Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phòng ngừa thiếu vitamin ở trẻ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.41 KB, 5 trang )

Phòng ngừa thiếu vitamin ở trẻ

Ảnh: Gettyimages.com
Nhiều bà mẹ phàn nàn rằng đã cho con mình ăn uống đầy đủ, các cháu
vẫn phát triển tăng cân như bình thường... nhưng thường hay quấy khóc về
đêm, có cháu lại hay ra mồ hôi trộm hay da dẻ không mịn màng như da trẻ
khác, phải chăng do trẻ bị thiếu vitamin? Dưới đây là một số biểu hiện khi trẻ
thiếu vitamin và cách dự phòng để bạn đọc tiện tham khảo.

Thiếu vitamin A


Nếu trẻ không được bú sữa mẹ, ăn thiếu chất, mắc các bệnh về gan, đái
tháo đường... sẽ bị thiếu vitamin A.
Dấu hiệu khô mắt là biểu hiện đặc trưng, mắt cảm thấy khô, trẻ sợ ánh
sáng, ít nước mắt. Da của trẻ thô ráp, bong vảy, sần sùi. Vì thiếu vitamin A nên trẻ
chậm lớn, mệt mỏi, không chịu chơi.
Dự phòng và điều trị: cho trẻ bú sữa mẹ, ăn bổ sung, ăn dặm đúng thời
gian, đủ số lượng theo lứa tuổi, đủ chất, với chế độ ăn giàu mỡ, ăn nhiều loại thức
ăn có chứa vitamin A như gấc, đu đủ, rau ngót, trứng gà, gan... Nên cho trẻ đi
uống vitamin A định kỳ 6 tháng/lần.

Thiếu vitamin B1

Thiếu vitamin B1 sẽ làm tổn thương các chức năng thần kinh. Biểu hiện khi
trẻ thiếu vitamin B1 là quấy khóc, chán ăn, rối loạn tiêu hóa (táo bón hoặc tiêu
chảy). Trẻ không tăng cân, nước tiểu ít...
Dự phòng và điều trị: cho trẻ uống, tiêm vitamin B1 liều cao, sau giảm dần.
Nguồn cung cấp vitamin B1 dồi dào là sữa mẹ, sữa bò, trứng, ngũ cốc. Không nên
nấu rau, ngũ cốc quá chín vì vitamin B1 sẽ bị phá hủy khi ở nhiệt độ cao.


Thiếu vitamin C, E

Nhiều bậc phụ huynh chủ quan cho rằng chỉ có người lớn mới cần bổ sung
vitamin C, E. Thế nhưng nếu thiếu vitamin C trẻ sẽ bị sún răng, răng vàng, lợi
sưng đỏ. Trẻ hay kêu đau, mỏi toàn thân. Thiếu vitamin E trẻ bị thiếu máu,...
Lúc này cần phải bổ sung cho trẻ bằng cách cho uống vitamin C, E, uống
nước cam ép, sinh tố bơ, cà chua, bưởi...

Thiếu vitamin K

Thiếu vitamin K thường xuất hiện trong thời kỳ trẻ mới sinh, vào các ngày
thứ 3-5 sau khi đẻ vì vi khuẩn đường ruột chưa tổng hợp đủ vitamin K, hoặc trẻ bị
tắc đường mật, rối loạn tiêu hóa.
Tất cả các trường hợp có bệnh chảy máu (chảy máu đường tiêu hóa, chảy
máu ở da, niêm mạc...) cần phải nghĩ tới thiếu vitamin K. Ngoài ra, khi thấy trẻ bỏ
bú, quấy khóc, khóc thét, co giật... nhất là trẻ ở lứa tuổi từ sơ sinh đến 2 tháng tuổi
thì cần đặc biệt lưu ý nguy cơ xuất huyết não mà một trong những căn nguyên hay
gặp là do thiếu vitamin K.
Dự phòng: cách tốt nhất là cho thai phụ uống hoặc tiêm vitamin K trước khi
sinh và cho trẻ uống hay tiêm vitamin K ngay sau khi sinh.

Thiếu vitamin D hay bệnh còi xương

Trẻ bị còi xương là do thiếu vitamin D, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp
thu và chuyển hóa canxi, photpho. Nếu thấy trẻ hay bị đổ mồ hôi trộm, đầu mềm,
tóc rụng hình vành khăn, răng mọc chậm, chậm biết bò, đi; khi ngủ trẻ hay bị giật
mình, thì chắc chắn trẻ bị thiếu vitamin D.
Điều trị và phòng bệnh: ngoài việc dùng vitamin D, muối canxi thì ăn uống
và cách chăm sóc đóng vai trò quan trọng. Nên cho trẻ ăn nhiều đạm, ăn các thức
ăn có nhiều vitamin D như trứng gà, dầu cá... Trong thời gian mang thai, người mẹ

cần ăn uống đầy đủ chất như thịt, cá, rau tươi... Chỗ ở của trẻ phải thoáng mát, có
ánh sáng mặt trời.

×