Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Ôn tập giữa kì i địa lý lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.69 KB, 6 trang )

ƠN TẬP GIỮA KÌ I
Mơn học: Địa lí. Khối lớp: 6
Thời lượng thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức.
- Củng cố và khắc sâu các kiến thức đã học.
2. Về năng lực.
- Năng lực chung
+ Tự chỉ và tự học: HS tự lên kế hoạch ôn tập các nội dung đã được học
+ Giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, thảo luận giữa các thành viên khi làm
việc nhóm để ơn tập lại các kiến thức đã học.
- Năng lực chuyên biệt: HS khái quát được các nội dung kiến thức địa lí
đã học dưới dạng sơ đồ tư duy, kẻ bảng…Vận dụng kiến thức đã học để giải
thích 1 số hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ: Chủ động, tích cực ơn tập
- Nhân ái: Giúp đỡ bạn bè trong thảo luận nhóm, tơn trọng ý kiến phát
biểu của bạn bè
II. Thiết bị dạy học và học liệu.
1. Giáo viên. Kế hoạch bài dạy, quả địa cầu.
2. Học sinh. SGK, bút, vở ghi, máy tính, bút chì, thước kẻ.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Ổn định tổ chức
Lớp
Thứ
Ngày
Tiết
Sĩ số
HS nghỉ
6A
6B


2. Kiểm tra bài cũ
- Gv lồng ghép trong bài ôn tập
3. Bài ôn tập.
HĐ1: Ôn tập nội dung chương I
a. Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học về bản đồ.
b. Nội dung: Học sinh quan sát quả địa cầu, hình ảnh và vận dụng kiến
thức đã học để trả lời các câu hỏi, vẽ sơ đồ khái quát nội dung ôn tập.
c. Sản phẩm: Đáp án câu trả lời cá nhân, sản phẩm hoạt động nhóm của
HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Gv chia lớp thành 4, tổ chức HS tham gia trò chơi “Ai là nhà thiết kế”
- Nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung đã học ở chương I.
- Thời gian: 5 phút.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân cơng nhiệm vụ trong nhóm vẽ sơ đồ tư duy trong 5 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập.
- 4 nhóm trưng bày kết quả học tập. Đại diện các nhóm lên thuyết trình.


- Các nhóm khác nghe, bổ sung nội dung và so sánh với kết quả nhóm
mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của các nhóm.
- Gv trao giải cho “Nhà thiết kế” đẹp nhất, chính xác và đầy đủ nội dung
nhất. Phần thưởng là 1 hộp bút màu.
- GV chốt nội dung. HS tham khảo.

* Ôn tập nội dung lý thuyết.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- GV sử dụng kỹ thuật khăn trải bàn, chia lớp thành 4 nhóm tiến hành thảo
luận thực hiện nhiệm vụ học tập sau:
? Dựa vào hình vẽ quả Địa cầu, em hãy cho biết thế nào là kinh tuyến, vĩ
tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, xích đạo, kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí.


Bước 2: HS tiếp nhận và có 5 phút thảo luận nhóm.
Bước 3: GV mời đại diện các nhóm trả lời. Đại diện nhóm khác nhận xét.
Bước 4: GV đánh giá quá trình và kết quả thực hiện hoạt động của các
nhóm.
* Ơn tập nội dung bài tập.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Dạng 1: Bài tập tính tỉ lệ bản đồ.
? Dựa vào các tỉ lệ bản đồ sau đây 1:1000; 1:500000 và 1:1000000, cho
biết 5cm trên mỗi bản đồ tương ứng với bao nhiêu km trên thực tế.
- Dạng 2: Xác định toạ độ địa lí.
30o 20o
o
10
20
0o o

10o

0O

10o

20o


F

30o

40o

B
D
A

G

E

C

- Hãy xác định tọa độ địa lý của điểm A, B, C, D, E, F, G trong hình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ trong 10 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập.
- GV gọi 3-4 HS lên bảng làm bài tập.
- Các HS khác nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của cả lớp.
- GV chữa bài.
HĐ2: Ôn tập nội dung chương II
a. Mục tiêu: Củng cố và khắc sâu kiến thức đã học về Trái Đất Hành tinh
của hệ MT.



b. Nội dung: Học sinh quan sát quả địa cầu, hình ảnh và vận dụng kiến
thức đã học để trả lời các câu hỏi, vẽ sơ đồ khái quát nội dung ơn tập. Tính sự
chênh lệch giờ tại 2 địa điểm khác nhau.
c. Sản phẩm: Đáp án câu trả lời cá nhân, sản phẩm hoạt động nhóm của
HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm, tổ chức HS tham gia trò chơi “Ai là nhà thiết
kế”
- Nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện nội dung đã học ở chương II.
- Thời gian: 5 phút.
- Mỗi nhóm cử 1 đại diện làm nhiệm vụ quan sát viên chấm điểm các
nhóm cịn lại

