thành lát mỏng, mỗi lần dùng 1-2g, cho vào ấm, đổ nước sôi vào như là pha trà. Sau 5
phút có thể rót ra uống dần như trà. Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và
nuốt dần.
Sâm tán bột: Sâm sấy khô, tán mịn, mỗi lần dùng 1-2g, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột
sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi.
Hai cách kể trên thường áp dụng đối với chứng “khí hư” trong Đông y, với những biểu hiện chính: Người mệt mỏi,
hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá cơ bản kém.
Ngậm tan: Sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần, ngày nuốt 3-4 lát.
Cách dùng này thường áp dụng đối với người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, cùng chứng “phế hư”- chức
năng hô hấp suy giảm, phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.
Sắc uống: Nhân sâm thái lát, mỗi ngày dùng 5-10g, sắc kỹ với nước, pha thêm 20-30g đường vào, chia thành nhiều
lần uống và ăn cả cái. Trường hợp dùng để cấp cứu: tăng sâm lên 30-60g, sắc uống hết ngay trong một lần.
Cách này thường dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu nặng, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu, cấp cứu lúc lâm
nguy.
Nấu cháo ăn: Nhân sâm 3g, thái lát, sắc kỹ một lúc với nước, sau đó cho thêm gạo và nước vào nấu thành cháo ăn.
Cách dùng này có tác dụng bổ dưỡng, thích hợp với những người mắc các chứng bệnh mạn tính đường tiêu hóa và
người già cơ thể suy yếu, răng hỏng nhiều.
Sâm hấp trứng gà: Trứng gà 1 quả, khoét 1 lỗ nhỏ ở đỉnh, cho 1-2g bột nhân sâm vào, trộn đều. Lấy một miếng
khăn giấy thấm nước cho ướt để dán kín lại rồi đem hấp chín. Mỗi ngày dùng 1 lần.

Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể đối với những người mắc các bệnh mạn tính.
Sâm hầm thịt gà: Dùng gà mái 1 con (gà chân đen càng tốt), làm sạch lông và tạp chất, mổ bụng cho 5-10g sâm
thái lát vào rồi khâu kín lại; Hầm chín, ăn thịt, sâm và nước; mỗi tuần 1-2 lần.
Cách dùng này thường áp dụng để bồi bổ cơ thể phụ nữ sau thời kỳ sinh đẻ.
Lưu ý: Trong những trường hợp trên, nếu không có nhân sâm, có thể thay thế bằng đẳng sâm, hoặc sâm bố chính,
chỉ cần tăng liều lượng lên khoảng 2-3 lần.
Cách dùng nhân sâm bồi bổ cơ thể
Nhân sâm là một vị thuốc. Mà đã là thuốc, nhất thiết phải sử dụng đúng phương pháp, mới có thể phát huy được tác
dụng tốt.
Vậy, trong điều kiện gia đình, có thể sử dụng nhân sâm để bồi bổ cơ thể trong những trường hợp sau:
Pha trà uống: Nhân sâm [ … ]

Cách chế biến món ăn với Nhân Sâm
Có nhiều cách để chúng ta chế biến và sử dụng nhân sâm, sau đây là một vài món ăn được chế biến với sâm giúp
ta vừa ngon miệng vừa có một sức khoẻ tốt.
Canh Nhân Sâm Hạt Sen
Nguyên liệu: 3g nhân sâm, 30 hạt sen, đường phèn vừa đủ.
Cách làm: đem nhân [ … ]

Bảo quản Nhân Sâm
Nhân sâm muốn không bị mốc, mọt, có thể dùng mật ong đổ ngập, cất trong lọ kín. Cách này giúp vị thuốc không
biến chất. Muốn bảo quản được lâu, trước hết phải làm khô bằng cách rang hoặc sấy ở nhiệt độ 60 đến 80 (khoảng
40 phút đến 1 giờ) rồi cho vào [ … ]

Cách ngâm rượu bổ nhân sâm
1. Rượu nhân sâm - linh chi: + Thành phần gồm có: 20gr nhân sâm, 30gr linh chi, và một lít rượu trắng (loại ngon).
Cach ngam ruou bo nhan sam
+ Thành phần gồm có: 20gr nhân sâm, 30gr linh chi, và một lít rượu trắng (loại ngon)
+ Cách ngâm: cho nhân [ … ]


Cách sử dụng nhân sâm tươi
Sâm tươi dùng tốt nhất là cắt lát ngâm với mật ong rồi ăn mỗi bữa một ít. Cách thứ hai là cho 1 ít nhân sâm tươi vào
máy xay sinh tố xay cùng sữa tươi rồi uống mỗi ngày, đây là hai cách hấp thụ nhanh nhất. Ngoài ra, còn nhiều cách
khác. Nếu như không [ … ]

