Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ môn luật hôn nhân và gia đình đề BÀI phân tích cách thức xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo qui định của pháp luật hiện hành qua một số vụ việc cụ thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.82 KB, 12 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ
Mơn: Luật Hơn nhân và Gia đình
ĐỀ BÀI: 02
Phân tích cách thức xử lý việc kết hơn trái pháp luật theo
qui định của pháp luật hiện hành qua một số vụ việc cụ thể

Họ tên sinh viên:

Nghiêm Duy Thái

Lớp:

VB2 – K20AB

Mã số sinh viên:

VB20AB0086

Hà Nội, 2021
1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................2
I. Liên quan đến kết hôn trái pháp luật................................................................2
1. Khái niệm......................................................................................................2
2. Người có quyền yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật......................................3
II. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật........................................................................3


1. Quy định chung.............................................................................................3
2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật..........................................................4
3. Thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật.....................5
4. Xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật...............................................6
III. Xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo qui định của pháp luật hiện hành qua
một số vụ việc cụ thể....................................................................................................8
1.

Kết hôn khi nữ chưa từ đủ 18 tuổi trở lên..................................................8

2.

Lừa dối kết hôn nhưng cả hai bên cùng yêu cầu công nhận kết hôn..........8

KẾT LUẬN..............................................................................................................10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................11

1


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, những mối quan hệ cũng như những
vấn đề về tâm sinh lý của con người ngày càng trở nên phức tạp. Điều đó ảnh hưởng
khơng nhỏ đến quan hệ hơn nhân, gia đình, trong đó có việc kết hơn giữa hai bên. Trên
thực tế đã có rất nhiều trường hợp kết hôn trái pháp luật gây ra những ảnh hưởng vô
cùng tiêu cực đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, đến lối sống và đạo
đức xã hội. Trong khi đó, hệ thống pháp luật lại chưa thể dự liệu cũng như điều chỉnh
một cách tồn diện. Kết hơn trái pháp luật vẫn tồn tại như một hiện tượng xã hội
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chủ thể mà còn
ảnh hưởng đến đạo đức và trật tự xã hội. Do đó, tìm hiểu về xử lý kết hôn trái pháp

luật trong đời sống xã hội hiện nay là vô cùng cần thiết. Việc xử lý này hồn tồn
khơng mong muốn của nhà nước, dù kết hơn là trái ngọt của một quá trình gặp gỡ, tìm
hiểu và yêu thương từ hai bên nam nữ. Để hiểu thêm về vấn đề này, tôi xin chọn đề tài
số 02: “Phân tích cách thức xử lý việc kết hơn trái pháp luật theo qui định của pháp
luật hiện hành qua một số vụ việc cụ thể”.

I.

Liên quan đến kết hôn trái pháp luật

1. Khái niệm
Theo khoản 6 Điều 3 Luật hơn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“5. Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định
của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.”
“6. Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hơn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo
quy định tại Điều 8 của Luật này.”
Theo đó, nam, nữ kết hơn với nhau phải tuân theo các điều kiện kết hôn được
quy định tại Điều 8 Luật Hơn nhân và gia đình năm 2014 sau đây:
“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại
các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
2


Như vậy, nếu có sự vi phạm một trong những điều kiện kết hơn nêu trên, thì cuộc

hơn nhân đó bị coi là cuộc hôn nhân trái pháp luật.
2. Người có quyền u cầu hủy kết hơn trái pháp luật
Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, có quyền tự mình u cầu hoặc đề
nghị cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Hơn nhân và gia đình
năm 2014, u cầu Tịa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy
định về sự tự nguyện quyết định việc kết hôn của hai bên nam và nữ.
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tịa án hủy việc kết hơn trái
pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là:
Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hơn với người khác;
Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người
kết hôn trái pháp luật;
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
Hội liên hiệp phụ nữ.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hơn trái pháp luật thì có
quyền đề nghị cơ quan, tổ chức sau yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật:
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
Hội liên hiệp phụ nữ.
Pháp luật không chỉ trao quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật cho các cá
nhân là chủ thể của cuộc hơn nhân; mà cịn trao quyền cho cả những chủ thể khác
nhằm đảm bảo lợi ích cho những người kết hơn; góp phần đảm hạnh phúc gia đình
trong thực tiễn cuộc sống.
II.

