Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Tìm hiểu những thông tin về thể chất của bé sơ sinh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.61 KB, 10 trang )

Tìm hiểu những thông tin về thể chất của bé sơ sinh
Tìm hiểu kỹ về thể chất của bé sơ sinh sẽ giúp các bậc phụ huynh có thể đánh giá
toàn diện sự phát triển của bé cũng như phát hiện sớm những dấu hiệu bất ổn trong
sức khỏe của bé để kịp thời điều trị. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh
hiểu rõ hơn về thể chất của bé sơ sinh.
Cân nặng
Mỗi bé sơ sinh có cân nặng khác nhau nhưng thường dao động trong khoảng 2,8-
3,5kg.
Sau sinh 3-7 ngày, trọng lượng của bé sẽ giảm khoảng 10% nhưng bạn không cần
lo lắng. Đây chỉ là hiện tượng sút cân sinh lý bình thường. Sau đó trọng lượng của
bé sẽ được phục hồi và tăng dần.
Trong 3 tháng đầu, mỗi ngày trọng lượng bé sơ sinh tăng trung bình là 30g. Tháng
đầu, nếu bé không ốm và được bú đủ thì có thể tăng 1,5kg. Sự tăng cân phản ánh
sức khỏe và dinh dưỡng của bé. Nếu bé lên cân chậm hoặc không lên cân thì cần
chú ý tới dinh dưỡng hay bệnh tật ở bé.
Chiều dài
95% số bé sinh đủ tháng có chiều dài lúc mới sinh là 45-55cm.
Vòng ngực: Chu vi vòng ngực của bé sơ sinh xấp xỉ 30-33cm. Vòng đầu lớn hơn
vòng ngực 1-2cm và không cân đối với kích cỡ cơ thể (đầu to hơn người).
Việc đo vòng ngực là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của phổi. Còn đo vòng đầu là
tiêu chí đánh giá sự phát triển của não. Nếu chỉ số trên của bé quá lệch so với chỉ
số trung bình thì bạn nên đưa bé đi khám để bác sĩ kiểm tra xem có điều gì bất ổn
trong sức khỏe của bé không.
Dấu hiệu cơ thể bình thường ở bé sơ sinh
Đầu: Hình dạng đầu có thể méo mó – kết quả của quá trình sinh. Điều này sẽ được
cơ thể bé tự điều chỉnh trong vòng một tuần. Bé có hai thóp mềm trên đầu. Hai
thóp này sẽ dần đóng lại và không cần chăm sóc đặc biệt nào.
Mắt: Bé nhìn tốt trong cự ly 20-25cm. Mắt bé trông sưng lên, có những chấm đỏ
trong lòng trắng hoặc trông như bị lác. Những dấu hiệu này phần lớn sẽ tự biến
mất.
Ngực và vùng kín: Ngực và vùng kín của bé có thể bị sưng lên. Đây là điều bình


thường và cũng dần biến mất. Đầu ti của bé có thể tiết ra chất lỏng, trông như sữa.
Với bé gái, vùng kín có thể tiết chất nhày vài ngày đầu sau sinh.
Làn da: Hai môi và vùng trong miệng thường có màu hồng. Nếu thấy môi có màu
xanh tái, bé không tỉnh táo thì cần đưa con đi khám ngay. Nếu da bị mưng mủ
(kèm ho, sốt, kém bú), bạn cần đưa con đi khám sớm.

