Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Bài Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.19 KB, 13 trang )

PHẦN A: LỜI MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thực chất là vấn đề đấu tranh để giải
phóng các dân tộc thuộc địa. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, tận mắt chứng
kiến sự chà đạp của ngoại bang lên tự do độc lập của đất nước, Hồ Chí Minh cho
rằng: đối với một người dân mất nước, cái quí nhất trên đời là độc lập của tổ quốc, tự
do của nhân dân. Từ những tinh hoa của dân tộc và thế giới, Người đã khái quát nên
chân lý bất di bất dịch, lẽ phải khơng ai có thể chối cãi được: “Tất cả các dân tộc trên
thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và
quyền tự do”. Đây là một tư tưởng vĩ đại, chẳng những mang tính quốc tế, tính thời
đại rộng lớn mà còn mang tính nhân văn sâu sắc. Đây cũng là lý do em chọn đề tài”
Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc”. Để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ đi sâu vào
phần nội dung của đề tài.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Hiện nay, thế giới đã thay đổi nhiều, song cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội vẫn đang diển ra gay gắt. Ở nước ta ,các thế lực thù địch vẫn
chưa muốn khép lại quá khứ, vẫn đang kích động hận thù, theo đuổi những mưu toan
thâm độc mới. Để đẩy lùi nguy cơ, vượt qua thử thách, đưa đất nước tiến lên, chúng
ta phải ra sức phát triển chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, kết hợp bồi dưỡng
lý tưởng XHCN, tạo ra nguồn nội lực mới để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Phân tích làm rõ những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về đề tài này
nhằm trang bị cho chúng kiến thức về vấn đề dân tộc và cách mang giải phóng dân
tộc. Đồng thời qua đó giúp sinh viên hệ thống lại vấn đề một cách logic, thu nhặt, xử
lí thơng tin, vận dụng các kiến thức cơ bản vào việc học.


PHẦN B: NỘI DUNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC:
Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, dân tộc là sản phẩm lâu dài của lịch sử. Trước
dân tộc là các hình thức cộng đồng như: thị tộc, bộ tộc, bộ lạc. Sự phát triển của chủ
nghĩa tư bản đã dẫn tới sự ra đời và phát triển của các dân tộc bản chủ nghĩa. Khi


CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, các đế quốc thực hiện chính sách vũ
trang xâm lược, cướp bóc, nơ dịch. Vấn đề dân tộc trở nên gay gắt và từ đó xuất hiện
vấn đề dân tộc thuộc địa.
1. Vấn đề dân tộc thuộc địa:
Nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa:
- Độc lập tự do là khát vọng lớn nhất, quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm
của mỗi dân tộc.
- Nền độc lập thật sự và phải đi tới dân tộc tự quyết trên tất cả các lĩnh vực:
chính trị - kinh tế - văn hóa - đối nội - đối ngoại.
- Độc lập dân tộc phải gắn liền với hòa bình, phải đi tới tự do và hạnh phúc cho
nhân dân.
1.1 Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa:
Tư tưởng Hồ Chí Minh khơng đề cập đến các vấn đề dân tộc nói chung mà là
vấn đề dân tộc thuộc địa. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa trong tư tưởng Hồ
Chí Minh là:
1.1.1. Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc:
- Xuất phát từ nhu cầu khách quan của dân tộc Việt Nam, đặc điểm của thời
đại. Hồ Chí Minh vạch ra vấn đề dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh giải phóng
dân tộc, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành
lập Nhà nước dân tộc độc lập.


- Hồ Chí Minh viết rất nhiều tác phẩm như: Tâm địa thực dân, bản án chế độ
thực dân Pháp, Bình đẳng, Vực thẳm thuộc địa,..nhằm tố cáo chủ nghĩa thực dân,
vạch trần cái gọi là “khai hóa văn minh” của chủ nghĩa thực dân.
- Hồ Chí Minh chỉ rõ sự đối kháng giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế
quốc thực dân là mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa và là một mâu thuẫn không điều hòa
được.
1.1.2. Lựa chọn con đường phát triển dân tộc:
- Từ thực tiễn của phong trào cứu nước của dân tộc và nhân loại, Hồ Chí Minh

