Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

CHỦ NGHĨA DUY TÂM HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ HẠN CHẾ CỦA NÓ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.93 KB, 10 trang )

Đề tài Triết Học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

Triết học là khoa học của mọi khoa học, là đề tài nghiên cứu của lớp lớp các
thế hệ diễn giả, triết gia nhưng khơng ai có thể hiểu rõ hồn tồn về triết học.
Trong muôn trùng những nguyên lý của triết học, của các triết gia "CHỦ NGHĨA
DUY TÂM HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ CỦA NÓ" là
đề tài mà tơi phải tìm hiểu và viết luận. Với nguồn kiến thức cũng như vốn hiểu
biết hạn hẹp của mình về một mơn khoa học của mọi mơn khoa học, tơi chỉ có
thể nhìn nhận ra vấn đề theo chủ quan của cá nhân tơi. Có thể nó khơng hồn
tồn chính xác, khơng thực sự đúng, tơi mong Thầy hướng dẫn có thể chỉ bảo
thêm cũng như bỏ qua những sai sót mà tơi mắc phải. Tơi xin chân thành cảm ơn
những đóng góp quý báu của Thầy để giúp cho bài tiểu luận của tơi được hồn
thiện cũng như sâu sắc hơn.

HVTH: Lê Ngọc Huyền Trang

Trang 1


Đề tài Triết Học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

I. Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại
1. Điều kiện kinh tế - xã hội thời Hy Lạp cổ đại và những tiền đề
tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm khách quan
1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội thời Hy Lạp cổ đại
Hy Lạp cổ đại là một quốc gia có khí hậu ơn hịa và rộng lớn bao gồm miền
Nam bán đảo Bancăng, miền ven biển phía tây Tiểu Á và nhiều hòn đảo ở biển


Êgiê. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi mà Hy Lạp cổ đại sớm trở thành một quốc
gia chiếm hữu nơ lệ có một nền công - thương nghiệp phát triển, một nền văn hóa
tinh thần phong phú đa dạng. Lịch sử Hy Lạp cổ đại trải qua bốn thời kỳ, trong
đó, thời kỳ Maxêđoin đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử Hy Lạp cổ đại.
Chế độ chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp cổ đại kéo dài đến thế kỷ thứ IV. Trong
thời đại này, người Hy Lạp đã xây dựng một nền văn minh vô cùng xán lạn với
những thành tựu rực rỡ thuộc các lĩnh vực khác nhau. Chúng là cơ sở hình thành
nên nền văn minh phương Tây hiện đại. Vì vậy, Ăngghen đã nhận xét: "Khơng có
cơ sở văn minh Hy Lạo và đế quốc La Mã thì cũng khơng có châu Âu hiện đại
được. Về văn học, người Hy Lạp đã để lại một kho tàng thần thoại rất phong phú,
những tập thơ chứa chan tình cảm, những vở kịch hấp dẫn... phản ánh cuộc sống
sôi động, lao động bền bỉ, cuộc đấu tranh kiên cường chống lại những lực lượng
tự nhiên - xã hội... của người Hy Lạp cổ đại. Về nghệ thuật, người Hy Lạp cổ đại
đã để lại các công trình kiến trúc, điêu khắc, hội họa có giá trị. Về luật pháp,
người Hy Lạp đã sớm xây dựng một nền pháp luật và được thực hiện khá nghiêm
tại thành Aten. Về khoa học tự nhiên, các thành tựu toán học, thiên văn, vật lý...
được các nhà khoa học tên tuổi như Talét, Pytago, Ácximét, Ơclít... sớm phát
hiện ra. Đặc biệt, người Hy Lạp cổ đại đã để lại một di sản Triết Học đồ sộ và sâu
sắc.
1.2 Những tiền đề tư tưởng của chủ nghĩa duy tâm khách quan