Tìm hiểu thể chất ở bé sơ sinh giúp bạn đánh giá toàn diện sự phát triển của bé.
Triệu chứng về da có thể biến mất mà không cần điều trị:
- Các vệt da đỏ xuất hiện trên mi mắt, sau cổ hay ở trán.
- Các đốm xám, xanh trên lưng và mông sẽ biến mất sau nhiều tháng hay nhiều
năm.
- Các nốt phồng trắng, nhỏ (không phải phồng trên nền da đỏ tấy) là bình thường,
không cần xoa kem hay bôi thuốc.
- Các nốt mụn trắng trên mặt bé, cha mẹ không cần phải nặn.
- Da quanh cổ tay hay mắt cá chân bong, tróc. Khi lớp da khô bong đi, sẽ được
thay bằng lớp da mềm, mới.
- Lông tơ mượt trên lưng, tay và tai.
- Chất trắng như kem có thể xuất hiện trên da lúc mới sinh và vẫn nằm trong các
nếp da trong vài ngày đầu mới sinh.
Vàng da: Vàng da ảnh hưởng tới hơn ½ số bé khỏe mạnh trong những ngày đầu
đời. Nó cũng rất phổ biến ở bé sinh non. Nếu bé sinh đủ tháng, thường mất một
tuần để màu da của bé trở lại bình thường. Lâu hơn một chút với bé sinh non hoặc
bạn đang nuôi con bằng sữa mẹ.
- Nguyên nhân gây vàng da: Vàng da xảy ra khi máu của bé thừa bilirubin.
Bilirubin là một hóa chất được sản xuất do sự phân hủy bình thường của các tế bào
hồng cầu già.
Bé sơ sinh có mức độ bilirubin cao hơn. Đó là bởi vì bé sơ sinh cần thêm oxy tới
các hồng cầu và gan của bé không thể chuyển hóa bilirubin dư thừa. Khi bilirubin
tăng cao hơn bình thường, vàng da di chuyển từ đầu của bé, tới cổ của bé và sau đó
là tới ngực. Trường hợp nặng, vàng da còn xuất hiện ở các ngón chân của bé.

Trong những trường hợp rất hiếm gặp, khi mức độ bilirubin của bé sơ sinh rất cao,
có thể dẫn đến tổn hại cho hệ thần kinh.
- Dấu hiệu để cha mẹ nhận biết bé sơ sinh bị vàng da: Hãy thử test nhanh tại nhà để
xem bé có vàng da không. Trong một căn phòng đủ sáng, dùng ngón trỏ của mẹ gí
nhẹ nhàng lên mũi hoặc trán của bé. Nếu da vẫn vàng ở chỗ mẹ vừa thả ngón tay ra
thì bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Nếu em bé của bạn có làn da đen xám, thử kiểm tra sắc vàng trong lòng trắng của
mắt hay trong lợi (nướu). Bạn cũng có thể nhận thấy là em bé của bạn tiêu ra phân
rất nhợt nhạt.
- Điều cha mẹ nên làm: Nên đưa bé đi khám nếu bé bị vàng da. Bác sĩ sẽ đánh giá
tình hình của bé và quyết định xem có nên điều trị không.
Nếu bạn nuôi con bằng sữa mẹ, nên cho bé bú thường xuyên. Điều này giúp làm
sáng làn da bé. Không cần dùng sữa công thức hoặc nước lọc thay thế. Bạn nên
đánh thức bé dậy để cho bé bú ngay cả khi bé đang ngủ.
- Khi bé cần điều trị vàng da: Có một số trường hợp, con của bạn cần phải điều trị
vàng da:
+ Da của bé rất vàng.
+ Vàng da nặng hơn.
+ Vàng da xuất hiện sớm, trong vòng 24 tiếng sau sinh.
Ngoài ra, nên đưa bé đi khám ngay nếu bé có các triệu chứng sau đây (có thể là
dấu hiệu của bệnh gan):
+ Vàng da kéo dài (sau 2-3 tuần).
+ Đi tiêu ra phân có màu như phấn trắng.
Bác sĩ có thể cho bé làm xét nghiệm máu để kiểm tra mức độ bilirubin. Nếu em bé
của bạn có mức bilirubin cao, bé có thể cần được chiếu đèn trong bệnh viện. Có hai
loại điều trị chiếu đèn:
+ Chiếu đèn thông thường: Chiếu sáng tia cực tím khi bé nằm trên giường. Ánh
sáng giúp phá vỡ các bilirubin để không gây “gánh nặng” cho gan. Đèn chiếu sẽ
dừng lại sau mỗi 3-4 tiếng để mẹ cho bé bú.
+ Điều trị sợi quang: Em bé được bao bọc trong chăn có chứa sợi quang học đặc

