Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BTL Lịch sử văn minh thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.89 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Trong buổi đầu bình minh của nhân loại, văn học cổ đại Hy Lạp như tia sáng chói rực bầu
trời văn học thế giới. Nền văn hóa và văn học cổ Hi Lạp- La Mã giữ vị trí đặc biệt lớn lao và
sâu sắc trong lịch sử phát triển nền văn minh tinh thần Tây Âu. Nó mở đường bằng thần
thoại, sử thi, kịch, thơ,…và gây ảnh hưởng bao trùm xuyên suốt lịch sử nghệ thuật Tây Âu
qua trung đại tới hiện đại. Với mong muốn hiểu rõ ràng hơn về ý nghĩa và giải thích một
cách khác quan, khoa học, em chọn chủ đề số 10: “Thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn
minh Hy Lạp- La Mã cổ đại và ảnh hưởng của văn học Hy Lạp- La Mã cổ đại đến văn học
Tây Âu thời trung đại” và tiến hành phân tích, bình luận để hồn thành tiểu luận của mình.
Do cịn nhiều hạn chế trong q trình nhận thức, bài làm khơng tránh khỏi những thiếu sót
về kiến thức và trình bày nên em rất mong các thầy cơ có những góp ý giúp đỡ để bài làm
của em đầy đủ và hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG
I.

THÀNH TỰU TRÊN LĨNH VỰC VĂN HỌC CỦA VĂN MINH HY LẠP, LA
MÃ CỔ ĐẠI

1. Thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn minh Hy Lạp cổ đại

Tuy xuất hiện muộn hơn nền văn minh Ai Cập nhưng nhờ tiếp thu được nhiều giá trị từ Ai
Cập và Lưỡng Hà cổ đại và phát triển lên, nâng lên tầm khái quát, nên nền văn minh Hy Lạp
cổ đại đã có rất nhiều đóng góp giá trị. Nền văn học Hy Lạp bao gồm ba bộ phận chủ yếu và
có liên quan chặt chẽ với nhau là thần thoại, thơ và kịch.
Từ khi có bút tích văn học đến khi Hi Lạp trở thành chư hầu, rồi nhập vào địa phận của
La Mã, văn học Hi Lạp chia ra 3 thời kì lớn:


Thời kì thứ nhất (thời thượng cổ), bắt đầu từ khi có những bút tích văn học đầu tiên


đến thế kỷ V trước công nguyên .
Thời kỳ cổ điển (còn gọi Atich) từ chiến tranh Ba Tư- Hi Lạp đến thế kỷ II tr. CN .
Thời kỳ chủ nghĩa Helen (hoặc Alexandre) từ thế kỷ III đến thế kỷ I tr.CN.
1.1 Thần thoại
Có thể chia hệ thống thần thoại Hi Lạp ra ba nhóm :
Nhóm 1 : truyện về các gia hệ thần
1


Nhóm 2 : truyện về các thành bang và vua chúa
Nhóm 3 : truyện về các anh hùng, nghệ nhân, nghệ sĩ.
Ở Hy Lạp, trong giai đoạn từ thế kỉ VIII-VI TCN, nhân dân đã sáng tạo ra một kho tàng
thần thoại rất phong phú, bao gồm những truyện về khai thiên lập địa, về các thần thuộc các
lĩnh vực đời sống xã hội, về các anh hùng dũng sĩ. Đến thế kỉ VIII TCN, cùng với sự phát
triển của gia đình phụ quyền, các thần được sắp xếp lại thành một hệ thống có tơn ti trật tự.
Đầu tiên chỉ có Caốt (Chaos) là một khối hỗn mang mờ mịt, rồi Caốt sinh ra thần đất
Gaia, rồi sinh ra thần ái tình Erốt. Gaia sinh ra Uranút tức là trời, được nhân cách hóa.
Uranút lại lấy Gaia làmvợ, sinh được 12 thần gồm 6 nam và 6 nữ, gọi chung là thần tộc
Titanút. Trong số các thần ấy, Crônút đã lấy Rêa rồi sinh ra các thần. Người con út của
Crôút và Rêa là Dớt đã lật đổ cha mình và trở thành chúa tể của các thần. Dớt có nhiều vợ
như Hêra, Đêmêtê và sinh được nhiều con như Atêna, Apơlơ, Aphrơđít... Một người anh em
con chú, con bác với thần Dớt là thần Prômêtê đã dũng đất sét nặn thành người rồi lấy trộm
lửa ở lò rèn của thần thợ rèn Hêphaixtốt đem đến cho loài người. Do vậy Dớt sai
Hêphaixtốt xiềng Prômêtê ở núi Côcadơ và cho một con diều hâu mổ lá gan của chàng. Về
sau Prômêtê được thần Hêraclét, con của thần Dớt giải thốt. Do cơng lao đó, trong thần
thoại Hy Lạp, Prơmêtê được coi là kẻ sáng tạo nền văn minh của nhân loại.1
Bên cạnh hệ thống các thần đó, người Hy Lạp cổ đại còn sáng tạo ra các thần bảo hộ các
ngành nghề và các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Ví dụ: Đêmêtê là hóa thân của đất và là
nữ thần của nghề nông, Điônixốt là thần của nghề trồng nho và nghề làm rượu nho, Apôlô là
thần ánh sáng và nghệ thuật,…

