Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

TỔNG QUAN VỀ CÁC BÀI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (768.08 KB, 53 trang )



HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền – Đông dược
------🙞🙜🕮🙞🙜-----

HỌC PHẦN DƯỢC CỔ TRUYỀN 1
TIỂU LUẬN

TỔNG QUAN VỀ CÁC BÀI THUỐC Y HỌC CỔ
TRUYỀN CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM
XƯƠNG KHỚP
Sinh viên thực hiện

: Nhóm 02 Lớp Dược 4 Khóa 5

Giáo viên hướng dẫn

: PGS. TS. Vũ Đức Lợi

Hà Nội, 2022




HỌC VIỆN Y DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
Bộ môn Dược liệu – Dược cổ truyền – Đông dược
------🙞🙜🕮🙞🙜-----

HỌC PHẦN DƯỢC CỔ TRUYỀN 1
TIỂU LUẬN



TỔNG QUAN VỀ CÁC BÀI THUỐC Y HỌC CỔ
TRUYỀN CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM
XƯƠNG KHỚP
Sinh viên thực hiện

: Nhóm 02 Lớp Dược 4 Khóa 5

Giáo viên hướng dẫn

: PGS. TS. Vũ Đức Lợi

Hà Nội, 2022



DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN TIỂU LUẬN
NHÓM 02 LỚP DƯỢC 4 KHÓA 5
STT

Họ và tên

Mã sinh viên

1

Trần Lê Hải Bình

1852010011


2

Trịnh Xn Biên

1852010012

3

Đàm Thị Diệp

1852010014

4

Lại Thị Bích Diệp

1852010015

5

Nguyễn Vũ Ngọc Diệp

1852010016

6

Phan Ngọc Diệu

1852010017


7

Hoàng Thị Thùy Dung

1852010018

8

Lê Thị Dung

1852010019

9

Trịnh Thị Dung

1852010020

10

Vũ Thị Hương Dung

1852010021



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, với tất cả lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, chúng em xin gửi
lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Vũ Đức Lợi – Giảng viên Bộ môn Dược liệu Dược cổ truyền - Đông dược Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, người đã
theo sát, trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo giúp chúng em hồn thành tiểu

luận này. Nếu khơng có những lời hướng dẫn, dạy bảo tâm huyết của thầy thì bài
tiểu luận này của chúng em rất khó có thể hồn thiện được. Một lần nữa, chúng em
xin chân thành cảm ơn thầy. Kính chúc thầy sức khỏe, thành công trên con đường
sự nghiệp giảng dạy.
Chúng em xin cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo và các thầy cô giáo của
Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho
tất cả chúng em trong thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân
trong gia đình, đặc biệt là bố mẹ và bạn bè, những người luôn ở bên, động viên và
giúp đỡ trong suốt thời gian sinh sống, học tập trên giảng đường đại học, để chúng
tơi có đủ điều kiện thuận lợi khi thực hiện bài tiểu luận này, cũng như sau này trong
cuộc sống.
Một lần nữa, chúng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
Hà Nội, ngày 18 tháng 06 năm 2022
Nhóm sinh viên
Nhóm 02, lớp Dược 4 Khóa 5




LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan, bài tiểu luận “Tổng quan về các bài thuốc y học cổ
truyền có tác dụng điều trị bệnh viêm xương khớp” là công trình nghiên cứu của
nhóm 02 lớp Dược 4 Khóa 5 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, dưới sự
hướng dẫn của PGS. TS. Vũ Đức Lợi. Kết quả nghiên cứu được sử dụng trong tiểu
luận là trung thực, khơng sao chép từ bất kì cơng trình nghiên cứu nào khác. Các tài
liệu được sử dụng trong tiểu luận có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Chúng tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung trực của các nội dung
trong bài tiểu luận của nhóm.
Nhóm sinh viên

Nhóm 02, lớp Dược 4 Khóa 5




MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ

1

Chương I: TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

3

1.1. Khái niệm

3

1.2. Nguyên nhân

4

1.3. Triệu chứng

7

1.4. Chẩn đoán


9

1.5. Điều trị bệnh viêm xương khớp

10

Chương II: CÁC BÀI THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN CÓ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ
BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP

17

2.1. Bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang

17

2.2. Bài thuốc Thạch Cao Tri Mẫu Thương Truật Thang

18

2.3. Bài thuốc Nhiếp thấp thang

19

2.4. Bài thuốc Hàn thấp thang

19

2.5. Bài thuốc Lục vị tiễn

20


2.6. Bài thuốc Phong thấp thang

21

2.7. Bài thuốc Thang trị phong thấp

22

2.8. Bài thuốc Tứ vật gia vị thang

23

2.9. Bài thuốc Thang trị tê thấp

24



2.10. Bài thuốc Tê thấp hoàn

24

2.11. Bài thuốc Rượu phong thấp

25

2.12. Bài thuốc Rượu phong thấp (Thuốc nước lọ 250ml – rượu 200)

26


2.13. Bài thuốc Cao phong tê thấp

27

KẾT LUẬN

29

KIẾN NGHỊ

30

TÀI LIỆU THAM KHẢO

31







DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Ý nghĩa


1

CT Scanner

Chụp cắt lớp vi tính

2

ECM

Extracelluar matrix – Ma trận ngoại bào

3

NSAID

Thuốc chống viêm không steroid

4

STT

Số thứ tự

5

WHO

Tổ chức y tế thế giới


6

YHCT

Y học cổ truyền

7

YHHĐ

Y học hiện đại




DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên

Trang

1

Hình 1.1: Các khớp hay bị viêm

3

2


Hình 1.5.2.2.1: Đương quy

14

3

Hình 1.5.2.2.2: Hồng cầm

14

4

Hình 1.5.2.2.3: Độc hoạt

15

5

Hình 1.5.2.2.4: Cây cà gai leo

15

6

Hình 1.5.2.2.5: Lá lốt

16








ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm xương khớp là bệnh khớp xuất hiện khi các mô trong khớp bị phá vỡ
theo thời gian. Đây là dạng viêm khớp thường gặp nhất và phổ biến hơn ở người
lớn tuổi. Bệnh lý của bệnh được đặc trưng bởi sự thối hóa của sụn, xơ cứng của
xương dưới sụn và sự hình thành xương [1]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
giai đoạn từ năm 2011 đến 2020 được xem là “Thập niên xương khớp”. Theo ước
tính của ngành y tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc các bệnh
xương khớp cao nhất thế giới. Trong những năm gần đây, tỷ lệ này đã tăng khoảng
20%. Viêm xương khớp diễn biến trong một thời gian dài khiến cho người bệnh
chủ quan cho rằng bản thân chỉ bị đau cơ học và không điều trị ngay. Tuy nhiên,
nhiều người vẫn chưa ý thức được mức độ của bệnh này đối với sức khỏe. Những
người bị viêm xương khớp thường bị đau khớp và sau khi nghỉ ngơi lại bị cứng
khớp (không thể chuyển động dễ dàng) trong một khoảng thời gian ngắn. Điều đó
gây ra những cản trở rất lớn trong sinh hoạt hàng ngày cũng như công việc của
người mắc bệnh. Khơng chỉ vậy, bệnh viêm xương khớp cịn gây ra những biến
chứng nguy hiểm đến những cơ quan khác trong cơ thể như ảnh hưởng đến tim,
giảm tuổi thọ, hay người bệnh có thể bị tàn phế, thậm chí là tử vong.
Với sự phát triển vượt bậc của y học, rất nhiều thuốc trị viêm xương khớp
hiện đại được ra đời nhưng tình trạng lạm dụng thuốc lại vơ cùng phổ biến và
những tác dụng phụ do thuốc YHHĐ gây ra là điều khơng thể tránh khỏi. Trong khi
đó, rất nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các bài thuốc YHCT có tính an tồn
cao trong điều trị đồng thời có thể khắc phục được những nhược điểm của thuốc
YHHĐ và khơng gây độc tính cho cơ thể toàn diện. Các bài thuốc YHCT sử dụng
các dược liệu từ cây cỏ, động vật, khoáng vật bản địa quen thuộc. Ngồi ra các toa
thuốc có thể sử





