Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Câu hỏi và đáp án Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (638.63 KB, 59 trang )

CÂU HỎI ƠN THI LÝ THUYẾT
MƠN HỌC: CHĂM SĨC SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG VÀ GIA ĐÌNH
Đối tượng: CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG ĐẠI HỌC
Câu 1. Kể tên 10 năng lực của người điều dưỡng cộng đồng.
Câu 2. Trình bày chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng.
Câu 3. Trình bày 8 yếu tố chăm sóc sức khỏe ban đầu của Tun ngơn Alma Ata
Câu 4. Trình bày 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu của việt nam
Câu 5. Trình bày các giai đoạn trong nghiên cứu dịch tễ học
Câu 6. Mô tả công tác vệ sinh môi trường trong hoạt động dự phòng của trạm y tế
Câu 7. Mơ tả cơng tác giám sát an tồn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động dự phòng của
trạm y tế
Câu 8. Mơ tả cơng tác giám sát an tồn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động dự phòng của
trạm y tế
Câu 9. Trình bày nguyên tắc cơ bản trong xử trí thảm họa tại cơ sở y tế
Câu 10. Mơ tả cách xác định vấn đề sức khỏe cộng đồng ưu tiên.
Câu 11. Trình bày khái niệm và mục đích của lượng giá nhu cầu điều dưỡng cộng đồng
Câu 12. Trình bày khái niệm và các bước lập kế hoạch điều dưỡng cộng đồng.
Câu 13. Trình bày 4 biện pháp nâng cao tính trùng lặp của sàng lọc. Mỗi biện pháp cho 1 ví
dụ.
Câu 14. Trình bày khái niệm kế hoạch, các bước lập kế hoạch hành động quản lý sức khỏe
cộng đồng.
Câu 15. Kể tên các sổ sách quản lý y tế cơ sở và trình bày các chỉ số lấy ở sổ A1, A2, A3,
A4.
Câu 16. Kể tên các sổ sách quản lý y tế cơ sở và trình bày các chỉ số lấy ở sổ A5, A6, A7,
A8, A9, A10, A11, A12.
Câu 17. Trình bày cấp cứu nạn nhân ngừng hơ hấp, ngừng tuần hồn tại cộng đồng
Câu 18. Trình bày sơ cứu- cấp cứu bỏng tại cộng đồng

1



Câu 19. Trình bày cấp cứu nạn nhân đuối nước tại cộng đồng.
Câu 20. Trình bày xử trí ban đầu người bệnh tai biến mạch máu não tại cộng đồng
Câu 21. Trình bày cấp cứu ban đầu nạn nhân gãy xương tại cộng đồng
Câu 22. Mô tả 6 nguyên tắc y học gia đình
Câu 23. Trình bày các bước quản lý sức khỏe trong y học gia đình
Câu 24. Mơ tả nội dung của hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân, hộ gia đình theo nguyên tắc y
học gia đình.
Câu 25. Trình bày mục đích và cách tiến hành lượng giá nhu cầu chăm sóc người bệnh tại
gia đình.
Câu 26. Trình các bước của kế hoạch chăm sóc người bệnh tại gia đình.
Câu 27. Trình bày những lời khuyên đặc biệt trong chăm sóc cuối đời
Câu 28. Trình bày chăm sóc người bệnh hen mạn tính theo ngun tắc y học gia đình.
Câu 29. Trình bày chăm sóc người bệnh đái tháo đường theo nguyên tắc y học gia đình.
Câu 30. Trình bày cách phịng ngừa các biến chứng bệnh đái tháo đường theo nguyên tắc y
học gia đình.
Câu 31. Trình bày cách chăm sóc trẻ sốt cao co giật theo nguyên tắc y học gia đình
Câu 32. Trình bày cách chăm sóc trẻ tiêu chảy cấp theo nguyên tắc y học gia đình
Câu 33. Trình bày cách chăm sóc trẻ nhiễm khuẩn hơ hấp theo ngun tắc y học gia đình
Câu 34. Trình bày cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng theo nguyên tắc y học gia đình
Câu 1 : Kể tên 10 năng lực của người điều dưỡng cộng đồng.
TL:
1. Áp dụng vào thực tế địa phương các mục tiêu của CSSKBĐ và thực hiện các chỉ tiêu sức
khỏe theo phân cấp quy định trong chiếm lược Y tế Quốc gia.
2. Xác định nhu cầu sức khỏe của cộng đồng (phố phường/làng xà) lựa chọn chăm sóc sức
khỏe ưu tiên, để đề xuất biện pháp giải quyêt.
3. Có kiến thức và kỹ năng lâm sàng cần thiết, nhận định tình trạng sức khỏe à bệnh tật của
người bệnh, gia đình và cộng đồng.
4. Lập kế hoạch điều dưỡng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng cùng với các nhân viên y tế
khác cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
5. Sơ cửu, cấp cứu tai nạn, thảm hoạ với trang thiết bị và kỳ thuật điều dưỡng tại cộng đong.

6. Tham gia chăm sóc mơi trường sinh sống cùa cộng đồng, thực hiện dự phòng cấp I, cấp II

2


và cấp III với điều kiện, phương tiện thích hợp tại cơ sở. Thực hiện các chương trình y tế
tại địa phương
7. GDSK, tham gia hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng cho người bệnh và nhân viên y tế cơ
sở.
8. Huy động cộng đồng, các gia đình và cá nhân vào CSSK, nâng cao sức khoẻ tại cộng đồng.
9. Có khả năng làm việc trong nhóm y tế và hoạt động liên ngành với mục tiêu sức khỏe cho
mọi người.
10. Tham gia lập kế hoạch hành động, tiến hành giám sát và lượng giá kết quả hoạt động điều
dường tại địa phương.

Câu 2. Trình bày chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng.
TL:
A. CHỨC NĂNG CỦA ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐÒNG

- Giáo dục sức khỏe cho cộng đồng
- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân
- Chăm sóc (kỹ thuật) sức khỏe cộng đồng.
- Quản lý công tác điều dưỡng tại cộng đồng
B. NHIỆM VỤ CỦA ĐIÈU DƯỠNG CỘNG ĐÒNG

3


1.1. Giáo dục sức khỏe và huy động cộng đồng cùng tham gia CSSK
- Lập kế hoạch tổ chức thực hiện và đánh giá công tác giáo dục sức khỏe tại cộng đồng

- Tư vấn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng các vấn đề sức khỏe và hạnh phúc gia đình
- Huy động cộng đồng cùng tham gia vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe
1.2. Thực hiện vệ sinh phòng bệnh và bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân
1.2.1. Dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh thực phẩm:
- Hướng dẫn cộng đồng về dinh dường hợp lý khoa học, vệ sinh
- Vận động nuôi con bàng sừa mẹ, ăn sam và nuôi con đúng cách
- Phối hợp phát hiện và can thiệp sớm các nguy cơ do thiếu chất
- Giám sát vệ sinh thực phẩm và vệ sinh ăn uống tạo cộng đồng
1.2.2.

Nước sạch, vệ sinh môi trường và tiêm chủng mở rộng:

- Thực hiện tiêm chủng tại cộng đồng
- Hướng dẫn cộng đông va gia đinh xay dựng, sử dụng, bảo quản các cơng trình vệ sinh (hố
xí, giếng nước, nhà tãm....)

- Hướng dẫn thực hiện vệ sinh hồn cảnh và duy trì các phong trào bào vệ sức khỏe (3 sạch,
4 diệt, ngày sức khỏe, vệ sinh trường học, trồng cây xanh...)

- Giám sát an toàn trong lao động sản xuất. Phát hiện sớm và tham gia xử lý các nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường.

- Thực hiện một số kỳ thuật y tế công cộng tại cộng đồng (lấy mẫu nước, mẫu phân, mầu
chất thải...gửi xét nghiệm, hướng dẫn các kỹ thuật làm trong va sạch nước, kỳ thuật diệt chuột...)

1.2.3.

Phòng chẳng dịch và các bệnh xã hội

- Phát hiện sớm các nguy cơ gây bệnh, gây dịch tại công đồng và đề xuất biện pháp giải

quyết. Báo cáo kịp thời khi có dịch.

- Quản lý, theo dõi, chăm sóc các bệnh nhân mẳc bệnh xã hội, bênh man tính tại cộng đồng,
tại nhà.

1.3.

Chăm sóc sức khỏe cộng đồng

- Thực hiện các chỉ định theo hướng dẫn của thầy thuốc
- Phối hợp xử lý các bệnh và các vết thương thông thường, báo cáo thường xuyên các diễn
biến cho thầy thuốc để phối hợp chữa bệnh và chăm sóc.