biệt, tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của bé. Bạn vẫn có thể bế và cho bé bú như bình
thường.
Nếu em bé của bạn có mức độ bilirubin cực kỳ cao trong máu, bé có thể cần phải
thay máu. Máu mới sẽ không chứa bilirubin; do đó, mức độ bilirubin trong máu
của bé sẽ giảm.
Ho, hắt hơi và nấc cục: Thỉnh thoảng, bé ho và hắt hơi là bình thường. Điều đó
không có nghĩa là bé bị ốm, trừ khi bé có nước mũi màu vàng, xanh hay các triệu
chứng khác. Bé sơ sinh thường bị nấc trong lúc bú ăn hay sau khi bú xong.
Nghẹn: Bé có thể mắc nghẹn khi để nằm quá thẳng trong lúc bú. Khi cho bú, bạn
cần giữ đầu bé thẳng và không bao giờ dựng bình sữa thẳng vào miệng con. Nếu bé
nghẹn, ho hay phun sữa ra, hãy ngừng cho bú, cho bé ngồi thẳng hay bế bé lên. Vỗ
nhè nhẹ vào lưng bé cho đến khi hết nghẹn rồi bắt đầu cho bú tiếp.
Ý thức: Bé lớn nhanh và dần biết về thế giới chung quanh. Các bé rất thích được
bế, đong đưa, vuốt ve. Bé cũng yêu thích nghe tiếng mẹ nói và sẽ lắng nghe giọng
của mẹ và các âm thanh khác.
Khứu giác của bé rất nhạy. Bé có thể ngửi để phân biệt mùi sữa mẹ hay sữa pha.
Trẻ có thể nhìn theo các vật đang chuyển động chậm và nhìn chằm chằm vào các
vật cách xa 20cm.
Một số phản xạ lúc mới sinh:
- Phản xạ giật mình: Đôi tay vung ra và đôi chân sẽ duỗi thẳng khi bé nghe thấy
một tiếng động lớn hay bị di chuyển đột ngột.
- Phản xạ mút thường mạnh mẽ và hăng hái.
- Phản xạ lùng sục khi bé quay đầu về phía vú mẹ hay núm vú và cũng có thể há
miệng ra.
- Phản xạ bước tới khi bé được bế ở tư thế thẳng đứng, áp vào ngực mẹ, bé sẽ có
động tác nhón chân như đang bước.
- Phản xạ nắm chặt xuất hiện khi bé được đặt một vật gì đó trong lòng bàn tay.
Tăng cường thể chất cho bé sơ sinh
Tăng cường vận động cho bé: Giai đoạn sơ sinh, bé còn hạn chế về vận động. Bé
chưa biết tự mình xoay người hay nằm nghiêng nhưng khi khóc, bé biết đạp chân