Cách dùng nhân sâm với mật ong
Theo dược học cổ truyền, nhân sâm là một trong những vị thuốc quý, có công dụng đại bổ nguyên khí, bổ ích ngũ
tạng, sinh tân dưỡng huyết. Nhân sâm có thể được dùng độc vị dưới các dạng sâm lát, viên nang, trà tan, rượu
thuốc hoặc có thể phối hợp [ … ]

Bốn điều kiêng kỵ khi dùng nhân sâm
Nhân sâm là một vị thuốc quý. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách, nó sẽ trở nên vô tác dụng, hoặc gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, thậm chí đe dọa tính mạng.
Không nên dùng nhân sâm tùy tiện.
Dù là sắc hay hấp cách thủy, [ … ]

Tác dụng xấu của nhân sâm
Bác sĩ khuyến cáo, thai phụ và trẻ em dưới 13 tuổi không nên dùng nhân sâm.
Nhân sâm được sử dụng cho những trường hợp có liên quan đến stress. Nó có tác dụng giảm thiểu căng thẳng và
khiến bạn được thư giãn. Nhân sâm có tác dụng tốt cho người [ … ]
Dược tính và tác dụng của nhân sâm
Y học cổ truyền đã biết đến tác dụng của nhân sâm từ nhiều ngàn năm nay. Những công dụng ấy được công bố,
áp dụng lâm sàng một cách định tính. Nhưng ít ai biết, thực ra các nhà khoa học từ giữa thế kỷ trước, với những
thiết bị, khoa học công nghệ đương đại đã cố gắng nghiên cứu về loài thuốc quý – nhân sâm để có kết quả định
lượng đầy thuyết phục.


Nhân sâm có nhiều tác dụng

Nhân sâm có tác dụng gia tăng quá trình ức chế và hưng phấn vỏ não, làm phục hồi bình thường khi hai quá

trình này bị rối loạn, saponin trong nhân sâm chỉ với một lượng nhỏ, chủ yếu dùng để làm hưng phấn trung khu
thần kinh, còn với lượng lớn có tác dụng ức chế. Nhân sâm có tác dụng tăng sức lao động trí óc và chân tay,
chống mỏi mệt, làm tăng hiệu suất hoạt động tư duy và thể lực. Nó có thể chống lão hóa, cải thiện chức năng
của não ở người lớn tuổi, tăng khả năng tập trung trí tuệ, tăng trí nhớ.

Nhân sâm giúp cơ thể tăng khả năng thích nghi, phòng vệ đối với những kích thích có hại. Nó vừa làm hồi phục
huyết áp ở cơ thể choáng do mất máu, vừa có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao, chống ACTH làm
tuyến thượng thận phì đại, chống corticoid làm teo thượng thận.

Nhân sâm vừa có thể làm hạ đường huyết cao do ăn uống, vừa có thể nâng cao trạng thái đường huyết hạ do
insulin gây nên. Nhân sâm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, tăng cường khả năng thực bào của hệ tế
bào võng nội bì, tăng hiệu suất chuyển hóa của tế bào "lâm ba" và globulin IgM, do đó, nâng cao tính miễn dịch
của cơ thể.

Lượng ít dịch nhân sâm làm tăng lực co bóp tim của nhiều loài động vật, nếu nồng độ cao thì giảm lực co bóp tim
(trên thực nghiệm). Đối với động vật suy tuần hoàn cấp do mất máu nhiều, nhân sâm làm tăng cường độ và tần
số co bóp của tim; đối với suy tim, tác dụng tăng cường tim của thuốc càng rõ.

Nhân sâm còn có tác dụng hưng phấn vỏ tuyến thượng thận. Một nhóm nghiên cứu cho rằng, cơ chế là do thông
qua vùng dưới đồi và tuyến yên tiết ra chất ACTH làm tăng cAMP của vỏ tuyến thượng thận. Thân và lá của
nhân sâm cũng có tác dụng hưng phấn hệ tuyến yên – vỏ tuyến thượng thận.

Nhân sâm còn có tác dụng kích thích hormon sinh dục nam cũng như nữ.

Nó cũng có tác dụng hạ đường huyết. Đối với thực nghiệm, đường huyết cao ở chó, thuốc có tác dụng cải thiện
trạng thái chung và hạ đường huyết.

Saponin nhân sâm làm tăng chuyển hóa lipid, tăng cường sự hợp thành sinh vật học cholesterol và lipoprotein
trong gan chuột cống thực nghiệm. Nhưng lúc gây mô hình cholesterol cao trên động vật thì nhân sâm có tác
dụng làm hạ. Theo các thí nghiệm, nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol cao ở thỏ, vì vậy mà

ngăn ngừa được sự hình thành xơ vữa động mạch.

