Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CỘNG hòa xã hội CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.84 KB, 6 trang )

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:
Về yêu cầu của sáng kiến giải pháp, thực hiện tốt các nội dung: Giáo viên
hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài ở nhà. Ứng dụng tin học vào soạn giảng để
gây tâm thế cho học sinh ngay từ lúc giới thiệu bài mới. Giúp học sinh khai thác
nhân nhật chính để khắc sâu hình tượng nhân vật trong văn bản. Giúp học sinh
phát hiện nghệ thuật đặc sắc của văn bản. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy
nội dung, nghệ thuật sau khi học xong văn bản. Cho học sinh đóng vai khi học
văn bản
5.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
* Ưu điểm
Được sự quan tâm sâu sát của Phòng GD&ĐT huyện Kiên Lương, Ban
giám hiệu nhà trường, sự đồng thuận của Phụ huynh, học sinh. Đồng nghiệp luôn
nhiệt tình giúp đỡ, trao đổi với nhau trong cơng tác chuyên môn.
* Hạn chế
Khi dạy tác phẩm tự sự tôi gặp những khó khăn về phía học sinh như sau:
- Nhiều em học sinh không chịu đọc tác phẩm ở nhà. Việc soạn bài và
chuẩn bị bài trước khi đến lớp chỉ mang tính đối phó như chép trong sách
tham khảo hoặc mượn tập của bạn.
- Đa số học sinh chưa chú ý khi giáo viên giới thiệu bài mới.
- Học sinh chưa biết cách khai thác nhân vật chính để khắc sâu hình tượng
nhân vật trong văn bản.
- Học sinh chưa biết phát hiện nghệ thuật đặc sắc của văn bản.
- Sau khi học xong, học sinh chưa biết cách hệ thống lại nội dung bài học.
5.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
5.2.1. Mục đích của giải pháp:
Giải pháp đưa ra nhằm mục đích giúp học sinh thực sự trở thành chủ thể
hoạt động, tự mình tìm ra kiến thức thơng qua sự gợi mở dẫn dắt của giáo viên.
Học sinh được trực tiếp đối diện với tác phẩm từ đó có nhu cầu và niềm say mê
thưởng thức khám phá tác phẩm. Các em khơng chỉ đọc, sáng tạo lại hình tượng
nhân vật qua tác phẩm mà cịn nghe được tiếng nói, lắng được giọng điệu, cảm
nhận được cái nhìn của nhà văn về cuộc sống con người. Giúp các em học tập


tích cực, chủ động, mạnh dạn, tự tin, sáng tạo, hứng thú trong việc giải quyết
vấn đề do giáo viên đưa ra.
Giáo viên dễ dàng quan sát, phát hiện vốn sống, đặc điểm tâm lí và khả
năng tiếp nhận văn học của từng học sinh qua đó hỗ trợ cho từng em theo cách
riêng phù hợp.
5.2.2. Nội dung giải pháp:


2
5.2.2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà.
Giáo viên cần dành thời gian của tiết học trước (sau phần củng cố, luyện tập)
để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài mới, đặt ra những yêu cầu cụ thể bắt buộc
học sinh phải hoàn thành. Học sinh phải đọc tác phẩm nhưng không nhất thiết
phải trả lời tất cả câu hỏi trong sách giáo khoa mà giáo viên cần đưa ra những
câu hỏi nhỏ hơn, cụ thể hơn. Tuỳ theo trình độ, năng lực, tư duy của học sinh mà
giáo viên đưa ra những câu hỏi khác nhau với mục đích giúp học sinh phát hiện
những vấn đề trọng tâm, cốt lõi của tác phẩm hoặc đoạn trích. Giáo viên kiểm tra
việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh trong quá trình học bài mới hoặc kiểm tra
miệng đầu tiết học (đặt câu hỏi và gọi đúng đối tượng học sinh đã chuẩn bị bài
có khen chê kịp thời). Việc làm này sẽ giúp học sinh có ý thức tự học và tự giác
hoàn thành yêu cầu của giáo viên.
Ví dụ: Văn bản “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao giáo viên đặt câu hỏi cho
từng đối tượng học sinh như sau:
+ Học sinh yếu: Văn bản kể theo ngơi thứ mấy? Ai kể? Em hãy trình bày
gia cảnh của Lão Hạc? Có mấy nhân vật được nhắc đến trong văn bản? Nêu mối
quan hệ của lão Hạc với các nhân vật trong văn bản?
+ Học sinh trung bình: Nêu phương thức biểu đạt của văn bản? Em hãy
tóm tắt văn bản Lão Hạc (khoảng 15 dịng)? Nêu tình cảm của lão Hạc đối với
con trai và con vàng? Nhận xét tình cảm của ơng giáo đối với lão Hạc?
+ Học sinh khá giỏi: Tại sao lão Hạc phải chết? Nếu lão khơng tự tử em