- Tham gia xử lý ban đầu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương.
- Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng thích hợp và hướng dẫn người bệnh tự chăm sóc.
- Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho gia đình và các cá nhân tại cộng đồng.
- Áp dụng y học cổ truyền đặc biệt là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc, phối hợp,
hướng dẫn nhân dân trồng và nuôi các cây con làm thuôc.

4


- Hướng dẫn nhân dân dùng thuốc hợp lý an toàn.
- Trực tại trạm y tế và đi thăm gia đình theo lịch phân cơng.
- Tham gia quản lý phụ nữ có thai và phát hiện các thai nghén có nguy cơ.
- Tham gia quản lý phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và hướng dẫn sinh đẻ hợp lý trong cộng
đồng.

- Thực hiện các hoạt động GOBIF.
1.4. Quản lý công tác Điều dưỡng cộng đồng

- Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch điều dưỡng cho cộng đồng, gia đình và cá nhân.
- Giám sát cơng tác điều dưỡng trong tuyến theo nhiệm vụ được giao
- Lượng giá, đánh giá công tác điều dưỡng tại cộng đồng.
- Huấn luyện điều dường cho nhân viên, học sinh y tế và các đối tượng khác.
- Bảo quản, bảo dường dụng cụ và phương tiện làm việc
- Thực hiện chế độ báo cáo, quản lý thông tin theo sự phân công
- Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe theo hộ gia đình và các đối tượng ưu tiên.
G: Theo dõi biểu đồ tăng O: Bù nước và điện giải (tiêu GOBIFtrưởng chảy)
(FF):

B: Bú sữa mẹ

F: Ke hoạch hóa gia đình

F: Bổ sung nguồn thức ăn

F: Giáo dục bà mẹ

Câu 3. Trình bày 8 yếu tố chăm sóc sức khỏe ban đầu của Tun ngơn Alma Ata
TL:

1.1. Giáo dục sức khỏe

Giáo dục mọi vẫn đề có liên quan đến việc bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng
theo phương thức thay đổi kiến thức, thái dộ và hành vi có lợi cho vấn đề sức khỏe, làm cho mọi
đối tượng CSSK cho chính mình, cho cộng đồng và cho toàn xã hội về những vấn đề cấp bách
trước mắt và lâu dài.
Nhằm đạt mục tiêu:

- Phổ cập kiến thức y học thường thức vê bảo vệ sức khỏe cho toàn dân.

- Để mọi người biết được CSSKBĐ là trách nhiệm của toàn dân và của toàn xà hội.
+ Nội dung CSSKBĐ phải phù hợp với tình hình cụ thề của từng địa phương (mơ hình sức
khỏe, bệnh tật, vấn đề y tế ưu tiên, các chương trình, mục tiêu y tế đang được triển khai tại địa
phương).
+ Phài tôn trọng các nguyên tắc giáo dục.
+ Hình thức giáo dục phải phong phú: nghe, nhìn, phối hợp nghe - nhìn, làm mẫu...

5


- Tổ chức, động viên các đoàn thể, các đối tượng (bà đờ, thầy lang, y tế tư nhân) tham gia
GDSK.

1.2. Cung cấp lương thực, thực phẩm, cải tiến bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý:
Ăn uông là một nhu cầu cơ bản của con người. Cải thiện điều kiện dinh dường là yêu cầu
cấp thiết của các nước đang phát triển. Điều kiện kinh tế của Việt Nam còn nhiều khó khăn, mục
tiêu của chúng ta là xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng dinh dường, dinh dưỡng hợp lý và an
toàn thực phẩm. Chúng ta đà xây dựng cơ cấu bữa ăn hợp lý đảm bảo đủ năng lượng và cân đối
các thành phần dinh dưỡng (đạm, đường, mỡ và các chất vi lượng, vitamin). Giáo dục dinh dưỡng
nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng vê dinh dường hợp lý, đê đảm bào phòng tránh được
những bệnh do dinh dường gây ra. Vận động cộng đông tự giải quyết vấn đề dinh dưỡng và sử
dụng hợp lý nhừng nguồn lương thực, thực phẩm sẵn có ở địa phương, phát triển hệ sinh thái V. A.
c (vườn, ao, chăn nuôi). Giúp cho cộng đồng biết cách tồ chức bừa ăn hợp lý vừa đảm bảo dinh
dường, vừa phù hợp với khẩu vị của từng địa phương, bảo quản và sử dụng tốt nguồn lương thực,
thực phẩm, chống làng phí, phịng chống các bệnh do ăn uống thiếu hoặc thừa dinh dường. Đảm
bảo bừa ăn trong từng gia đình cũng là một trong những yêu cầu của chiến lược dinh dường nhằm
đảm bảo an sinh xà hội. Các chính sách khuyến khích sản xuất tăng nguồn của cải vật chất trong
xà hội đồng thời nghiên cứu chế biến các sản phẩm nông nghiệp nhàm cung cấp nội địa và xuất
khẩu.


1.3. Cung cấp đủ nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Cung cấp đủ nước (nước ăn uống sinh hoạt) duy trì sự cân bàng sinh thái giừa con người
và môi trường, giải quyết môi trường trong sạch (xử lý phân, nước, rác, các chất thải đặc, chất thải
công nghiệp) ngăn chặn các yêu tô nguy hại cho cơ thể trong quá trình sản xuất và đời sống,

- Điều tra thống kê và có bản đơ theo dõi nguồn nước sạch, hồ xí, nước thải và rác.
- Tuyên truyền giáo dục dùng nước sạch, hố xí, nhà tắm hợp vệ sinh, xử lý nước, phân,
rác...

- Tổ chức phối hợp liên ngành trong việc thực hiện vệ sinh công cộng, thực hiện phong
trào 3 diệt (ruồi, muỗi, chuột).

- Lập kế hoạch phát triển, hướng dẫn sử dụng và bảo quản 3 cơng trình vê sinh (nhà xí,
nhà tăm và giếng nước)

1.4. Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và KHHGĐ:
Đẩy mạnh giáo dục về dân số kế hoạch hóa gia đình: giáo due dân số kế hoạch hóa gia
đình nhằm làm cho chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện một cách tốt
nhất. Muốn được như vây cần giáo due cho người dân nhận thức được vấn đề phấn đấu giảm tỷ lệ
phát triển dân so, thực hiện mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con, đẩy mạnh phong trào nuôi con
khỏe dạy con ngoan.

- Tiếp tục phấn đấu giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ và trẻ em, nhất là tử vong sơ sinh. Tỷ lệ bà
mẹ và trẻ sơ sinh tử vong rất cao do chưa được quan tâm đúng mức; mặt khác do phong tục tập
quán lạc hậu (tự đỡ đẻ hoặc mời các bà lang vườn...) Vận động được người dân tự nguyện đến các
trung tâm y tế để được chăm sóc từ khi có thai đến khi sinh và sau sinh là việc làm của cả cộng
đồng.

6



- Giải quyết tốt vấn đề dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em: Trẻ em được chăm sóc tốt từ
trong bụng mẹ sẽ phát triển về tinh thằn và thể chất tốt, điều đó có nghĩa là giống nịi được cải tạo
nhờ dinh dường. Khẩu hiệu “trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai” hoàn toàn đúng khi sự chăm sóc
và giáo dục trong một mơi trường tốt thì chúng ta sẽ có một thế hệ cơng dân tốt trong tương lai.
Chiều cao và cân nặng của trẻ em ngày càng được cải thiện nhờ sự hiểu biết của các bậc cha mẹ đà
giành nhiều chế độ dinh dưỡng, đặc biệt từ khi mang thai. Người mẹ được đảm bảo dinh dường tốt
sè sinh ra những em bé không bị suy dinh dường bào thai.

