Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề cương việc làm cho thanh niên nông thôn miền tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.55 KB, 10 trang )

"VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN
MIỀN TÂY NAM BỘ"
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc làm nói chung và việc làm cho thanh niên nói riêng khơng chỉ là
vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội có tính chất tồn cầu, là mối quan tâm
hàng đầu của các quốc gia, dân tộc và của toàn nhân loại nói chung. Có thể
nói, hiệu quả của việc giải quyết việc làm gắn liền với sự tồn tại bền vững của
mọi quốc gia. Đối với Việt Nam, vấn đề giải quyết việc làm cũng khơng nằm
ngồi quỹ đạo đó, văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nhấn mạnh: “giải quyết
việc làm là nhân tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát
triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu
cầu bức xúc của nhân dân” [10].
Đảng ta khi lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cho sự
phát triển nhanh và bền vững ln coi “Cơng tác thanh niên là vấn đề sống
cịn của dân tộc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của cách
mạng”. Vì vậy “vấn đề thanh niên phải đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược
phát huy nhân tố và nguồn lực con người” [8]. Bước sang thế kỷ XXI, với
những cơ hội và thách thức, trên cơ sở nhìn nhận sâu sắc những ưu điểm và
những biểu hiệu phức tạp của thanh niên hiện nay, Nghị quyết Đại Hội IX của
Đảng đã xác định đối với thế hệ trẻ cần phải “chăm lo giáo dục, bồi dưỡng,
đào tạo phát triển tồn diện về chính trị, tư tưởng đạo đức lối sống, văn hóa,
sức khỏe, nghề nghiệp giải quyết việc làm, phát triển tài năng và sức sáng tạo,
phát huy vai trị xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Miền Tây Nam Bộ bao gồm 13 tỉnh - thành, đây là miền đất trù phú,
đầy tiềm năng, trọng điểm phát tiển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở nước ta
và khu vực Đông Nam Á.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của cả nước, miền
Tây Nam Bộ đã có những bước chuyển mạnh mẽ về nhiều mặt, thu được


nhiều thành tựu quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, chính trị ổn


định. Trong những thành tựu đó có vấn đề việc làm cho nguời lao động nói
chung, thanh niên nói riêng.
Tuy nhiên vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn khu vực miền Tây
Nam Bộ ở nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề bất cập: Trình độ học
vấn, tay nghề chun mơn, trình độ tin học, ngoại ngữ còn rất thấp, một bộ
phận thanh niên nông thôn chưa thực sự thay đổi suy nghĩ, tập quán sống để
thích ứng với yêu cầu của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập
kinh tế đang diễn ra rất nhanh ở nông nghiệp, nông thôn.
Vấn đề việc làm của thanh niên nông thôn ở nhiều địa phương chưa thực
sự được các cấp và các chủ thể xã hội chú trọng, đầu tư, quan tâm và tiến hành
đồng bộ có tính chiến lược trong công tác thanh niên.
Tỷ lệ thiếu việc làm thất nghiệp của thanh niên có xu hướng ngày càng
tăng, mức thu nhập thấp đã dẫn tới con đường thanh niên phải tự tìm kiếm việc
làm, khơng ít trường hợp bị lừa gạt hoặc phải làm những công việc ở mức lương
thấp, những việc làm trái với pháp luật, đạo đức của xã hội: bán bia ôm, gái mãi
dâm, trộm cắp, cướp giật, lừa đảo, bn bán ma túy... thậm chí phải chấp nhận
lấy chồng nước ngồi thơng qua mơi giới, mục đích chỉ vì cuộc sống sinh tồn do
thiếu việc làm và thất nghiệp, mức thu nhập thấp ở nông thôn gây ra.
Đây là vấn đề rất bức xúc, gay gắt và có tính cấp thiết khơng chỉ đối với
thanh niên, gia đình và tồn xã hội phải chú trọng quan tâm giải quyết trong giai
đoạn hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn vấn đề "Việc làm
cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam bộ" làm đề tài luận văn tốt nghiệp
cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề việc làm, giải quyết việc làm nói
chung được nhiều người quan tâm nghiên cứu, cụ thể như:
- Nolwen.Hennaff.Jean-Yves.Martin (biên tập khoa học): Lao động,
việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi mới - Nxb Thế giới, Hà