Như vậy thần thoại Hy Lạp phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong việc giải thích và
đấu tranh với tự nhiên, đồng thời phản ánh cuộc sống lao động và hoạt động xã hội. Do được
tạo nên từ thực tế cuộc sống, các thần của Hy Lạp khơng phải là những lực lượng xa vời, có
quyền uy tuyệt đối và đáng sợ như các thần ở phương Đơng mà là những hình tượng rất gần
gũi với con người. Thần của Hy Lạp cổ đại cịn có tình cảm u ghét vui buồn, thậm chí
cũng có ưu điểm khuyết điểm như có khi thì rộng lượng, có khi thì hẹp hịi, cũng đa tình
ghen tng v.v...
Thần thoại Hy Lạp có ảnh hưởng rất quan trọng đối với nền văn học nghệ thuật Hy Lạp,
vì nó đã cung cấp một kho đề tài và nguồn ảnh hưởng cho thơ, kịch, điêu khắc và hội họa
của Hy Lạp cổ đại.
1.2

Thơ

Nói về thơ ca của Hy Lạp cổ đại trước hết phải kể đến hai tập sử thi nổi tiếng: Iliát và
Ôđixê. Tương truyền rằng tác giả của hai tác phẩm này là Hôme, một nhà thơ mù sinh ở một
thành phố thuộc Tiểu Á vào khoảng giữa thế kỉ IX TCN. Tuy nhiên các vấn đề nhƣ tác giả,
quê hương của tác giả, thời gian sáng tác tập thơ,... đều chưa được xác định. Chính vì thế
ngay từ thời cổ đại, ở Hy Lạp đã có 7 thành phố tranh nhau cái vinh dự là quê hương của
1 Theo tác phẩm Gia phả các thần của Hêdiốt, nhà thơ Hy Lạp sống vào thế kỉ VIII TCN

2


Hôme. Đề tài của Iliát và Ođixê đều khai thác từ cuộc chiến tranh giữa các quốc gia ở Hy
Lạp với thành Tơroa ở Tiểu Á.
Nguyên là vào đầu thế kỉ thứ XII TCN, vì muốn chiếm của cải của thành Tơroa, vua
Mixen ở Hy Lạp đã tấn công Tơroa. Cuộc chiến tranh này kéo dài 10 năm (1194 - 1184
TCN), kết quả là Tơroa bị thất bại, thành Tơroa bị hủy diệt.
Tuy sự thực lịch sử là như vậy, nhưng theo thơ Hôme, nguyên nhân của cuộc chiến tranh

