Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Bài văn nghị luận lớp 7: Giải thích câu ca dao nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.33 KB, 3 trang )

Đoàn kết là một điều tất yếu để đạt được thành công, là cội nguồn của sức mạnh và chiến
thắng. Bởi vậy, từ xa xưa, tổ tiên ta đã chú trọng đến việc giáo dục tinh thần đoàn kết qua nhiều
câu chuyện cổ tích, câu tục ngữ…Tất cả đều để khẳng định rằng tất cả mọi người đều do cùng
một mẹ sinh ra, đều là đồng bào của nhau. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ấy của
nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Đúng vậy, câu ca dao trên là một chân lý lớn lao về truyền thống đồn kết q báu của dân
tộc. Hình ảnh “nhiễu điều” được xem là tấm vải nhiễu (một loại lụa quý dệt từ tơ tằm) thường
dùng để phủ lên, giúp tránh bụi bẩn cho gương. Vậy nên “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ở đây
chỉ tấm vải nhiễu che phủ, bảo vệ để gương mãi mãi sáng trong. Tấm gương kia cũng tôn thêm
vẻ đẹp, vẻ quý của miếng nhiễu điều. Hai vật ấy ln khăng khít và bổ sung giá trị cho nhau.
Cũng từ đó, ơng cha ta đã liên tưởng đến tình cảm của con người trong cùng một dân tộc: “người
trong một nước phải thương nhau cùng”, những người cùng chung nòi giống, cùng một đất nước
nên yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau dù cho họ có khác biệt đi chăng nữa. Đó chính là sự liên kết vơ
hình mà lại hết sức thiêng liêng nối lại các thành viên trong cộng đồng để xã hội càng thêm vững
mạnh.
Quan niệm ấy của ông cha ta thật đúng đắn và sâu sắc. Trong cuộc đời này, chẳng ai có thể
tồn tại được nếu phải sống cách biệt với mọi người và không phải ai sinh ra cũng được sống
trong hạnh phúc. Rất nhiều những mảnh đời bất hạnh phải vất vả kiếm sống, phải đối mặt với
những nguy cơ, hiểm họa đe dọa đến tính mạng như thiên tai, dịch bệnh, cũng như một cá nhân
riêng lẻ thì chẳng thể nào làm nên sức mạnh. Chính vì vậy, con người cần biết chia sẻ để giúp đỡ,
để tạo nên sự đoàn kết, xây dựng một xã hội văn minh, phát triển hơn.
Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia là cơ sở để làm nên tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần
ấy được thể hiện qua những việc làm đầy thiết thực: từ những việc nhỏ bé như giúp đỡ người già
cả, người gặp khó khăn, hoạn nạn đến những việc lớn như kêu gọi hay quyên góp cứu trợ đồng
bào vùng thiên tai, mở lớp học tình thương cho trẻ em miền núi… Cũng như trong quá khứ,
chúng ta đã đùm bọc lẫn nhau vượt qua bao cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Hay chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” làm tăng thêm tinh thần tương
thân tương ái của người dân Việt Nam. Đến hiện tại, tinh thần đó lại càng được nêu cao. Đó là



khi các cơ quan chức năng, tổ chức thiện nguyện cùng chung tay giúp đỡ để cuộc sống của người
dân miền Trung ổn định hơn sau bão lũ. Hay trong những năm vừa qua, khi đất nước phải đối
mặt với đại dịch Covid-19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạnh. Đó là những điểm phát lương thực,
nhu yếu phẩm, khẩu trang miễn phí cho những người khó khăn, là những chính sách hỗ trợ của
Chính phủ dành cho những người nghèo… Hay những y bác sĩ tình nguyện, xung phong nơi
tuyến đầu chống dịch mà chẳng hề ngại khó…
Bên cạnh đó thì vẫn cịn có nhiều người chỉ biết sống ích kỉ, chỉ biết đến bản thân và quyền
lợi của mình. Thờ ơ hay cười chê, vui sướng trước nỗi khổ cực của người khác chính là biểu hiện
cho sự thiếu sót về đạo đức cũng như nhân cách. Là một người con của đồng bào Việt Nam, mỗi
người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ
chia, khơng sống vơ cảm với các hồn cảnh sống khó khăn để tiếp tục giữ gìn và phát huy truyền
thống tốt đẹp của dân tộc.
Câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã
đúc kết, cô đọng lại không chỉ truyền thống đạo lý nhân ái yêu thương mà còn là bài học cho cả
thế hệ tiếp theo lẫn mai sau, không bao giờ được quên đi việc sống để yêu thương người xung
quanh. Yêu thương, che chở lấy những đồng bào ruột thịt, lưu truyền muôn đời truyền thống tốt
đẹp này và khẳng định một Việt Nam giàu niềm tự hào về tình u thương cũng như sự đùm bọc
có từ lâu đời.

.




×