dụng bằng cách sắc làm nước uống, xoa đắp, bôi ngoài da, các phương pháp
châm cứu, bấm huyệt cũng đem lại hiệu quả tốt.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, đã có những cơng trình nghiên cứu về
những đặc điểm lâm sàng, cũng như các biện pháp điều trị bệnh viêm xương khớp
bằng cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào tổng
hợp những bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều trị bệnh này. Vì vậy đề tài
nghiên cứu “Tổng quan các bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều trị bệnh
viêm xương khớp” được thực hiện với 2 mục tiêu sau:
1. Tìm hiểu về bệnh viêm xương khớp
2.

Tìm hiểu về các bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng điều trị bệnh

viêm xương khớp




Chương I: TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM XƯƠNG KHỚP
1.1. Khái niệm
Viêm xương khớp là bệnh về khớp chủ yếu ảnh hưởng đến sụn. Bệnh lý của
bệnh được đặc trưng bởi sự thối hóa của sụn, xơ cứng của xương dưới sụn và sự
hình thành xương [20]. Sụn là mơ trơn bao bọc các đầu xương của khớp. Sụn khỏe
mạnh cho phép các xương trượt qua nhau. Sụn cũng giúp làm giảm sốc vận động.
Khi bị viêm xương khớp, lớp trên của sụn bị vỡ và mòn đi. Điều này khiến cho các
xương dưới sụn cọ xát vào nhau. Việc cọ xát gây đau, sưng và mất khả năng cử
động khớp. Theo thời gian, khớp có thể mất đi hình dạng ban đầu của nó. Ngồi ra,

các gai xương cũng có thể phát triển trên các cạnh khớp. Các mảnh xương hoặc sụn
có thể tróc ra và trơi nổi bên trong khoảng cách giữa hai đầu xương (joint space),
gây đau đớn và thương tổn nhiều hơn.
Không giống như một số dạng viêm khớp khác, viêm xương khớp chỉ ảnh
hưởng đến các khớp mà không ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng. Thấp khớp –
dạng phổ biến thứ hai của bệnh viêm khớp – ảnh hưởng đến các bộ phận khác của
cơ thể ngoài các khớp.
Viêm xương khớp là dạng viêm khớp phổ biến nhất, là một trong những
bệnh thường gặp nhất và cùng với sự gia tăng tuổi thọ, ảnh hưởng đến phần lớn
những người trên 65 tuổi, cả tỷ lệ mắc và tỷ lệ mắc bệnh được dự đoán sẽ tăng lên.
Tình trạng này tiến triển và dẫn đến suy giảm chức năng và giảm chất lượng cuộc
sống, với các chi phí chăm sóc sức khỏe và xã hội quan trọng. Và là nguyên nhân
cơ xương hàng đầu gây suy giảm khả năng vận động ở người cao tuổi [23], [21]
Theo Y học cổ truyền (YHCT), hầu hết người bệnh đến khám và điều trị
bệnh viêm xương khớp thường có triệu chứng đau, hạn chế vận động và khớp bị
sưng hoặc biến dạng, nên bệnh được quy vào chứng Tý [7]




Viêm xương khớp ảnh hưởng đến mỗi người theo cách khác nhau. Đối với
một số người, viêm xương khớp không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Đối
với những người khác, viêm xương khớp lại gây ra đau đớn đáng kể và khuyết tật.
Những người bị viêm xương khớp thường bị đau khớp và sau khi nghỉ ngơi lại bị
cứng khớp (không thể chuyển động dễ dàng) trong một khoảng thời gian ngắn. Các
khớp thường bị ảnh hưởng nhất bao gồm:
● Bàn tay (đầu ngón tay, gốc và đầu ngón
tay cái).
● Đầu gối.
● Hơng.

● Cổ.
● Thắt lưng.