khẳng định phương hướng phát triển của dân tộc trong bối cảnh mới của thời đại là
CNXH.
- Hoạch định con đường phát triển của dân tộc thuộc địa là một việc làm hết
sức mới mẻ: Từ nước thuộc địa lên CNXH phải trải qua nhiều giai đoạn chiến lược
khác nhau. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người
viết: "Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng
sản"(1). Thực chất là con đường ĐLDT gắn liền với CNXH. Con đường đó phù hợp
với hồn cảnh của các nước thuộc địa, nó hồn tồn khác biệt với các nước đã phát
triển đi lên CNXH ở phương Tây. Đây là nét độc đáo trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
- “ Đi tới cộng sản” là hướng phát triển lâu dài. Nó quy định vai trò lãnh đạo
của Đảng cộng sản, đoàn kết mọi lực lượng dân tộc, tiến hành cuộc cách mạng chống
đế quốc và chống phong kiến triệt để.
1.2. Độc lập dân tộc – nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
* Hồ Chí Minh đã tiếp cận vấn đề độc lập dân tộc từ quyền con người.
- Lịch sử Việt Nam là lịch sử không ngừng đấu tranh chống giặc ngoại xâm do
đó tinh thần yêu nước luôn đứng hàng đầu của bản giá trị truyền thống Việt Nam. Đối
với một người dân mất nước, cái quý nhất là độc lập của Tổ quốc, tự do của nhân
dân. Trên con đường tiếp cận chân lý cứu nước, Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và tiếp
nhận những nhân tố có giá trị trong Tun ngơn độc lập của Mỹ năm 1776: "Tất cả


mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hố cho họ những quyền khơng ai có thể
xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc"; Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp
năm 1791: "Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải ln ln được
tự do và bình đẳng về quyền lợi".
- Từ quyền con người ấy, Người đã khái quát nên chân lý về quyền cơ bản của
các dân tộc: "Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra có quyền bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do"(2) .
* Nội dung của độc lập dân tộc

- Là người dân mất nước, nhiều lần được chứng kiến tội ác dã man của chủ
nghĩa thực dân đối với đồng bào mình và nhân dân các dân tộc bị áp bức trên thế
giới, Hồ Chí Minh thấy rõ một dân tộc khơng có quyền bình đẳng chủ yếu là do dân
tộc đó mất độc lập. Vì vậy, theo Người, các dân tộc thuộc địa muốn có quyền bình
đẳng thực sự phải tự đứng lên đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập thật sự,
độc lập hoàn toàn cho dân tộc mình.
- Nền độc lập hồn tồn, độc lập thật sự của một dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí
Minh phải được thể hiện đầy đủ ở những nội dung cơ bản sau đây:
+ Độc lập tự do là quyền tự nhiên, thiêng liêng, vô cùng quý giá và bất khả
xâm phạm của dân tộc. Độc lập của Tổ Quốc, tự do của nhân dân là thiêng liêng nhất.
Người luôn mong muốn rằng: Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tơi, đấy
là tất cả những gì tơi muốn, đấy là tất cả những gì tơi hiểu “(3)
+ Năm 1919, vận dụng các nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được các nước đồng
minh thắng trận trong chiến tranh thế giới I thừa nhận, dưới cái tên Nguyễn Aí Quốc,
Người đã thay mặt những Việt Nam yêu Nước gửi đến Hội nghị hòa bình Vécxây bản
Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm đòi các quyền tự do, dân chủ cho nhân
dân Việt Nam.


Đây có thể coi là hình thức thử nghiệm đầu tiên của Hồ Chí Minh về sử dụng
pháp lý tư sản trong đấu tranh bằng biện pháp hòa bình. Tuy nhiên bản yêu sách
không đạt kết quả, các đế quốc không hề chú ý đến. Sự thật ấy giúp Nguyễn Quốc
rút ra bài học: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trong cậy vào mình,
trong cậy vào lực lượng của bản thân mình”.
+Trong Chánh cương vắn tắt cũng như lời kêu gọi sau khi thành lập đảng,
HCM đã xác định mục tiêu chính trị của Đảng là:
++ Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa và bọn phong kiến.
++ Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập.
+ Khi về nước trực tiếp chủ trì Hội nghị TW 8 (5/1941), Người viết thư Kính
cáo đồng bào và chỉ rõ: "Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng là cao hơn hết

thảy"(4) .
+ Tháng 8 năm 1945, khi thời cơ cách mạng chín muồi, Người đã đúc kết ý chí
đấu tranh cho độc lập, tự do của nhân dân ta trong quyết tâm sắt đá: "Dù hy sinh tới
đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc
lập dân tộc"(5) .
+ Độc lập - thống nhất - chủ quyền - toàn vẹn lãnh thổ là quyền thiêng liêng,
bất khả xâm phạm của một dân tộc. Bởi vậy, khi giành độc lập năm 1945 trong
"Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", Người long trọng tuyên
bố trước quốc dân đồng bào và thế giới "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và
độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do độc
lập ấy"(6) . v.v.