- Nội dung công tác bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em (tóm tắt trong chương trình GOB1FFF)
chương trình này gồm:
+ Sử dụng biểu đồ tăng trưởng theo dõi sức khỏe trẻ em (Growth monitoring) để theo dõi
sự phát triên vê thê chât cua tre.
+ Bù nước và điện giải bằng đường uống (Oral rehydratation); đây là loại thuốc vừa thông
dụng, vừa rẻ tiền, vừa dễ sử dụng. Sử dụng loại thuốc tiện lợi này đã hạn chế được tỷ lệ trẻ tử vong
hàng năm do tiêu chảy và một số bệnh khác như: sốt chưa rõ nguyên nhân, sốt xuất huyết, sốt rét...
+ Nuôi con bằng sừa mẹ (Brest feeding): Trước đây các bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn.
Ngày nay do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan người mẹ sử dụng sữa bị để ni con. Khi ni
con bằng sữa bị, nhiều yếu tố có thể gây cho trẻ bị bệnh như mất vệ sinh bình sừa, mất vệ sinh từ
người chăm sóc trẻ... Các nhà khoa học đều khuyến cáo nên nuôi con bằng sữa mẹ vừa rẻ tiền vừa
đảm bảo tránh cho trẻ bị mắc các bệnh đường ruột. Ni con bằng sữa mẹ cịn có lợi ích vì nó là
sợi dây thắt chặt tình mẫu tử và đứa trẻ được hưởng nguồn kháng thề từ sừa mẹ, giúp cho trẻ có
sức đề kháng tốt tránh các bệnh nhiễm trùng.
+ Tiêm chủng phòng bệnh (Immunisation): trước đây các bệnh truyền nhiễm đã cướp đi
sinh mạng cùa nhiều trẻ em. Từ khi có tiêm chùng mở rộng tỷ lệ chết do các bệnh truyền nhiễm
giảm đi rõ rệt. Trẻ được tiêm phòng 6 loại bệnh thường gặp: Lao, Bại liệt, Bạch hầu, Ho gà, uốn
ván, Sởi. Các quốc gia có điều kiện có thể tiêm mở rộng thêm các loại vacxin mà từng vùng, từng
miền các bệnh dịch đó phát triển.
+ Kế hoạch hóa gia đình (family planning): Để hạn chế bùng nổ dân số, các quốc gia phải
tham gia vào chương trình nhằm đưa tỷ lệ sinh trong tầm kiểm soát.

+ Thực phẩm bổ sung cho bà mẹ và trẻ em (Food supplements): Bổ sung các chất cần thiết
cho cơ thể trong đó có các vi chất và vitamin. Chế độ ăn uông không hợp lý có thể dẫn đến nhiều
bệnh tật từ đó phát sinh. Những thực phẩm cần bả sung cho chế độ ăn của mẹ và bé phụ thuộc vào
hoàn cảnh của từng gia đình và tình trạng của từng bé. Ờ những gia đình kinh tế cịn khó khăn thì
vấn đề tự cung tự cấp tại chỗ những sản phẩm nông nghiệp rất quan trọng; trứng gà, gà, vịt, rau ...
theo mô hình VAC đà đem lại nhiều kết quả tốt trong phịng chống suy dinh dưỡng, cần làm cơng
tác tun truyền sâu rộng cho người dân hiểu biết chiến lược dinh dưỡng của nhà nước nhằm cải
thiện quan niệm về dinh dưỡng: các phong tục tập quán kiêng ãn khi có thai, sau khi sinh ...Phát
động phong trào toàn dân mỗi gia đình tự chăn ni và trơng trọt đảm bảo dinh dường cho gia đình
trong khả năng của mình.
+ Giáo dục nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ (Femal education): vai trị của người phụ
nừ trong gia đình và xã hội là vô cùng to lớn. Người phụ nữ đảm trách công việc nuôi dạy con nên
sự hiểu biết của họ vô cùng quan trọng. Nhưng năm đầu đời của bé (trong 3 năm đầu) được nuôi
dạy một cách khoa học sẽ tạo nền tảng cho nhận thức của trẻ sau này. Người phụ nừ có học vấn và

7


được giáo dục tốt thì khi có gia đình, có con cái, chính họ sẽ tạo dựng cho thế hệ sau những phẩm
chất tốt đẹp có tính nhân văn: biết lẽ phải, biết yêu thiên nhiên, yêu con người... Làm cho thế giới
được n bình hơn.

1.5. Tiêm chủng phịng các bệnh nhiêm khuan chính
Trước đây hàng năm số trẻ em măc các bệnh truyền nhiễm tỷ lệ tử vong rất cao. Tổ chức
y tế thế giới đà triên khai chưomg trình tiêm chủng tại các quốc gia nhât là nhừng nước đang phát
triên nhăm ngăn chặn tỷ lệ tử vong ở trẻ em.
Tiêm chủng mở rộng nhằm phòng chống 8 bệnh truyền nhiễm phổ biến và nặng nề ở trẻ
em là: Vacxin phối hợp 5 trong 1 phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm
phổi/viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib và Lao, Sởi, Bại liệt. Tiêm chủng góp phần giảm tỷ lệ
mắc và chết ở trẻ em do 7 bệnh trên gây nên. Mục tiêu của Việt nam là tiếp tục thực hiện tiêm

chủng mở rộng duy trì tỷ lệ tiêm đầy đủ 8 loại vacxin ở mức cao nhất. Ngoài ra các loại vaccin
thương hàn, Viêm Não Nhật bản B, Rubella,... đang được đưa vào chương trình tiêm chủng quốc
gia. Tùy từng vùng, địa phương mà triển khai thêm các vacxin phù hợp với hồn cảnh, tình hình
bệnh tật của vùng đó.

1.6. Phịng và kiểm sốt dịch bệnh ở địa phương
- Phịng ngừa dịch bệnh, dập dịch, không để dịch xảy ra ở địa phương và cơ sở, nếu có thì
phải giải quyết nhanh chóng, hạn chế tối đa các thiệt hại.

- Khống chế tiến đến thanh toán ở mức độ khác nhau một số bệnh dịch lưu hành (dịch
hạch, dịch tả) hay một số bệnh mới mắc (tiêu chảy, lỵ...) biến một số bệnh nhiều người mặc thành
các bệnh thông thường, khơng cịn là một vấn đề lớn cho ngành y tế.

- Phòng chồng một số bệnh truyền nhiễm, bệnh sốt rét, bệnh xà hội và AIDS.
- Theo dõi liên tục các bệnh mạn tính như phong, lao, tâm thần, động kinh, bướu cổ.
1.7. Điều trị và xử trí các bệnh và các vết thương thông thường ở tuyến y tế cơ sở
- Điều trị bệnh là nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống vì vậy nâng cao chất
lượng khám và chừa bệnh là công tác trọng tâm cùa ngành y tế. Chừa trị các bệnh thông thường tại
tuyến y tê cơ sở là góp phần giảm tải bệnh nhân ở tuyến trẽn đồng thời giải quyết tốt tại chỗ góp
phần giảm chi phí cho người bệnh.

- Tổ chức và giải quyết tốt các bệnh cấp cứu và các bệnh cấp tính thơng thường hàng
ngày: cấp cứu nội,ngoại, sản, nhi và các cấp cứu chuyên khoa tại tuyến cơ sở. Tham gia giải quyết
sơ cứu những câp cứu do thảm họa gây ra.

- Thực hiện quản lý các bệnh màn tính và các bệnh xã hội tại nhà. Cơng • tác này cần
phải được duy trì vì số lượng người mắc các bệnh mân tính và bệnh xà hội tại cộng đồng rất lớn,
vấn đề cấp phát thuốc hàng tháng cần quàn lý tốt.

1.8. Cung cấp thuộc thiết yếu cho CSSKBĐ

Chủ yếu cung cấp thuốc nam tại xã và các phượng pháp chữa bệnh khơng dùng thuốc bảo
đảm có đủ thường xuyên các loại thuốc thông thường , thuốc chù yếu, thuốc tối cần tại trạm y tế
cơ sở, ưu tiên cung cắp thuốc cho các vùng sâu, vùng xa các vùng dân tộc thiểu số.
Cung cấp thuốc thiết yếu là cung cấp đủ thuốc cho cơng tác phịng bệnh, chừa bệnh từ

8


tuyến xã đen tuyến tỉnh, đẩy mạnh sản xuất trong nước, giảm nhập ngoại cụ thể:

- Lập kế hoạch sử dụng thuốc và dự trừ thuốc một cách thích hợp dựa trên mơ hình sức
khỏe và bệnh tật.

- Tìm vốn để quay vòng thuốc, mở quầy thuốc.
- Tổ chức xây dựng và kiểm tra túi thuốc của y tế thôn bản, y tế tư nhân, kiểm tra các
nguồn thuốc trong địa phương để đề phòng thuốc giả, thuốc hỏng.

- Bảo đàm đủ thuốc cần thiết và thuốc thiết yếu.
- Hướng dẫn và kiểm tra sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
- Tuyên truyền hướng dẫn nuôi trồng, kiểm tra, chế biến, sử dụng thuốc nam ở cộng đồng.
- Quàn lý tốt thuốc và trang thiết bị.
Câu 4. Trình bày 10 nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu của việt nam
TL:
( Chú ý lấy toàn bộ câu 3 + phần 9,10 )

1.9. Kiện toàn mạng lưới y tế cơ sở
Củng cố hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở thực sự là nền tảng của hệ thống y tế quốc gia, đủ
sức hoàn thành nhiệm vụ CSSKBĐ cho nhân dân, đảm bảo giải quyết khoảng 80% các trường hợp
bệnh thông thường được giải quyết ở cơ sở, bảo đảm đủ biên chế và cơ cấu cán bộ.
Là mối quan tâm hàng đầu của ngành y tế việt nam, là nội dung, biện pháp quan trọng nhất

để đảm bảo thành bại các nội dung khác của CSSKBĐ.