Hình 1.1: Các khớp hay bị viêm

1.2. Nguyên nhân
Những thay đổi trong mô khớp có thể khiến các bộ phận của khớp bị phá vỡ
và thường diễn ra từ từ theo thời gian. Bệnh này khơng xuất hiện chỉ vì hao mịn
một cách đơn thuần. Theo YHCT, công năng của tạng can và thận bị hư tổn do
bệnh lâu ngày làm tà khí bám vài gân xương hoặc do tuổi cao, chức năng của can
thận suy giảm gây đau, co duỗi khó khăn, biến dạng các khớp và tái phát nhiều lần
[7]. Một số yếu tố nhất định có thể có khả năng mắc bệnh hơn, bao gồm:
1.2.1. Tuổi tác:
Bất cứ ai cũng có thể bị viêm xương khớp, nhưng thường gặp hơn khi mọi
người trở nên già đi. Những người trẻ hơn cũng có thể bị viêm xương khớp, thường
là do chấn thương khớp hoặc có vấn đề với q trình hình thành khớp. Hàm lượng
nước trong sụn khớp tăng dần theo tuổi tác, điều này làm hàm lượng và chất lượng
Protid trong sụn giảm dẫn đến việc sụn khớp bắt đầu thoái hóa.




Nữ giới có nhiều khả năng bị viêm xương khớp hơn nam giới, đặc biệt là sau
50 tuổi. Một nghiên cứu trên thế giới cho thấy viêm xương khớp tiếp tục gây gánh
nặng cho dân số Hoa Kỳ như là nguyên nhân hàng đầu gây ra khuyết tật về thể chất
và ảnh hưởng không tương xứng đến phụ nữ: Phụ nữ bị viêm khớp cho biết tần suất
hoạt động và hạn chế công việc, căng thẳng tâm lý và đau khớp nghiêm trọng hơn
so với nam giới.
* Ba biện pháp can thiệp sức khỏe cộng đồng chính có thể làm giảm tác động
của bệnh viêm khớp:

-

Giáo dục tự quản: Các chương trình giáo dục tự quản được chứng minh

là giúp giảm đau và trầm cảm, trì hỗn tình trạng tàn tật, cải thiện hiệu quả bản
thân, chức năng thể chất và chất lượng cuộc sống, và giảm chi phí chăm sóc sức
khỏe
-

Hoạt động thể chất: Hoạt động thể chất thích hợp làm giảm đau, cải

thiện chức năng và trì hỗn tình trạng tàn tật
-

Quản lý cân nặng: Trường Cao đẳng Thấp khớp Hoa Kỳ khuyến nghị

duy trì cân nặng hợp lý để mang lại lợi ích cho những bệnh nhân bị thối hóa khớp
háng hoặc đầu gối [22]
1.2.2. Thừa cân hoặc béo phì:
Thừa cân làm tăng nguy cơ viêm xương khớp đặc biệt là thối hóa ở khớp
gối, hơng và cột sống. Vì vậy việc duy trì chỉ số cơ thể hoặc giảm cân để về trọng
lượng lý tưởng có thể có tác dụng phịng ngừa và phẫu thuật điều chỉnh các tình
trạng cơ học như loạn sản xương hơng và biến dạng varus giúp ngăn ngừa sự phát
triển của viêm xương khớp cũng như làm giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu
hình thành [15]
1.2.3. Tiền sử bị chấn thương khớp hoặc phẫu thuật khớp:
Đây được xem là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tình trạng viêm
xương khớp