Phiếu đánh giá
Nhóm đánh giá:……………….
Nhóm được đánh giá:…………..
Tiêu chí
1 điểm
2 điểm
3 điểm
Khái quát đầy đủ nội dung
kiến thức chương II.
Sơ đồ tư duy khoa học, rõ
ràng. Có hình vẽ, màu sắc,
icon trực quan
Thuyết trình lưu lốt, hấp
dẫn, chun nghiệp.
Đảm bảo đúng giờ.
Tổng điểm

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân cơng nhiệm vụ trong nhóm vẽ sơ đồ tư duy trong 5 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả học tập.
- 4 nhóm trưng bày kết quả học tập. Đại diện các nhóm lên thuyết trình.
- Các nhóm khác nghe, bổ sung nội dung và so sánh với kết quả nhóm
mình.
- Các HS làm nhiệm vụ quan sát viên chấm điểm.
Bước 4: Đánh giá kết quả học tập.
- GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của các nhóm.
- Các nhóm tổng kết điểm
- Gv trao giải cho “Nhà thiết kế” đẹp nhất, chính xác và đầy đủ nội dung
nhất. Phần thưởng là 1 hộp bút màu.
- GV chốt nội dung. HS tham khảo.


* Ôn tập lý thuyết.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Gv chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho các nhóm. Hình
thành 4 nhóm chun gia.
+ Nhóm 1: Mơ tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hiện
tượng ngày, đêm luân phiên Trái Đất.
+ Nhóm 2: Mơ tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất và hệ quả
sự lệch hướng các vật thể chuyển động trên Trái Đất.
+ Nhóm 3: Mô tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hiện tượng
mùa trên Trái Đất.
+ Nhóm 4: Mơ tả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và hiện tượng
ngày – đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất.
- Thời gian: 10 phút.
Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ học tập trong 10 phút
Bước 3: HS dán sản phẩm lên góc lớp theo vị trí GV đã cho trước. HS

chia lại nhóm, 4 nhóm tạo thành một cụm mới, HS ghép nhóm, di chuyển theo
trạm. Mỗi trạm HS có 4 phút trình bày, hỏi đáp

Bước 4: HS thuyết trình theo trạm, mỗi trạm 2 phút
Bước 5: Đánh giá kết quả học tập
+ HS hoàn thành bảng lớn ngẫu nhiên
+ GV chuẩn bị các thông tin, cắt nhỏ với các nội dung tương ứng.
+ Trong vòng 3 phút, HS hồn thành thơng tin
+ GV chiếu bảng tổng kết so sánh, HS chấm chéo sản phẩm
+ HS tự đánh giá và báo cáo kết quả.
* Ôn tập bài tập


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Gv yêu cầu HS làm bài tập sau: Khi đồng hồ Việt Nam là 7h05’, thì
đồng hồ tại Ai cập, Tơ-ki-ơ là mấy giờ. Biết Việt Nam thuộc múi giờ số 7, Ai
Cập thuộc múi giờ số 2, Tô-ki-ô thuộc múi giờ số 9.
Bước 2: HS tính tốn, tìm các đồng hồ sai và sửa lại cho đúng.
Bước 3: HS báo cáo kết quả học tập. HS khác nghe, đối chiếu kết quả và
nhận xét bài bạn.
Bước 4: Gv nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS. GV chữa bài.
- Đồng hồ tại Tô-ki-ô
+ Biết Tp. HCM (Việt Nam) thuộc khu vực giờ số 7, Tô-ki-o thuộc khu
vực giờ số 9. Vậy Việt Nam và Tô-ki-o (Nhật Bản) chênh nhau số múi giờ là:
9 - 7 = 2 (múi giờ).
+ Vậy khi Tp.HCM là 7:05 thì số giờ ở Tô-ki-ô là:
7h05’ + 2h = 9h05’
- Đồng hồ tại Ai Cập:
+ Biết Tp. HCM (Việt Nam) thuộc khu vực giờ số 7, Cai-rô (Ai Cập)
thuộc khu vực giờ số 2. Vậy Việt Nam và Tô-ki-o (Nhật Bản) chênh nhau số

múi giờ là:
7 - 2 = 5 (múi giờ).
+ Vậy khi Tp.HCM là 7:05 thì số giờ ở Cai-rơ (Ai cập) là:
7h05’ - 5h = 2h05’



×