5.9. ỉ, Mục tiêu
- Mỗi xà có một trạm y tế , khu vực có phịng khám đa khoa khu vực
- 100% cán bộ y tế vào biên chế nhà nước, ưu tiên khu vực miền núi, tây nguyên .V.V..
- Có đủ lượng cán bộ y tể cần thiêt với biên chế 1 cán bộ y tế/ 1000 dân sô, tôi thiểu 1 cán
bộ y tế /3000 dân với cơ cấu: 1 trạm trường chuyên về YTCC, 1 y sĩ y học cổ truyền, 1 nữ hộ sinh
biết nhi khoa, y học xà hội v.v...
5.9.2. Nội dung

- Hoạt động của trạm y tế phải đồi mới theo hướng thực hiện các chương trình mục tiêu y
tế

- Cán bộ y tế cơ sở phải được đào tạo lại để đáp ứng được yêu cầu mới của cơng tác:
- Phải biết ý nghĩa, cách tính tốn và báo cáo 25 chỉ số thống kê cơ bản ở tuyến y tế cơ sở.
- Hiểu biết công tác quản lý y tế cơ sở dựa trên chỉ số y tế
+Biết xác định nhu cầu y tế ở cơ sở
+ Phân tích nguyên nhân vấn đề y tế dựa vào điều tra cộng đồng
+ Biết lập kế hoạch y tế năm, qúy, tháng.

9


+ Biết tồ chức thực hiện kế hoạch
+ Biết đánh giá kết quả thực hiện
+ Biết chẩn đoán cộng đồng.

5.10. Quản lý sức khỏe toàn dân
- Quản lý các đối tượng ưu tiên tiền tới quản lý sức khỏe toàn dân, mọi người đều được y
tế chăm sóc từ khi lọt lòng cho đến khi tử vong.


- Là biện pháp CSSKBĐ chủ động, tích cực, đồng thời là sự tổng hợp nhiều biện pháp
chăm sóc về xã hội và y tế, do đó phải có sự phoi hợp hoạt động đa ngành và liên ngành trong lĩnh
vực này.

- Mục tiêu của quản lý sức khỏe là hạ thấp dần tỷ lệ bệnh tật, tàn phế, tử vong, nâng cao
từng bước vừng chắc sức khỏe nhân dân.

- Đối tượng quản lý sức khỏe là người dân từ lúc sinh ra cho đến chết
- Đe đạt được mục tiêu trên phải:
+ Khám sức khỏe định kỳ để chủ động phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.
+ Lập hồ sơ sức khỏe của cá nhân: ghi chép, theo dõi tình trạng, diễn biến của sức khỏe,
bệnh tật để có biện pháp chăm sóc cân thiêt.
+ Giáo dục người dân kiến thức phổ thông về y học để tự cấp cứu nhau khi cần thiết.
Củng cố mạng lưới hội viên chừ thập đỏ ở cơ sở
+ Khám toàn diện khi bệnh nhân đến khám để phát hiện bệnh khác
+ Khám chuyên khoa phát hiện bệnh hàng loạt (lao, mắt đỏ, phong, phụ khoa
Câu 5. Trình bày các giai đoạn trong nghiên cứu dịch tễ học
TL:
hợp nhằm tăng cường sức khỏe cộng đồng.

1. CÁC GIAI ĐOẠN NGHIÊN cứu TRONG DỊCH TẺ HỌC
Nghiên cứu dịch tễ học được chia làm 4 giai đoạn:
- Dịch tễ học mơ tả

- Dịch tễ học phân tích
- Dịch tễ học can thiệp (thực nghiệm).
- Dịch tễ học đánh giá
2.1. Dịch tễ học mô tả
Dịch tễ học mô tả về vấn đề sức khỏe, yêu cầu trả lời rõ các câu hỏi sau:


- Cái gì? Vấn đề sức khỏe gì? Bệnh, dịch gì xảy ra (thể hiện bằng số mắc và sơ chết, nếu
có) hay vấn đề sức khoẻ nào (số hộ gia đình chưa sử dụng nước sạch; sơ phụ nừ có thai chưa đến
tiêm vacxin phịng uốn ván sơ sinh, thiếu nữ hộ sinh tại tuyến xà...)
Cần mô tả chi tiết các đặc trưng cụ thể của bệnh tật hay vấn đề sức khỏe.

10


- Ai? Đối tượng nào bị mắc bệnh tật hay chịu ảnh hưởng của các vấn đề sức khỏe nêu
trẽn, cần mô tả cụ thể về tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, tập quán sinh hoạt và các đặc trưng cụ
thể khác tuỳ theo từng loại bệnh hay vấn đề sức khỏe cụ thể.

- Ở đâu? Vấn đề sức khỏe hay bệnh tật xảy ra ở đâu ? Nêu rõ vị trí địa lý, đặc trưng về
điều kiện sinh sống và hoàn cảnh của các đối tượng bị ảnh hưởng; đặc biệt phải xác định xem có
tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ không? mức độ nguy cơ của các vùng này ra sao.

- Khi nào? Bệnh tật hay các vấn đề sức khỏe xảy ra khi nào ? Nêu rõ thời gian theo ngày,
tháng, năm, xảy ra. Neu cần thiết phải xác định thời gian cho từng trường hợp cụ thể. Có thể mơ tả
sự xuất hiện của các yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân xác định liên quan đến sự xuất hiện của vấn
đề sức khỏe hay bệnh tật.

- Bao nhiêu: mô tả số trường hợp mắc hay chết về bệnh tật hay số đối tượng chịu ảnh
hưởng của vấn đề sức khỏe trong từng thời gian nhất định như hàng ngày, hàng tuần hay hàng
tháng... để xem xét mức độ của vân đề.
Mô tả các vấn đề sức khỏe hay bệnh tật là một yêu cầu quan trọng đối với cán bô y tế
tuyến cơ sở. Mô tà kịp thời và báo cáo sự xuất hiện của bệnh dịch với các đặc trưng cụ thể theo
các mục trên sẽ góp phân quan trọng vào việc đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm bảo vệ
sức khỏe cộng đồng.


2.2. Dịch tễ học phân tích
Dịch tễ học phân tích trả lời các câu hỏi sau:

- Như thế nào?
- Tại sao?
Trên cơ sở số liệu dịch tễ học mô tả đà thu thập được, các nhà chun mơn tiến hành phân
tích: tìm ra các yếu tố nguyên nhân, nguy cơ của bệnh tật hay vấn đề sức khỏe và có thể kiểm định
lại căn nguyên của các bệnh, dịch xảy ra cùng với sự biến đổi của căn nguyên ra sao. Bệnh tật hay
vấn đề sức khỏe xảy ra có phối hợp với những điều kiện đặc biệt gì? Các tác nhân, véctơ, nguồn
truyền nhiễm, những nhóm cảm nhiễm nào và những yếu tố truyền nhiễm nào; tại sao nó xảy ra?
vấn đề được diễn giải trên cơ sở khoa học, suy luận trong từng trường hợp cụ thể.
Điều cơ bản trong dịch tễ học phân tích là đưa ra các giả thiết về nguyên nhân và các yếu
tố nguy cơ của bệnh hay vấn đề sức khỏe, đây là cơ sở khoa học cho dịch tễ học can thiệp (thực
nghiệm).
Ví dụ: Cán bộ y tế tới từng gia đình xóm Vũ Đại điều tra;

- Số dân dùng nước bẩn và bị tiêu chảy.
- Số dân dùng nước bẩn và không bị tiêu chảy.
- Số dân không dùng nước bẩn và bị tiêu chảy.
- Số dân không dùng nước bẩn và không bị tiêu chảy.
Sau khi điều tra đà có số hiệu như sau:
Số dân dùng nước bẩn
“,
;----- X 100 = 96,29%
Sô trường hợp bị tiêu chảy 27

26

11



Số dân dùng nước bẩn
26
'
..——-------= —7- X 100 = 35,62%
Sô dân không bị tiêu chảy 73
Nhận xét: số đông người mắc bệnh tiêu chảy là do sử dụng nước bẩn.

