Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TIỂU LUẬN anhchị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 17 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN
___o0o___

MÔN
Pháp luật Cộng đồng ASEAN
Họ tên

Lương Nguyễn Tường Vy

Mssv

451111

Lớp

N01.TL1

Hà Nội, 2021


BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
________________

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn: Pháp luật Cộng đồng ASEAN


Đề bài:
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực
thương mại tự do và các biện pháp khắc phục hiện tượng này. Liên hệ với khu vực thương
mại tự do ASEAN

Câu 2: Anh/Chị hãy giải quyết tình huống sau đây: Các doanh nghiệp sản xuất xe đạp
của Trung Quốc (một nước không phải thành viên của ASEAN), dự định xuất khẩu xe đạp
vào Việt Nam. Đối với mặt hàng xe đạp này, mức thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt
Nam là 35%, mức thuế nhập khẩu từ Trung Quốc vào Campuchia là 5%. Việt Nam và
Campuchia đều là thành viên của Khu vực thương mại tự do ASEAN. Do đó, doanh
nghiệp xuất khẩu xe đạp của Trung Quốc đã xuất khẩu xe đạp vào Campuchia, sau đó lắp
thêm 1 số bộ phận vào xe (đèn trang trí, bọc bảo vệ tay lái, gác baga xe (ghế ngồi sau) và
đăng ký được sản xuất tại Campuchia và xuất khẩu sang Việt Nam. Họ tính tốn rằng nếu
làm như vậy thì sẽ được hưởng mức thuế suất 0% đang được áp dụng trong Khu vực
thương mại tự do ASEAN (AFTA)

Câu hỏi/Yêu cầu:
1. Mặt hàng xe đạp trên có được cơ quan hải quan của Việt Nam coi là hàng hoá của
Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam hay không?


2. Theo ATIGA, làm cách nào để xác định hàng hố có nguồn gốc xuất xứ từ một
nước thành viên của ASEAN?


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
NỘI DUNG............................................................................................................... 1
Câu 1: Hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại
tự do, các biện pháp khắc phục và liên hệ với khu vực thương mại tự do

ASEAN............................................................................................................... 1
1.1. Khái quát về khu vực thương mại tự do và hiện tượng chệch
hướng thương mại...................................................................................1
1.2. Biện pháp hạn chế hiện tượng “chệch hướng thương mại” trong
khu vực thương mại tự do FTA...............................................................2
1.3. Liên hệ với ASEAN..........................................................................3
Câu 2:................................................................................................................. 3
2.1. Mặt hàng xe đạp trên khơng được coi là hàng hố của
Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam...............................................3
2.2. Cách để xác định hàng hố có nguồn gốc xuất xứ từ một nước
thành viên của ASEAN theo ATIGA.......................................................4
2.2.1. Về mặt nội dung............................................................................4
2.2.2. Về mặt hình thức...........................................................................4


KẾT LUẬN.............................................................................................................. 5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................6


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, thế giới được chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của
các hiệp định thương mại tự do (FTAs). Các hiệp định được kí kết tại hầu hết các khu
vực trên thế giới và chiếm lĩnh vị trí thống trị trong hệ thống thương mại quốc tế. Các
FTA góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia nhưng đồng
thời làm “chệch hướng thương mại”. Khu vực thương mại tự do ASEAN cũng khơng
nằm ngồi xu thế hội nhập này, và tất nhiên, cũng cần phải có các biện pháp phòng
tránh hiện tượng chệch hướng thương mại. Bài tiểu luận sau đây với đề tài “chệch
hướng thương mại” sẽ làm rõ hơn hiện tượng này, cũng như thực trạng và cách khắc
phục hiệu quả.
NỘI DUNG