1.2.4. Cử động khớp lặp lại quá nhiều:
Lạm dụng một số khớp nhất định làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương
khớp. Vận động trong thời gian dài khiến phần sụn này bị tổn thương, gây nên tình
trạng nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây đau dẫn đến
viêm, thối hóa. Ví dụ, với những người thường xuyên làm việc nặng nhọc về tay
chân như bốc vác, làm việc thủ cơng có nguy cơ phát triển thối hóa khớp cổ tay,
cổ chân cao hơn.
1.2.5. Khớp khơng hình thành đúng cách:
Do bẩm sinh, do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn trong tập luyện
các mơn thể thao như bóng chuyền, bóng đá, trượt ván, … và cả các tai nạn trong
học đường
1.2.6. Tiền sử gia đình bị viêm xương khớp:
Tình trạng này xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những
gen có chức năng hình thành sụn. việc này dẫn đến hao hụt ở sụn khớp, đẩy nhanh
tình trạng thối hóa.
*Cơ chế bệnh sinh
Viêm xương khớp là một bệnh về khớp được đặc trưng chủ yếu bởi sự phân
hủy dần dần của sụn khớp. Sự mất đi các proteoglycan, sự khống hóa của chất nền
ngoại bào (ECM) và sự biệt hóa phì đại của các tế bào chondrocytes là những dấu
hiệu của bệnh. Cơ chế bệnh sinh của viêm khớp bao gồm một số con đường, trong
đó đơn lẻ đã được nghiên cứu rất kỹ và hiểu được một phần, nhưng sự tác động lẫn
nhau phức tạp của chúng chủ yếu vẫn chưa rõ ràng [14].
Mật độ khoáng trong xương thấp, đặc biệt là ở khớp gối bị viêm khớp, chu
chuyển xương cao và hiệu quả của thuốc ức chế tiêu xương đối với bệnh viêm khớp
đã được báo cáo gần đây, cho thấy rằng xương dưới sụn đóng một vai trị quan
trọng trong cơ chế bệnh sinh của viêm khớp [20]





Cơ chế bệnh sinh theo YHCT: Phong hàn thấp hoặc phong thấp nhiệt tà thừa
lúc chính khí hư tổn, vệ ngoại bất cố xâm phạm vào cơ biểu kinh lạc làm sự vận
hành của khí huyết tại khớp gây đau, co duỗi khó khăn [7].
1.3. Triệu chứng
1.3.1. Lâm sàng
- Đau: là triệu chứng thường gặp nhất.
+ Đau ở vị trí khớp bị viêm
+ Đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi
+ Đau tại chỗ, ít khi đau lan (trừ trường hợp thối hóa cột sống gây chèn ép
rễ và dây thần kinh)
+ Tính chất đau: âm ỉ, trường hợp thối hóa cột sống có thể có cơn đau cấp
thường xuất hiện từng đợt kéo dài rồi giảm và hết, sau đó lại xuất hiện đợt đau khác
khi vận động nhiều
+ Một số ít trường hợp có sưng, nóng, đỏ tại vị trí khớp bị viêm.
-

Hạn chế vận động. hạn chế vận động chủ động và thụ động tại các khớp

bị viêm. mức độ hạn chế không nhiều và có thể chỉ hạn chế ở một số động tác.
Trường hợp hạn chế động tác nhiều thường do các phản ứng có cơ kèm theo.
Có thể có dấu hiệu "phá gỉ khớp" vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy hoặc lúc bắt đầu
hoạt động.
-

Biến dạng khớp: các khớp bị viêm không biến dạng nhiều như các bệnh

khớp khác (viêm khớp dạng thấp, goutte…). Hiện tượng biến dạng khớp trong
viêm khớp do mọc các gai - xương, lệch trục khớp hoặc thốt vị màng hoạt dịch.

+ Đối với các ngón tay: khi bị thối hóa khớp, các gai xương tạo nên hình
hạt lỗi lên ở khớp ngón xa, cịn gọi là hạt Heberden, hoặc hạt lỗi ở khớp ngon gắn,
còn gọi là hạt Bouchard.