2.3. Dịch tễ học can thiệp (dịch tễ học thực nghiệm)
Dịch tễ học can thiệp nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Những biện pháp can thiệp nào cần được tiến hành theo mức độ ưu tiên trong từng hoàn
cảnh cụ thể.
Các biện pháp can thiệp cộng đồng được dựa vào kết quả xét nghiệm tại phịng thí nghiệm,
bệnh viện và dựa trên các yếu tố nguyên nhân, nguy cơ của bệnh, dịch hay vấn đề sức khỏe.
Các can thiệp được thực hiện nhằm giải quyết các trường hợp bệnh tật đã mắc can thiệp
nhằm hạn chế hoặc không đề mắc thêm và can thiệp giải quyết các yếu tố nguyên nhân, nguy cơ,
hậu quả cần được thực hiện theo mức độ ưu tiên trong từng trường hợp cụ thể.
Thực tế, khi có bệnh dịch xảy ra trong cộng đồng, các tuyến y tế cơ sở cần thực hiện ngay
các biện pháp can thiệp kinh điên, thường quy trên cơ sở can thiệp vào các yếu tố căn nguyên,
nguyên nhân và nguy cơ của từng bệnh cụ thể.
Ví dụ: Tại xóm Vũ Đại: chọn 30 người dùng nước bẩn và 30 người không dùng nước bẩn
theo dõi 15 ngày nhận thấy:

- 25 người dùng nước bẩn bị tiêu chảy.
-

2 người không dùng nước bẩn bị tiêu chảy.

Như vậy:

Số trường hợp bị tiêu chảy

27

Số dân nghiên cứu

X 100 = 45%

60

Số trường hợp bị tiêu chảy dùng nước bẩn
Số dân dùng nước bẩn

25

X 100 = 83,3%

30

Số trường hợp bị tiêu chảy không dùng nước bẩn
Số dân không dùng nước bẩn

2

X 100 = 6,66%

30

Nhận xét:
Trong nhóm người dùng nước bẩn số đơng bị tiêu chảy. Biện pháp can thiệp: dân không

dùng nước bẩn nữa; số người mắc tiêu chảy sẽ giảm dần và hết.

2.4. Dịch tễ học đánh giá
Dịch tễ học đánh giá nhằm trả lời các câu hỏi sau:

- Hiệu quả của các biện pháp can thiệp ra sao ?
- Nên làm thế nào để nâng hiệu quả chăm sóc sức khỏe cộng đồng ?
Dịch tễ học đánh giá đo lường các kết quả của các biện pháp can thiệp nhằm tìm ra biện
pháp phù hợp và hiệu quả nhất trong từng hoàn cảnh cụ thể.

12


Ví dụ:
Vận động nhân dân dùng nước sạch như nước giếng khoan, bể chứa nước mưa, ăn chín,
uống sơi... Tuỳ điều kiện hồn cảnh của từng gia đình.
Đánh giá phải dựa vào các chỉ số và có kế hoạch cụ thể, thích hợp đồng thời đo lường kết
quả chăm sóc điều trị và phát hiện số trường hợp mắc mới.
Câu 6. Mô tả công tác vệ sinh môi trường trong hoạt động dự phịng của trạm y tế
TL:

1. CƠNG TÁC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Vệ sinh là những quy tắc giữ gìn sự sạch sẽ cho con người, cho dụng cụ/thiết bị, cho mơi
trường, cho thực phẩm ... nhằm phịng bệnh và tăng cường sức khỏe.... Vệ sinh cũng có thể hiểu là
các thao tác, các quy trình được áp dụng để giảm tý lệ nhiễm và lây lan dịch bệnh.
Vệ sinh môi trường chủ yếu là cung cấp đủ nước sạch và xử lý tốt các chất thải (phân, rác,
nước thải, khí thải) nhằm giữ sạch nguồn nước, đất và khơng khí, cân bằng hệ sinh thái, phục vụ
sức khỏe cho cá nhân và cộng đồng.

1.1. Nước sạch

Theo quy định của Bộ Y tế Việt Nam, nước sạch gồm 2 loại: nước dùng cho ăn uống và
nước dùng cho sinh hoạt:
- Nước sạch dùng cho ăn uống phải đảm bảo các tiêu chí theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BỘ Y Te), bao gồm 109 chỉ tiêu, trong đó có các chỉ
tiêu về cảm quang và các chỉ tiêu xét nghiệm: vi khuẩn, kim loại, chất hừu cơ, hoá chất bảo vệ
thực vật, hoá chất khử trùng và sản phẩm phụ, nhiễm xạ.

- Nước sạch dùng cho sinh hoạt phải đảm bảo các tiêu chí theo Quy chn kỳ thuật qc
gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BỘ Y Te), bao gôm 14 chỉ tiêu, trong đó có các
chỉ tiêu về cảm quang và xét nghiệm vi khuân, các kim loại.
Theo quy định của Bộ Y tế, 100% các trạm y tế phải đàm bảo có nước sạch và sử dụng
nước sạch.
Theo điều tra của Cục y tế dự phòng Bộ Y tế, nước máy là nguồn nước có tỷ lệ màu nước
đạt tiêu chuẩn vệ sinh cao nhất nhưng cũng chỉ ở mức 65.2%. Giêng khơi là nguồn nước bị ô
nhiễm trầm trọng nhất, chỉ 7.3% số mẫu điều tra đạt tiêu chuân vệ sinh. Các nguồn nước khác như
nước mưa, nước mặt và nước giêng khoan cũng bị ô nhiễm chỉ có 27.3%, 13.8% và 7.7% số mẫu
đạt tiêu chuẩn vệ sinh.
Theo báo cáo đánh giá yếu tố nguy cơ toàn cầu của tổ chức y tế thế giới năm 2004, thì hâu
hết các trường hợp tử vong tiêu chảy trên thế giới (88%) là do nước khơng an tồn, vệ sinh mơi
trường. Nhìn chung, hơn 99% các ca tử vong ở các nước đang phát triển, và khoảng 84% trong số
đó xảy ra ở trẻ em.
Tư vân, hướng dẫn cho người dân về những nguy cơ sử dụng nước khơng an tồn; tham
mưu cho chính quyền địa phương xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch; tham gia giám sát các
cơ sở sản xuất nước sạch là một trong những nhiệm vụ của cán bộ trạm y tế.

13


1.2. Khí thải
Theo báo cáo đánh giá yếu tố nguy cơ toàn cầu của tổ chức y tế thế giới năm 2004, tình

trạng ơ nhiễm khơng khí do khí thải đang là một vấn đề cấp bách. Ơ nhiễm khơng khí bao gồm:

- Ơ nhiễm khơng khí đơ thị ngồi trời (Urban outdoor air pollution): Các ngành công
nghiệp, xe hơi và xe tải phát ra hỗn hợp các chất gây ơ nhiễm khơng khí, có hại cho sức khỏe. Trên
tồn thế giới, ơ nhiễm khơng khí ước tính gây ra khoảng 8% các ca tử vong ung thư phổi, 5% các
ca tử vong tim mạch và khoảng 3% các ca tử vong nhiễm trùng hơ hấp.

- Khói trong nhà từ nhiên liệu rắn (Indoor smoke from solid fuels): Hom một nửa dân số
thế giới vẫn nấu ăn bằng gỗ, phân, than đá hoặc chất thải nông nghiệp trên bếp. Sử dụng nhiên liệu
rắn dẫn đến rủi ro cao với khói trong nhà và nguy cơ sức khỏe. Sử dụng nhiên liệu rắn có chứa một
loạt các chắt có hại, chất gây ung thư từ các hạt vật chất rất nhỏ hít vào phổi. Khói từ nhiên liệu
rắn gây ra khoảng 21% các ca tử vong trên toàn thế giới bị nhiễm trùng đường hô hấp dưới, 35%
các ca tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và khoảng 3% tử vong ung thư phổi. Trong số
những người chết, khoảng 64% xảy ra ở các nước có thu nhập thấp, đặc biệt là ở khu vực Đông
Nam Á và châu Phi.
Ở Việt Nam, các khu cơng nghiệp đang hình thành và phát triển rất mạnh, đan xen với
việc sử dụng nhiên liệu rắn làm chất đốt ở các vùng nông thôn, do vậy, cán bộ trạm y tế cần phải tư
vấn cho người dân để kiểm soát các nguy cơ và các rủi ro sức khỏe.

1.3. Xử lý chất thải y tế
(Theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BỘ Y Tế-BTNMT quy định về quản lý chất
thải y té)
Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tê, bao gồm
chất thải y tế nguy hại, chất thải y tế thông thường và nước thải y tế.

1.3.1. Phân loại chất thải y tế:
a) Chat thải lây nhiễm sắc nhọn (kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim
chọc dò, kim châm cứu...): Đựng trong thùng hoặc hộp cứng có màu vàng.

b) Chất thải lây nhiễm khơng sắc nhọn (bong/băng thấm, dính, chứa máu hoặc dịch sinh học của

cơ thề; các chất thải phát sinh từ buồng bệnh cách ly): Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi
và có màu vàng.

c) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mau bệnh phẩm):
Đựng trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng.

d) Chất thải giải phẫu (Mơ, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm): Đựng
trong 2 lần túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu vàng.
đ) Chất thải nguy hại khơng lầy nhiễm dạng rắn (hóa chất/thuốc độc hại, chì, thủy ngân...): Đựng
trong túi hoặc trong thùng có lót túi và có màu đen.

e) Chất thải y tế thơng thường khơng phục vụ mục đích tái chế: Đựng trong túi hoặc trong thùng
có lót túi và có màu xanh.
g) Chất thải y tế thơng thường phục vụ mục đích tái chế: Đụng trong túi hoặc trong thùng có lót túi
và có màu trắng.