này đã được gắn liền với những huyền thoại rất diễm lệ. Trong tiệc cưới của nữ thần Têtít
và Pêlê, vua của Tetxali tổ chức ở thiên đình, các thần đều được mời tới dự. Riêng nữ thần
bất hịa Irít khơng được mời. Tức giận vì việc đó, Irít đã ném vào giữa bàn tiệc một quả táo
bằng vàng trên đó có dịng chữ: "Tặng người đẹp nhất".
Tập Iliát dài 15.683 câu, chủ yếu miêu tả giai đoạn gay go nhất tức là năm thứ 10 của
cuộc chiến tranh ấy. Tập Ôđixê dài 12.110 câu miêu tả cảnh trở về của qn Hy Lạp. Sau
chiến thắng qn Tơroa, vua Ơđixê (cịn có tên là Ulixơ) phải trải qua 10 năm đầy gian nan
nguy hiểm mới về đến quê hương của mình là đảo Itác và được gặp lại người vợ chung thủy
đã một lòng chờ đợi suốt 20 năm là Pênêlốp. Hai tập Iliát và Ơđixê khơng những là hai tác
phẩm quan trọng trong kho tàng văn học thế giới mà cịn là những tác phẩm có giá trị về lịch
sử. Chính những tư liệu chứa đựng trong hai tập thơ này đã giúp các nhà sử học khôi phục
một thời kì lịch sử gọi là thời kì Hơme.
Tiếp theo Hơme là nhà thơ Hêdiốt với các tập thơ Gia phả các thần, Lao động và ngày
tháng. Trong tập thơ thứ hai, tác giả đã nói lên sự phá sản của nông dân dƣới sự thống trị
của tầng lớp quý tộc, ca ngợi cuộc sống lao động, "khơng có thứ lao động nào là nhục nhã,
chỉ có ăn khơng ngồi rồi là xấu xa", đồng thời đã đúc kết nhiều kinh nghiệm lao động.
Đến thế kỉ VII, VI TCN, thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện. Các thi sĩ tiêu biểu là Parốt,
Acsilơcút, Xơlơng, Têơnít, Xaphơ, Panhđa, Anacrêơng,... Acsilơcút được coi là người đặt cơ
sở cho thơ trữ tình Hy Lạp. Ông phải sống trong nghèo túng lại bị bất hạnh trong tình u
nên thơ ơng đượm vẻ sầu não chua chát, về sau thì chuyển sang ca ngợi các lạc thú của cuộc
sống. Đến nữ sĩ Xaphơ, thơ trữ tình Hy Lạp đã đạt đến trình độ rất điêu luyện. Xaphô được
gọi là "nàng thơ thứ mười" của thơ ca Hy Lạp sau chín nàng thơ trong thần thoại vì thơ của
bà dịu dàng uyển chuyển lại có cốt cách phong nhã thanh tao và thường đượm vẻ buồn vì
phần lớn đề tài đều có tính chất thương cảm.
I.3

Kịch

Nghệ thuật kịch của Hy Lạp bắt nguồn từ các hình thức ca múa hóa trang trong các ngày
lễ hội, nhất là lễ hội thần Rượu nho Điônixốt. Trong những ngày lễ hội này, người ta múa hát

hóa trang, khốc da cừu, đeo mặt nạ diễn lại những sự tích trong thần thoại. Lúc đầu chỉ có
những đội đồng ca hát những bài ca ngợi thần Rượu, sau thêm một diễn viên hát đế, như vậy
bắt đầu có đối đáp. Cơ sở của kịch bắt đầu xuất hiện. Kịch Hy Lạp có hai loại: bi kịch và hài
kịch. Những nhà soạn kịch tiêu biểu nhất là Etsin, Xơphơclơ và Ơripít.