nội 2001.
- GS.TS Phạm Đức Thành: Vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam, Tạp
chí Kinh tế và Phát triển, số 64.
- Hồng Minh: Hà Nội giải quyết việc làm cho lao động khu vực chuyển đổi
mục đích sử dụng đất, Tạp chí Lao động - Xã hội số 270 (từ 1-15/9/2005).
- TS Nguyễn Hữu Dũng: Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong
q trình đơ thị hố, cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn, Tạp chí Lao
động - Xã hội số 246 (từ 1-15/9/2004). Hay Đô thị hố, cơng nghiệp hố, hiện
đại hố với việc đảm bảo điều kiện sống và làm việc của người lao động, Tạp
chí Lý luận chính trị số 11-2005. “Thị trường lao động và định hướng nghề cho
thanh niên”, Nxb lao động xã hội Hà Nội, 2005.
- TS Nguyễn Thị Thơm (chủ biên):Thị trường lao động Việt Nam-thực
trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2006.
- Lê Minh Hùng: Đà Nẵng nỗ lực chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc
làm cho lao động diện giao đất, Tạp chí Lao động - Xã hội số 259 (từ 1631/9/2005).
Nhìn chung những cơng trình và bài viết nói trên đã tiếp cận nghiên
cứu vấn đề việc làm, vấn đề tác động của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa, q trình hội nhập kinh tế quốc tế đến người lao động nói chung và đến
vấn đề việc làm, giải quyết việc làm cho thanh niên ở nhiều góc độ, nhiều địa
phương, nhiều lĩnh vực (nông thôn, thành thị, miền núi, đồng bằng...) khác
nhau và gợi mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới rất bổ ích. Song cho đến nay
chưa có một cơng trình nghiên cứu vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn
miền Tây Nam Bộ một cách cơ bản, tồn diện và có hệ thống.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
- Làm rõ những ưu điểm, hạn chế của việc giải quyết việc làm cho
thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ thời gian qua (từ 2002 đến 2007).
- Đề xuất một số giải pháp để nhằm giải quyết việc làm hợp lý cho



thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn sẽ hướng tới giải quyết
các nhiệm vụ:
- Nêu ra những cơ sở khoa học của việc giải quyết việc làm cho thanh
niên nơng thơn giai đoạn hiện nay.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho thanh
niên nông thôn ở một số tỉnh miền Tây Nam Bộ thời gian qua.
- Từ đó, luận văn nêu ra một số giải pháp chủ yếu để giải quyết việc
làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ giai đoạn đến năm 2015.
3.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu việc làm cho thanh niên nông thôn
miền Tây Nam Bộ
- Phạm vi nghiên cứu
+ Đề tài việc làm cho thanh niên là vấn đề rất rộng, nó bao hàm cả vấn đề
tạo việc làm, tìm việc làm, giải quyết việc làm... Vì vậy, trên phương diện Kinh tế
chính trị, luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn miền Tây Nam Bộ giai đoạn 2002-2007.
+ Địa bàn nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các tỉnh đặc trưng cho cả
vùng như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam, lý thuyết việc làm hiện đại.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin, luận văn sử dụng những phương pháp đặc trưng của
kinh tế chính trị như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp trừu



tượng hố khoa học...
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
- Luận văn làm rõ cơ sở khoa học của việc giải quyết việc làm nói chung
và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ nói riêng.
- Đánh giá đúng thực trạng vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn miền Tây Nam Bộ, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi để giải
quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ trong giai đoạn
đến năm 2015.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn nhằm cung cấp những vấn đề có tính lý luận và thực tiễn
giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ hiện nay, đặc
biệt nâng cao khả năng nghiên cứu và phục vụ cho công tác giảng dạy tại Học
viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
- Luận văn góp phần cung cấp thêm những cơ sở khoa học cho hoạt
động hoạch định chính sách, tạo điều kiện quan tâm và giải quyết tốt vấn đề
việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ trong những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có kết cấu gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc giải quyết việc làm cho thanh
niên nông thôn:
1.1. Lý luận chung về giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn:
1.1.1. Quan niệm về việc làm
1.1.2. Một số vấn đề cơ bản về giải quyết việc làm
1.1.3. Một số mơ hình giải quyết việc làm chủ yếu hiện nay ở nước ta
1.2. Một số vấn đề cơ bản của giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn ở nước ta hiện nay:
1.2.1. Khái quát về việc làm của thanh niên nông thôn