Xử lý việc kết hôn trái pháp luật

1. Quy định chung
Trong trường hợp tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái

pháp luật mà cả hai bên kết hơn đã có đủ các điều kiện kết hơn theo quy định và hai
bên yêu cầu công nhận quan hệ hơn nhân thì Tịa án cơng nhận quan hệ hơn
nhân đó.
3


Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ
điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này.
Quyết định của Tòa án về việc hủy kết hôn trái pháp luật hoặc công nhận quan hệ
hôn nhân phải được gửi cho:
Cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch;
Hai bên kết hôn trái pháp luật;
Cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân
sự.
2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật
Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật, Tịa án phải căn cứ vào
điều kiện kết hôn theo quy định để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp
luật và lưu ý một số điểm như sau:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên” quy định tại điểm a khoản
1 Điều 8 của Luật hơn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã
đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.
Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:
Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng
sinh được xác định là tháng một của năm sinh;
Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng khơng xác định được ngày sinh
thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định
“Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định” quy định tại điểm b khoản 1
Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng

với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ.
- Lừa dối kết hơn
“Lừa dối kết hôn” quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật hơn nhân và gia
đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai
lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hơn; nếu khơng có hành vi này thì bên bị lừa dối đã
khơng đồng ý kết hơn.
- Người đang có vợ hoặc có chồng

4


“Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật
hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn
nhân và gia đình nhưng chưa ly hơn hoặc khơng có sự kiện vợ (chồng) của họ chết
hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà
chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết
hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;
c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của
Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tịa án cơng nhận quan hệ hơn nhân bằng
bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hơn hoặc khơng có
sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.
- Cả hai bên kết hơn đã có đủ các điều kiện kết hôn
Việc xác định thời điểm “cả hai bên kết hơn đã có đủ các điều kiện kết
hơn” quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình phải căn cứ vào các
quy định của pháp luật.
Tòa án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định
thời điểm cả hai bên kết hơn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8
của Luật hơn nhân và gia đình.

3. Thụ lý, giải quyết đơn yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải nộp các loại giấy tờ sau:
Giấy chứng nhận kết hôn đối với cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật
hơn nhân và gia đình
Hoặc giấy tờ, tài liệu khác chứng minh đã đăng ký kết hôn;
Tài liệu, chứng cứ chứng minh việc kết hôn vi phạm điều kiện kết hôn quy định
tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.
Trường hợp vợ chồng có đăng ký kết hơn nhưng không cung cấp được Giấy
chứng nhận kết hôn do bị thất lạc thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân đã cấp
Giấy chứng nhận kết hơn.
2. Tịa án thụ lý, giải quyết yêu cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật khi việc kết
hơn đó đã được đăng ký tại đúng cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn được xác định theo quy định của pháp
luật về hộ tịch, pháp luật về hơn nhân và gia đình.
5


Trường hợp nam, nữ có đăng ký kết hơn nhưng việc kết hơn đăng ký tại khơng
đúng cơ quan có thẩm quyền
Trường hợp nam, nữ có đăng ký kết hơn nhưng việc kết hôn đăng ký tại không
đúng cơ quan có thẩm quyền (khơng phân biệt có vi phạm điều kiện kết hơn hay
khơng) mà có u cầu Tịa án hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hơn thì sẽ
giải quyết như sau:
Tịa án áp dụng Điều 9 của Luật hơn nhân và gia đình tun bố không công
nhận quan hệ hôn nhân giữa họ đồng thời hủy Giấy chứng nhận kết hôn và thông
báo cho cơ quan hộ tịch đã đăng ký kết hôn để xử lý theo quy định tại Điều 13 của
Luật hôn nhân và gia đình.
Nếu có u cầu Tịa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ đối với con; tài sản, nghĩa
vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của
Luật hơn nhân và gia đình.

Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà khơng có đăng ký
kết hôn
Trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà khơng có đăng ký
kết hơn (khơng phân biệt có vi phạm điều kiện kết hơn hay khơng) và có u cầu hủy
việc kết hơn trái pháp luật hoặc u cầu ly hơn thì Tịa án thụ lý, giải quyết và áp dụng
Điều 9 và Điều 14 của Luật hơn nhân và gia đình tun bố khơng cơng nhận quan hệ
hơn nhân giữa họ.
Nếu có u cầu Tịa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ
tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và
Điều 16 của Luật hơn nhân và gia đình.
4. Xử lý yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật
Trường hợp tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn khơng có đủ điều kiện kết hơn
nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hôn
Trường hợp tại thời điểm kết hơn, hai bên kết hơn khơng có đủ điều kiện kết hơn
nhưng sau đó có đủ điều kiện kết hơn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia
đình thì Tịa án xử lý như sau:
Trường hợp 1:
Nếu hai bên kết hơn cùng u cầu Tịa án cơng nhận quan hệ hơn nhân thì Tịa án
quyết định cơng nhận quan hệ hơn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hơn có đủ điều
kiện kết hơn.
Trường hợp 2:
6


Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật hoặc có một bên
u cầu cơng nhận quan hệ hơn nhân hoặc có một bên u cầu ly hơn cịn bên kia
khơng có u cầu thì Tịa án quyết định hủy việc kết hơn trái pháp luật. Trường hợp có
đơn khởi kiện, đơn u cầu Tịa án giải quyết thì quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con;
quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến thời điểm
hủy việc kết hôn trái pháp luật được giải quyết theo quy định tại Điều 12 của Luật hôn

nhân và gia đình.
Trường hợp 3:
Trường hợp hai bên cùng u cầu Tịa án cho ly hơn hoặc có một bên u cầu ly
hơn cịn bên kia u cầu cơng nhận quan hệ hơn nhân thì Tịa án giải quyết cho ly hơn.
Trường hợp này, quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con từ thời điểm kết hôn đến thời
điểm ly hôn được giải quyết theo các quy định sau:
Quy định về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn;
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm kết hôn đến
trước thời điểm đủ điều kiện kết hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 16 của
Luật hơn nhân và gia đình;
Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên từ thời điểm đủ điều kiện kết
hôn đến thời điểm ly hôn được giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật hơn nhân
và gia đình.
Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hơn nhưng tại thời điểm Tịa án giải quyết hai
bên kết hơn vẫn khơng có đủ các điều kiện kết hôn
Trường hợp hai bên đã đăng ký kết hơn nhưng tại thời điểm Tịa án giải quyết hai
bên kết hơn vẫn khơng có đủ các điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn
nhân và gia đình thì thực hiện như sau:
a) Nếu có u cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật thì Tịa án quyết định hủy việc
kết hôn trái pháp luật;
b) Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc u cầu cơng nhận quan hệ hơn
nhân thì Tịa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Trường hợp quyết định theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b khoản này thì Tòa
án áp dụng quy định tại Điều 12 của Luật hơn nhân và gia đình để giải quyết hậu quả
pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.
III.

Xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo qui định của pháp luật hiện hành qua một
số vụ việc cụ thể


