Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Bí kíp gối đầu giường cho mẹ chăm bé ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.67 KB, 6 trang )

Bí kíp gối đầu giường cho mẹ chăm bé
Lời khuyên của các chuyên gia: Các bậc cha mẹ nên nhìn nhận con mình một cách
tích cực và đừng hủy hoại sức khỏe mà tạo hóa ban cho chúng. Hãy giúp con lớn
lên thành người hạnh phúc trong điều kiện tự nhiên.
Bạn có biết 5 điều dại dột các bậc cha mẹ thường làm vào tháng đầu tiên của bé?
- Coi việc mình lên chức bố mẹ nói chung và việc làm mẹ nói riêng là một chiến
công. Hơn nữa, những người xung quanh cũng hết lòng giúp bà mẹ trẻ trở thành
“người mẹ anh hùng” (tội nghiệp con bé, nó mệt quá, thiếu ngủ quá, lo lắng
quá…).
- Tìm ra bệnh cho con.
- Trông chờ sự giúp đỡ của người thân hoặc tệ hơn nữa là đòi được giúp đỡ.

- Cho rằng các “đồng chí già” (như các bà chẳng hạn) không biết gì và không biết
làm gì.

- Tưởng rằng các bác sĩ nhi khoa luôn nợ họ một cái gì đó và phải có nghĩa vụ đối
với họ.
Quần áo có lợi cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

Theo quan điểm của bác sĩ nhi khoa, những gì bé mặc được coi là tốt nếu chúng có
thể hoàn thành chức năng của quần áo một cách an toàn. Chức năng chính của
quần áo là điều hòa thân nhiệt (sưởi ấm).

Quần áo loại nào (tã, áo sơ sinh hay bộ quần áo liền quần), không quan trọng, điều
đáng lưu tâm hơn là mặc cho bé bao nhiêu thì đủ. Không được để bé bị lạnh hoặc
bị nóng. Một trong những phương án thường gặp nhất là dùng bỉm, nhưng phải
hợp lý. Khái niệm “quần áo có lợi cho sức khỏe” bao gồm cả chất lượng quần áo:
May bằng chất liệu gì, nhuộm bằng gì, giặt như thế nào…

Chăm sóc bé sơ sinh là nghệ thuật và mẹ là người nghệ sĩ (Ảnh minh họa).
Có thể để cho trẻ “bị lạnh”, “dìm” trẻ trong bồn tắm hay để trẻ “bị đói” không?


Hoàn toàn có thể. Nhưng cực kì hiếm gặp, nhất là đối với những bậc cha mẹ tỉnh
táo và sáng suốt. Tức là về lí thuyết mà nói thì những tình huống trên hoàn toàn có
thể xảy ra, nhưng trên thực tế hầu như chưa từng thấy bao giờ.

Thật mâu thuẫn khi các bậc cha mẹ có thể dễ dàng bảo vệ con mình khỏi cái đói,
cái rét nhưng lại thường không biết cách giữ cho con không bị quá no hay quá
nóng. Nghịch lý hơn nữa là tình trạng bị lạnh hay đói lại không gây hại cho sức
khỏe nhiều bằng việc ăn quá no hay mặc quá ấm.

Có thể nuôi trẻ theo chế độ người lớn? (Chỉ đi ngủ cùng bố mẹ, theo bố mẹ đi cửa
hàng, ra nước ngoài…)
Có thể, nhưng có một vài lưu ý nho nhỏ. Ví dụ, phải cho trẻ ngủ thêm vào ban
ngày và phải quan tâm đến chất lượng thức ăn của trẻ. Còn một vấn đề nữa là chỉ
có thể nuôi trẻ theo chế độ “người lớn” khi chúng hoàn toàn khỏe mạnh.

Nếu bạn không muốn phải lo lắng vì con “bé bỏng”, “ốm yếu”, “khổ thân” thì hãy
chăm con cho con khỏe ngay từ khi chúng mới lọt lòng. Hãy rèn luyện con, tập thể
dục, mát-xa, cho tập bơi, đừng bao bọc con quá cẩn thận, mặc cho con quá ấm,
đừng nuông chiều con, đừng làm cho con quen với môi trường vô khuẩn và các
loại thuốc.

Cần có thái độ như thế nào và phải làm gì khi con khóc?

Cần hiểu rằng, trẻ mà khóc là chắc chắn có “chuyện”. Hoặc nhu cầu sinh lý của trẻ
không được đáp ứng (ăn, uống, tè, đi ngoài, hô hấp), hoặc trẻ bị đau hay khó chịu.
Quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân rồi loại bỏ chúng và mọi chuyện sẽ lại đâu
vào đấy.

Tìm và tìm ra nguyên nhân – đó là những gì mà các bác sĩ nhi khoa được học.
Nhưng làm cha mẹ nếu tinh ý thì khả năng tìm kiếm này sẽ nhiều hơn gấp bội, ít

nhất thì cũng vì họ có nhiều thời gian để quan sát và thử nghiệm.