1.2.2. Quan điểm và chủ trương của Đảng về giải quyết việc làm cho
thanh niên giai đoạn hiện nay
1.2.3. Một số định hướng và phương thức giải quyết việc làm cho thanh
niên nông thôn ở nước ta hiện nay
1.3. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ở một
số địa phương:
1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Bình
1.3.2. Kinh nghiệm của Bình Dương
1.3.3. Một số mơ hình dạy nghề có hiệu quả của Đồn Thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh
1.3.4. Một số bài học
Chương 2: Tình hình giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn
miền Tây Nam Bộ trong thời gian từ năm 2002 -2007:
2.1. Những nhân tố tác động đến giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn miền Tây Nam Bộ giai đoạn 2002 – 2007:
2.1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội miền Tây Nam Bộ
2.1.2. Vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế, q trình cơng nghiệp hố, hiện
đại hố và hội nhập kinh tế miền Tây Nam Bộ
2.1.3. Những nhân tố khác
2.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn miền
Tây Nam Bộ giai đoạn 2002 – 2007:
2.2.1. Tình hình việc làm
2.2.2. Khái quát vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên miền Tây
Nam Bộ giai đoạn 2002 -2007
2.3. Những vấn đề bức xúc đặt ra trong công tác giải quyết việc làm
cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ:
2.3.1. Kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, làm chậm phát triển sản xuất,
hạn chế việc làm cho thanh niên



2.3.2. Giải quyết việc làm chưa gắn với giáo dục - đào tạo cho thanh
niên nông thôn
2.3.3. Giải quyết việc làm chưa gắn với phát triển thị trường hàng hóa
2.3.4. Giải quyết việc làm chưa gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2.3.5. Giải quyết việc làm chưa gắn với chính sách dân số và kế hoạch
hóa gia đình
2.3.6. Sự yếu kém của lãnh đạo các cấp ủy đảng, quản lý chính quyền và
vai trị của Đồn thanh niên trong vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên
nông thôn
Chương 3: Phương hướng và những giải pháp cơ bản để giải quyết
việc làm cho thanh niên nông thôn miền Tây Nam Bộ từ nay đến năm
2015:
3.1. Phương hướng cơ bản để giải quyết việc làm cho thanh niên nông
thôn từ nay đến năm 2015:
3.1.1. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
3.1.2. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn
3.1.3. Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn và thành
thị để thu hút lực lượng lao động thanh niên từ nông thôn
3.1.4. Thực hiện tốt chương trình quốc gia giải quyết việc làm cho thanh
niên
3.1.5. Xây dựng, tổ chức lại thị trường sức lao động ở nông thôn
3.2. Những giái pháp cơ bản nhằm giải quyết việc làm cho thanh niên
miền Tây Nam Bộ từ nay đến năm 2015:
3.2.1. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp
hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn trên cơ sở đao tạo nhiều việc làm
cho thanh niên nông thôn
3.2.2. Xây dựng và phát triển kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn
gắn với giải quyết việc làm cho Thanh niên nông thôn