Câu 1: Hiện tượng thương mại chệch hướng trong các khu vực thương mại tự do,
các biện pháp khắc phục và liên hệ với khu vực thương mại tự do ASEAN
1.1.Khái quát về khu vực thương mại tự do và hiện tượng chệch hướng thương
mại
Các khu vực thương mại tự do (Free Trade Area - FTA) là hình thức liên kết quốc
tế, trong đó các quốc gia thành viên cùng nhau thỏa thuận giảm dần hoặc xóa bỏ thuế
quan và các hạn chế phi thuế quan đối với phần lớn hàng hóa và dịch vụ khi buôn bán
với nhau (nhưng vẫn giữ nguyên thuế quan đối với các nước ngoài khu vực), để tiến
tới thành lập một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ. Nói cách khác, các
nước thành viên FTA có thể duy trì thuế quan của riêng mình và các rào cản thương
mại khác với các nước ngoài khu vực. Các FTA được thành lập một mặt mở rộng thị
trường xuất khẩu, nâng cao hiệu quả nhờ sản xuất quy mô lớn, củng cố các quan hệ
chính trị, thúc đẩy phát triển thương mại giữa các quốc gia... mặt khác lại làm phát
sinh số lượng lớn hành vi gian lận thương mại: hàng hóa nhật khẩu từ ngoại khối có
thể xâm nhập vào nước có thuể quan cao thơng qua nước có thuế quan thấp trong một
khu vực thương mại tự do. Các nhà phân tích gọi hiện tượng này là chệch hướng
thương mại (Trade deflection).
Bản chất của hiện tượng chệch hướng thương mại là một hiện tượng có tính chất
tiêu cực, là một hình thức trốn thuế của các nhà sản xuất ngoài khu vực thương mại tự


do né tránh thuế quan để xâm nhập vào thị trường của các nước có thuế quan cao mà
khơng phải chịu mức thuế đối của các quốc gia đặt với khu vực ngoài khối. Khi hiện
tượng này xảy ra, quốc gia trong khối sẽ bị tổn thương và bị thất thu đối với hàng hóa
mà mình nhập khẩu do các nhà sản suất nước ngồi trốn thuế. Ví dụ: 3 quốc gia Lào,
Campuchia và Việt Nam đều là các nước nhập khẩu ơtơ, trong khi đó Lào đánh thuế
với mặt hàng ơtơ nhập khẩu từ bên ngồi vào nước mình là 20%, Campuchia đánh
thuế với mặt hàng ôtô là 25% và Việt Nam đánh thuế với mặt hàng ôtô là 40%. Khi 3
nước này thiết lập khu vực thương mại tự do thì thuế quan đối với mặt hàng ơtơ qua lại
giữa 3 nước này được xóa bỏ. Tuy nhiên, mức thuế quan nay vẫn được đặt ra với các

1


nước khác không nằm trong khu vực thương mại tự do. Hoa Kì muốn xuất khẩu ơt ơ
sang Việt Nam nhưng lại phải chịu mức thuế cao là 40% do đó thay vì xuất khẩu trực
tiếp hàng hóa sang Việt Nam thì Hoa Kì xuất khẩu hàng hóa vào thị trường của Lào rồi
từ Lào sẽ xuất khẩu sang Việt Nam để hưởng mức thuế 0%. Như vậy, ô tô của Hoa Kì
đã có mặt trên thị trường Việt Nam nhưng không phải chịu mức thuế là 40% do Việt
Nam đặt ra mà chỉ phải chịu mức thuế 20%.
Việc chệch hướng này gây nên sự bất công trong hoạt động thương mại, ảnh
hưởng tới các quốc gia thành viên. Thứ nhất, các nước có thuế quan cao mất đi một
phần thu nhập ngân sách quốc gia từ thuế nhập khẩu hàng hóa ngoại khối. Đây là điều
bất lợi nếu nguồn thu từ thuế nhập khẩu chiếm phần lớn nguồn thu ngân sách quốc gia
đó. Thứ hai, đối với các quốc gia có thuế quan thấp trong khu vực, họ khơng được
1

hưởng nhiều lợi thế như cơ chế tạm nhập sản xuất, mà chỉ thu được lợi nhuận nhập
khẩu. Thêm vào đó, các ngành sản xuất xuất nhập khẩu của các quốc gia thành viên
cũng bị tác động tiêu cực: việc xuất khẩu mặt hàng cùng loại (do quốc gia ấy tự sản
xuất) sang nước có thuế quan cao hơn phải chia sẻ hạn ngạch với mặt hàng có nguồn
gốc xuất xứ từ nước thứ ba bên ngoài khu vực, nếu nước thành viên là nước kém phát
triển hơn nước ngoại khối, có thể doanh nghiệp trong nước sẽ bị phá sản...
1.2.Biện pháp hạn chế hiện tượng “chệch hướng thương mại” trong khu vực
thương mại tự do FTA
Các nhà sản xuất từ ngoài khu vực né tránh thuế quan cao bằng nhiều cách như
xây dựng nhà máy thực hiện công đoạn cuối cùng ở nước thành viên có thuế quan
thấp, sau đó xuất sang các nước thành viên khác có thuế quan cao hơn v.v.. Để giải
quyết vấn đề này, các quốc gia thành viên phải có khả năng phân biệt giữa hàng hóa
sản xuất trong khu vực thương mại tự do và hàng hóa sản xuất tại các nước khác (bằng
cách kiểm tra kỹ chứng từ chứng minh xuất xứ của nước nhập khẩu và những biện