Nhân sâm có khả năng làm giảm tác hại của chất phóng xạ. Saponin trong nhân sâm Rh2 có tác dụng ức chế sự
sinh trưởng của tế bào ung thư.

Khi nghiên cứu trên thỏ và chuột cho thấy, nhân sâm có tác dụng bảo vệ gan, gia tăng chức năng giải độc của
gan. Nhân sâm còn có tác dụng nâng cao thị lực và làm tăng khả năng thích nghi của thị giác đối với bóng tối.

Độc tính của nhân sâm: nếu tiêm thuốc vào dưới da chuột nhắt thì liều độc cấp LD50 là 16,5 ml/kg. Cho chuột
nhắt uống nhân sâm theo liều lượng 100, 250, 500 mg/kg liên tục trong 1 tháng và theo dõi nhiễm độc bán cấp
không thấy gì thay đổi khác thường. Một nghiên cứu khoa học đã tiến hành tiêm vào dưới da chuột nhắt 1 ml
dung dịch nhân sâm nồng độ 20%, kết quả cho thấy, sau 10 – 12 giờ chuột chết với trạng thái mất sắc, nhưng
cho uống thì độc tính rất ít
Nhân Sâm có thể hỗ trợ điều trị ung thư
Xem kết quả: / số bình chọn: 14
Bình thường Tuyệt vời
Từ hàng nghìn năm nay, nền y học cổ truyền của phương Đông đã xem nhân sâm như là một trong những vị thuốc
quý. Nhân sâm thường có mặt trong các bài thuốc bổ dưỡng mà các thầy thuốc dâng vua.
Kìm hãm sự phát triển của tế bào ác tính
Bên cạnh một số tác dụng được y học cổ truyền công nhận như đã nói ở trên, y học hiện đại cũng đã khám phá ra
những tác dụng của nhân sâm và các thành phần hóa học đơn lẻ của nó, đặc biệt là các saponin (còn gọi là các
ginsenoside). Trong đó có một hoạt chất mang tên gọi là Ginsenoside Rh2 - đây là một trong hơn 30 loại saponin có
trong thành phần của nhân sâm.
Theo Ths. Hoàng Khánh Toàn (Khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện 108, Hà Nội): Nhân sâm có những công dụng như:
đại bổ nguyên khí, an thần ích trí Ginsenoside Rh2 đã được các nhà khoa học Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
chứng minh có tác dụng kiềm chế sự sinh trưởng, phát triển của tế bào ung thư và khôi phục lại chức năng bình
thường của chúng do đã bị mất đi trong quá trình ung thư hóa (được gọi là cảm ứng tái phân hóa tế bào ung thư),
đồng thời còn có khả năng phòng chống sự xâm lấn và di căn của các tế bào ác tính. Cơ chế cụ thể là: do tốc độ
nhân bản nhanh, nên các tế bào ung thư phải có những hoạt động đặc trưng trong giai đoạn G1. Ginsenoside Rh2
có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư ngay trong giai đoạn này, khiến cho chúng bị yếu hoặc chết

đi, để không phát triển sang giai đoạn khác. Ngoài ra, Ginsenoside Rh2 còn có tác dụng ngăn chặn, kìm hãm việc
hình thành ADN và ARN trong nhân bản của tế bào ung thư.

Kìm hãm, ngăn chặn những loại nào?
Theo Ths. Hoàng Khánh Toàn: Qua các kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy, Ginsenoside Rh2 có tác dụng khống
chế nhiều loại tế bào ung thư như: tế bào ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tuyến vú, u hắc tố, tế bào u thần kinh
đệm ở não , đồng thời còn có khả năng tiêu diệt chúng. Những nhà khoa học cho rằng, những kết quả nghiên cứu
về Ginsenoside Rh2 thực sự đã tác động lớn đối với nhân loại trong công cuộc phòng chống căn bệnh ung thư. Trên
cơ sở kinh nghiệm của y dược học cổ truyền và những kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, tập đoàn dược phẩm
Tasly (Trung Quốc) đã bào chế ra viên nang tinh chất hồng sâm - RH2 Ginseng. Là chế phẩm được chiết xuất bằng
phương pháp đặc biệt, bên cạnh dịch chiết hồng sâm thông thường, tỷ lệ tinh chất Ginsenoside Rh2 chiếm một tỷ
trọng cao trong mỗi viên nang, nên đạt được những công dụng như: tác dụng lên hệ thống thần kinh gây hưng phấn,
B? phi?u
làm giảm mệt mỏi, tăng hiệu suất công việc, dự phòng tích cực tình trạng suy nhược thần kinh và suy nhược cơ thể,
tăng cường sinh lực, phục hồi nhanh chóng sức khỏe cho những người đang trong tình trạng kiệt sức hoặc mắc các
bệnh lý mãn tính, giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch do làm tăng lượng cholesterol có lợi (HDL-C), giảm cholesterol có
hại (LDL-C) và làm giãn các động mạch giúp cho việc lưu thông máu được dễ dàng, dự phòng tích cực tình trạng
vữa xơ động mạch, cải thiện chức năng giải độc của gan và bảo vệ tế bào gan, hạn chế quá trình tiến triển từ viêm
gan cấp (đặc biệt là viêm gan B và C) sang viêm gan mạn tính, xơ gan và ung thư gan, làm hạ đường huyết, kích
thích hệ thống miễn dịch
Đây là sản phẩm nhằm hỗ trợ nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cho những người già và người mắc các bệnh
lý mạn tính như: viêm gan, tiểu đường, tăng khả năng tình dục, kéo dài thời gian quan hệ giới tính, chống lão hóa và
kéo dài tuổi thọ