3.2.3. Khôi phục phát triển nghề truyền thống và dạy nghề mới cho
Thanh niên nông thôn
3.2.4. Phát triển và đa dạng hóa các loại hình tổ chức sản xuất kinh
doanh tạo việc làm cho thanh niên nông thôn
3.2.5. Giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn qua chương trình
xúc tiến việc làm quốc gia
3.2.6. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn giai
đoạn hiện nay
3.2.7. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý của Nhà nước
và vai trò tham gia giải quyết việc làm của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh
Kết luận:
Việc làm và giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn nói chung,
thanh niên nơng thơn miền Tây Nam Bộ nói riêng, là nguyện vọng chính
đáng, là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên và toàn xã hội, vừa là vấn đề
cơ bản, vừa lâu dài, vừa bức xúc trước mắt. Việc làm được coi là yếu tố “chìa
khóa” trong mọi chiến lược hướng vào xóa đói, giảm nghèo và tiến bộ xã hội.
Trong đó có sự tiến bộ của thanh niên nông thôn
Ở nước ta, giải quyết việc làm cho thanh niên nơng thơn khơng chỉ có ý
nghĩa về mặt kinh tế, xã hội, mà còn thể hiện rõ bản chất chính trị của Đảng
và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm, coi trọng thanh niên và công tác thanh
niên, nguồn lực quan trọng của đất nước
Các tỉnh miền Tây Nam Bộ đa số là thuần nông, xuất phát điểm của nền
kinh tế còn thấp, mật độ dân số cao, tài nguyên có hạn, tốc độ phát triển kinh
tế chậm, tỷ lệ thất nghiệp cịn cao. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho
thanh niên nông thôn, là mối quan tâm hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân miền Tây Nam Bộ.
Nhận thức được vị trí, vai trị của vấn đề giải quyết việc làm cho thanh
niên nông thôn trong những năm qua, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban

nhân dân, các Đoàn thể đặc biệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
các tỉnh miền Tây Nam Bộ đã có nhiều chủ trương, giải pháp để giải quyết


vấn đề việc làm cho thanh niên nông thôn. Những kết quả thu được trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp,
thương mại - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, xóa đói giảm nghèo… bước đầu đã
tạo ra việc làm cho hàng vạn lao động là thanh niên nông thôn mỗi năm, làm
cho tỷ lệ thất nghiệp thiếu viêc làm của thanh niên nông thôn giảm xuống,
chất lượng nguồn lao động trẻ bước đầu có tiến bộ, từng bước đáp ứng được
yêu cầu của thị trường sức lao động trong và ngoài tỉnh và hướng tới thị
trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho thanh niên
nơng thơn của các địa phương cịn bộc lộ nhiều thiếu sót, tồn tại: tỷ lệ thanh
niên nơng thơn thất nghiệp cịn cao hơn các khu vực khác, số người thiếu việc
làm cao đang là hiện tượng phổ biến đặc biệt là thanh niên ở khu vực nông
thôn ở vùng thuần nông, vùng đồng bào dân tộc Khơme. Mặt khác, số lao
động chưa qua đào tạo còn quá lớn, chất lượng nguồn lao động thấp, tốc độ
phát triển kinh tế - xã hội chưa cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa
đều và chưa đồng bộ, cơ chế chính sách giải quyết việc làm cịn thiếu đồng bộ
và chưa đủ mạnh… Vì vậy, sức ép về lao động và việc làm vẫn còn là vấn đề
bức xúc và khó khăn.
Để nhanh chóng giảm được sức ép về lao động và việc làm, phát huy thế
mạnh và tiềm năng của miền Tây Nam Bộ hướng vào sử dụng có hiệu quả
nguồn lực lao động địi hỏi phải áp dụng đồng bộ hệ thống các chính sách,
giải pháp; trước mắt cần tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn và sản xuất hàng hóa lớn, mở rộng thị
trường xuất khẩu.
- Xây dựng và phát triển kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Khôi phục và phát triển ngành nghề truyền thống, du nhập và phát triển
ngành nghề mới.
- Tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng ở nơng thơn, hình thành các
khu cơng nghiệp, khu chế xuất tập trung.
- Thực hiện có hiệu quả các hoạt động xuất khẩu lao động (mà nguồn
xuất khẩu chủ yếu là thanh niên nông thôn).


- Đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn lao động
của thanh niên nông thôn đáp ứng yêu cầu của thị trường sức lao động ngày
càng cao.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của Nhà
nước, vai trị của Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với vấn đề giải
quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.
Những giải pháp trên có ý nghĩa thực tiễn và chiến lược lâu dài nhằm
giải quyết hiệu quả vấn đề việc làm, phát huy nguồn lực của thanh niên nông
thôn để thúc đẩy kinh tế - xã hội miền Tây Nam Bộ phát triển nhanh và bền
vững; cùng với cả nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực
hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Danh mục tài liệu tham khảo./.



×