pháp về quản lý). Tuy nhiên, do việc thực hiện phân biệt khá khó khăn, các nước thành
viên cần tìm ra các giải pháp khơn ngoan để quản lý hàng hóa từ bên ngồi, chẳng hạn
như cần có các quy định về xuất xứ hàng hóa. Quy tắc xuất xứ được hiểu là một tập
hợp những quy định pháp luật để xác định quốc gia xuất xứ của hàng hóa. Một bộ quy
tắc xuất xứ thích hợp sẽ giúp việc quản lý xuất xứ hàng hóa trong FTA, góp phần
phịng chống gian lận thương mại. Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng


hóa, doanh nghiệp sẽ tích cực tìm kiếm và sản xuất ngun phụ liệu, hàng hóa trong
phạm vi FTA, kích thích đầu tư trực tiếp nước ngồi tại các lãnh thổ thành viên FTA.
Ngoài ra, biện pháp cao hơn để giải quyết dứt điểm hiện tượng chệch hướng
thương mại là cần nâng cấp khu vực thương mại tự do dưới hình thức hiệp hội doanh
nghiệp của liên minh thuế quan (CU): Nếu hai hoặc nhiều quốc gia bãi bỏ tất cả các
loại thuế nhập khẩu đối với tất cả hàng hóa bn bán với nhau và đồng ý về các quy
tắc chung về đánh thuế đối với hàng nhập khẩu nước ngồi, thì họ sẽ hình thành một

1

Nước tạm nhập hàng hóa khơng những thu được một phần lợi nhuận từ thuế nhập khẩu, mà còn thu

được lợi nhuận khi bán hàng sang nước nhập khẩu

2


liên minh thuế quan. Bằng cách thống nhất các mức thuế quan chung bên ngồi, sẽ
khơng có sự lệch mức thuế quan như các khu vực thương mại tự do, và việc thành lập
các khu vực thương mại tự do có nghĩa là khơng chỉ hàng hóa mà cịn các yếu tố khác
sẽ được tạo ra. Các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, v.v.) cũng vận động linh hoạt giữa
các nước trong khu vực. Về mặt lý thuyết, điều này góp phần nâng cao chun mơn

trong khu vực, với việc các nước tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế so sánh
với chi phí thấp nhất. Thương mại nội khối được thúc đẩy và tăng cường thịnh vượng
của các nước trong khu vực.
1.3. Liên hệ với ASEAN
Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA) là một hiệp định thương mại tự do
đa phương (FTA) hình thành giữa các nước ASEAN, mà tại đó các rào cản thương mại
được dỡ bỏ, đồng thời các hoạt động thuận lợi hóa thương mại được xúc tiến đối với
hàng hố qua lại giữa các quốc gia thành viên. Kết quả hướng đến là thực hiện giảm
dần thuế quan xuống còn 5%, dỡ bỏ dần hàng rào phi thuế quan đối với hầu hết các
nhóm hàng hóa, hài hịa hóa thủ tục hải quan giữa các nước. Nhiều nghiên cứu về nền
kinh tế đã được thực hiện trên AFTA chứng minh rằng nó là một sự thay thế thương
mại.
Trung bình các nước ASEAN tham gia 45 hiệp định thương mại tự do (đa
phương và song phương) khơng chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các nước này, mà còn
làm tăng nguy cơ phá hủy cấu trúc của khối và có thể gia tăng sự phụ thuộc của mình
vào thế giới bên ngồi. Do đó, khi đàm phán ký kết hiệp định thương mại tự do, các
nước trong khu vực cần nghiên cứu kỹ đặc điểm của các bên ký kết và nội dung của
hiệp định thương mại tự do nhằm tạo thuận lợi hơn cho quá trình tạo ra thương mại.
Về quy tắc xuất xứ hàng hóa, theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN
(ATIGA), hàng hóa dược cho là có nguồn gốc ASEAN là hàng hóa có xuất xứ thuần
túy hoặc được sản xuất toàn bộ (Điều 27), hoặc hàng hóa có xuất xứ khơng thuần túy
2