Hỗ trợ trong điều trị ung thư
Tinh chất hồng sâm - RH2 Ginseng hỗ trợ cho quá trình điều trị ung thư bằng việc ngăn ngừa cả ba quá trình chủ
yếu (loạn sản, dị sản và quá sản) của tế bào tạo ra sự phát triển ác tính tại chỗ; phòng chống tái phát và di căn của
khối u sau phẫu thuật; làm tăng hiệu quả của hóa và xạ trị liệu, dự phòng và làm giảm các tác dụng phụ không mong
muốn như mệt mỏi, rụng tóc, nôn mửa, chán ăn, thiếu máu, khô miệng, suy giảm số lượng bạch cầu trong máu ; cải
thiện rõ rệt tình trạng thể chất và tinh thần, làm tăng cảm giác thèm ăn, nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời

gian mắc bệnh. Gần đây nhất, những thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân ung thư cho thấy, thành phần chiết xuất
từ nhân sâm giúp người bệnh bình phục nhanh, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.
Viên nang tinh chất hồng sâm - RH2 Ginseng được bào chế dưới dạng viên nang, đóng lọ 30 viên, mỗi viên có trọng
lượng 350mg. Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Sản phẩm có bán tại các
nhà thuốc tại TP.HCM và một số tỉnh thành.

Ai không được dùng nhân sâm và sữa ong chúa?
Giả từ đậu đũa dại: Thường thấy có hình trụ, hình thoi hay hình nón, ít nhánh, dài tới hơn 20cm, đường kính khoảng
0,5 – 1,5 cm, bên ngoài có màu nâu đỏ, trong mờ, lông mềm trắng, nhỏ. Không có đầu rễ, để lại vết rễ phần đuôi
tương đối nhỏ, chất cứng và giòn, nên dễ bẻ gãy. Mặt cắt phẳng không bóng, có nốt chấm nhỏ màu vàng nhạt và có
mùi tanh của đậu.
Giả từ loại sâm đất: Có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh dài khoảng 15 – 20cm. Đầu đỉnh là gốc sót lại
của rễ. Khi chưa gia công, bề mặt có màu đen nâu, thô ráp nhiều vằn. Sau khi đã gia công bề mặt có vằn rúm màu
vàng nâu, thô ráp, chất giòn nên dễ bẻ gãy, mặt có vằn tía, có chất keo, trong mờ, vị ngọt.
Làm giả từ thương lục: Sâm giả có hình trụ, đầu trên khá ráp, xuống dưới nhỏ dần. Dài khoảng 20cm, mặt ngoài có
màu nâu vàng, hoặc màu nâu đen. Đỉnh rễ có gốc sót, chất dai dẻo, khó bẻ gãy. Mặt cắt có màu nâu vàng, đến màu
nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua.
Giả từ sơn oa cự: Rễ chính có hình nón và hơi dẹt, dài khoảng 15cm, đầu rễ phình to, mọc 3 – 5 sợi rễ nhánh, hình
dạng giống như rễ chính. Bề mặt có màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nhạt, hơi nhẵn bóng, còn lại vết tích của
râu rễ, vị hơi đắng.
Giả từ hoa sơn sâm: Nếu chưa gia công rễ có hình tròn dài, hơi cong hoặc thót dần xuống dưới, dài khoảng 9 –
14cm. Bên ngoài có màu nâu nhạt. Phần trên của rễ là thân rễ có rất nhiều nốt sần nổi lên. Sau khi gia công có 3 loại
là màu vàng, màu nâu tro hơi trong hay màu nâu. Chất cứng, dễ gãy, vị ngọt, hơi đắng chát.
Như vậy, có 5 loại thường được làm giả bằng những thứ như vừa mô tả ở trên, ta dựa vào những đặc điểm của sâm
thật, sau đó đối chiếu với những đặc điểm của sâm giả để chọn lựa không bị nhầm lẫn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×