1. Kết hôn khi nữ chưa từ đủ 18 tuổi trở lên
7


Chị Lê Thị Thanh C kết hôn với anh Bùi Văn H tự nguyện, đăng ký kết hôn ngày
07/01/1998 tại Uỷ ban nhân dân (UBND) xã X, huyện L, tỉnh Hà Nam. Căn cứ vào
biên bản xác minh tại UBND xã X, là nơi đã thực hiện việc đăng ký kết hôn giữa chị C
- anh H, tại “Sổ cấp giấy chứng nhận kết hôn số 01/TB/HT16, mở ngày 01/01/1998,
ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận kết hôn: 07 tháng 01 năm 1998; Họ tên chồng
Bùi Văn H, sinh năm 1975; họ tên vợ Lê Thị C, sinh năm 1977”.
Tuy nhiên, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ do chị C cung cấp cho Toà án như:
Giấy khai sinh, căn cước công dân, giấy chứng nhận hết cấp I PTCS, chứng nhận học
nghề phổ thông, học bạ cấp II phổ thông, bằng trung học cơ sở của chị C; chứng minh
thư nhân dân của anh H; văn bản xác minh tại UBND xã X, huyện L, tỉnh Hà Nam,
UBND xã K, huyện Y, tỉnh Ninh Bình và các tài liệu, chứng cứ khác có trong hồ sơ vụ
án, xác định chị C họ tên đầy đủ là Lê Thị Thanh C, sinh ngày 28/5/1981. Vì vậy, tại
thời điểm đăng ký kết hơn (ngày 07/01/1998) thì chị C mới 16 tuổi 07 tháng 10 ngày,
chưa đủ tuổi kết hôn, thuộc trường hợp kết hôn trái pháp luật, vi phạm vào Điều 5 Luật
hơn nhân và gia đình năm 1986.
Bản án số 05/2020/HNGĐ-ST1 ngày 28/04/2020 của Tòa án Nhân dân huyện Lý
Nhân, tỉnh Hà Nam về yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật đã quyết định:
“Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Lê Thị Thanh C (tên gọi khác Lê Thị C):
Huỷ kết hôn trái pháp luật giữa chị Lê Thị Thanh C và anh Bùi Văn H; huỷ giấy
chứng nhận kết hôn số 02 ngày 07/01/1998 theo sổ cấp giấy chứng nhận kết hôn số
01/TP/HT16 ngày 01/01/1998 của UBND xã X, huyện L, tỉnh Hà Nam.”
2. Lừa dối kết hôn nhưng cả hai bên cùng yêu cầu công nhận kết hôn
Ngày 24/12/2018 Ủy ban nhân dân xã T, huyện K đã cấp giấy xác nhận tình trạng
hơn nhân số 62/UBND-XNTTHN (sau đây gọi tắt là giấy xác nhận số 62) cho anh Võ
Xuân H: Đang độc thân, chưa kết hôn với ai lần nào ở địa phương. Tuy nhiên, tại thời
điểm này anh Võ Xuân H và chị NguyễnThị T, trú tại: Thôn L, xã D, huyện D, tỉnh

Quảng Nam đang là vợ chồng (ngày 10/01/2019 anh H và chị T mới được Tòa án nhân
dân huyện D, tỉnh Quảng Nam cơng nhận thuận tình ly hơn tại Quyết định số
07/2019/QĐST-HNGĐ ngày 10/01/2019). Ngày 15/02/2019 ủy ban nhân dân huyện K
đã có Quyết định thu hồi, hủy bỏ giá trị pháp lý của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
số 62 của Ủy ban nhân dân xã T đã cấp cho ông Võ Xuân H.
Như vậy, cở sở pháp lý để thực hiện việc đăng ký kết hôn cho anh Võ Xuân H và
chị C F là giấy xác nhận tình trạng hơn nhân số 62 đã bị hủy bỏ do trái quy định của
pháp luật. Mặt khác, việc kết hơn này có dấu hiệu “lừa dối kết hơn”, vì vậy UBND