14


1.3.2 Thu gom chất thảiy tế
Thu gom chất thải lây nhiễm:
- Túi đựng chất thải phải buộc kín, thùng đựng chất thải phải có nắp đậy kín, bảo đảm
khơng bị rơi, rị ri chất thải trong q trình thu gom;

- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải xử lý sơ bộ trước khi thu gom vê khu lưu gìừ,
xử lý chất thải trong khn viên cơ sở y tế;

- Tần suất thu gom chất thải lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giừ chât thải trong
khuôn viên cơ sở y tế ít nhất 01 (một) lần/ngày;


- Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg/ngày, tần suất
thu gom chất thải lây nhiễm sắc nhọn từ nơi phát sinh về khu lưu giữ tạm thời trong khuôn viên cơ
sở y tế hoặc đưa đi xử lý, tiêu hủy tối thiểu là 01 (một) lần/tháng.
b/ Thu gom chất thải nguy hại không lây nhiễm:
Chát thải nguy hại không lây nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giừ chât thải
trong khuôn viên cơ sở y tế;
c/ Thu gom chất thải y tế thông thường: Chất thải y tế thơng thường phục vụ mục đích tái chế và
chất thải y tế thơng thường khơng phục vụ mục đích tái chê được thu gom riêng.
1-3.3. Lưu giữ chất thải y tế

- Chât thải y tế nguy hại và chất thải y tế thông thường phải lưu giữ riêng tại khu vực lưu
giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế.

- Chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm phải lưu giừ riêng trừ trường
hợp các loại chất thải này áp dụng cùng một phương pháp xử lý.

- Chất thải y tế thông thường phục vụ mục đích tái chế và chất thải y tế thơng thường
khơng phục vụ mục đích tái chế được lưu giữ riêng.

- Thời gian lưu giữ chất thải lây nhiễm tại cơ sở y tế không quá 02 ngày trong điều kiện
bình thường. Trường hợp lưu giữ chất thải lây nhiễm trong thiết bị bảo quản lạnh dưới 8°c, thời
gian lưu giữ tối đa là 07 ngày. Đối với cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05
kg/ngày, thời gian lưu giữ không quá 03 ngày trong điều kiện bình thường và phải được lưu giừ
trong các bao bì được buộc kín hoặc thiết bị lưu chứa được đậy nắp kín.

1.3,4, Vận chuyển chất thảiy tế
- Đối với chất thải y tế nguy hại hoặc chất thải lây nhiễm: Cơ sở y tế thuê đơn vị bên
ngồi có giấy phép xử lý chất thải nguy hại hoặc giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại
để thực hiện vận chuyển chất thải của cơ sở y tế đến cơ sở xử lý, hoặc tự vận chuyển nếu có đủ
điều kiện và phải nằm trong kế hoạch của ủy ban nhân dân thành phố .

- Đối với chất thải thông thường: không bắt buộc phải th đơn vị bên ngồi.
Câu 7 : Mơ tả cơng tác giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động dự phòng của
trạm y tế
TL:

15


2.1. Quy định của Chính phủ phân cấp trách nhiệm về thực phẩm
Z/.7. Ngành Ytế
Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến thực phẩm, bảo
quàn, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với: Phụ gia thực phẩm, chất hồ trợ chế
biến, nước uống đóng chai, nước khống thiên nhiên, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường
vi chất dinh dường, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

2.1.2. Ngành Nơng nghiệp
Quản lý an tồn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế
biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc; thịt và các sản
phẩm từ thịt; thủy sản và sản phẩm thủy sản; rau, củ, quả và sản phâm rau, củ, quả; trứng và các
sản phẩm từ trứng; sữa tươi nguyên liệu; mật ong và các sản phẩm từ mật ong; thực phẩm biến đổi
gen; muối; gia vị; đường; chè; cà phê; cacao; hạt tiêu; điều và các nông sản thực phẩm; dụng cụ,
vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân cơng quản lý.

2.1.3. Ngành Cơng thương
Quản lý an tồn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quàn, vận chuyển,
xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực
vật, sản phẩm chế biến bột, tinh bột, bánh, mứt, kẹo, bao bì chứa đựng thuộc phạm vi quản lý.

2.1.4. Chính quyền địa phương
Do Chủ tịch Ưỷ ban nhân dân tỉnh phân cấp, nhưng thông thường trạm y tế xâ, phường, thị

trấn quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mơ kinh doanh dưới 50 suất ăn/lần phục vụ
và cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố (theo khoản 3 Điều 8 của Thông tư 47/2014/TT-BỘ Y Te).

2.2. Giám sát các điều kiện đảm bảo ATVSTP
Các điều kiện đảm bảo về ATTP bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, điều
kiện bảo quản thực phẩm, quy trình sản xt...
Chính phủ quy định tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy
chứng nhận đủ điều kiện ATTP trừ các trường hợp sau:

a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
c) Bán hàng rong;
d) Kinh doanh thực phẩm bao gói sằn khơng u cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
23. Giám sát chất lượng thực phẩm
Giám sát chất lượng thực phẩm bao gồm: Nguồn gốc thực phẩm; chi tiêu cảm quan, lý
hóa, vi sinh, dinh dường; thành phần nguyên liệu, phụ gia, chất cấm; nhãn mác; hạn sử dụng...

2.4. Giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm là việc phát hiện các
trường hợp ngộ độc thực phẩm, từ đó xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, số ca sử dụng

16


thực phẩm, số ca mắc, triệu chứng lâm sàng, tình trạng bệnh... , đông thời quy định tránh nhiệm
của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phâm đà cung câp thực phẩm khơng an tồn để xảy ra ngộ
độc thực phẩm.

2.5. Giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
Giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là việc thực hiện kiểm tra kiểm nghiệm mang tính

cảnh báo, dự phịng ngộ độc thực phẩm: Lấy mẫu thực phẩm, thức ăn phơ biến, có nguy cơ cao ơ
nhiễm, kiểm nghiệm các chỉ tiêu đánh giá ơ nhiễm về vi sinh, hóa học...
Câu 8 : Mô tả công tác giám sát an tồn vệ sinh thực phẩm trong hoạt động dự phịng của
trạm y tế
TL:

2.3. Giám sát các điều kiện đảm bảo ATVSTP
Các điều kiện đảm bảo về ATTP bao gồm: cơ sở vật chất, trang thiết bị, con người, điều
kiện bảo quản thực phẩm, quy trình sản xt...
Chính phủ quy định tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm đều phải có giấy
chứng nhận đủ điều kiện ATTP trừ các trường hợp sau:

e) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
f) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
g) Bán hàng rong;
h) Kinh doanh thực phẩm bao gói sằn khơng u cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định.
2.3. Giám sát chất lượng thực phẩm
Giám sát chất lượng thực phẩm bao gồm: Nguồn gốc thực phẩm; chi tiêu cảm quan, lý
hóa, vi sinh, dinh dường; thành phần nguyên liệu, phụ gia, chất cấm; nhãn mác; hạn sử dụng...

2.6. Giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm
Giám sát ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm là việc phát hiện các
trường hợp ngộ độc thực phẩm, từ đó xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm, số ca sử dụng
thực phẩm, số ca mắc, triệu chứng lâm sàng, tình trạng bệnh... , đông thời quy định tránh nhiệm
của các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phâm đà cung câp thực phẩm khơng an tồn để xảy ra ngộ
độc thực phẩm.