+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
+ Trong các thư và điện văn gửi tới Liên hợp quốc và Chính phủ các nước vào
thời gian sau CMTT, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: "Nhân dân chúng tôi thành thật
mong muốn hồ bình. Nhưng nhân dân chúng tơi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng
để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ Quốc và
độc lập cho đất nước"(7) .
+ Khi đế quốc pháp một lần nữa trở lại xâm lược nước ta. Để bảo vệ độc lập và
chủ quyền thiêng liêng của dân tộc, Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi vang dậy núi
sông: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ"(8) .

+ Những năm 60 của thế kỷ XX, khi đế quốc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến
tranh ra miền Bắc hòng khuất phục ý chí độc lập , tự do của nhân dân ta, Chủ tịch


Hồ Chí Minh đã đưa ra một chân lý bất hủ: "Khơng có gì q hơn độc lập tự do" (9) .

Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta phải chiến đấu qt sạch nó đi.

+ Chính bằng tinh thần, nghị lực này cả dân tộc ta đứng dậy đánh cho Mỹ cút,
đánh cho Ngụy nhào, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc. Và chính phủ Mỹ
phải cam kết: "Hoa Kỳ và các nước khác tơn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất
tồn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam như hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Việt Nam
đã công nhận".
+ Dân tộc Việt Nam có quyền độc lập, tự do, bình đẳng như bất cứ dân tộc nào
khác trên thế giới. Năm 1945, tiếp thu những nhân tố có giá trị trong tư tưởng và văn
hóa phương Tây, Hồ Chí Minh đã khái qt nên chân lý: Tất cả các dân tộc thế giới
đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền t
ự do.
Tóm lại: "Khơng có gì q hơn độc lập tự do" khơng chỉ là lý tưởng mà còn là
lẽ sống, là học thuyết cách mạng của Hồ Chí Minh. Đó là lý do chiến đấu, là nguồn
sức mạnh làm nên chiến thắng của sự nghiệp đấu tranh vì độc lập, tự do của cả dân
tộc Việt Nam, đồng thời là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế
giới. Vì thế người khơng chỉ được tơn vinh là: “ Anh hùng giải phóng dân tộc” của
Việt Nam mà còn được thừa nhận là “Người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng
của các dân tộc thuộc địa trong thế kỷ XX”.
1.3.Chủ nghĩa dân tộc- một động lực lớn của dất nước


- Ngay từ năm 1924, Nguyễn Aí Quốc đề cập đến chủ nghĩa dân tộc ở thuộc
địa đó là chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc chân chính. Vì vậy “Chủ nghĩa dân
tộc là động lực lớn của đất nước” (10). Ngũn Quốc đã có sáng tạo lớn là Người
xuất phát từ đặc điểm kinh tế ở thuộc địa Đơng Dương còn lạc hậu, nên phân hóa gai
cấp chưa triệt để, đấu trah giai cấp diễn ra ở đây không giống như ở phương Tây. Trái
lại, các giai cấp ở Đơng Dương vẫn có tương đồng lớn: dù là địa chủ hay nông dân họ
đều là người nơ lệ mất nước. Vì vậy, theo Ngũn Quốc, trong cách mạng giải
phóng dân tộc, “người ta sẽ chẳng làm được gì cho người An Nam nếu khơng dựa

trên các động lưc vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ” (11) đó là tình u
nước, chủ nghĩa dân tộc chân chính. Từ luận điểm này, Người kiến nghị về cương
lĩnh hành động của quốc tế cộng sản là: “"Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân
danh Quốc tế Cộng sản... Khi chủ nghĩa dân tộc của họ thắng lợi... nhất định chủ
nghĩa dân tộc ấy sẽ biến thành chủ nghĩa quốc tế"(12).
- Xuất phát từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền
thống dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa dân
tộc chân chính. Muốn cách mạng thành cơng thì người cộng sản phải biết nắm lấy và
phát huy, không để ngọn cờ dân tộc rơi vào bất cứ giai cấp nào khác.
2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
2.1.Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
- Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, đề cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu
nước, nhưng người luôn đứng trên quan điểm giai cấp để nhận thức và giải quyết vấn
đề dân tộc.
- Sự kết hợp nhuần nhuyễn vấn đề giai cấp và vấn đề dân tộc của Hồ Chí Minh
thể hiện: khẳng định vai trò lịch sử cuả giai cấp công nhân và quyền lãnh đạo duy
nhất của ĐCS trong quá trình cách mạng VN.
- Đảng chủ trương đại đoàn kết dân tộc dựa trên nền tảng liên minh cơng
nơng,nơng dân và tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.