Nếu như ngoài thời gian và khả năng quan sát, cha mẹ còn có những hiểu biết nhất
định thì việc tìm hiểu nguyên nhân vì sao con khóc cũng không phải là việc gì quá
khó. Nguyên nhân nào cũng có thể loại bỏ, không bằng cách này thì cách khác.

Tóm lại: Các bậc cha mẹ phải làm gì? Tìm và loại trừ nguyên nhân. Học hỏi. Nếu
gặp tình huống phức tạp và khó hiểu thì tìm đến bác sĩ. Lại học. Đọc sách. Dùng
máy tính, thậm chí người ta còn viết cả chương trình chuyên dụng để giúp bạn bổ
sung kiến thức.

Năm “điều răn” đối với lần cho bú đầu tiên
- Không vội vàng.
- Không theo kinh nghiệm của bà.
- Không ham số lượng.
- Không cưỡng ép.

- Không tạp nham.

Liên tục bế bé trên tay có làm hư bé?

Bất cứ cha mẹ bình thường nào cũng rất sung sướng được bế trên tay đứa con đứt
ruột của mình để thấy nó tươi cười, vui vẻ, họ đều thích được chơi với con, nựng
con, nói chuyện với con, tập thể dục với con…

Bế con là niềm hạnh phúc, là nhu cầu bản năng của bố mẹ. Trong thực tế cuộc
sống, người ta bế trẻ không phải chỉ vì muốn làm điều đó mà bởi nếu không được
bế trẻ thì trẻ sẽ khóc và đòi bế - con trẻ cũng có bản năng kia mà!

Thành thử, nhu cầu bản năng ban đầu chẳng mấy chốc đã biến thành tính phụ

thuộc mà dân gian vẫn gọi là “hư”. Đành rằng bế trẻ cũng chẳng hại gì, nhưng
thường bố mẹ còn có những nhu cầu khác thiết yếu hơn và có các phương án sử
dụng thời gian hợp lí hơn.
Cái chúng ta muốn nói đến ở đây hoàn toàn không phải là không nên bế con, mà là
phải học cách kiểm soát bản năng của mình cũng như của trẻ.
Ngủ cùng con – nên hay không?
Ngủ với ai – đó là việc của chị em. Chính chị em sẽ phải quyết định, làm thế nào
thì tiện hơn. Ngủ với con, với chồng, ngủ chung cả ba người đều tốt cả - miễn làm
sao ai cũng no giấc và không cảm thấy bất tiện là được.

Ngày nay, mẹ ngủ cùng con đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Nhiều ý
kiến cho rằng nếu hai mẹ con ngủ chung thì sau này họ sẽ rất thân nhau. Nhưng
trong giới chuyên môn, không ít người coi đó là cách nhìn nhận “ngây thơ”.

Đó là chưa kể, nhiều khi tình thân quá mức giữa hai mẹ con còn khiến trẻ chẳng
nhận được một chút tình cảm gắn bó nào từ phía cha của chúng. Nhưng dù sao thì
việc ngủ với ai vẫn là việc riêng của các mẹ, các chị.
Những “cô bảo mẫu” điện tử - ti vi, băng đĩa, truyện cổ tích…
Rõ ràng là không cần phải chứng minh cũng có thể khẳng định rằng những câu
chuyện cổ tích do chính mẹ yêu của bé đọc hàng đêm sẽ tác động đến bé nhiều hơn
ngàn lần so với bất kì loại băng đĩa nào, cho dù câu chuyện đó được thu âm qua
giọng đọc của hẳn 5 nghệ sĩ nhân dân, đi chăng nữa.

Chỉ nên cầu cứu đến các “cô bảo mẫu” điện tử khi người lớn quá bận bịu hay mệt
mỏi. Điều quan trọng nhất là phải làm sao để bé thấy cần bố mẹ, chứ không phải
cần ti vi. Phải làm sao để lời giải đáp cho những câu hỏi quan trọng nhất trong
cuộc sống (thế nào là tốt, thế nào là xấu) bé thường được nhận từ cha mẹ, chứ
không phải từ chương trình ti vi.
Trẻ nhỏ và sự phát triển sớm: Có thể để trẻ “quá tải” không?
Có thể, nhưng không dễ chút nào. Não của trẻ là một hiện tượng hết sức đặc biệt,

nó mềm dẻo và gần như không có kích cỡ. Nhưng lại có một vấn đề hoàn toàn
khác được đặt ra: Thời gian dùng vào việc phát triển sớm nhiều khi lại được lấy ra
từ quỹ thời gian lẽ ra thuộc về sức khỏe (ra ngoài hít thở không khí trong lành, tắm
nắng, nước, vận động tích cực…).

Nếu như bạn có thể kết hợp cả hai thì đó sẽ là một sự hài hòa tuyệt đối và con của
bạn chắc chắn sẽ trở thành chủ nhân của tương lai.
Theo Phan Anh (Mẹ & bé)

×