2.7. Giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm
Giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm là việc thực hiện kiểm tra kiểm nghiệm mang tính
cảnh báo, dự phịng ngộ độc thực phẩm: Lấy mẫu thực phẩm, thức ăn phơ biến, có nguy cơ cao ô

nhiễm, kiểm nghiệm các chỉ tiêu đánh giá ơ nhiễm về vi sinh, hóa học...
Câu 9. Trình bày nguyên tắc cơ bản trong xử trí thảm họa tại cơ sở y tế
TL:

3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN XỬ TRÍ THẢM HỌA TẠI CƠ SỞ

17


3.1. Khái niệm về thảm họa
Thảm họa là hiện tượng do thiên nhiên hoặc con người gây ra, làm ảnh hưởng đến con
người, xã hội và mơi trường.
Ví dụ: động đất, sóng thần, bão lũ, sạt lở đồi núi, núi lửa phun, chiến tranh, bom đạn, khủng bố,
hỏa hoạn, tàu xe đụng nhau, lật tàu xe, ngộ độc thực phẩm hàng loạt...
Hậu quả: Có thể gây chấn thương hàng loạt, tử vong số lượng lớn người. Môi trường ô
nhiễm, bệnh dịch theo sau, sản xuất đình trệ, kinh tế chính trị bị ảnh hưởng...
Phân loại thảm họa theo số người bị tác động trực tiếp:
+ Mức 1: 30-100 người bị nạn, hoặc 20-50 người phải nằm viện
+ Mức 2: 101-500 người bị nạn, hoặc 51-200 người phải nằm viện.
+ Mức 3: 501-2.000 người bị nạn, hoặc 201-300 người phải nằm viện.
+ Mức 4: hàng ngàn người bị nạn, trên 300 người phải nằm viện.
Phân loại này là căn cứ để huy động người, xe cứu thương và các phương tiện phục vụ
công tác khắc phục hậu quả của thảm họa.

18


3.2. Cơ chế vận hành ứng phó thảm họa
Trung


ương

Tỉnh. Thành phố
Quận, huyện

Cơ sở

3.3. Các lực lượng tham gia phòng chống thảm họa
- Chính quyền địa phương
- Ytế
- Qn đội
- Cơng an
- Cứu hỏa, cứu hộ
- Các ngành, tổ chức xà hội...
Hệ thống y tế trong phòng chống thảm họa:

3.2. Nhiệm vụ trạm y tế trong phòng chống thảm họa
- Phát tín hiệu cấp cứu: Báo cáo Sở Y tế, gọi điện thoại cơ quan chức năng 113,114, 115
- Phân loại nhanh nạn nhân
- Sơ cấp cứu ban đầu: ABCD
- Vận chuyển nạn nhân an toàn
- Tiếp tế tại hiện trường
- Du dọn, xử lý hiện trường.
Lưu y khi phân loại nạn nhân:
,
- Khơng dành tồn bọ thời gian, sức lực và vật dụng y tê cho nhóm bệnh
nhan khơng cỏ cơ hội sống sót;
,
- Loại những bệnh nhân nhẹ nhất khơng có tổn thương ảnh hưởng đến chức năng sống;


19


- Ưu tiên cho các bệnh nhân cần cấp cứu khân câp.
Phân loại bệnh nhân trong cấp cứu thảm hoạ:
Tiêu chuẩn phân loại sơ bộ, đơn giản và nhanh cho các nạn nhân và quyêt định xử trí sau
khi phân loại thường được dựa trên các thông số:
- Khà năng cịn tự đi lại được của nạn nhân
- Tình trạng ý thức của nạn nhân
- Tình trạng hơ hấp và oxy hố máu: Cịn thở/ hay khơng thở
- Tình trạng tuần hồn: dấu hiệu tưới máu tốt hay khơng tốt
Nói chung các nạn nhân trong phân loại cấp cứu thảm hoạ phải được dán biên phân loại.
Các biên phân loại có màu được mã hố như sau:
- Đỏ: Cần ưu tiên cấp cứu (Emergency)
- Vàng: Có thể nặng lên (Urgent)
- Xanh lá cây: Có thể theo dõi và ít nguy cơ diễn biến bất thường (Nonurgent)
- Đen: Chết hay bị thương rất nặng và khơng hy vọng sống sót
Trong phân loại bệnh nhân ngay tại hiện trường khi xảy ra thảm hoạ, các bệnh nhân được
coi là bị thương nặng và khơng hy vọng sống sót là vấn đề khó xử nhất trong quyết định phân loại
và quyết định thái độ xử trí vì các vấn đề đạo đức và năng lực của nhân viên y tế tiến hành phân
loại tại hiện trường cũng như các quy định hiện hành trong thực hành y tế của từng đất nước. Chỉ
nên lưu ý là các bệnh nhân được xếp vào nhóm này phải rõ ràng là bị thương quá nặng mà khơng
một nỗ lực hay phương tiện y học nào có thể hồi sức để cứu sống họ.

20


Câu 10 . Mô tả cách xác định vấn đề sức khỏe cộng đồng ưu tiên.
TL:
Sau khi phát hiện được mô tả bằng các chỉ số như: bệnh tật, tử vong, sức khỏe) tài

nguyên, kinh tế, xã hội... cần phải phân tích khách quan, dân chủ và thận trọng các yếu tố liên
quan để xác định đúng đó có phải là "vấn đề" sức khỏe hay khơng?

1.1. Vấn đề có vưọt q mức bình thường khơng?
- Chỉ số ơ nhiễm môi trường gây xáo trộn cuộc sống dân cư.
- Tỷ lệ mắc bệnh cũ đã cao, số mắc mới tăng nhanh.
- Tỷ suất sinh thơ có chiều hướng tăng lên từng năm
1.2. Vấn đề có gây tổn hại và đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng không?
- Chỉ số suy dinh dường ở trẻ dưới 5 tuổi vẫn giữ ở mức cao.
- Nhiều trẻ bị mù lồ, kém trí tuệ...
- Do thiếu nước sạch gây dịch bệnh ngoài da và đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp gây
thương tích.

1.3. Giải quyết vấn đề có là nhu cầu cấp thiết được cả cộng đồng quan tâm không?
- Cộng đồng đều thấy phải chặn đứng tỷ lệ mắc bệnh lao mới, để cắt nguồn lây bệnh
sang các người thân và thôn làng, hay là thờ ơ với sự việc đang diễn ra.
Nước sạch không thể thiếu cho ăn uống sinh hoạt, loại trừ bệnh ngoài da càng sớm
càng tốt (hay là thờ ơ).

1.4. Vấn đề có giải quyết được khơng?
- Chính quyền quan tâm (hay không quan tâm)
- Cơ quan chuyên mơn đã có kỹ thuật giải quyết chưa?
- Các ngành, đồn sẵn sàng hỗ trợ.
- Nhân dân có sẵn sàng tham gia (hay không.)
Từ căn cứ ở trên, lập bảng điểm lượng giá một cách khoa học, khách quan, để xác định
đó có phải là "vấn đề", sức khỏe hay không?
Mẩu bảng điềm xác định vấn đề sức khỏe
Điểm

Tiêu chuẩn xác định vấn đề sức khoẻ

VĐ1
1. Vấn đề đã vượt qua mức bình thường.
2. Vấn đề gây tổn hại và đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ cộng đồng.
3. Vấn đề là nhu cầu cấp thiết được cả cộng đồng quan tâm.

VĐ2

VĐ3


4. Vấn đề có thể giải quyết được.
Cho điểm
Rất rõ ràng : 3 điểm
Rõ ràng

Chưa rõ : 1 điểm
: 2 điểm

Không rõ : 0 điểm

Động dần từng vấn đề. Chọn ưu tiên từ vấn đề cao điểm nhất đến các vấn đề tiếp theo.
Nhận định: 9-12 điểm là có vấn đề sức khỏe
Dưới 9 điểm vấn đề chứa được rõ ràng

Câu 11. Trình bày khái niệm và mục đích của lượng giá nhu cầu điều dưỡng cộng đồng
TL:

1.1. Lưọng giá nhu cầu điều dưõng là khâu đầu tiên của quy trình điều dường. Nó sử dụng các
phương pháp thu thập thơng tin và phân tích các thơng tin đó để phát hiện ra những yếu tố ảnh
hưởng xấu tới sức khỏe của người dân sống trong cộng đồng.

Ví dụ: thiếu nguồn nước sinh hoạt, thiếu kiến thức về vệ sinh môi trương, đời sông kinh
tế thấp kém ở một bộ phận dân cư.
Dịch bệnh xảy ra do chăn nuôi bừa bãi. Phụ nữ khơng thực hiện kế hoạch hóa gia đình...

2. MỤC ĐÍCH CỦA LƯỢNG GIÁ NHƯ CẦU ĐIÈƯ DƯỠNG CỘNG ĐỊNG
2.1. Phát hiện nhu cầu chăm sóc của “khách hàng”
Ví dụ: tại thơn A trong năm 2018 theo thống kê hành chính: có 1000 hộ gia đình thì có
200 hộ gia đình sử dụng nguồn nước sạch (nước máy, nước giếng khoan).
Vậy chỉ số gia đình dùng nước sạch là (200/1000) X 100 = 20%.
Nhận xét: nhân dân thôn A cịn nhiều gia đình chưa có nước sạch đê sử dụng. Cằn được
chăm sóc.