+ Đối với cột sống: viêm khớp có thể gây biến dạng gù, vẹo cột sống. Các
dấu hiệu khác:
+ Teo cơ: người bệnh đau do thối hóa nên ít hoạt động, lâu ngày dẫn tới
hiện tượng teo cơ chi phối vận động khớp đó.
+ Tiếng lạo xạo khi vận động.
+ Tràn dịch khớp: có thể gặp ở khớp gối do phản ứng xung huyết và tiết dịch
của màng hoạt dịch.
1.3.2. Cận lâm sàng
* Dấu hiệu X-quang:
-

Hẹp khe khớp: hẹp không đồng đều, bờ khơng đều. Đối với cột sống:

hình ảnh hẹp đốt sống biểu hiện bằng chiều cao đĩa đệm giảm. Thường hẹp khe
khớp ở vùng chịu áp lực cao nhất.
-

Đặc xương dưới sụn: phần đầu xương, hôm khớp, mâm đốt sống kết

đặc, biểu hiện bằng hình ảnh cản quang nhiều, trong phần xương đặc có một số hốc
nhỏ sáng hơn.
-


Chối xương, gai xương: có hình ảnh gai xương ở phần tiếp giáp giữa

xương, sụn và màng hoạt dịch. Chổi xương, gai xương có hình thơ, đậm đặc. Một
số mảnh rơi ra nằm trong ổ khớp hay phần mềm quanh khớp.
-

Ngồi ra, một số phương pháp chụp đặc biệt có thể phát hiện sớm các

tổn thương của sụn khớp, đĩa đệm như: chụp cắt lớp, chụp cắt lớp vi tính (CT
Scanner), chụp X quang có bơm thuốc cản quang vào ổ khớp, đĩa đệm.
Tuy nhiên, chụp X quang không phải là yếu tố quyết định để chẩn đốn viêm
khớp, vì có thể có những trường hợp biểu hiện trên phim X-quang nhưng khơng có
triệu chứng lâm sàng, hoặc phải một thời gian rất lâu sau đó mới biểu hiện các triệu
chứng lâm sàng.
* Công thức máu và sinh hoả máu: khơng có sự thay đổi.




* Dịch khớp:
Dịch khớp bình thường trong suốt, màu vàng nhạt, độ nhớt cao, số lượng
mạch cầu: dưới 150 bạch cầu/mm, khơng có tinh thể, vơ khuẩn. Trường hợp viêm
khớp: dịch khớp trong suốt, màu vàng chanh hoặc Làng rơm, độ nhớt cao, số lượng
bạch cầu: dưới 3000 bạch cầu/ mm, khơng có tinh thể, vơ khuẩn.
+ Nội soi khớp: thấy được các tổn thương viêm của sụn khớp, phát hiện
được các mảnh gai xương rơi trong ổ khớp. Cần kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch
để chẩn đoán phân biệt với các bệnh khớp khác.
+ Sinh thiết màng hoạt dịch: thường dùng để chẩn đoán phân biệt khi các dấu
hiệu lâm sàng và X-quang khơng rõ ràng.
1.4. Chẩn đốn

1.4.1. Chẩn đoán xác định
Để chẩn đoán xác định viêm xương khớp, trước tiên cần khai thác kỹ tiền sử
của người bệnh và các triệu chứng sau:
- Đau và hạn chế vận động khớp bị thối hóa.
Có dấu hiệu "phá gỉ khớp" khi mới ngủ dậy hoặc khi bắt đầu vận động. Có
tiếng lạo xạo trong khớp khi vận động.
- Có hạt Heberden và hạt Bouchard trường hợp thối hóa khớp ngón tay.
- X-quang:
+ Hẹp khe khớp.
+ Đặc xương dưới sụn.
+ Gai xương.
Ngồi ra, có thể chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ hạt nhân để đánh giá
chính xác vị trí và tình trạng thối hóa.
1.4.2. Chẩn đốn phân biệt