hoặc được sản xuất toàn bộ (Điều 28). Xuất xứ giống như “quốc tịch” của hàng hóa,
quy tắc xuất xứ giúp cơ quan hải quan xác định được hàng hóa đến từ đâu và có được
hưởng ưu đãi thuế quan theo AFTA hay khơng. Ngày nay, nhiều nguyên liệu được sản
xuất trong các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn được thực hiện ở các quốc gia
khác nhau. Vì vậy, với mục đích xác định hàng hóa tại điều 28 có đủ điều kiện trở



thành hàng hóa có nguồn gốc ASEAN hay khơng, ATIGA còn đưa ra quy tắc cụ thể
giúp các quốc gia dễ dàng xác định hàm lượng giá trị ASEAN như Điều 29, Điều 30.
Câu 2:
2.1.Mặt hàng xe đạp trên không được coi là hàng hoá của Campuchia khi nhập
khẩu vào Việt Nam
Mặt hàng xe đạp trên không được cơ quan hải quan của Việt Nam coi là hàng hoá
của Campuchia khi nhập khẩu vào Việt Nam. Vì cả ATIGA và Nghị định

2

Xem: Điều 27, Điều 28, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).

3


3

31/2018 đều quy định rằng hàng hóa được coi là có nguồn gốc từ nước xuất khẩu nếu
hàng hóa đó: (1) được thu hoạch hoặc sản xuất toàn bộ tại chính quốc gia đó; (2)
khơng được thu hoạch hoặc sản xuất tồn bộ ở quốc gia đó, nhưng sản phẩm cuối cùng
4

có hàm lượng giá trị nội địa/ khu vực nhất định, hoặc nếu tất cả các nguyên vật liệu
không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hóa đó đã trải qua q trình chuyển đổi
mã số hàng hóa của Hệ thống hài hịa (Mã số Hệ thống hài hịa (Mã HS) của các
5

ngun vật liệu đó khác với Mã HS của sản phẩm cuối cùng). Theo đề ra ta có thể
thấy được rằng: hải quan Việt Nam khơng thể coi đó là hàng hóa Campuchia.
2.2.Cách để xác định hàng hố có nguồn gốc xuất xứ từ một nước thành viên

của ASEAN theo ATIGA
Theo ATIGA, hàng hoá xuất xứ từ một quốc gia Thành viên là hàng hố có đủ
tiêu chuẩn theo các quy định của Chương 3 (Quy tắc Xuất xứ).
2.2.1. Về mặt nội dung
Atiga quy định một hàng hóa có xuất xứ từ một quốc gia thành viên nếu hàng hóa
đó thỏa mãn Điều 27 (hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất tồn bộ);
hoặc phù hợp với Điều 28 (Hàng hố có xuất xứ khơng thuần t hoặc khơng được sản
xuất toàn bộ) và các điều khoản liên quan như Điều 29 (Cơng thức tính Hàm lượng giá
trị khu vực), Điều 30 (xuất xứ cộng gộp) của Hiệp định.
2.2.2. Về mặt hình thức
Theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), có hai cách thức để
chứng nhận nguồn gốc xuất xứ từ một nước thành viên ASEAN
a. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia
thành viên ASEAN
Theo quy định tại Điều 38 ATIGA và ba phụ lục từ Phụ lục 7 đến Phụ lục 9 của
Hiệp định, việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa sẽ được thực hiện theo trình tự
sau: Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp sẽ nộp
đơn xin cấp Chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo mẫu D (C/O) cùng các tài liệu bổ sung


cần thiết đến cơ quan có thẩm quyền của nước mình. Sau khi xác minh, kiểm tra, cơ
quan có thẩm quyền sẽ cấp C/O mẫu D cho nhà xuất khẩu/ nhà sản xuất. Hoặc, doanh
nghiệp xuất khẩu cũng có thể nộp đơn xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đến
cơ quan có thẩm quyền của quốc gia thứ ba. Quốc gia này có thể cấp giấy chứng nhận
trên cơ sở giấy chứng nhận gốc đã được quốc gia xuất khẩu đầu tiên cấp với điều kiện
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa gốc (C/O mẫu D) cịn hiệu lực.
Bản gốc sẽ được doanh nghiệp xuất khẩu chuyển cho doanh nghiệp nhập khẩu để
nộp cho cơ quan hải quan khi làm các thủ tục nhập khẩu. Hai bản sao cịn lại sẽ được

3


Xem: Nghị định 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết luật quản lý ngoại thương về xuất xứ

hàng hóa.