3


Etsin (525 - 426 TCN) xuất thân trong một gia đình q tộc, ơng đã từng tham gia cuộc
kháng chiến chống Ba Tư. Mặc dầu từ thế kỉ VI TCN, ở Aten đã trình diễn vở bi kịch đầu
tiên, nhưng thơng thường người ta cho rằng chính Etsin mới thật sự là người sáng lập bi kịch
Hy Lạp.Etsin không những là người sáng tác kịch bản đầu tiên, đồng thời cũng là đạo diễn
và là người cải tiến đạo cụ như bố trí cảnh sân khấu, trang trí cách bay, làm tiếng sấm sét,
dùng mặt nạ v.v... Do đó ơng được mệnh danh là "người cha của kịch Hy Lạp".
Xôphôclơ (497 - 406 TCN) là người được mệnh danh là "Hơme của nghệ thuật kịch" vì
tác phẩm của ơng đã phản ánh thời đại hoàng kim của Hy Lạp - thời Pêriclét. Cũng như
Etsin, các vở kịch của ông cũng thường xốy quanh quan niệm về số phận, nhưng ơng kết
hợp số phận với việc ca ngợi tài năng của con người.
Ơripít (480 - 406 TCN) đã soạn 92 vở kịch, nay chỉ cịn lại vở bi kịch hồn chỉnh và 1 vở
hài kịch. Kịch của Ơripít cũng xốy vào chủ đề số phận, nhưng số phận ở đây không đồng
nhất với thế lực thần linh hoặc một thế lực trừu tượng tồn tại ở ngoài loài người như Etsin và
Xơphơclơ mà là kết quả của sự thơi thúc tình cảm, sự đấu tranh giữa tình cảm cao thượng và
thấp hèn. Chính vì thế, có thể nói Ơripít là ngƣời sáng tạo ra kịch tâm lí xã hội, là bậc tiền
bối và là người thầy của Sếchxpia. Vở kịch tiêu biểu nhất của Ơripít là vở Mêđê.
Trên đây là ba nhà soạn kịch tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại, trong đó, Ơripít là ngƣời có
ảnh hưởng lớn nhất đối với loại hình văn học này của thế giới.
Bên cạnh bi kịch là chủ yếu, ở Hy Lạp cổ đại cịn có hài kịch. Đề tài của hài kịch thường
là những chuyện lặt vặt trong cuộc sống hằng ngày. Khi trình diễn thì cách dùng từ, đặt câu,
chia màn, bối cảnh... đều tự do hơn bi kịch nhiều. Vì vậy phụ nữ và trẻ con không được xem
hài kịch. Nhà sáng tác hài kịch tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại là Arixtơphan (450 - 388 TCN).

Ơng đã sáng tác 44 vở hài kịch, nay cịn 11 vở, trong đó có các vở: Những kị sĩ, Đàn ong bị
vẽ, Đàn chim, Đàn nhái.
2. Thành tựu trên lĩnh vực văn học của văn minh La Mã cổ đại

Người La Mã vốn từ sớm đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp. Đặc biệt sau khi đánh
chiếm thành phố Tarentơ của Hy Lạp ở trên bán đảo Ý vào năm 272 TCN, La Mã bắt đầu
tiếp xúc với văn học Hy Lạp, do đó đã chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Hy Lạp. Văn học
La Mã cũng bao gồm nhiều thể loại như sử thi, thơ trữ tình, thơ trào phúng, văn xuôi, kịch.
2.1 Thần thoại
Người La Mã hầu như tiếp thu hoàn toàn kho tàng thần thoại và hệ thống các thần của Hy
Lạp. Chỉ có một điều khác là người La Mã đặt lại tên cho các vị thần đó.
Ví dụ: Thần Dớt của Hy Lạp trở thành thần Giupite của La Mã. Thần Hêra, vợ thần Dớt
thành thần Giunông vợ của Giupite, Thần Đêmête, thần nghề nông của Hy Lạp trở thành
thần Xêrét, thần ngũ cốc, thần bảo vệ mùa màng của La Mã. Thần Aphrôđit, thần sắc đẹp và
tình yêu của Hy Lạp thành thần Vênút của La Mã,…
4


2.2 Thơ
Thời cộng hịa, La Mã đã có nhiều thi sĩ và nhà soạn kịch, ví dụ, Anđrơnicút đã dịch
Ơđixê ra tiếng La tinh, Nơviút viết sử thi Cuộc chiến tranh Puních, Catulút đã sáng tác nhiều
bài thơ trữ tình. Nói về tình u của ơng với nàng Clơđia, Cơđiút, nhà thơ viết:
“Anh vừa giận vừa yêu,
Có thể em sẽ hỏi vì sao anh như vậy
Anh chẳng biết nhưng anh cảm thấy
Đau khổ vơ cùng vì vừa giận vừa u.”2
Thời kì phát triển nhất của thơ ca La Mã là thời kì thống trị của Ơctavianút. Để phục vụ
cho chế độ chính trị của Ơctavianút, nhóm tao đàn Mêxen được thành lập. Mêxen là một
người thân cận của Ôctavianút, là Mạnh Thường Quân của La Mã đã đứng ra bảo trợ các thi
nhân văn sĩ. Trong nhóm này có những nhà thơ nổi tiếng như Viếcgiliút, Hơratiút, Ơviđiút.