1

/>
8


huyện K yêu cầu TAND tỉnh Hà Tĩnh hủy kết hôn trái pháp luật giữa anh Võ Xuân H
và chị C Feng I.
Anh Võ Xuân H thừa nhận tại thời điểm đăng ký kết hơn đã có hành vi che dấu và
khai báo gian dối về tình trạng hơn nhân, theo đó anh đã cam đoan chưa độc thân,
chưa kết hôn với ai. Việc làm của anh là vi phạm vào điểm b khoản 2 Điều 5 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2014, nên anh đồng ý với yêu cầu hủy giấy chứng nhận đăng ký
kết hôn đã cấp cho anh và chị C, tuy nhiên hiện tại anh đã độc thân, đủ điều kiện để
được kết hôn, anh có nguyện vọng được Tịa án cơng nhận quanhệ hơn nhân giữa anh
và chị C Feng –I.
Tại Đơn trình bày nguyện vọng, chị C Feng-I trình bày: Việc đăng ký kết hôn giữa
chị và anh Võ Xuân H là tự nguyện, không bị ai ép buộc. Nay, anh H và chị Thu đã ly
hơn. Chị u cầu Tịa án cơng nhận quan hệ hôn nhân giữa chị và anh Võ Xuân H.
Căn cứ theo thực tế cũng như nguyện vọng của các đương sự, Tòa án Nhân dân
tỉnh Hà Tĩnh đã ra QĐ số 07/2020/QĐST-HNGĐ 2 ngày 24 tháng 02 năm 2020, quyết
định:

“1. Hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh Võ Xuân H và chị C Feng-I (Giấy
chứng nhận kết hôn số 01 ngày 14/01/2019 do UBND huyện K cấp). Công nhận quan
hệ hôn nhân giữa anh Võ Xuân H và chị C Feng-I kể từ ngày 10/01/2019.”

2

/>
9


KẾT LUẬN
Kết hôn trái pháp luật không chỉ xâm phạm tới những quyền, lợi ích hợp pháp
của những chủ thể trong xã hội như những trường hợp kết hôn do vi phạm sự tự
nguyện, kết hôn do vi phạm độ tuổi… mà còn đi ngược lại với những truyền thống,
bản sắc dân tộc như những trường hợp kết hôn với những người đã có vợ, có chồng…
Kết hơn trái pháp luật không phải là một hiện tượng mới mẻ trong xã hội Việt Nam, từ
xưa đến nay, hững hình thức vi phạm vẫn luôn tồn tại và đều được dự liệu trong các hệ
thống văn bản pháp luật điều chỉnh. Trong tình hình xã hội Việt Nam hiện nay, dưới sự
tác động của rất nhiều những yếu tố khác nhau: như kinh tế, chính trị, xã hội, hội nhập
quốc tế, khoa học kỹ thuật… đã hình thành nên những cách suy nghĩ, những phong
cách sống khác nhau, giá trị của gia đình đơi khi đã bị coi nhẹ, những điều kiện kết
hôn không được chấp hành nghiêm chỉnh gây ra những bức xúc trong đời sống nhân
dân. Có thể nhận thấy trong những năm trở lại đây kết hôn trái pháp luật ngày một phổ
biến với những dạng vi phạm phong phú hơn, trở thành một nỗi nhức nhối của gia
đình, xã hội.
Khi việc kết hơn trái pháp luật bị hủy thì hai bên nam nữ phải chấm dứt quan hệ
vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con được giải quyết theo quy định về quyền,
nghĩa vụ của cha, mẹ, con khi ly hôn. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các
bên được xử lý như trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không
đăng ký kết hôn. Với việc nghiên cứu đề tài này, em hi vọng đã làm sáng tỏ phần nào

cách thức xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo qui định của pháp luật hiện hành qua
một số vụ việc thực tế, cụ thể.

10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
-

Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và Gia đình, Hà Nội

-

Trường Đại học Luật Hà Nội (2016). Giáo trình luật Hơn nhân và gia đình, NXB
Công an Nhân dân.

-

Nguyễn Văn Dương (2021). Kết hôn trái pháp luật là gì? Các trường hợp kết hơn
trái pháp luật và cách thức xử lý, 5/5/2021, từ < />
-

Thư viện pháp luật, Bản án 05/2020/HNGĐ-ST ngày 28/04/2020 về yêu cầu huỷ
kết hơn trái pháp luật, 5/5/2021, từ < />
-

Tịa án Nhân dân Tối cao, Quyết định số: 07/2020/QDST-HNGĐ ngày
24/02/2020, 5/5/2021, từ < />
11




×