2.2. Xác định nhu cầu chăm sóc cơ bản của “khách hàng”
Vỉ dụ: tại xã Thanh Thủy trong tháng 11/2018 theo sổ có:

- 7 cháu được sinh
- 5 cháu được cân
- 3 cháu đẻ ra có trọng lượng dưới 2500gr.
Nhận xét: việc chăm sóc cho bà mẹ mang thai ở xà Thanh Thủy chưa tốt. Cần lưu ý chăm
sóc ba cháu có trọng lượng thấp.
Năm 1978, tại Hội nghị Alma Ata (thuộc Liên Xô cũ) 132 quốc gia đẫ ra tun ngơn
Chăm sóc sức khỏe ban đầu với mục tiêu sức khỏe cho mọi người, đà xác định 8 nhu cầu
sức khỏe cơ bản, thiết yếu như sau:

(1) Giáo dục sức khỏe
(2) Cung cấp thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý
(3) Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường


(4) Chăm sóc bà mẹ, trẻ em và KHHGĐ

(5) Tiêm chủng mở rộng
(6) Phịng và kiểm sốt bệnh dịch lưu hành tại địa phương
(7) Điều trị bệnh thích hợp và thương tích thơng thường
(8) Cung cấp thuốc thiết yếu
2.3. Phát hiện sớm nguy cơ cho cộng đồng
,,_
^\xa Tàư Lập chị Tâm 42 tuổi sắp đẻ con so. Chị Thanh chửa
tháng thứ 8 có chiều cao là 1,40m.
Nhạn xet. nguy cơ đẻ khó ở 2 sản phụ này cần được theo dõi chăm sóc tốt thai nghén

2.4. Lập kế hoạch chăm sóc
, iTư nhfrns lượng giá nhu cầu mà lập ra kế. hoạch và các biện pháp giải quyet thỏa đáng.

2.5. Đo lưig các đáp ứng và kết quả chăm sóc để có giám sát và lượng giá thường xuyên liên
tục.
Câu 12. Trình bày khái niệm và các bước lập kế hoạch điều dưỡng cộng đồng.
TL:

2.1. Khái niệm kế hoạch điều dưỡng cộng đồng
- Kế hoạch điều dưỡng bao gồm hàng loạt các hoạt động chăm sóc nhằm ngăn ngừa,
giảm bớt, loại trừ các diễn biến xấu và khó khăn cho người bệnh, gia đình và cộng động, đã được
lượng giá xác định trong các dữ kiện thu thập được ở người bệnh, gia đình và cộng đồng.

- Ke hoạch điều dưỡng gồm có quyết định chăm sóc và giải quyết các vấn đề trong q
trình chăm sóc. Như vậy, địi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức, kỹ năng và thái độ nghê
nghiệp vững chắc và liên tục được học tập và rèn luyện.
Nội dung của một kế hoạch chăm sóc bao gồm:

- Xác định những “vứ/2 đề” chăm sóc ưu tiên.
- Quyết định nhừng mục tiêu để đạt được trong quá trình chăm soc

- Chọn lựa, sắp xếp các hoạt động chăm sóc
- Hồn thành văn bản kế hoạch chăm sóc (phiếu)
2.2. Lập kế hoạch chăm sóc
Nội dung của kể hoạch chăm sóc cho gia đình và cộng đồng cũng bao gồm những nội
dung của kế hoạch hành động, nhưng bao quát hơn. Kê hoạch chăm sóc cho các nhân hoạt động
chủ yếu là kỹ năng điều dưỡng cơ bản, cịn kê hoạch chăm sóc cho gia đình và cộng đồng lại tích
cực sử dụng ngơn ngữ và kỷ năng y tế cộng đồng để xây dựng kế hoạch. Vì vậy có mẫu lập kế
hoạch cho cá nhân và mẫu lập kế hoạch cho gia đình và cộng đồng.

2.2.1. Chủ đề của kế hoạch
* Lưu ý 2 bước
- Nêu (hoặc liệt kê) các “vÂ/1 đề ”


- Phân tích “vứ7ỉ đề”—> tìm ngun nhân-7> xác định vấn đề ưu tiên -> xác định chủ
đề của kế hoạch.

2.2.2. Xây dựng các mục tiêu chăm sóc
* Mục tiêu là

ta mong muốn đạt được và có thể đo được kết quả

Ví dụ: - Tăng tỷ lệ bà mẹ có con dưới 1 tuổi được giáo dục về tiêm chủng từ 45% trong tháng 7 lên
60% trong tháng 8.

- Hướng dẫn cho tồn bộ cơ giáo ở nhà trẻ cách chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng vào
9/1996.

* Chỉ số: là nhừng số đo cụ thể các kết quả đà làm được để đối chiếu với mục tiêu có đạt
khơng.

Vỉ dụ: - Số trẻ dưới 1 tuồi được tiêm chủng/tổng số trẻ dưới 1 tuổi

- Số buổi giáo dục sức khỏe đã thực hiện/tổng số buổi dự kiến.
2.2.3. Quyết định giải pháp
Là những biện pháp (con đường) thích hợp giải quyết nguyên nhân của vân đề. Từ giải
pháp sẽ định ra các hoạt động.
Ví dụ: Mở đợt truyền thơng giáo dục về tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi

2.2.4. Xác định các hoạt động
Là những bước hoặc công việc phải làm để đạt được mục tiêu.
L/ dụ:

- Tổ chức họ liên ngành

- Viết bài cho đài phát thanh xã
- Nói chuyện với các bà mẹ ở 5 thôn
2.2.5. Lập kể hoạch hành động
Bạn đã đặt ra mục tiêu và các giải pháp, bây giờ bạn có thê xây dựng kế hoạch hành
động.
Cần tiến hành theo những bước sau:

(1) Xác định những hoạt động phải hoàn thành để đạt mục tiêu và thứ tự tiến hành.
(2) Xác định nội dung công việc phải làm cho từng bước và phân công trách nhiệm cho
từng người.

(3) Xác định thời gian cụ thể làm và hoàn thành.
(4) Xác định nguồn lực (người, phương tiện, kinh phí)
(5) Dự kiến trước hiệu quả cơng việc (đầu ra)
Câu 13. Trình bày 4 biện pháp nâng cao tính trùng lặp của sàng lọc. Mỗi biện pháp cho 1 ví
dụ.

TL:
•Biện pháp 1:


Hày chắc chắn rằng người bệnh được làm trắc nghiệm trong một điều kiện tiêu chuẩn.
Ví dụ:
a) Đo chiều cao khi bệnh nhân đứng thẳng và không đi dép.
b) Đo huyết áp sau khi người bệnh được nghỉ ngơi khoảng 15 phút.
*Biện pháp 2:
Số trắc nghiệm viên đi làm sàng lọc càng ít càng tốt, tốt hơn chỉ có một người đi làm trắc
nghiệm. Nếu hai người trở lên đi làm trắc nghiệm thì phải so sánh kết quả cho nhau.

• Biện pháp 3:
Trắc nghiệm viên đi làm trắc nghiệm phải được huấn luyện cẩn thận và được giám sát,
kết quả của họ đôi khi phải được kiểm tra lại qua một người có kinh nghiệm hơn.

• Biện pháp 4:
Sử dụng cùng một dụng cụ cho tất cả các lần làm trắc nghiệm.
Vỉ dụ: cùng một thước đo, cùng một máy đo huyết áp...
Nếu không thể được, các dụng cụ khác nhau phải so sánh với nhau bằng cách cùng dùng
cho một người bệnh hoặc một bệnh phẩm.
Vỉ dụ: thước đo A luôn dài hơn thước đo B nửa cm.
Như vậy, khi dùng thước A để đo cho người bệnh thì phải trừ đi nửa cm.
Câu 14. Trình bày khái niệm kế hoạch, các bước lập kế hoạch hành động quản lý sức khỏe
cộng đồng.
TL:

1.1. Khái niệm kế hoạch
Kế hoạch là công cụ của quản lý. Ke hoạch hành động là một phương pháp sắp xếp
các hoạt động có trình tự và huy động bố trí các ngn lực hợp lý nhằm thực hiện được các

mục tiêu đã đặt ra.
2.2; Các bước lập kế hoạch hành động
- Quyết định chù đề kế hoạch, là một công tác và một vấn đề sức khóe ưu tiên
Xac đinh mục tiêu, có một mục tiêu hoặc nhiêu mục tiêu

- Chọn giai pháp, có một giải pháp hoặc nhiều giải pháp.
- Xác định các hoạt động cùa kế hoạch, mỗi hoạt động trong kế hoạch phải định rõ.
+ Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc
+ Ai chiu trách nhiệm chính, ai phối hợp và ai giám sát
+ Cac nguon lực vê con người, tài chính và phương tiện phải cụ thê, chính xác với thực tế
TT

+ Dự báo kết quả
Hoạt động

Thời gian

Người thực Người phối hợp

Nguồn lực

Dự kiến kết


×