HVTH: Lê Ngọc Huyền Trang

Trang 2


Đề tài Triết Học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa


Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo cơ sở cho sự phân hóa lao động và đề cao
lao động trí óc, coi thường lao động chân tay. Điều này thúc đẩy sự hình thành
tầng lớp tri thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu
triết học và khoa học. Triết học và khoa học đã ra đời và phát triển mạnh mẽ.
Triết học Hy Lạp cổ đại rất đa dạng; song nhìn chung, chúng thể hiện rõ khuynh
hướng nhất nguyên (chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm) hay khuynh hướng
nhị nguyên một cách rõ ràng và khá nhất quán. Triết học Hy Lạp cổ đại gắn liền
với lịch sử ra đời của nền chính trị Hy Lạp cổ đại (mà đỉnh cao của nó là nền dân
chủ Aten) và phản ánh lịch sử của đất nước này. Do vậy, nó trải qua ba giai đoạn:
giai đoạn hình thành, giai đoạn cực thịnh và giai đoạn suy tàn; trong đó, cuộc đấu
tranh giữa hai khuynh hướng nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm của
giai đoạn cực thịnh đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử triết học Hy Lạp
cổ đại.

2. Chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại - Các học thuyết
tiêu biểu
2.1 Tư tưởng triết học của Socrate
Socrate không chủ trương nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, vì theo ơng,
chúng đã được thần thánh an bài, con người khơng có khả năng khám phá được
sự sáng tạo ra giới tự nhiên của thần thánh và cũng khơng thể cải đổi được giới tự
nhiên theo ý mình. Vì vậy, triết lý thật sự phải bàn đến các vấn đề về con người
và các hành vi của con người trong đời sống xã hội và trước hết là hành vi đạo
đức. Xuất phát từ đạo đức học duy lý, ông cho rằng, hiểu biết là cơ sở của điều
thiện, ngu dốt là cội nguồn của cái ác; và chỉ có cái thiện phổ biến mới là cơ sở
của đạo đức, mới là tiêu chuẩn của đức hạnh; ai tn theo cái thiện phổ biến thì
mới là người có đạo đức, và muốn theo cái thiện phổ biến thì phải hiểu được nó,
muốn hiểu được nó thì phải thơng qua các cuộc tranh luận, tọa đàm, luận chiến
tìm ra chân lí theo cách thức mà về sau được gọi là phương pháp Socrate. Như
vậy, đối với Socrate, chỉ có những người có tri thức như giai cấp q tộc và các
triết gia mới là những người có đạo đức... Tính cách của con người và cái chết


HVTH: Lê Ngọc Huyền Trang

Trang 3


Đề tài Triết Học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

của Socrate đã để lại mốt dấu ấn sâu đậm đến sự nghiệp triết học của người học
trị xuất sắc của ơng là Platon.
2.2 Tư tưởng triết học của Platon
Platon đã xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan có nội dung chính là
thuyết ý niệm với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm, và nhiều tư
tưởng sâu sắc khác về đạo đức - chính trị - xã hội như sau:
- Thuyết ý niệm: Platon chia thế giới ra thành thế giới ý niệm (lý tính, tồn
tại trên trời, mang tính phổ biến, chân thật, tuyệt đối, bất biến, vĩnh hằng, duy
nhất...) và thế giới sự vật (cảm tính, tồn tại dưới đất, mang tính cá biệt, ảo giả,
tương đối, khả biến, thoáng qua, đa tạp...). Coi ý niệm là cái sản sinh, có trước, là
nguyên nhân, là bản chất, là khuôn mẫu của sự vật; coi sự vật là cái được sản
sinh, có sau, là cái bóng được mô phỏng, sao chép lại từ ý niệm; bất cứ sự vật
nào cũng xuất hiện từ ý niệm và có quan hệ ràng buộc với ý niệm... Bằng thuyết
ý niệm, ông lý giải sự sinh thành thế giới sự vật, con người và hoạt động của linh
hồn... Theo Platon, sự sinh thành thế giới sự vật xảy ra gắn liền với bốn yếu tố cơ
bản là tồn tại (ý niệm), không tồn tại (vật chất), con số (quan hệ tỉ lệ), sự vật cảm
tính: Chính sự tồn tại của ý niệm thông qua quan hệ tỉ lệ của các con số tác động
vào sự không tồn tại sinh ra sự vật cảm tính; tuy nhiên, đây là một cơng việc sáng
tạo đầy tính thần bí (thần Tạo hóa đã kiến tạo ra thế giới sự vật hữu hình cảm tính
bằng cách mô phỏng theo thế giới ý niệm). Thần linh, tức linh hồn của vũ trụ,