hình dung lão sẽ sống như thế nào? Qua cái chết của lão Hạc em hiểu thêm gì về
số phận của người nơng dân trước cách mạng?
5.2.2.2. Ứng dụng tin học vào giảng dạy để gây hứng thú cho học sinh
trong tiết học.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một việc nên làm đối với tất
cả giáo viên. Nếu giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính thì chúng ta dễ tìm
các tư liệu cần thiết để giới thiệu bài cho một tiết học. Giáo viên có thể ứng dụng
CNTT vào từng hoạt động của một tiết học.
Đối với hoạt động giới thiệu bài mới giáo viên có thể có nhiều cách giới thiệu
đa dạng.
Ví dụ :
Khi dạy văn bản “Tơi đi học” ta có thể mở bài hát “Ngày đầu tiên đi học” của
nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện để giới thiệu bài.
Khi dạy văn bản “Lão Hạc” ta có thể trình chiếu hình ảnh người nơng dân
trong xã hội phong kiến giai đoạn 1930-1945.
Khi dạy văn bản “Tức nước vỡ bờ” ta có thể trình chiếu một ngơi nhà tranh
dột nát.


3
Tiếp theo hoạt động tìm hiểu tác giả, tác phẩm giáo viên nên trình chiếu chân
dung tác giả, giới thiệu các tác phẩm tiêu biểu…
Đối với hoạt động tìm hiểu văn bản giáo viên trình chiếu đoạn văn, hình ảnh
minh họa, câu hỏi thảo luận, sơ đồ tư duy…Qua đó, giúp học sinh hiểu được nội
dung, nghệ thuật, cảm nhận ý nghĩa văn bản sâu sắc hơn.
5.2.2.3. Giúp học sinh khai thác nhân nhật chính để khắc sâu hình tượng
nhân vật trong văn bản.
Nhân vật là trung tâm của tác phẩm tự sự. Nắm được cốt truyện cũng
chính là nắm câu chuyện của nhân vật. Nhưng nhân vật trong tác phẩm cũng có
nhiều mức độ. Có những nhân vật chỉ được nhắc đến, kể ra nhưng có những

nhân vật đã là một tính cách hoặc ít nhiều có ý nghĩa điển hình tức là đã có chiều
sâu tâm lí và tính phổ biến xã hội đây là những nhân vật điển hình mà chúng ta
phải tìm hiểu và phân tích.
Phân tích tìm hiểu nhân vật trong sự thống nhất giữa ngoại hình và nội
tâm; từ chi tiết miêu tả, nhận xét về nhân vật giáo viên phải hướng dẫn học sinh
sắp xếp phân loại theo một trình tự hợp lí nhằm làm sáng tỏ tính cách nhân vật.
Cũng có thể tìm hiểu nhân vật từ nhiều góc độ khía cạnh khác nhau.
Ví dụ 1: Văn bản “Lão Hạc” giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân
vật ở ba khía cạnh như:
+ Gia cảnh lão Hạc
Đối với con trai
+ Tình cảm của lão Hạc
+ Cái chết của lão Hạc
Đối với con vàng
+ Sau khi tìm hiểu xong về nhân vật lão Hạc giáo viên đưa câu hỏi cho học
sinh thảo luận nhóm trong vịng 3 phút để khắc sâu hình tượng nhân vật lão Hạc.
Nếu lão Hạc không tự tử, em thử hình dung xem lão sống bằng cách nào? Với
tính cách của lão Hạc thì lão chọn con đường tự tử có phù hợp khơng? Tại sao
Nam Cao khơng giải quyết số phận lão Hạc bằng cách khác?
+ Học sinh sẽ đưa ra nhiều ý kiến khác nhau, giáo viên cho học sinh nhận xét,
giáo viên nhận xét và chốt lại bằng định hướng sau: Nếu không tự tử chỉ cịn
cách bán vườn của con hoặc theo gót Binh Tư trở thành kẻ tha hoá và ăn hết tiền
gửi ơng giáo, phải làm phiền hàng xóm khi khơng cịn gì để ăn và lo ma chay khi
chết → Ba cách này lão đều không thể làm nên lão phải tự tử. Lão Hạc tự tử là
phù hợp với tính cách và q trình diễn biến tâm lí nhân vật, lão tự tử để giữ
phẩm chất tốt đẹp của mình “Chết trong còn hơn sống đục”.
+ Giáo viên mở rộng liên hệ và giáo dục học sinh bằng câu hỏi: Thông qua
cái chết của lão Hạc, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì? Em hiểu thêm gì về số phận
người nông dân trước cách mạng tháng 8 năm 1945? Kể một số nhân vật trong
văn học có số phận bi thương như lão Hạc?



