Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Câu hỏi ôn tập môn chủ nghĩa xã hội (Câu 6) pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (38.08 KB, 3 trang )

Câu 6:Dân tộc là gì ? phân tích những nội dung cơ ban trong cương lĩnh dân
tộc của chủ nghĩa Mac-Lênin? Liên hệ với chính sách dân tộc của Đảng và
của nhà nước ta.
A, Dân tộc là gì?
Theo nghĩa hẹp: dân tộc là một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và
bền vững , có chung sinh hoạt kinh tế , có ngôn ngữ và nền văn hoá với
những đặc thù riêng xuất hiện sau bộ lạc , bộ tộc có ý thức dân tộc của
những người dân cư trong cộng đồng đó (đó là ý thức dân tộc , tâm lý dân
tộc , phong tục tập quán , ngôn ngữ văn hoá dân tộc)
Dân tộc là 1 bộ phận nhỏ của quốc gia
Theo nghĩa rộng: dân tộc là 1 cộng đồng người ổn định làm thành dân cư
của 1 quốc gia có lãnh thổ và nền kinh tế thống nhất có ngôn ngữ chung và
có ý thức về sự thống nhất của mình gắn bó với nhau bởi quyền lpị và
truyền thống của mình
→ dân tộc là toàn thể dân cư của 1 quốc gia →chung lãnh thổ , chung tiếng
nói văn hoá
B, Nội dung cương lĩnh của chủ nghĩa Mac – Lênin về vấn đề dân tộc:
Dựa trên những quan điểm Macxít về vấn đề dân tộc dựa trên sự phân tích
hai xu hướng lịch sử của phong trào dân tộc gắn liền với sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản và dựa vào sự tổng kết kinh nghiệm và dựa vào sự tổng kết
kinh nghiệm của phong trào CM thế giới và CM Nga trong việc giải quyết
vấn đề dân tộc. Lênin đã dưa ra cương lĩnh dân tộc với những nội dung sau:
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:
+Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng có nghĩa là các dân tộc dù lớn hay
nhỏ( kể cả bộ tộc và chủng tộc) , không phân biệt trình độ phát triển cao hay
thấp, đều có nghĩa vụ và quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau không một dân
tộc nào được giữ đặc quyền hay đặc lợi về địa vị kinh tế , chính trị , văn
hoá , trong quan hệ xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế không có 1 dân
tộc nào được đi bóc lột, áp bức dân tộc khác.
+ Đay là quyền thiêng liêng của các dân tộc, là mục tiêu phấn đấu của các
dân tộc , là cơ sở thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan


hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc
+ Trong quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, quyền bình đẳng giữa các
dân tộc không những là vấn đề ý thức tư tưởng mà còn phải được pháp luật
bảo vệ và được thể hiện sinh động trong mọi lĩnh vực của đời sống xh ,
trong đó việc khắc phục sự chênh lệch về trìnhđộ phát triển kinh tế, văn hoá
có ý nghĩa cơ bản.
- Các dân tộc được quyền tự quyết:
+ Quyền dân tộc tự quyết trước hết là quyền tự quyết về chính trị, là quyền
tự quyết định thành lập 1 quốc gia dân tộc độc lập không phụ vào quốc gia
dân tộc khác
+ Quyền dân tộc tự quyết còn là quyền tự nguyện liên hiệp với dân tộc khác
thành 1 liên bang các dân tộc thống nhất trên cơ sở hoàn toàn bình đẳng về
quyền lợi và nghĩa vụ
+ Đây cũng là quyền cơ bản thiêng liêng của các dân tộc thực chất của
quyền dân tộc tự quyết là thực hiện quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với
vận mệnh của mình ; là giải phóng cho các nước thuộc địa và phụ thuộc khỏi
ách thống trị của chủ nghĩa thực dân.
+ Cần phải đứng vững trên lập trường của gccn để xem xét và giải quyết vấn
đề quyền dân tộc tự quyết; triệt để ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ
kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng chieeu bài “dân
tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, giúp đỡ các
thế lực phản động và dân tộc chủ nghĩa.
- Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc
+ Đây là nội dung quan trọng trong cương lĩnh về vấn đề dân tộc của chủ
nghĩa Mac-Lênin, phản ánh sự thống nhất về bản chất của phong trào đấu
tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp
+Đoàn kết liên hiệp các dân tộc lại là cơ sở đảm bảo cho sự đoàn kết nhân
dân lao động các nước , các dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng giai
cấp giải phóng dân tộc.
+ Liên hiệp công nhân các dân tộc lại không chỉ là khẩu hiệu chiến lược ,mà

còn là mục tiêu phấn đấu để giai cấp công nhân thế giới có đủ sức mạnh
hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
C, liên hệ:Những chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước ta
+Có chính sách phát triển kinh tế hàng hoá ở các vùng dân tộc thiểu số phù
hợp với điều kiện và đặc điểm từng vùng từng dân tộc bảo đảm cho đồng
bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương để làm giàu cho
mình và đóng góp cào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
+Tôn trọng lợi ích truyền thống văn hoá ngôn ngữ tập quán tín ngưỡng của
đồng bào các dân tộc, từng bước nâng cao dân trí của đồng bào các dân tộc,
nhất là dân tộc thiểu số ở vùng núi cao và hải đảo
+Tiếp tục phát huy truyền thống và đấu tranh kiên cường của các dân tộc vì
sự nghiệp dân giàu , nước mạnh chông tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp
hòi nghiêm cấm mọi hành vi miệt thị chia rẽ dân tộc
+Tăng cường bồi dưỡng đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đồng thời
giáo dục tinh thần đoàn kết hợp tác cho cán bộ các dân tộc.Bởi vì chỉ tinh
thần đó mới phù hợp với đòi hỏi khách quan của công cuộc phát triển dân
tộc và xây dựng đất nước,Trong công cuộc đó không dân tộc nào có thể chỉ
sử dựng đội ngũ cán bộ xuất thân từ dân tộc mình, ngược lại cần sự hỗ trợ
lẫn nhau giũa các đội ngũ cán bộ thuộc mọi dân tộc trong cả nước
Như vậy chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mang tính toàn diện ,
tổng hợp , quán xuyến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội lieen quan
đến mỗi dân tộc và quan hệ các dân tộc trong cả cộng đồng quốc gia. Phát
triển kinh tế - xh của các dân tộc là nền tảng để tăng trưởng đoàn kết và
thực hiện quyền bình đẳng dân tộc là cơ sở để từng bước khắc phục sự
chênh lệch về trình độ phát triển của các dân tộc.

×