Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.6 KB, 4 trang )
Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa cho bé trong dịp Tết
Những thay đổi về chế độ ăn trong ngày Tết có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Vì
vậy, các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong những
ngày này để phòng ngừa những rối loạn có thể xảy ra.
Ngày Tết chế độ ăn cho trẻ thường bị thay đổi. Trẻ nhỏ thường không được cho ăn
đúng bữa, lượng nước cung cấp cho trẻ không đầy đủ. Ngược lại, trẻ lớn ít bị kiểm
soát chế độ ăn như ngày thường nên có thể ăn quá nhiều. Bánh kẹo, mứt tết và
nước ngọt là những thực phẩm mà trẻ ưa thích và hay lạm dụng trong ngày Tết.
Một số thức ăn khác trong ngày Tết như bánh chưng, bánh tét, lạp xưởng… chứa
nhiều chất béo không có lợi cho sức khỏe của trẻ. Lượng rau xanh trong ngày Tết
so với ngày thường lại ít hơn nhiều.
Những thay đổi về chế độ ăn trong ngày Tết có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Biểu
hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ rất đa dạng, phụ thuộc vào lứa tuổi và nguyên nhân
gây bệnh. Trẻ nhỏ có thể biểu hiện bằng quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ, chướng
bụng, tiêu chảy. Trẻ lớn có thể than đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói, táo bón
hay tiêu chảy. Không có một triệu chứng nào là đặc trưng cho rối loạn tiêu hóa khi
có sự kết hợp của nhiều triệu chứng.
Duy trì chế độ ăn của trẻ gần với ngày thường.
Một số triệu chứng thường gặp ở trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Đau bụng:
Đau không liên tục, thường liên quan đến bữa ăn, có thể khởi phát với một loại
thức ăn nhất định như sữa, thức ăn nhiều chất béo… Đau thường chỉ ở mức độ nhẹ
đến trung bình. Các cơn đau này gây khó chịu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến
tổng trạng của bé. Vị trí đau thường ở vùng thượng vị hoặc quanh rốn. Trẻ nhỏ
chưa biết nói thường biểu hiện bằng quấy khóc, đôi khi bỏ ăn.
Chán ăn:
Trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn. Mỗi cữ ăn hay cữ bú thường kéo dài hơn so với bình
thường.
Đầy bụng:
Cảm giác no khi ăn một lượng thức ăn ít hơn so với lứa tuổi, làm trẻ không muốn