4
Học sinh trả lời, giáo viên chốt lại nội dung theo định hướng trên máy chiếu
hoặc bảng phụ.
Ví dụ 2: Văn bản “Trong lịng mẹ” phân tích nhân vật bé Hồng ở các khía
cạnh như:
+ Thái độ của bé Hồng khi nói chuyện với bà cơ
+ Tình cảm của bé Hồng đối với mẹ
Sau khi tìm hiểu xong nhân vật bé Hồng giáo viên đưa câu hỏi học sinh
thảo luận nhóm trong vịng 3 phút để khắc sâu hình tượng nhân vật bé Hồng: So
sánh tâm trạng của bé Hồng khi trị chuyện với bà cơ (phần một) và tâm trạng
của bé Hồng khi gặp mẹ (phần hai)? Học sinh thảo luận trình bày, giáo viên chốt
lại nội dung đúng trên bảng phụ (máy chiếu) và đưa câu hỏi liên hệ giáo dục: Em
rút ra bài học gì khi học xong văn bản “Trong lòng mẹ”?
5.2.2.4. Giúp học sinh phát hiện nghệ thuật đặc sắc của văn bản
Ngồi việc tìm hiểu nghệ thuật kết hợp với phân tích nội dung trong văn
bản giáo viên cần khắc sâu thêm một số chi tiết nghệ thuật để học sinh vận dụng
khi làm bài tập làm văn.
Ví dụ: Văn bản “Tức nước vỡ bờ” giáo viên có thể đưa câu hỏi: Em có nhận xét
gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật chị Dậu của Ngơ Tất Tố? Em có nhận xét gì
về ngôn ngữ kể chuyện trong văn bản? Em học được gì qua cách sử dụng ngơn
ngữ kể chuyện của Ngơ Tất Tố trong văn bản “Tức nước vỡ bờ”? Học sinh trả
lời, giáo viên chốt lại theo định hướng trên máy chiếu (bảng phụ).
5.2.2.5. Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy nội dung, nghệ thuật sau
khi học xong văn bản
Cách học tốt là phương pháp vẽ sơ đồ tư duy hệ thống lại nội dung nghệ
thuật của văn bản đã học. Cuối mỗi văn bản giáo viên phân cơng cho học sinh
làm việc theo nhóm vẽ sơ đồ tư duy theo sự sáng tạo của các em trình bày lại hệ
thống nội dung và nghệ thuật của mỗi văn bản. Đến tuần học tiếp theo ở hoạt

động thuyết trình sơ đồ của nhóm mình, u cầu các em trình bày đầy đủ tác giả,
tác phẩm, hồn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật và cảm nhận của mình bị
phẩm đó. Qua hoạt động này giúp các em tái hiện và ghi nhớ toàn bộ kiến thức
của văn bản các em đã học. Hoặc tôi sẽ cho các em thuyết trình vào tiết hoạt
động trải nghiệm.
VD : Tơi cho các em vẽ sơ đồ tư duy của văn bản Lão Hạc, Trong lịng mẹ (Hình
ảnh minh hoạ phần phụ lục)
5.2.2.6. Cho học sinh sắm vai khi học văn bản
Khi dạy tác phẩm tự sự giai đoạn 1930-1945 tôi thường cho học sinh đóng
vai nhân vật trong văn bản. Hướng dẫn các em dựng lại một số tình huống hoặc
trích đoạn nội dung của văn bản đã học. Bằng phương pháp sắm vai rèn được
cho học sinh sự tự tin, kỹ năng giao tiếp – đây là một trong những kỹ năng cần


5
thiết và quan trọng để người học hoạt động được trong một tập thể, cộng đồng.
Qua đây, còn giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn nội dung, nghệ thuật và tồn bộ
ý nghĩa của tác phẩm.
Ví dụ : Tơi cho các em sắm vai một đoạn trong văn bản Tức nước vỡ bờ của nhà
văn Ngơ Tất Tố (Hình ảnh minh hoạ phần phụ lục)
5.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “ Giải pháp giúp học sinh
hứng thú học tác phẩm tự sự giai đoạn 1930-1945 trong chương trình Ngữ Văn 8
tại trường THCS TT Kiên Lương 1 năm 2019-2021. Tơi nhận thấy bài viết có thể
áp dụng cho tất cả các trường THCS trong huyện, tỉnh.
5.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
Khi áp dụng giải pháp trên trong công tác giảng dạy, tôi nhận thấy học
sinh đã tiến bộ rất nhiều. Nhờ vậy, chất lượng học tập được nâng lên kết quả cụ
thể như sau:

Kết quả về học lực
Năm học
TSHS
Giỏi
Khá
Tb
SL Tỉ lệ %
SL
Tỉ Lệ % SL Tỉ lệ %
2019- 2020
134
35
26.1
45
33.6
54
40.3
2020- 2021
138
50
36.2
62
45
25
18.8
So sánh tăng giảm %
Tăng 10.1 %
Tăng 11.4 %
Giảm 21.5 %
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

sáng kiến của tác giả: Khi áp dụng giải pháp trên trong dạy học đã giúp học
sinh hứng thú, say mê trong giờ học, giúp các em nắm vững kiến thức và vận
dụng vào làm bài tập, làm bài kiểm tra đạt kết quả tốt hơn Từ đó, chất lượng bộ
mơn cũng tăng cao.
- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến của tổ chức, cá nhân, kể cả áp dụng thử (nếu có): khơng
5.5. Tài liệu kèm theo gồm: Hình ảnh minh hoạ cho giải pháp, bảng
thống kê chất lượng học sinh.
6. Những thơng tin cần được bảo mật: (khơng có).
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Sáng kiến giải pháp
được áp dụng trong điều kiện bình thường.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử sáng kiến lần
đầu: (Khơng có)
Tơi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.



×