GIÁO ÁN KỸ NĂNG SỐNG
BÀI 10: CẢM THÔNG CHIA SẺ
(Khối 3 – Tuần 10)
Ngày dạy:
Người dạy:
Trường:
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Bài học giúp học sinh biết cách quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh
Biết cách chăm sóc những người thân trong gia đình chia sẻ giúp đỡ những cơng việc
trong gia đình. Học sinh biết tự giác với những công việc cá nhân, học sinh thực hành tại
lớp.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng động viên, chăm sóc, quan tâm, chia sẻ bằng lời nói và bằng hành động
3. Thái độ
- Học sinh tích cực với bài học, hăng hái tham gia vào bài học
II. Chuẩn bị
- Chuẩn bị của giáo viên: Đồ dùng liên quan đến bài học
- Chuẩn bị của học sinh: Vở kỹ năng sống
III. Tổ chức các hoạt động học tập
1. Ổn định lớp và khởi động
Giáo viên cho học sinh chơi trị chơi “ Nói khác”
Giáo viên mời hai học sinh tham gia trò chơi. Giáo viên sẽ giấu một đồ vật nào đó ở
một nơi bí mật trong lớp. Lần lượt từng học sinh sẽ vào tham gia trò chơi. Giáo viên
cho hai bạn chơi ra ngoài lớp. Giáo viên nhắc các thành viên trong lớp: “ Khi bạn số 1
bước vào lớp, các em hãy dơ tay hướng dẫn, động viên bạn tìm được đồ vật nhanh nhất.
Khi bạn số 2 bước vào các em sẽ trêu bạn, gợi ý linh tinh làm bạn khơng thể tìm ra đồ
vật được giấu.”Lần 1: Học sinh đầu tiên sẽ được các bạn gợi ý để tìm ra món đồ nhanh
nhất( giáo viên giữ trật tự lớp bằng cách mỗi lần cho 5 học sinh gợi ý, ai muốn gợi ý
cho bạn thì dơ tay và bạn chơi đầu tiên sẽ gọi)Lần 2: học sinh số 2 bước vào hs sẽ trêu
trọc, không gợi ý, gợi ý sai để bạn đó khơng thể tìm ra được món đồ và thua cuộc
? Giáo viên phỏng vấn cảm giác của cả hai bạn?
? Vì sao thắng, vì sao thua?
=> Dẫn vào bài học:
2. Tiến trình hoạt động
2.1: Hoạt động 1: Tầm quan trọng của sự cảm thông
+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của những lời động viên, chia sẻ trong
cuộc sống. Biết cách nói những lời động viên đúng lúc đúng chỗ
+ Phương pháp: Phân tích phim, vấn đáp
+ Thời gian:
+ Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
? Đã bao giờ em nói lời dộng viên chia sẻ
với mọi người xung quanh chưa. Trong
trường hợp nào
+Giáo viên phát cho học sinh mỗi em 1 tờ
giấy a4, hoặc cho hs vẽ vào vở kns
Nhiệm vụ: em hãy vẽ những hành động
thể hiện sự chăm sóc của mình dành cho
những người thân yêu?
( 10 phút) Sau đó giáo viên lựa ra một số
bức tranh của học sinh theo tiêu chí: Lấy
1 hs để giấy trắng, lấy 2 học sinh đã hoàn
thiện bức tranh, lấy 2 học sinh còn dang
dở. Phỏng vấn các học sinh đó:
? Vì sao em để giấy trắng? Theo em thì em
có thể chăm sóc người thân bằng hành
động nào
? Em có thể chia sẻ nốt ý tưởng của mình
trong bức tranh dang dở này khơng
? Với 2 học sinh vẽ hoàn thiện mời học
sinh giới thiệu tự tin về hành động của
mình
? Theo con thế nào là biết chia sẻ cảm
thông với người khác
=> Thời gian 10 phút không phải là nhiều
nhưng cô tin cũng vừa đủ để chúng ta suy
nghĩ về những hành động của mình với
những người thân u, Với những bạn chư
hồn thành và cịn dang dở chúng ta sẽ về
nhà hoàn thiện, và những bạn hồn thành
rồi chúng ta sẽ tơ màu bức tranh sau đó gửi
tặng người thân các em nhé. Và chú ý này:
Sự chân thành chính là những biểu hiện
Hoạt động
của học sinh
Nội dung
* Bài học: Động viên
là một hoạt động giao
tiếp tích cực và chủ
động. Một lời nói
động viên đúng lúc
đúng chỗ sẽ giúp cho
chúng ta có thêm
động lực, sự cố gắng,
lịng quyết tâm để
vượt lên mọi khó
khăn, thử thách trong
cuộc sống, để hoàn
thành mọi nhiệm vụ
được giao và đạt
được những kết quả
như mong muốn
giản dị: Một cốc nước mát khi mẹ cha đi
làm về, nhà cửa gọn gàng sạch sẽ, biết dọn
cơm, hay hỏi han cha mẹ, ông bà những
khi mệt mỏi, ốm đau chính là điều mà
chúng ta cần học tập và rèn luyện hằng
ngày các em nhé.