xuất hiện dưới dạng các tinh tú và chỉ được nhận thức bằng chính linh hồn vũ trụ
trong con người (đó là lí trí), và mang lại sự sống cho tất cả chim, cá, thú, con
người và cả bản thân thần linh. Đối với Platon, thần linh là thước đo của vạn
vật... Platon cho rằng con người là sự kết hợp của thể xác khả tử (được cấu từ
đất, nước, lửa, khơng khí, là nơi trú ngụ tạm thời của linh hồn) với linh hồn bất
tử... Linh hồn của con người là sản phẩm của linh hồn vũ trụ được Thượng đế tạo
ra từ lâu; chúng ngự trị trên các vì sao trời, sau đó, dùng cánh xuống nhập vào
thể xác của con người; khi nhập vào thể xác, nó quên hết quá khứ. Linh hồn của
con người bao gồm ba bộ phận: thể xác, ý chí và lí trí; trú ngụ tạm thời ở ba chỗ
trong cơ thể (từ rốn trở xuống, trong lòng ngực, trong trí óc), hoạt động theo 3
HVTH: Lê Ngọc Huyền Trang

Trang 4


Đề tài Triết Học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

khía cạnh (dục vong, tình cảm, nhận thức), thể hiện ba phẩm hạnh (điều độ, can
đảm, khơn ngoan), trong đó chỉ có lí trí là bất tử. Hoạt động cơ bản của linh hồn
là nhận thức. Nhận thức chân lí (ý niệm) là cơ sở để con người có được hành vi
đạo đức; và hành vi đạo đức của con người là chỗ dựa cho các hoạt động chính
trị - xã hội.
- Quan niệm về nhận thức: Nhận thức, theo Platon, là sự hồi tưởng lại (trực
giác thần bí) của linh hồn bất tử (lí trí) về những gì nó đã từng chiêm ngưỡng
được trong thế giới ý niệm nhưng lãng quên. Linh hồn nhận thức bằng cách đàm
thoại trực tiếp với nhau để làm thức tỉnh lại các ý niệm trong bản thân mình.
Tranh luận, sự va chạm giữa các ý kiến riêng khác hay thậm chí trái ngược nhau
để tiến đến sự thừa nhận những ý kiến chung; chúng là biện pháp khám phá ra

các ý niệm phổ biến, vĩnh hằng, chân thực, là cơng cụ để nhận thức chân lí. Nhận
thức chân lí là khám phá ra ý niệm tồn tại sẵn trong linh hồn con người. Đó là
nhiệm vụ riêng cho tư duy lí luận thuần túy. Nhận thức chân lí hồn tồn diễn ra
bên ngồi hoạt động cảm tính của con người, vì hoạt động cảm tính chỉ mang lại
kiến giải sai lầm về thế giới sự vật.
- Quan niệm về đạo đức : Xuất phát từ đạo đức học duy lý, Platon cho rằng,
sống hạnh phúc là sống có đạo đức. Sống có đạo đức là làm điều thiện. Hành vi
hướng thiện là hành vi không dựa trên khoái lạc, lợi thú chủ quan mà hướng đến
những ý tưởng tuyệt đối khách quan dựa trên các ý niệm ở trên trời. Con người
chỉ nhận thức được những ý tưởng này bằng lí trí. Theo Platon, con người muốn
sống hạnh phúc phải dùng lí trí để chiêm nghiệm những ý tưởng và khắc phục
những dục vọng vật chất thấp hèn, giúp linh hồn thốt khỏi gơng cùm của nhà tù
thể xác. Dục vọng phải phục tùng theo trái tim, trái tim phải làm theo khối óc là
điều kiện tiên quyết để sống hạnh phúc... Như vậy, theo Platon, con người khơng
thể tìm thấy hạnh phúc riêng cho mình ở xung quanh mình, dưới trần gian; con
người chỉ có thể đạt được hạnh phúc trong thế giới ý niệm, ở trên trời, sau khi
chết. Quan niệm về đạo đức đầy tính chất duy tâm thần bí của Platon là cơ sở cho
nền đạo đức Thiên chúa giáo sau này.