- Đảng chủ trương sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại
bạo lực phản cách mạng của kẻ thù. Gắn kết mục tiêu độc lập dân tộc với CNXH.
2.2.Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết. Độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH.
- Khác với con đường cứu nước của ông cha ta, gắn độc lập dân tộc với chủ
nghĩa phong kiến hoặc chủ nghĩa tư bản, con đường cứu nước của Hồ Chí Minh là
độc lập dân tộc với CNXH.
- Năm 1920 người quyết định phương hướng cho cách mạng VN theo con
đường cách mạng vơ sản.

- Năm 1960 người nói: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải
phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”(13)
=> Tư tưởng Hồ Chí Minh vừa phản ánh quy luật khách quan của sự nghiệp
giải phóng dân tộc trong thời đại chủ nghĩa đế quốc,phản ánh mối quan hệ khăng khít
giữa mục tiêu giải phóng dân tộc với mục tiêu giải phóng giai cấp và giải phóng con
người.
2.3.Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp.
- Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điêm giai cấp,nhưng đồng
thời đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Tuy nhiên lợi ích của giai cấp phải phục
tùng lợi ích của dân tộc.
- Tháng 5-1941, người cùng trung ương Đảng khẳng định trong lúc này quyền
lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân
tộc.
2.4. Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tơn trọng độc lập của
các dân tộc khác.


- Là một chiến sĩ quốc tế chân chính, Hồ Chí Minh khơng chỉ đấu tranh cho
độc lập của dân tộc VN, mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp
bức.
- Ngay từ năm 1941, trên đất Anh, Người nói: “Chúng ta phả đấu tranh cho tự
do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”. Người đã nhiệt
liệt ủng hộ cuộc kháng chiến chống Nhật của nhân dân Trung Quốc, cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân Lào và Campuchia, đề ra khẩu hiệu “Giúp bạn là tự giúp
mình”, và chủ trương phải bằng thắng lợi của cách mạng mỗi nước mà đóng góp vào
thắng lợi chung của cách mạng thế giới.
=> Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc mang tính khoa học và cách mạng
sâu sắc, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc và giai cấp, chủ nghĩa yêu
nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế cộng sản.



PHẦN C: KẾT LUẬN
Nhìn lại lịch sử dân tộc ta trong thế kỷ XX, một thế kỷ vận động, phát triển
mau lẹ và phức tạp của tình hình quốc tế, chúng ta càng thấy sự đúng đắn, sáng tạo
của tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và giai cấp.
Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc:
+ Nhận diện chính xác vấn đề dân tộc thuộc địa.
+ Tìm đúng con đường giải phóng dân tộc thuộc địa.
+ Đề cao tinh thần tự lực tự cường dựa vảo sức mạnh dân tộc giành thắng lợi.
+ Quan niệm về tính chủ động và khả năng giành thắng lơi trước cách mạng vơ
sản ở chính quốc.
Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề dân tộc, nhưng người luôn đúng vững trên
lập trường để nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc đó là:
- Ln ln khẳng định vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, vai trò độc
quyền lãnh đạo của Đảng, của giai cấp công nhân từ cách mạng dân tộc dân chủ đến
cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Chủ trương đại đoàn kết dân tộc, tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Nhờ vận dụng sáng tạo và kết hợp nhuần nhuyễn mối quan hệ giứa dân tộc với
vấn đề giai cấp, Hồ Chí Minh đã khơi dậy và phát huy tiềm năng cách mạng của toàn
dân tộc, đưa đến thắng lợi vĩ đại cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng đất
nước nhân dân bình đẳng, ấm no, hạnh phúc.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Từ ngữ viết tắt:


CNXH: Chủ Nghĩa Xã Hội.




ĐLDT: Độc lập dân tộc.

• TW: Trung ương.
• CMTT: Cách mạng tháng tám.


ĐCS: Đảng cộng sản.



VN: Việt Nam.

Nguồn trích dẫn:
(1). Hồ Chí Minh: Tồn tập, t3, tr.1.
(2). Hồ Chí Minh: Toàn tập, t3, tr.555.
(3). Trần Dân Tiên: Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,
Nxb. Trẻ - Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.52.
(4). Hồ Chí Minh: Tồn tập, t3, tr.198.
(5). Dẫn trong: Võ Ngun Giáp: Những chặng đường lịch sử, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.4, tr.196.
(6), (7). Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.4, tr.4, 496.
(8). Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.4, tr.480.
(9). Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.12, tr.108.
(10),(11),(12). Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.1, tr.466, 467.
(13). Hồ Chí Minh: Tồn tập, t.10, tr.128.
Nguồn tài liệu tham khảo:



• Sách giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc gia Hà
Nội – 2010).
• Hỏi và đáp Tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị - Hành chính Hà
Nội – 2010).
• Hỏi và đáp Tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb Trẻ).



×