2.3 Kịch
Ở La Mã các nhà thơ Anđrônicút, Nơviút, Enniút, Plantút, Têrexiút, cũng là những nhà
soạn bi kịch và hài kịch. Năm 240 TCN, ở La Mã bắt đầu diễn kịch. Anđrônicút là ngƣời
đầu tiên được giao nhiệm vụ chuẩn bị kịch bản cho các buổi biểu diễn ấy. Từ đó, các nhà
soạn kịch La Mã thường dịch bi kịch và hài kịch Hy Lạp, đồng thời phỏng theo kịch Hy Lạp
để soạn những vở kịch lịch sử của La Mã hoặc cải biến các vở kịch Hy Lạp thành các vở
kịch La Mã.
II, ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC HY LẠP- LA MÃ CỔ ĐẠI ĐẾN VĂN HỌC TÂY
ÂU THỜI TRUNG ĐẠI
- Thần thoại là nền tảng đầu tiên của nền văn học cổ đại Hi Lạp .
- Sử thi (anh hùng ca) là thể loại rực rỡ một đi không trở lại nhưng tấm gương của nó
-

cịn soi sáng mãi đến ngày nay .
Bi kịch cổ đại là cơ sở mẫu mực sẽ tiếp tục góp phần xây dựng kịch châu Âu suốt từ
thời đại Phục Hưng trở về sau .

Trong văn chương, trên báo chí người ta sử dụng một cách phổ biến tự nhiên những thành
ngữ, điển tích, hình ảnh rút ra từ văn học cổ Hi Lạp đến mức như ngôn ngữ thông thường.
Chẳng hạn “con ngựa thành Troy”, “quả táo bất hịa”, “vịng nguyệt quế”, “gót chân Achill”,
… Ngành thiên văn học đặt tên các ngôi sao bằng tên các nhân vật thần thoại Hi Lạp như
Neptune,Venus, Jupiter … Ngành hàng hải đặt tên những con tàu, hòn đảo bằng tên nhân

2 Odi et amo (Căm thù và yêu), Gaius Valerius Catullus
5


vật Hi Lạp. Nhiều đường phố, cơng viên, hàng hóa, tàu vũ trụ, vũ khí đặt theo tên nhân vật
Hi Lạp.
Trong ngơn ngữ của lồi người, nhiều từ ngữ Hi Lạp được sử dụng, nhiều ám dụ, tỉ dụ có