HVTH: Lê Ngọc Huyền Trang

Trang 5


Đề tài Triết Học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

- Quan niệm về chính trị - xã hội: Do ba bộ phận cấu thành linh hồn trong
mỗi con người cụ thể là khơng giống nhau nên trong xã hội có ba loại người.

Loại thứ nhất bao gồm các triết gia - những người mà bộ phận lí trí trong linh
hồn họ đóng vai trị chủ đạo; họ có nhận thức sáng suốt và đạo đức cao cả;
Thượng đế sinh ra họ để họ lãnh đạo xã hội. Loại thứ hai bao gồm các chiến binh
- những người mà bộ phận ý chí trong linh hồn họ đóng vai trị chủ đạo; họ tràn
đầy lòng dũng cảm và sự gan dạ; Thượng đế sinh ra họ để họ bảo vệ xã hội. Loại
thứ ba bao gồm nông dân, thợ thủ công, thương gia... - những người mà bộ phận
cảm xúc trong linh hồn họ đóng vai trị chủ đạo; họ thích nghi với lao động chân
tay và đam mê của cải vật chất; Thượng đế sinh ra họ để họ bảo đảm đời sống vật
chất cho xã hội. Platon coi nô lệ không phải là con người mà là động vật biết nói,
do khơng có lí trí nên nơ lệ khơng có nhận thức, do khơng nhận thức nên khơng
có đời sống đạo đức, do khơng có đời sống đạo đức nên nằm ngồi vịng chính
trị... Nhà nước được hình thành nhằm đảm bảo cho sự phân công trên được thực
hiện. Tuy nhiên, chế độ sỡ hữu tư nhân không chỉ làm cho nhà nước không thực
hiện được sứ mệnh cao cả của mình, mà hơn thế nữa, nó làm cho nhà nước bị tha
hóa, gây ra sự băng hoại đời sống đạo đức, phá hoại tính hài hịa của xã hội.
Vì vậy, cần phải xóa bỏ sở hữu tư nhân; phải xây dựng chế độ sở hữu công
xã với tài sản chung, cha mẹ con cái chung,... trên cơ sở thực hiện một quy trình
giáo dục, tuyển lựa đào tạo đặc biệt có chú trọng đến thành phần tinh túy trong xã
hội. Theo Platon, chế độ xã hội tốt nhất phải là chế độ cộng hòa quý tộc, do một
vị vua là triết gia tài ba nhất lãnh đạo... Quan hệ về chính trị - xã hội của Platon
chứa đầy tính bảo thủ và mâu thuẫn. Bởi vì, ơng vừa địi hỏi phải phá bỏ tư hữu,
lại vừa đòi hỏi phải bảo vệ cho bằng được chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng
trong xã hội; vừa kêu gọi phải xây dựng cho bằng được nhà nước cộng hòa lý
tưởng; lại vừa ra sức bảo vệ cho bằng được lợi ích và địa vị của tầng lớp chủ nô
quý tộc chống lại nhà nước dân chủ Aten.