-

Viêm khớp dạng thấp: có đủ các triệu chứng theo tiêu chuẩn chẩn đoán

viêm khớp dạng thấp theo Hội thấp khớp Mỹ (ARA) năm 1987.
-

Viêm cột sống dính khớp: thường gặp ở người trẻ tuổi, hoặc mắc bện

còn trẻ, kéo dài tới khi cao tuổi, tốc độ máu lắng tăng cao.
-


Lao cột sống: Xquang cột sống có hình ảnh đốt sống bị phá hủy nh tìm

thấy BK hoặc tổ chức tế bào đặc hiệu cho lao (lympho, bán liên, khổ đậu) khi sinh
thiết vùng tổn thương cạnh cột sống.
1.5. Điều trị bệnh viêm xương khớp
- Mục tiêu: Kiểm soát cơn đau, ngăn chặn sự phá hủy khớp [5].
1.5.1. Điều trị theo Y học hiện đại
Bao gồm cả các liệu pháp điều trị không dùng thuốc và các liệu pháp sử dụng
thuốc [12].
1.5.1.1. Các liệu pháp điều trị không dùng thuốc
1.5.1.1.1. Tập thể dục
-

Tập thể dục được các chuyên gia y tế và bệnh nhân sử dụng rộng rãi để

giảm đau và cải thiện chức năng. Mặc dù một số cá nhân có thể gặp phải đợt trầm
trọng của các triệu chứng nhưng đại đa số mọi người, kể cả những người bị ảnh
hưởng nặng, sẽ khơng có bất kỳ phản ứng bất lợi nào đối với việc tập thể dục có
kiểm sốt. Ví dụ, những bệnh nhân bị viêm xương khớp đáng kể có thể đi xe đạp,
đi bơi hoặc tập thể dục tại phòng tập thể dục mà thường khơng có hoặc ít khó chịu
[5], [19].
1.5.1.1.2. Giảm cân
-

Mối liên hệ giữa béo phì với sự phát triển và tiến triển của viêm xương

khớp, đặc biệt là ở đầu gối, là lý do cho việc giảm cân.
-

Giảm cân thường đạt được bằng chế độ ăn kiêng và / hoặc tập thể dục,


trong đó tác dụng độc lập của việc giảm cân cũng phải được xem xét [19].




1.5.1.1.3. Điện trị liệu
-

Được sử dụng phổ biến để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của

viêm xương khớp như đau, đau điểm kích hoạt và sưng tấy.
-

Bao gồm tạo bọt sóng ngắn xung, liệu pháp can thiệp, laser, kích thích

dây thần kinh điện qua da và siêu âm [19].
1.5.1.1.4. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
-

Sử dụng nạng hoặc một cây gậy ba toong có thể giúp giảm trọng lượng

tác động lên đầu gối của bạn khi di chuyển [5].
-

Ngồi ra, bệnh nhân viêm xương khớp cũng có thể dùng giày, nẹp,…

để hỗ trợ điều trị [5].
1.5.1.1.5. Nutraceuticals
-


Nutraceuticals là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ các loại thực phẩm

hoặc chất bổ sung thực phẩm được cho là có lợi cho sức khỏe.
- Được sử dụng rộng rãi nhất là glucosamine và chondroitin [19].
1.5.1.1.6.

Các phương pháp xâm lấn trong điều trị viêm khớp gối: rửa khớp bằng

phương pháp nội soi, rửa và tưới khớp bằng nước [19].
1.5.1.2. Các liệu pháp điều trị sử dụng thuốc
1.5.1.2.1. Thuốc giảm đau dùng đường uống
-

Thuốc giảm đau thích hợp là một trong những nền tảng quan trọng để

điều trị viêm xương khớp khi liệu pháp không dùng thuốc là không đủ. Việc sử
dụng thuốc giảm đau như vậy có thể nhằm vào các khía cạnh khác nhau của cơn
đau của bệnh nhân, bao gồm đau về đêm hoặc đau do vận động [19].
-

Thuốc giảm đau đường uống, đặc biệt là paracetamol, đã được sử dụng

trong nhiều năm.