và cử động tay. Cha mẹ có thể nhẹ nhàng nắn bóp chân tay cho con, đặc biệt khi bé
mới ngủ dậy.
Khi bé đầy tháng, có thể bắt đầu tập cho bé nằm sấp, ngóc đầu 1-2 phút mỗi lần
trước khi cho bú. Đặt bé nằm sấp trên đệm cứng, hai tay đặt phía trước để chống.
Lúc này đầu bé chỉ ngọ nguậy mà chưa cất lên được. Thời gian luyện tập ban đầu
nên là một phút, sau đó mới tăng dần.
Tập điều khiển bàn tay cho bé: Khi mới sinh, bé đã có khả năng nắm và giữ chặt
đồ vật trong tay. Hãy thử cho bé nắm các ngón tay của mẹ; sau đó, từ từ kéo bé
dậy. Bài tập này giúp rèn cơ tay, bụng cũng như củng cố kỹ năng cầm, nắm ở bé.
Khi đầy tháng, bé bắt đầu chú ý nhiều hơn tới xung quanh. Bạn có thể thử gãi nhẹ
vào đầu ngón tay và gan bàn tay của bé. Cho bé cầm ngón tay của mẹ, rồi cầm tay
kia gỡ nhẹ từng ngón tay của bé ra.
Luyện tập trí lực cho bé: Dù chưa hiểu biết về xung quanh nhưng bé cũng có thể
mỉm cười. Mẹ hãy trò chuyện hàng ngày với con, cù bé hoặc tạo những âm thanh
“ê, a”…
Bé sơ sinh thường ngủ nhiều nên sự tiếp xúc với môi trường xung quanh cũng hạn
chế. Bạn có thể bế bé ở nhiều tư thế khác nhau. Đồng thời, nên treo những đồ chơi
vui nhộn, phát ra tiếng kêu, nhiều màu sắc ở đầu giường (cũi) để kích thích thị giác
và trí tò mò của bé.
Những dấu hiệu của bệnh mà cha mẹ cần lưu ý
Khi chăm sóc bé sơ sinh, cha mẹ cần biết một số dấu hiệu bệnh nặng ở bé. Việc
cần làm là đưa con đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Theo bác sĩ Đức Trí (Bệnh viện Nhi Đồng 1) có 11 triệu chứng nguy hiểm ở bé sơ
sinh như sau:
1. Bú kém (bú ít hơn nửa số lượng hoặc nửa số lần bú trong ngày); ví dụ, bình
thường bé bú 80ml, 8 lần trong ngày (cả ngày lẫn đêm). Nếu bé bú ít hơn 4 lần hay
mỗi lần ít hơn 40ml là bú ít.
2. Bỏ bú (không bú hay bú rất ít).
3. Bé bị co giật.
4. Thở bất thường: Bạn đếm nhịp thở của con trong một phút. Nếu trên 60 lần

trong một phút, bạn hãy đếm lại lần hai. Nếu vẫn trên 60 lần trong một phút là thở
nhanh.
Hoặc bạn quan sát cách bé thở lúc nằm yên xem có thở mệt, thở hổn hển không.
Xem vùng bẹ sườn (từ dưới ngực đến bờ sườn) có lõm sâu, rõ rệt không. Nếu có, là
thở rút lõm ngực nặng.
Bạn cũng có thể nghe tiếng bé thở xem có êm hay rên rỉ (rên è è). Xem môi và
quanh môi có tím hay hồng hào. Thở nhanh, thở rút lõm ngực, thở rên, tím tái là
dấu hiệu bị khó thở nặng. Bạn cần đưa con đến bệnh viện.
5. Bạn xem bé có ngủ li bì hay khó đánh thức hay không. Bé sơ sinh dành phần lớn
thời gian để ngủ và bú. Tuy nhiên khi thức, bé vẫn cử động tay chân bình thường.
Sau khi bú no, bé ngủ yên, hồng hào. Nhưng khi bé ít cử động hơn bình thường,
ngủ nhiều (hay quấy khóc mà dỗ không nín), bạn nên đưa con đi khám.
6. Khác với bé lớn và người lớn, bé sơ sinh bị sốt thường là biểu hiện của việc
nhiễm trùng nặng và cần phải nhập viện điều trị. Bé sơ sinh bị sốt khi bạn đo nhiệt
độ ở nách trên 37,5ºC.
7. Nếu bé bị vàng da quá rốn; vàng da kèm bỏ bú (bú kém), co giật là vàng da
nặng, cần nhập viện điều trị.
8. Bé sơ sinh có thể đi tiêu 1-8 lần mỗi ngày, đặc biệt ở bé bú mẹ có thể tiêu nhiều
lần. Khi bé đi tiêu nhiều lần hơn, phân lỏng hơn bình thường (hay phân có đờm
máu, mùi thối bất thường), bạn nên mang con đi bệnh viện.
9. Nếu rốn của bé bị chảy máu, mủ; vùng da xung quanh rốn tấy đỏ, lan rộng xung
quanh thì bé bị nhiễm trùng rốn nặng, cần phải nằm viện. Bé có hơn 10 mụn mủ
trên người (hay bị mụn mủ to, tấy đỏ) cũng là dấu hiệu nhiễm trùng nặng, cần đưa
đi khám bệnh.
10. Bé chậm đi tiêu sau sinh 48 tiếng hay chậm đi tiểu sau sinh 24 tiếng.
11. Bé bị nôn trớ liên tục, bụng chướng to.

×