II. Những giá trị và hạn chế
1. Những giá trị của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại

HVTH: Lê Ngọc Huyền Trang


Trang 6


Đề tài Triết Học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

Giá trị đạt được của chủ nghĩa duy tâm khác quan Hy Lạp cổ đại thông qua
học thuyết của Socrate và Platon là giúp cho chúng ta nhận ra giá trị của nhận
thức chân lý, của tâm hồn.
Con người có những ham muốn tầm thường của thể xác, của vật chất, của
phần CON trong từ con người. Nhưng tất cả những ham muốn dục vọng ấy phải
được lý trí kiểm sốt chứ khơng phải dễ dàng bộc lộ ra. Tức con người phải có
phần NGƯỜI, phần nhận thức làm cơ sở, làm nền tảng để kiểm sốt những ham
muốn, để sống có đạo đức, có giá trị ngay giữa dịng đời xi ngược cùng mn
trùng trái ngang cám dỗ. Chính phần nhận thức ấy sẽ giúp cho giá trị của bản
thân mỗi người được tôn lên, sẽ trở thành sen giữa bùn.
Platon giúp cho con người biết đâu là hạnh phúc, sống hạnh phúc là sống có
đạo đức. Sống có đạo đức là làm điều thiện, hành vi hướng thiện là hành vi khoái
lạc. Đạo đức sẽ giúp đưa lối dẫn đường giúp con người ta trở nên thanh cao,
thoát tục và cảm thấy lịng mình thanh tịnh hơn bất cứ khi nào trước những trái
ngang và bộn bề của cuộc sống.

2. Những hạn chế của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ
đại
Hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hy Lạp cổ đại thông
qua học thuyết của Socrate và Platon là chỉ cho giai cấp quý tộc và các triết gia
mới là người có đạo đức, cịn mọi tầng lớp còn lại trong xã hội đều là thấp hèn,
khơng có đạo đức. Hạn chế này dẫn đến những sai lầm trong thuyết ý niệm và

linh hồn của Platon.
Platon quá coi trọng thần thánh, thế giới tâm linh mà hồn tồn khơng chú ý
đến khả năng nhận thức của con người có thể ngày càng tiến bộ hơn theo thời
gian và giúp họ tìm thấy hạnh phúc ngay trong đời sống thực mà phải chờ tới khi
lên trời, trở về với cát bụi mới thực sự tìm thấy hạnh phúc. Điều này kiến cho con
người không tin vào cuộc sống thực, khả năng tự vươn lên của bản thân, mà chỉ
mong sớm được chết, sớm được siêu thoát để trở về với thế giới tâm linh thần
thánh, để được hưởng hạnh phúc trên trời.

HVTH: Lê Ngọc Huyền Trang

Trang 7


Đề tài Triết Học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

Platon coi nô lệ không phải là con người mà là động vật biết nói, khơng coi
trọng giá trị của những tầng lớp thấp trong xã hội mà chỉ coi họ như một lồi
động vật cấp cao, một cơng cụ lao động khơng có trình độ khơng có nhận thức,
chỉ để giúp việc và phụng sự cho những tầng lớp cao hơn có thể hoạt động tồn tại
và phát triển một cách khỏe mạnh.
Những hạn chế này khiến cho mơ hình xây dựng nhà nước xóa bỏ tư hữu và
thiết lập cơng hữu của Platon mang đầy tính mâu thuẫn và bảo thủ.

HVTH: Lê Ngọc Huyền Trang

Trang 8



Đề tài Triết Học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

Với tôi "CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ
NHỮNG GIÁ TRỊ - HẠN CHẾ CỦA NÓ" là một đề tài hay nhưng khó, bởi nó
chứa đựng ít nhiều quan điểm chủ quan của những nhà Triết gia thời bấy giờ, vẫn
tôn thờ tầng lớp giai cấp thống trị và triết gia. Chính những quan điểm đó khiến
cho bên cạnh những giá trị mà nó mang lại thì vẫn tồn đọng ít nhiều hạn chế.

HVTH: Lê Ngọc Huyền Trang

Trang 9


Đề tài Triết Học

GVHD: TS. Bùi Văn Mưa

- Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Khoa Lý Luận Chính
Trị, Tiểu Ban Triết Học: Triết Học, Phần I, Đại Cương Về Lịch Sử Triết Học, lưu
hành nội bộ, 2010
- Bộ Giáo Dục và Đào Tạo: Giáo trình Triết Học Mác Lê Nin, Nhà Xuất
Bản Chính Trị Quốc Gia, 2006

HVTH: Lê Ngọc Huyền Trang

Trang 10




×