-


Thuốc chống viêm khơng steroid (NSAID) đã có sẵn trong nhiều năm

và được cho là có tác dụng làm giảm sản xuất các prostaglandin gây viêm và giảm
đau.
Việc sử dụng ngày càng nhiều thuốc giảm đau opioid trong những năm gần đây,
một phần được thúc đẩy bởi lo ngại về tính an tồn của NSAID [19].
1.5.1.2.2. Thuốc dùng tại chỗ
-

Thuốc NSAID, capsaicin và rubefacient bôi tại chỗ và được sử dụng

rộng rãi để điều trị viêm xương khớp [19].
1.5.1.2.3. Tiêm trong khớp
- Bao gồm tiêm corticosteroid và tiêm hyaluronan.
-

Tiêm corticosteroid được sử dụng để cung cấp liều cao corticosteroid

tổng hợp đến một khớp cụ thể, đồng thời giảm thiểu tác dụng phụ tồn thân [16].
-

Các chức năng chính của hyaluronan trong khớp là cung cấp độ đàn

hồi, bôi trơn và giúp duy trì sự hydrat hóa mơ và cân bằng nội môi protein bằng
cách ngăn chặn các chuyển động lớn của chất lỏng và bằng cách hoạt động như một
chất đệm thẩm thấu [19].
*Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bác sĩ sẽ đề nghị bạn phẫu thuật.
Bác sĩ sẽ thay thế khớp của bạn bằng một khớp nhân tạo, làm sạch vùng xung
quanh khớp [5].
1.5.2. Điều trị theo Y học cổ truyền

1.5.2.1. Các liệu pháp điều trị không dùng thuốc
1.5.2.1.1. Châm cứu
-

Châm cứu liên quan đến việc điều trị bằng kim và được sử dụng phổ

biến nhất để giảm đau.




-

Thông thường, khoảng sáu cây kim được đặt gần khu vực bị đau và có

thể ở những nơi khác. Chúng sẽ được điều khiển để tạo ra một 'cảm giác kim châm'
cụ thể [16].
1.5.2.1.2. Liệu pháp thủ công
-

Là các kỹ thuật vận động hỗ trợ thụ động hoặc chủ động sử dụng lực

bằng tay để cải thiện khả năng vận động của các khớp bị hạn chế, mô liên kết hoặc
cơ xương. Các liệu pháp thủ công nhằm tác động đến chức năng khớp và cơn đau.
-

Bao gồm: vận động, nắn bóp, xoa bóp mơ mềm, kéo giãn và vận động

thụ động đến khớp và mô mềm. Liệu pháp thủ cơng có thể hoạt động tốt nhất khi
kết hợp với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như tập thể dục [19].

1.5.2.1.3. Tập thể dục
1.5.2.1.4. Giảm cân
1.5.2.1.5. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
Những liệu pháp trên khi được sử dụng trong Y học cổ truyền cũng có những
đặc điểm tương tự như khi dùng trong Y học hiện đại.
1.5.2.2. Những dược liệu được sử dụng trong điều trị bệnh về xương khớp
1.5.2.2.1. Đương quy – Angelica sinensis
-

Rễ khô của cây Angelica sinensis được sử dụng rộng rãi trong y học cổ

truyền Trung Quốc vì tác dụng hữu ích chống lại một số bệnh, bao gồm cả viêm
xương khớp.
-

Người ta cho rằng hoạt động kết hợp của chất lên men natri và phần

polysaccharidic – hai thành phần chính trong rễ Đương quy sẽ ngăn chặn sự phá
hủy sụn trong viêm xương khớp và hỗ trợ quá trình sửa chữa sụn [18].




Hình 1.5.2.2.1. Đương quy
1.5.2.2.2. Hồng cầm – Scutellaria baicalensis
-

Tiêm baicalein chiết xuất từ Hoàng cầm vào trong khớp giúp cải thiện

quá trình tái tạo xương dưới sụn, là một loại thuốc hiệu quả để điều trị viêm xương

khớp bằng cách điều chỉnh nhiều mục tiêu [16].

Hình 1.5.2.2.2. Hồng cầm
1.5.2.2.3. Độc hoạt
-

Độc hoạt có vị cay, tính ơn, vào hai kinh can thận có tính chất đuổi

phong hàn, khử thấp, hết đau. Chuyên dùng trong các trường hợp bệnh nhân bị
phong hàn, các khớp xương và lưng gối đau nhức (bất kể mới đau hay đau lâu
ngày), chữa đau đầu, đau rang [4].


×