4

Cụ thể theo ATIGA là khơng dưới 40% (điểm a(i) khoản 1 Điều 28).

5

Nội dung trùng với mục 2.2.1 của bài.

4


lưu tại cơ quan cấp C/O và doanh nghiệp xuất khẩu. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng
hóa có hiệu lực trong 12 tháng kể từ ngày cấp và phải được nộp cho cơ quan hải quan
của nước nhập khẩu trong thời gian này.
b. Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại doanh nghiệp
Trước những khó khăn mà việc thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa theo ATIGA gây ra cho các doanh nghiệp, tại Hội nghị khu vực thương mại
tự do ASEAN (AFTA) lần thứ 23 đã thơng qua “Kế hoạch hành động thực hiện
Chương trình tự chứng nhận xuất xứ”, triển khai Chương trình tự chứng nhận xuất xứ
ASEAN (ASEAN Self Certification Scheme) tại tất cả các quốc gia thành viên trước
năm 2015.
Theo hướng dẫn của Tổ chức Hải quan thế giới về chứng nhận xuất xứ hàng hóa,
hiện nay có 4 hình thức tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được sử dụng, bao gồm: (1)
hình thức nhà xuất khẩu được cấp phép; (2) hình thức nhà xuất khẩu đăng ký; (3) hình
thức nhà xuất khẩu tự chứng nhận; (4) hình thức doanh nghiệp tự do chứng nhận.


6

KẾT LUẬN
Với lợi thế duy trì được tính độc lập tương đối của các thành viên, FTA là mơ
hình liên kết kinh tế được nhiều khu vực lựa chọn. Tuy nhiên nó cũng khơng thể tránh
khỏi được một số hệ lụy không mong muốn như hiện tượng chệch hướng thương mại.
Đối với ASEAN, hiện tượng chệch hướng thương mại cũng là một thử thách để cộng
đồng và cả các quốc gia thành viên đối mặt; hiện tượng chệch hướng thương mại tạo
sức ép để các nước tăng cường hiệu quả sản xuất, năng lực cạnh tranh, cải cách, hoàn
thiện hệ thống pháp lý và hệ thống quản lý cho phù hợp. Vì vậy các quốc gia thành
viên cần quan tâm hạn chế hiện tượng này nhằm tạo một khu vực thương mại tự do
lành mạnh, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Trên đây là những ý kiến, quan điểm của em về đề tài. Trong quá trình làm bài
khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cơ
để tình huống có thể được giải quyết một cách chính xác nhất và hoàn thiện kiến thức
của bản thân.


Em xin chân thành cảm ơn!

6

Đối với hình thức nhà xuất khẩu được cấp phép, một nhà xuất khẩu được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm

quyền có thể tự khai báo xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn thương mại hoặc trên các chứng từ thương mại khác.
Đối với hình thức nhà xuất khẩu đăng ký, nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền có thể tự khai báo
xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn thương mại hoặc trên các chứng từ thương mại khác. Để trở thành một nhà xuất
khẩu đăng ký, doanh nghiệp chỉ cần cung cấp các thông tin nhất định. Về cơ bản q trình đăng ký tương đối
đơn giản, khơng có bước đánh giá thông tin tại thời điểm đăng ký. Đối với hình thức nhà xuất khẩu tự chứng

nhận, các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hàng hóa được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Việc điều tra, xác minh sẽ
do cơ quan hải quan của quốc gia nhập khẩu điều tra trực tiếp đối với nhà xuất khẩu, nhà sản xuất hàng hóa. Đối
với hình thức doanh nghiệp tự do chứng nhận, các nhà nhập khẩu được phép xác định xuất xứ hàng hóa hoặc chỉ
đơn giản là đưa ra một chỉ dẫn về xuất xứ hàng hóa dựa trên những thơng tin về hàng hóa nhập khẩu của mình
khi muốn được hưởng ưu đãi thuế quan và chịu trách nhiệm cho tính chính xác của xuất xứ hàng hóa.

5


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Danh mục văn bản pháp luật
1. Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA);
2. Nghị định số 31/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết luật quản lý
ngoại thương về xuất xứ hàng hóa;
II. Sách, báo, tạp chí
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Pháp luật Cộng đồng ASEAN. Nxb.
Cơng an nhân dân, Hà Nội, 2016.


6



×