nguồn gốc từ văn học cổ Hi Lạp. Văn học Hi Lạp đã trở thành những kiến thức phổ thông, là
phương tiện nhận thức hiểu biết những vấn đề phức tạp khác. Khi nghiên cứu các nền văn
hóa phương Tây mà thiếu vốn hiểu biết về văn học cổ Hi Lạp thì quả là khó khăn. Trong
giao tiếp hoặc khi diễn đạt tư tưởng, biết sử dụng những lối nói ấy làm cho tư tưởng mềm
mại, có duyên, dễ được chấp nhận hơn.3
Mẫu mực văn học cổ đại Hi Lạp và chủ nghĩa nhân văn Hi Lạp đã làm kinh ngạc bàng
hồng Tây Âu và đã góp phần thúc đẩy một phong trào văn hoá mệnh danh là Phục Hưng
kéo dài gần ba thế kỉ, tiếp tục ảnh hưởng sâu đậm đến các thế kỉ sau nữa .
Nền văn hóa và văn học cổ Hi Lạp giữ vị trí đặc biệt lớn lao và sâu sắc trong lịch sử phát
triển nền văn minh tinh thần Tây Âu. Nó mở đường bằng triết học, thần thoại, sử thi, kịch,
thơ, văn hùng biện, sử học, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa và gây ảnh hưởng bao
trùm xuyên suốt lịch sử nghệ thuật Tây Âu qua trung đại tới hiện đại .
“Không có thần thoại Hi Lạp thì khơng có nghệ thuật Hi Lạp” (Karl Marx). Bao nhiêu
bức tượng và cơng trình kiến trúc và điêu khắc kì vĩ đã ra đời theo sau thần thoại. Thần thoại
còn cung cấp đề tài cho hai thiên anh hùng ca- sử thi bất hủ Illiade và Odyssee, cho những
bài thơ, nhũng vở bi kịch. . . Thần thoại Hi Lạp còn chi phối cả quan điểm chính trị và đạo
đức của thời cổ đại Hi Lạp.
Thần Thoại Hi Lạp là chương đầu tiên của lịch sử đất nước và dân tộc Hi Lạp – cũng là
chương đầu của bộ lịch sử văn học nước này. Đối với Phương Tây, ảnh hưởng của thần thoại
Hi Lạp xuyên suốt và bao trùm mọi thời kì, mọi loại hình nghệ thuật và sinh hoạt văn hóa.
Thần Thoại Hi Lạp là kho điển tích vơ tận cho mọi trào lưu văn học – nghệ thuật châu Âu
kể từ thời đại Phục Hưng về sau. Vì vậy, Hi Lạp được coi là một trong những chiếc nôi của
văn minh nhân loại, mang đậm tinh thần nhân văn chủ nghĩa. Đó là nền văn minh đảo Cret –
Misen chấm dứt thời tiền sử chuyển sang thời đại văn minh của nhân loại .
KẾT THÚC
Những thành tựu rực rỡ của văn học Hi-La cổ đại được ghi vào lịch sử nhân loại như
những ánh hào quang rực rỡ nhất. Sự đóng góp và ảnh hưởng của những thành tựu văn học
phương Tây cổ trung đại đối với châu Âu và thế giới không chỉ trong giai đoạn cổ trung đại
mà cho đến tận ngày nay, nhiều tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị và không ngừng được khai
3 Thần thoại Hi Lạp,Tập I – Nguyễn Văn Khoả


6


thác, nghiên cứu, phát triển. Khẳng định những giá trị và đóng góp của văn minh Hy- La cổ
đại, Ăng-ghen viết: “Dại dột là những ai không thấy hết giá trị của thời cổ đại Hi Lạp đối với
chủ nghĩa xã hội vừa chiến thắng trong sự nghiệp xây dựng lại đời sống nhân loại” và
“Khơng có chế độ nơ lệ thì khơng có quốc gia Hi Lạp, khơng có nghệ thuật và khoa học Hi
Lạp; khơng có chế độ nơ lệ thì khơng có quốc gia La Mã. Mà khơng có cơ sở của văn minh
Hy Lạp và Đế quốc La Mã thì cũng khơng có châu Âu hiện đại”.
Danh mục tài liệu tham khảo
1, Lịch sử văn minh thế giới, Vũ Dương Minh, NXB Giáo dục, 2008
2, Lịch sử văn học phương tây, Tập thể tác giả, NXB Giáo dục, 1997
3, Lịch sử văn hóa thế giới cổ-trung đại, Lương Ninh, Nguyễn Gia Phu, NXB Giáo dục,2009
4, 52 tập phim Văn minh Phương Tây, Hiệp Hội Bảo tàng Nghệ thuật Đô Thị, GS Eugen
Weber, Giảng viên môn Lịch sử, U.C.L.A., Los Angeles.
5, Thần thoại Hy Lạp, Nguyễn Văn Khỏa, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2008-2009

7


Phụ lục

Đền Parthenon, một ngôi đền được xây dựng cho nữ thần Athena nằm trên khu
vực Acropolis ở Athens, là một trong những biểu tượng tiêu biểu nhất cho văn hóa và sự tài
hoa của người Hy Lạp cổ đại.

Chân dung lý tưởng hóa Homer

8



9


10


11


12


13


14


15



×