2.2: Hoạt động 2: Động viên như thế nào?
+ Mục tiêu: Học sinh được rèn luyện những lời nói, hành động cử chỉ mang tính động
viên mọi người
+ Phương pháp: Làm việc nhóm, phân tích tình huống, vấn đáp
+ Cách tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của
Nội dung
học sinh
Bài tập:Thảo luận nhóm
* Động viên thật
1. Khi nào em cần người khác động viên?
đơn giản chỉ cần
2. Em đã từng động viên ai chưa? Em đã
em nói những lời
động viên như thế nào?
quan tâm chia sẻ
với mọi người và
Giáo viên cho học sinh thảo luận sau đó
cùng với đó là
lấy ý kiến, nhận xét, bổ xung và đưa ra bài
những hành động
học thông qua việc cho hs rèn cách nói lời
ân cần như: Đập
động viên:
tay, vỗ vai( bạn,
em bé), vỗ tay.
TH1: Cuối tuần Tuấn tham gia cuộc thi
Hay dơ ngón tay
chạy ở trường. Tuấn chạy nhanh nhưng vẫn
cái mọi người sẽ
lo lắng vì sợ mình sẽ thua. Em là bạn thân
thấy vui vì nhận
của Tuấn, em sẽ động viên Tuấn như thế
được lời động
nào?
viên và hành
động động viên
TH2: Em bị cơ phê bình vì bài tốn làm
của em.
khơng đúng, em rất buồn, em muốn người
khác động viên như thế nào?
Saukhi cho hs xử lý tình huống nêu ra câu
trả lời của mình giáo viên hướng dẫn học
sinh một số cử chỉ thể hiện sự động viên
+ Giáo viên gọi học sinh lên đóng vai nói
lời động viên khi mọi người mệt mỏi hoặc
gặp khó khăn: Bố mẹ ốm, bạn bị điểm
kém, gặp người khuyết tật….
- Gv hướng dẫn học sinh thể hiện
tình cảm và lời nói động viên
+ Liên hệ thực tế: Khi nói lời động viên
chia sẻ với những người xung quanh em
nhận được điều gì.
2.3: Tổng kết và vận dụng
Trong cuộc sống, trong học tập bất cứ ai cũng có đơi khi gặp phải những khó khăn, thử
thách, gặp phải những nỗi buồn. Chính những lúc đó tuyệt vời biết bao nếu bên cạnh ta
có người bạn đến gần, vỗ nhẹ vào vai và nói: “ Cố lên bạn nhé”. Ơng bà cha mẹ sẽ hạnh
phúc biết nhường nào khi những giọt mồ hôi vất vả lo toan lăn trên khuôn mặt bỗng có
một cốc nước mát, một cái ơm và lời nói “ Con yêu thương cha mẹ nhiều lắm, con hứa
sẽ học tập tốt khơng phụ lịng cha mẹ”…. Hãy để cuộc sống bớt khó khăn, hãy tiếp thêm
sức mạnh cho mọi người bằng những lời động viên chân thành các em nhé
- BTRL: Về nhà em hãy dành lời động viên cho bố mẹ, ông bà, và những người thân của
mình mỗi khi họ gặp khó khăn hay mệt mỏi nhé